Chương trình đào tạo nghề “Nuôi và phòng trị bệnh cho lợn” cùng với bộ giáo trình được biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, đã cập nhật những tiến bộ của khoa
Trang 2TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dẫn dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm
MÃ TÀI LIỆU: MH 02
Trang 3LỜI GIỚI THIỆU
Trong rất nhiều loại thực phẩm mà thiên nhiên dành cho con người, thì thịt lợn
là một trong những loại thức ăn phổ biến và giàu chất dinh dưỡng Thịt lợn được
dùng rộng rãi khắp thế giới (trừ các quốc gia theo đạo Hồi)
Ở Việt Nam,có truyền thống lâu đời về nuôi lợn vì vậy đẩy mạnh việc chăn nuôi lợn, nhất là nuôi theo mô hình an toàn sinh học nhằm tạo ra sản phầm an toàn cho người tiêu dùng tiến đến có thể xuất khẩu được là một nhu cầu thực tế hiện nay
Chương trình đào tạo nghề “Nuôi và phòng trị bệnh cho lợn” cùng với bộ
giáo trình được biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, đã cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất lợn tại các địa phương trong cả nước, do đó có thể coi là cẩm nang cho người đã, đang và sẽ chăn nuôi lợn
Bộ giáo trình gồm 6 quyển:
1) Giáo trình môn học Giải phẫu-sinh lý lợn
2) Giáo trình môn học Thuốc dùng cho lợn
3) Giáo trình mô đun Chăn nuôi lợn đực giống
4) Giáo trình mô đun Chăn nuôi lợn nái
5) Giáo trình mô đun Chăn nuôi lợn thịt
6) Giáo trình mô đun Phòng và trị bệnh lây ở lợn
7) Giáo trình mô đun Phòng và trị bệnh không lây ở lợn
Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đồng thời chúng tôi cũng nhận được các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các Trường bạn Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các Trường, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán
bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ giáo trình này
Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu
nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Nuôi và phòng trị bệnh cho lợn”
Các thông tin trong bộ giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức
Trang 4giảng dạy các mô đun một cách hợp lý Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy học
Giáo trình “Thuốc dùng cho lợn” giới thiệu khái quát về các loại thuốc thông
thường mà người chăn nuôi cần biết để dùng ngay khi đàn lợn có bệnh tật xảy ra; nội dung giáo trình được giảng dạy trong thời gian 56 giờ
Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Tham gia biên soạn
1 Chủ biên : Võ Văn Ngầu
2 Ngô Ngọc Sơn
3 Nguyễn Trung Trực
Trang 5MỤC LỤC
ĐỀ MỤC TRANG
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 1
MÃ TÀI LIỆU: MH 02 1
LỜI GIỚI THIỆU 2
CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾT TẮT 6
MÔN HỌC THUỐC DÙNG CHO LỢN 7
Giới thiệu môn học: 7
Chương 1: Đại cương về thuốc 8
1 Khái niệm thuốc 8
2 Nguồn gốc của thuốc 8
3 Phân loại nhóm thuốc 8
4 Liều lượng và liệu trình dùng thuốc 9
5 Thẩm định sơ bộ giá trị sử dụng thuốc dùng 9
Chương 2 Xác định thuốc tác động lên các cơ quan 10
1 Thuốc tác dụng lên hệ thần kinh 10
2 Thuốc tác dụng lên hệ hô hấp 11
3 Thuốc tác dụng lên tổ chức máu 11
4 Thuốc tác dụng lên hệ tiêu hóa 11
5 Thuốc tác dụng lên hệ tiết niệu – sinh dục 11
Chương 3 Xác định vitamin, dịch truyền và khoáng chất 13
Chương 3 Xác định vitamin, dịch truyền và khoáng chất 14
1 Vitamin 14
2 Khoáng chất 15
Chương 4 Xác định thuốc kháng khuẩn 17
Chương 4 Xác định thuốc kháng khuẩn 18
1 Thuốc kháng sinh tác dụng với vi khuẫn nhóm Gram (-) 18
2 Thuốc kháng sinh tác dụng với vi khuẫn nhóm Gram (+) 21
3 Thuốc kháng khuẩn phổ khuẩn rộng 24
Chương 5 Xác định thuốc trị ký sinh trùng 28
1 Thuốc trị giun 28
2 Thuốc trị sán lá 30
3 Thuốc trị cầu trùng 31
4 Thuốc trị ngoại ký sinh 33
5 Thuốc có tác dụng hỗn hợp 34
Chương 6 Xác định thuốc sát trùng 36
1 Nhóm có cồn: cồn sát trùng, cồn i-ốt 36
2 Nhóm aldehyde: formol 36
3 Nhóm a-mo-nium bậc bốn: BKA 36
4 Nhóm phẩm màu: thuốc xanh, thuốc tím 37
Trang 65 Các thuốc khác 38
Chương 7 Xác định văc xin dùng cho lợn 39
1 Vắc xin phòng bệnh sốt lở mồm long móng 39
2 Vắc xin phòng bệnh tai xanh (PRRS) 40
3 Vắc xin phòng hội chứng suy thoái, gầy còm sau cai sữa 41
4 Vắc xin phòng bệnh dịch tả lợn 42
5 Vắc xin phòng bệnh suyễn lợn 43
6 Vắc xin phòng bệnh tụ huyết trùng cho lợn 44
7 Vắc xin phòng bệnh phó thương hàn cho lợn 45
B Câu hỏi và bài tập thực hành 47
Bài 1 Nhận dạng một số thuốc dùng cho lợn 47
Bài 2 Tính liều lượng và pha trộn thuốc cho lợn 48
Bài 3 Sử dụng các phương tiện đưa thuốc 48
Bài 4 Đưa thuốc vào cơ thể lợn 49
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔN HỌC 50
I Vị trí, tính chất của môn học : 50
II Mục tiêu: 50
III Nội dung chính của môn học: 50
IV Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 51
V Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 52
VI Tài liệu tham khảo 53
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, 54
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 54
Trang 7CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHƢ̃ VIẾT TẮT
(font chữ Time News Roman, in hoa, cỡ chữ 14, Bold)
(Phần này giải thích cho người học hiểu các thuật ngữ có tính chuyên môn sâu dùng trong giáo trình khi thuật ngữ này thường được dùng trong sản xuất và chưa
có tiếng việt tương ứng)
Trang 8MÔN HỌC THUỐC DÙNG CHO LỢN
Mã môn học: MH 02
Giới thiệu môn học:
Hiện nay thuốc dùng cho lợn có rất nhiều chủng loại; mỗi chủng loại có tác dụng, công dụng riêng và được dùng cho từng bệnh hay từng nhóm bệnh cụ thể vì thế người nuôi lợn cần phải biết dùng một số thuốc thông thường khi lợn có bệnh tật trước khi nhờ đến thú y
Môn học giới thiệu cách dùng, bảo quản các loại thuốc thông thường
Để học môn này cần nghiên cứu kỹ bài giảng, đọc thêm tài liệu nhất là các trang mạng của các nhà sản xuất thú y Việt Nam, trang của Cục Thú y, Cục Chăn nuôi; trong quá trình học, người học sẽ được kiểm tra kiến thức, tay nghề qua các buổi thảo luận, thực tập
Trang 9
Chương 1: Đại cương về thuốc Thời gian: 2.giờ
Mục tiêu:
- Nhận dạng được thuốc dùng theo cách phân loại
- Đọc và hiểu được các yếu tố ghi trên nhãn thuốc
1 Khái niệm thuốc
Thuốc là sản phẩm chứa các hoạt chất được dùng đưa vào cơ thể lợn (nói riêng, nói chung là cơ thể nhiều loài vật nuôi) nhằm tạo một tác dụng mong muốn (phòng bệnh, chữa bệnh) nào đó
2 Nguồn gốc của thuốc
Thuốc dùng có nhiều nguồn gốc khác nhau
- Dùng trực tiếp từ các sản phẩm tự nhiện: cho uống nước rau má để giải nhiệt, dùng lá dâu tầm để điều trị bệnh đậu lợn,dùng khế trong bệnh lở mồm long móng
- Thuộc được điều chế bởi các nhà sản xuất: đây là những thuốc phổ biến nhất hiện nay, rất đa dạng, phong phú về số lượng và chủng loại như: thuốc hạ sốt, thuốc kháng sinh, vitamin Mỗi nhóm thuốc có công dụng và tác dụng riêng đòi hỏi người dùng phải thận trọng để đạt hiệu cao, tốn kém ở mức độ ít nhất, không gây hại cho lợn, cho người dùng thịt lợn
3 Phân loại nhóm thuốc
3.1 Khái niệm cách phân loại
Có nhiều cách phân loại thuốc; tuy nhiên phổ thông là phân loại thuốc theo tác dụng như sau
- Thuốc tác động lên các cơ quan
3.2 Vai trò của thuốc trong cơ thể
Mỗi thuốc hoặc nhóm thuốc đề có tác dụng cụ thể lên một cơ quan, một vị trí
cụ thể của cơ thể; thí dụ thuốc hạ sốt sẽ tác động vào trung tâm điều hòa nhiệt của
hệ thần kinh, thuốc kháng sinh chỉ tác dụng lên vi khuẩn Ngoài tác dụng chính
Trang 10thuốc còn có khả năng gây ra tác dụng phụ; thí dụ thuốc kháng viêm còn gây ra viêm loét dạ dày, vắc xin gây ra phản ứng dị ứng
Mặt khác nếu dùng không đúng liều lượng thuốc còn gây ra
- Ngộ độc như: strychnin gây co giật, doxycyclin làm con vật bi rộp da khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong thời gian dùng thuốc, levamisole làm con vật chảy nước bọt, run rẩy và chết
- Thuốc tồn lưu trong cơ thể sau khi dùng như sau khi dùng kháng sinh ít nhất 1 đến 3 tuần, điều này có ảnh hưởng đến người dùng thịt lợn vì vậy phải ngưng dùng thuốc này ít là 7 - 15 ngày trước khi hạ thịt lợn
4 Liều lƣợng và liệu trình dùng thuốc
Liều dùng là số lượng thuốc cấp vào cơ thể lợn cho một lần tính cho 1kg thể trọng/ lần, thí dụ streptomycin dùng theo liều 20mg/kg thể trọng/lần; đây là liều cơ bản Tuy nhiên phần lớn các thuốc hiện đang lưu hành trên thị trường thường người
ta hay dùng liều/ 10kg thể trọng/ lần cho người chăn nuôi dể tính toán
Thí dụ Lincomycin (Navetco) dùng 1ml/10kg thể trọng; điều này có nghĩa là
nếu một con lợn nái 150kg sẽ phải dùng một lượng thuốc là 150/10 = 15ml thuốc
Liệu trình dùng thuốc bao gồm nhiều yếu tố:
- Khoảng cách giữa 2 lần cấp thuốc (hoặc số lần dùng trong ngày)
- Số ngày phải dùng thuốc
Có những loại thuốc chỉ cần cấp 1 lần khi điều trị như thuốc tẩy giun sán; có
thuốc phải cấp nhiều lần trong suốt quá trình trị liệu, thí dụ như lợn bị bệnh tụ huyết phải cấp analgin đến khi hết sốt, cấp streptomycin đến khi tình trạng bệnh chấm dứt
Thông thường thì thuốc cấp một lần / ngày; tuy nhiên có thuốc phải cấp 2 -3 lần/ ngày (nhất là thuốc uống) hoặc benzyl penicillin tiêm 2 lần trên ngày; Cần lưu
ý, các thuốc mà tên thuốc có kèm chữ “LA” (long acting) thì phải tiêm cách
khoảng 48 giờ
5 Thẩm định sơ bộ giá trị sử dụng thuốc dùng
Muốn dùng thuốc thì cần thẩm định sơ bộ giá trị sử dụng của thuốc đó, thuốc
còn giá trị sử dụng khi:
- Còn hạn sử dụng
- Còn nguyên nhãn thuốc (còn đọc được chữ)
- Chất thuốc bên trong không bị biến dạng về màu sắc, độ trong, mùi vị
Trang 11Chương 2 Xác định thuốc tác động lên các cơ quan Thời gian: 4giờ
Mục tiêu:
- Trình bày được tác dụng của từng loại thuốc
- Sử dụng thuốc trong điều trị bệnh thường gặp trên lợn
1 Thuốc tác dụng lên hệ thần kinh
1.1 Thuốc tác dụng thần kinh trung ương
Thuốc ức chế
Sodium thiopetal: thường dùng xử lý lợn nái cắn con, mổ bụng lấy thai; dạng bột tinh thể trắng, không mùi,vị hơi đắng,tan tốt vào nước Dùng 0.5 - 1g/ lợn (nặng 100 – 150kg) pha với 10 – 20ml nước cất, tiêm vào tĩnh mạch
Phenobarbital: chống co giật, trị động kinh, cơn co uốn ván, ngộ độc strychnin; tiêm bắp thịt 0.5 – 1g/ lợn nái hoặc cho uống 0,1 – 0,2g/ lợn con
Thuốc hưng phấn
Strychnin sulfate: có tác dụng làm tăng kích thích đối với các trung tâm phản
xạ ở hành não và tủy sống; được chỉ định dùng khi cơ thể suy nhược, biếng ăn, liệt
cơ hoặc giải độc thuốc mê, thuốc ngủ
Thường dùng dung dịch 1%0 tiêm bắp theo liều 1 – 5mg/con
Caffein: Chỉ định dùng khi cơ thể mệt mỏi, suy tim, khó thở, phù thủng, cảm nóng Dùng tiêm bắp 0.2 – 1g/con
1.2 Thuốc tác dụng thần kinh ngoại vi
Thường dùng là thuốc gây tê, thông dụng là novocain dùng để gây tê khi phẫu thuật (mổ nhọt mủ, khâu vết thương, thiến, chữa bong gân, sai khớp ) ; tiêm dưới da 0,1 – 0,3g/con (nên phối hợp với adrenalin)
1.3 Thuốc tác dụng thần kinh giao cảm
Pilocarbin (bảng A) được dùng khi bị liệt ruột, bí tiểu tiện Tiêm dưới da hay bắp thịt 0.2g/con (pha thành dung dịch 3%)
Adrenalin (bảng A) được dùng khi bị ngất, sốc, dị ứng Tiêm bắp hoặc dưới
da dung dịch 1%o theo liều 0,2 – 1ml/con
Atropin (bảng A) được dùng khi ngộ độc bởi pilocarbin, levamisole, các thuốc trừ sâu nhóm phospho hữu cơ (dipterex), cũng dùng khi bị sốc có tiết đờm nhớt Tiêm dưới da dung dịch 1%o: 1 – 10mg/con
Trang 122 Thuốc tác dụng lên hệ hô hấp
Eucalyptin: có tác dụng long đờm, giảm ho Tiêm bắp dung dịch dầu 1 – 5ml/con
Bromhexine có tác dụng làm loãng đàm và tan đàm, dùng hỗ trợ điều trị trong các bệnh đường hô hấp cho lợn Tiêm bắp dung dịch 3%o theo liều 0.2 – 0.5mg/kg thể trọng
3 Thuốc tác dụng lên tổ chức máu
3.1 Thuốc cầm máu
Vitamin K có tác dụng thúc đẩy qua trình đông máu, được chỉ định dùng trong các trường hợp bị xuất huyết Tiêm bắp hay cho uống 20 – 70mg/con/ ngày
3.2 Thuốc tạo máu
Vitamin B12 được dùng khi bị mất máu, suy nhược cơ thể, suy dinh dưỡng, rối loạn chuyển hóa, viêm dây thần kinh Tiêm bắp theo liều 1000 – 5000γ /con/ ngày
Ferdextran là loại thuốc phóng chống bệnh thiếu máu ở lợn con sơ sinh Trong điều kiện nuôi nhốt hoàn toàn thì việc tiêm sắt (Ferdextran) cho lợn sơ sinh
là điều bắt buộc Có 2 dạng ferdextran: 100 và 200mg/ml, mỗi lần tiêm ít nhất 100mg/con; lần đầu lúc 3 ngày tuổi, có lập lại lúc 10 ngày tuổi
4 Thuốc tác dụng lên hệ tiêu hóa
4.1 Thuốc nhuận tràng
Thường dùng magnesium sulfate (MgSO4) cho lợn uống khi lợn bị bón nặng (thuốc còn có tác dụng trấn an thần kinh); liều dùng 50 – 100g/con
4.2 Thuốc giảm tiêu chảy
Atropin làm giảm nhu động ruột, dùng tiêm vào bắp thịt hay xoang bụng, liều dùng 0.5 – 1mg/lợn con
Loperamide có tác dụng ức chế nhu động ruột Thuốc dạng viên 2mg/viên Dùng cho uống ½ - ¼ viên /con
Các vi sinh vật có lợi cho đường ruột (còn gọi là probiotic như Biolactyl, Bioacimin ) có tác dụng ổn định tập đoàn vi sinh vật trong đường ruột Cho uống
½ - 1 gói /con
5 Thuốc tác dụng lên hệ tiết niệu – sinh dục
5.1 Thuốc lợi tiểu
Urotropin: thuốc vừa có tác dụng lợi tiểu vùa có tác dụng sát trùng đường tiết niệu Dùng dung dịch 40% để tiêm dưới da hay bắp thịt; liều tiêm 0,25 – 0,5g/con
Trang 13Trofurit có tác dụng lợi tiểu được chỉ định dùng trong trường hợp phù do tim, gan hay thận; phù phổi; phù não; nhiễm độc thai Liều cao dùng trong suy thận cấp hay mãn, thiểu niệu, ngộ độc barbiturate Liều dùng 1 - 3mg/kg thể trong/ ngày
5.2 Các nội tiết tố sinh dục
Ocytocin có tác dụng làm tăng cường co thắt các cơ trơn, được chỉ định dùng khi: tử cung kém co thắt nhất là trên lợn khi hạ sinh được 4 – 5 lợn con, tiêm bắp
20 IU/con; kích thích phóng thích sữa khi lợn bị mất sữa, tiêm tĩnh mạch 10 IU/con
ECP (estradione cypionate), Tăng cường khả năng sinh sản và phát dục như: kích thích các noãn nang chín và rụng trứng, kích thích động dục và tăng khả năng thụ thai ở gia súc cái Được chỉ định dùng khi lợn nái chậm lên giống Liều dùng: tiêm bắp 3 – 5ml/con
Trang 14Progesterone Điều chỉnh chu kỳ động dục, an thai trong trường hợp có biểu hiện sinh non hoặc đe doạ sẩy thai, chứng loạn sản phối nhiều lần không đậu Liều dùng: 2ml/ 100kg/ thể trọng
PG 600: 1 liều thuốc có chứa 400 IU PMS và 200 IU HCG; Tăng cường khả năng sinh sản và phát dục như: kích thích các noãn nang chín và rụng trứng, kích thích động dục và tăng khả năng thụ thai ở gia súc cái Được chỉ định dùng khi lợn nái chậm lên giống Liều dùng: tiêm bắp 1 lọ 600 IU/con lợn
Trang 15Chương 3 Xác định vitamin, dịch truyền và khoáng chất Thời gian: 2giờ
Mục tiêu:
- Trình bày được tác dụng của từng loại thuốc
- Sử dụng thuốc trong điều trị bệnh thường gặp trên lợn
1 Vitamin
1.1 Vitamin tan trong nước
Vitamin B complex: Điều trị bệnh thiếu hụt vitamin nhóm B ở lợn mang thai, lợn
trong thời kỳ lại sức sau bệnh, lợn bị suy dinh dưỡng Kích thích tăng trọng ở lợn non, chống stress và suy nhược cơ thể Liều dùng: 3 – 10ml/con tùy theo thể trọng, dùng liên tục từ 5 – 7 ngày
Một số loại vitamin B complex
Vitamin C: (còn gọi là ascorbic acid) Bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng, hổ trợ điều
trị bệnh nhiễm trùng, chống stress
Trang 161.2 Vitamin tan trong dầu
Vitamin ADE: Phòng và trị các bệnh do thiếu vitamin ADE như: còi xương, bại liệt,
xù lông, suy dinh dưỡng, biếng ăn, chậm lớn ở gia súc non Tiêm bắp 2ml/lợn con hay 5ml/lợn lớn
2 Khoáng chất
2.1 Khoáng vi lượng
Chất sắt (Fer dextran) Phòng và trị bệnh thiếu máu ở lợn con do thiếu sắt Tiêm bắp 1 – 2 ml/con lúc 3 ngày tuổi Nếu cần thiết có thể lập lại lần hai lúc 10 ngày tuổi
Trang 17Các chất điện ly (electrolytes) Phòng chống stress và nâng cao sức đề kháng khi thời tiết thay đổi, nhiệt độ cao,tiêm phòng, chuyển chuồng hay thay đổi thức ăn
Sử dụng khi có hiện tượng mất nước, mất cân bằng chất điện giải trong các bệnh tiêu chảy, sốt cao
Dùng cho uống bằng cách pha %g thuốc vào 50-100 lít nước uống
2.2 Khoáng đa lượng
Dung dịch can xi (calcium gluconate)Chỉ định điều trị chứng thiếu can-xi trong cơ thể, hạ can-xi huyết gây tê liệt sau khi sinh sản, trong thời gian tiết sữa (đặc biệt ở lợn nái đang mang thai và sinh nhiều con)
- Chứng gầy yếu, mềm xương, còi cọc ở thú non, đặc biệt sau khi mắc các bệnh ỉa chảy kéo dài, bệnh truyền nhiễm hay ký sinh trùng
- Bảo vệ mạch máu, chống chảy máu, xuất huyết, phù nề
Trang 19Chương 4 Xác định thuốc kháng khuẩn Thời gian: 4giờ
Mục tiêu:
- Trình bày được tác dụng của từng loại thuốc
- Sử dụng thuốc trong điều trị bệnh thường gặp trên lợn
1 Thuốc kháng sinh tác dụng với vi khuẫn nhóm Gram (-)
1.1 Benzyl penicillin
Công dụng:
-Benzylpenicillin Potassium có đặc tính tác dụng mạnh mẽ đối với vi khuẩn
Gram (+) như: Staphylococcus, Streptococcus, Erysipelothrix, Clostridium, Bacillus, Treponema, Leptospira ,
-Benzylpenicillin Potassium được chỉ định trong điều trị: Bệnh dấu son heo (lợn đóng dấu), nhiệt thán, viêm phổi, viêm bàng quang, viêm phúc mạc, viêm nội mạc tử cung, vết thương nhiễm trùng, mụn nhọt…
Cách dùng và liều dùng:
-Hoà tan thuốc tiêm bắp thịt, tiêm dưới da hay có thể tiêm tĩnh mạch (nếu cần)
-Liều dùng cho lợn: 20.000 -40.000UI/kg thể trọng/ngày
Trong trường hợp bệnh nặng, có thể cách 4 giờ tiêm một lần
-Thời gian ngưng sử dụng thuốc:
Thời gian ngừng thuốc trước khi giết thịt: 7 ngày
Chú ý:
-Chỉ dùng trong thú y
-Không nên dùng Penicillin quá 01 tuần lễ Nội trong 01 tuần, nếu thấy thuốc không tác dụng thì phải thay bằng thuốc khác hoặc dùng phối hợp nó với streptomycin
Trình bày: Lọ 1.000.000 UI Penicillin G Potassium
Sản phẩm có chứa benzyl penicillin
Trang 201.2 Lincocin
Công dụng:
Lincomycin được chỉ định trong điều trị bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn
Gram (+) và Mycoplasma gây nhiễm ở đường hô hấp, máu, sinh dục Nhất là các
bệnh nhiễm trùng như:
• Viêm khí quản, phổi ở gia súc, gia cầm
• Bệnh suyễn heo do Mycoplasma gây ra
• Bệnh dấu son (heo đóng dấu)
Trang 21-Chai 20ml, 50ml, 100ml Mỗi hộp 1 chai
Sản phẩm có chứa lincocin
1.3 Tylosin
Công dụng:
Trị các bệnh do vi trùng Gram (+), xoắn khuẩn và Mycoplasma gây ra ở:
°Trâu, bò, bê: Bệnh đường hô hấp (sốt do vận chuyển, viêm phổi) thường kết
hợp với Pasteurella multocida và Actinomyces pyogenes, thối móng, tiêu chảy ở bê gây ra do Fusobacterium, viêm tử cung do Actinomyces pyogenes
°Heo: Bệnh viêm khớp do Mycoplasma hyosynoviae, viêm phổi do Pasteurella spp, bệnh dấu son, hồng lỵ cấp do Treponema hyodysenteria
Trang 222 Thuốc kháng sinh tác dụng với vi khuẫn nhóm Gram (+)
2.1 Streptomycin
Công dụng:
Streptomycin là loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm aminoglycoside, tác dụng với nhiều vi khuẩn Gram (-) và một số loại vi khuẩn Gram (+) gây bệnh đường tiêu hóa và đường hô hấp ở gia súc, gia cầm Thuốc dùng điều trị các bệnh
°Tiêu chảy, viêm phổi ở bê, nghé
°Bạch lỵ và bệnh lao gà con
°Viêm ruột và lở loét chân chim cút
°Bệnh do xoắn trùng (leptospirosis), bệnh nhiễm trùng tiếp phát hội với chứng sốt và chứng nhiễm trùng niệu đạo
°Bệnh nhiễm trùng máu ngựa con; viêm ruột, viêm tử cung ở heo
°Tụ huyết trùng ở gia súc, gia cầm
-Thời gian ngưng sử dụng thuốctrước khi giết thịt: 30 ngày
Trình bày: Lọ 1.000 mg Streptomycin sulfate
Trang 23hô hấp, đường tiêu hoá, đường sinh dục - tiết niệu ở gia súc
Gentamycin dùng trị các bệnh phó thương hàn, tụ huyết trùng, viêm phổi, viêm khớp, viêm tử cung, viêm vú, hồng lỵ, bệnh lợn nghệ
Trang 242.3 Colistin
Công dụng
Chuyên trị viêm ruột tiêu chảy, viêm dạ dày ruột, phù thủng, viêm thận, viêm
vú, viêm tử cung, viêm đa khớp, viêm phổi, viêm bàng quang
Cách dùng và liều dùng
Tiêm bắp thịt cho lợn theo liều1ml/5kg thể trọng
Tiêm ngày 1 lần, trong 3-5 ngày liên tục
Thời gian ngưng sử dụng thuốc
Ngưng thuốc trước khi giết mổ thịt 07 ngày
Sản phẩm có chứa colistin
Trang 252.4 Ceftiofur
Công dụng:
Trị các bệnh do vi khuẩn Gram (-) gây ra ở:
°Trâu, bò, dê, cừu: Tụ huyết trùng, viêm phổi, viêm tử cung, viêm vú, thối móng
°Lợn: Đặc trị hội chứng hô hấp do Actinobacillus , tụ huyết trùng, phó
thương hàn, viêm phổi, viêm tử cung, viêm vú
Oxytetracyclin dùng điều trị các bệnh do vi khuẩn mẫn cảm như:
°Bệnh tụ huyết trùng, viêm phổi, viêm xoang
°Bệnh dấu son Bệnh lepto
°Bệnh viêm ruột tiêu chảy do colibacillus, E coli
°Viêm đường tiết niệu, viêm tử cung, viêm vú, viêm rốn,
°Bệnh do Anaplasma ở trâu, bò, dê, cừu
Cách dùng và liều dùng:
Trang 26-Tiêm bắp thịt hoặc tĩnh mạch theo liều
°Lợn trưởng thành: 1ml/ 20kg thể trọng/ ngày
°Lợn non: 1ml/ 10kg thể trọng/ ngày
-Dùng liên tục 3-5 ngày
-Dùng theo chỉ dẫn của Bác sỹ thú y
-Chú ý: không tiêm ở một vị trí quá 5ml
-Thời gian ngưng sử dụng thuốc trước khi giết thịt: 14 ngày
Cách dùng và liều dùng:
-Tiêm theo liều
°Lợn con: 2ml/ con/ ngày
°Lợn trên 15 ngày tuổi: 2ml/ 5kg thể trọng/ ngày
-Dùng liên tục 3-5 ngày
Trang 27-Thời gian ngưng sử dụng thuốc trước khi giết thịt: 7 ngày
Cách dùng và liều dùng:
- Tiêm bắp thịt hoặc dưới da theo liều 1ml/ 10kg thể trọng
-Dùng cẩn thận cho thú nhạy cảm với Penicillin
-Thời gian ngưng sử dụng thuốc trước khi giết thịt: 14 ngày
Sản phẩm có chứa amoxicillin