Vận chuyển kín vận chuyển bao cá)

Một phần của tài liệu Giáo trình MĐ03 - chọn và thả cá giống nghề nuôi cá diêu hồng cá rô phi (Trang 40)

C. Ghi nhớ

2. Phương tiện vận chuyển

5.1. Vận chuyển kín vận chuyển bao cá)

Thời gian vận chuyển không quá 4 giờ. Nếu quá thời gian trên cần phải thay nước, đóng bao lại.

Nên vận chuyển lúc sáng sớm, chiều mát hoặc tối. Cần tính toán để có thể thả cá ra ao, bè lúc trời mát.

Nhiệt độ vận chuyển khoảng 20-24o

C. Thực hiện bằng cách sử dụng xe tải có trang bị hệ thống làm lạnh hệ thống điều hòa nhiệt độ).

Nếu dùng xe tải thường, có thể lót 1 lớp nước đá cây dưới sàn xe để hạ nhiệt độ nước trong bao.

Kiểm tra đơn giản nhiệt độ nước bao cá bằng cách dùng keo dán cố định nhiệt kế vào bên ngoài bao và đọc kết quả sau 5-10 phút.

Điều chỉnh nhiệt độ nước bằng cách cho thêm hoặc giảm bớt các bao nước đá trong thùng.

Thường xuyên kiểm tra độ căng của bao. Nếu bao mềm, phải bơm oxy lại. Nếu bao thủng, thay bao và nước mới

Không để ánh nắng chiếu trực tiếp vào bao cá bằng cách dùng xe tải có mui hoặc phủ bạt lên lớp bao cá.

Bao cá vận chuyển bằng xe phải được xếp sát nhau, chèn kỹ để không xê dịch, va chạm nhau trong khi xe chạy.

Không xếp các bao cá thành nhiều lớp. Các bao được đặt nằm ngang để diện tích mặt thoáng tiếp xúc giữa nước và lớp oxy phía trên là lớn nhất.

Hạn chế dằn sốc khi vận chuyển.

5.2. Vận chuyển hở bằng thùng nhựa, bể b t chứa nước

Bổ sung sục khí vào nước khi vận chuyển bằng xe. Nếu thời gian vận chuyển dài, thay nước 6 giờ/lần.

Thường xuyên thay nước khi vận chuyển bằng ghe nước sông phải an toàn cho cá).

Tránh ánh sáng chiếu trực tiếp vào cá.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi:

1.2. Nêu các bước đóng bao cá giống

2. Bài tập thực hành

2.1. Bài thực hành số 3.3.1. Đóng bao cá giống

2.2. Bài thực hành 3.3.2. Vận chuyển cá giống C. Ghi nhớ:

- Không đóng bao cá giống với mật độ quá cao; - Không hút thuốc khi đóng bao;

Bài 4. THẢ CÁ GIỐNG Mã bài: MĐ 03-04 Giới thiệu bài:

Cá giống khi thả ra ao, lồng, bè nuôi thường dễ bị sốc do ảnh hưởng của các yếu tố môi trường như: nhiệt độ, độ pH, hàm lượng khí Oxy hòa tan... Người nuôi cần phải kiểm tra các yếu tố môi trường nếu đạt yêu cầu thì mới tiến hành thả giống. Thao tác kỹ thuật thả giống cũng là một trong những yếu tố quan trọng liên quan đến tỉ lệ sống của cá sau khi thả.

Mục tiêu:

- Kiểm tra được các yếu t môi trường nước trước khi th cá gi ng; - Chọn thời điểm, vị trí th cá gi ng hợp lý;

- Xử lý và th cá gi ng đúng yêu cầu kỹ thuật.

A. Nội dung:

1. Kiểm tra các yếu tố môi trường

1.1. Đo độ pH nước

Có nhiều phương pháp để đo độ pH của nước như: đo bằng giấy quỳ, đo bằng thuốc thử test kit), đo bằng máy.

1.1.1. Đo bằng hộp giấy quỳ

Giấy được sử dụng trong hộp giấy so màu thường là giấy quỳ. Giấy quỳ giấy đo độ pH) dễ sử dụng, giá cả phù hợp, tuy nhiên đo bằng giấy quỳ sai số tương đối lớn. Khi sử dụng giấy quỳ nên chú ý đến hạn sử dụng của giấy.

Giấy đã được tẩm dung dịch chỉ thị màu thích hợp, sấy khô cho vào hộp sử dụng. Khi được thấm ướt giấy sẽ hiện màu. Tùy thuộc độ pH của nước, giấy sẽ hiện màu khác nhau. au đó đem so màu với bảng màu tiêu chuẩn kèm theo trên nắp hộp, sẽ biết được độ pH của nước. Cụ thể các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Lấy 1 tấm hay 1 đoạn giấy quỳ, dài 2-4cm.

Hình 3.4.1. Giấy đo độ pH Hình 3.4.2. Lấy một đoạn giấy quỳ

Bước 2: Nhúng mẩu giấy quỳ vào môi trường nước cần đo nước thấm vào

2/3 giấy quỳ)

Bước 3: Để ráo mảnh giấy quỳ, quan sát giấy sẽ chuyển màu sau thời gian 5

- 10 giây

Bước 4: Đọc kết quả

- Đặt mẫu giấy lên thang so màu, so sánh với thang so.

- Đọc kết quả ở ô gần trùng với mẫu giấy hình 3.4.3).

Hình 3.4.3. So sánh với thang màu 1.1.2. Đo độ pH bằng bộ test kit

Có thể đo độ pH nước nuôi cá bằng bộ test kit kiểm tra nhanh) thay cho giấy quỳ. Khi sử dụng bộ test, độ chính xác cao hơn khi dùng giấy quỳ.

Bộ test có 3 thành phần là thuốc thử, lọ nhựa trong dùng chứa mẫu nước và bảng thang màu giấy. Cách đo như sau:

+ Cho mẫu nước vào lọ, tráng đều lọ vài lần + Cho nước mẫu vào lọ đến mức qui định

+ Lắc nh tròn đều để thuốc thử hòa tan đều vào lọ nước mẫu + Thấy mẫu nước thử biến màu

+ Đặt lọ nước mẫu lên bảng thang màu và so sánh với các ô màu trên bảng thang màu

+ Đọc kết quả trị số độ pH ở ô màu trùng hoặc gần nhất so với màu nước mẫu

Chú ý: Độ pH cần được đo 2 lần/ngày, vào lúc 5-6 giờ sáng và 13-14 giờ

chiều, sau đó ghi vào nhật ký. Độ pH nước nuôi cá từ 6.5 - 8,5. Độ pH dao động trong ngày không vượt quá 0,5 đơn vị.

1.1.3. Đo độ pH bằng máy

ử dụng máy đo độ pH cho kết quả nhanh chóng và chính xác hơn so với sử dụng giấy quỳ và bộ test kit.

Bước 1:

+ Lắp điện cực vào máy

+ Khởi động máy bằng nút on-off (hình 3.4.4).

+ Hiệu chỉnh máy theo hướng dẫn của nhà sản xuất)

Hình 3.4.4. Hiệu chỉnh máy

Bước 2:

+ Bỏ đầu điện cực vào trong môi trường cần đo

+ Mở máy bằng nút on-off

+ Chờ khoảng ½ phút, cho số trên màn hình hiển thị đứng yên

Bước 3: Đọc kết quả đo được hiển

thị trên màn hình hình 3.4.5).

Bước 4: Rửa điện cực bằng nước

sạch, lau khô bằng vải mềm hình 3.4.6).

Hình 3.4.6. Vệ sinh điện cực

1.2. Đo oxy hòa tan

- Đo vào lúc 5-6 giờ sáng và lúc 13-14 giờ chiều. Trong ao, lồng, bè nuôi hàm lượng oxy trong môi trường nước từ 3mg/l trở lên. Dưới mức này cá hoạt động yếu, tập trung ven bờ, nổi đầu, thậm chí có thể bị chết.

Đo Oxy bằng O2 Test kiểm tra nhanh).

Hình 3.4.7. Test đo oxy

Cách sử dụng như sau:

Bước 1: Rửa lọ thủy tinh 2-3 lần bằng nước mẫu cần kiểm tra (hình 3.4.8).

Bước 2: Lấy mẫu nước

- Dùng tay bịt kín miệng lọ hay đậy nắp lọ trước khi đưa xuống ao lấy nước (hình 3.4.9).

- Đưa lọ đến độ sâu cần đo oxy, bỏ tay hoặc mở nắp lọ cho nước chảy vào đầy tràn lọ, đậy nắp lọ lại. au đó đưa lọ lên bờ để tiến hành chuẩn độ oxy

Hình 3.4.9. Cho nước vào lọ

Chú ý: Nước phải đầy đến miệng lọ, không để lọ nước mẫu có khoảng trống chứa không khí khi đo.

Bước 3: Cho thuốc thử vào mẫu nước

- Lắc đều chai thuốc thử trước khi sử dụng.

- Nhỏ 6 giọt thuốc thử số 1 vào lọ chứa mẫu nước cần kiểm tra (hình 3.4.10).

Hình 3.4.10. Nhỏ lọ nước s 1 vào mẫu

- Nhỏ 6 giọt thuốc thử số 2 vào lọ chứa mẫu nước cần kiểm tra (hình 3.4.11).

Bước 4: Đậy nắp và lắc mẫu

- Đậy nắp lọ ngay sau khi nhỏ thuốc thử, lắc đều, nước trong lọ thử đổi màu (hình 3.4.12).

- Chú ý: Khi đậy nắp phải đảm bảo không còn bọt khí trong lọ.

Hình 3.4.12. Đậy nắp lọ, lắc đều

Bước 5: So màu, xác định hàm

lượng ôxy trong nước.

- Đặt lọ thử nơi nền trắng của bảng so màu, so sánh màu kết tủa của lọ với các cột màu và xác định nồng độ oxy (mg/l).

- Đọc kết quả: lượng oxy của mẫu nước là trị số của ô màu trùng hoặc gần nhất với màu mẫu nước (hình 3.4.13).

Hình 3.4.13. So màu

* Dùng máy đo oxy hòa tan

Cấu tạo của máy gồm thân máy có màn hình hiển thị, các nút điều chỉnh và điện cực. Ngoài ra còn có lọ hiệu chỉnh máy. Cách đo theo các bước sau:

+ Mở máy bằng nút on - off

+ Hiệu chỉnh máy theo hướng dẫn của nhà sản xuất) + Cho điện cực xuống nước ở vị trí cần đo

+ Dịch chuyển nh điện cực trong nước cho tới khi trị số trên màn hình ổn định, không thay đổi.

+ Đọc kết quả, ghi vào sổ theo d i + Rửa điện cực bằng nước sạch, để ráo + Tắt máy, đậy nắp điện cực

+ Thường xuyên kiểm tra pin trong máy, tránh để pin quá lâu trong máy vì có thể làm hỏng máy.

Hình 3.4.14. Máy đo oxy hòa tan trong nước

1.3. Đo nhiệt độ nước

Nhiệt độ nước được đo trực tiếp với nguồn nước. Vị trí đo: cách bờ 1-2m

Nhiệt độ nước được đo bằng nhiệt kế với:

- Khoảng đo được từ 00C đến 50oC hay 100oC.

- Cột chất lỏng có màu đỏ nhiệt kế rượu) hay xám bạc nhiệt kế thủy

ngân). Hình 3.4.15. Nhiệt kế rượu

Đặt nhiệt kế vào nguồn nước. Tránh ánh nắng chiếu trực tiếp.

Đọc kết quả sau 5-10 phút trong khi vẫn để nhiệt kế trong nước hoặc mang nhiệt kế ra khỏi nước và đọc nhanh.

Nhiệt độ nguồn nước là trị số trên vạch chia tại đầu mút của cột màu đỏ hoặc xám bạc của nhiệt kế

Nhiệt độ nuôi cá nuôi cá phù hợp khoảng 25 – 32o

C

Hình 3.4.17. Đọc kết qu ở đầu cột màu đỏ

1.4. Đo độ kiềm

Trong ao cá nuôi độ kiềm tổng cộng nên duy trì từ 40-120mg/l

Bộ kiểm tra độ kiềm gồm thuốc thử và lọ nhựa trong chứa mẫu nước

Hình 3.4.18. Hộp test kiềm

Bước 1: Rửa sạch lọ bằng nước

cần kiểm tra độ kiềm.

Bước 2: Cho nước mẫu vào lọ đến mức quy định

Ví dụ: với hộp test ERA Đức), lượng nước mẫu là 5ml. (hình 3.4.19).

Bước 3: Nhỏ từ từ từng giọt thuốc thử vào lọ nước mẫu sau khi lắc đều chai thuốc thử.

Nước mẫu trong lọ chuyển màu Ví dụ: với test ERA, nước mẫu chuyển sang màu xanh (hình 3.4.20).

Hình 3.4.20. Nhỏ thu c thử vào lọ, mẫu nước chuyển màu (xanh)

Bước 4: Ngừng nhỏ thuốc thử khi nước mẫu chuyển màu lần nữa. Ví dụ: với test ERA, nước mẫu chuyển màu từ xanh sang vàng. (hình 3.4.21).

Hình 3.4.21. Ngừng nhỏ thu c khi mẫu nước chuyển màu (vàng)

Bước 5: Tính kết quả

Nhân số giọt thuốc thử với hệ số được quy định tùy theo nhà sản xuất. Kết quả nhân là độ kiềm của nước. (Với test ERA, hệ số nhân là 19)

Ví dụ: ử dụng test ERA, tổng số giọt thuốc thử cho vào lọ nước mẫu là 5 giọt, độ kiềm của nước sông là 5 x 18 = 90 mg CaCO3/l thích hợp cho nuôi cá).

1.5. Đo độ trong

- Mức qui định phù hợp 25-40 cm.

* Mô tả dụng cụ đo độ trong: Là đĩa hình tròn, làm bằng vật liệu không

thấm nước (inox, thiếc, tole...) đường kính từ 25 - 30 cm, mặt đĩa được sơn hai màu đen và trắng xen kẽ nhau.

Bước 1:

- Thả đĩa đo độ trong xuống nước (hình 3.4.22).

Hình 3.4.22. Chuẩn bị th đĩa

- Thả đĩa từ từ, mắt quan sát đĩa theo chiều thẳng đứng hình 3.4.23).

Hình 3.4.23. Th đĩa từ từ xu ng nước

Bước 2:

Quan sát đĩa đến khi không còn phân biệt được 2 màu đen trắng nữa (hình 3.4.24).

Bước 3:

Kéo đĩa lên và quan sát đoạn dây (hình 3.4.25).

Độ trong của nước là chiều dài của đoạn dây hay thanh gỗ) từ đĩa đến mặt nước.

Hình 3.4.25. Kéo đĩa lên đọc kết qu

1.6. Đo độ mặn

Bên ngoài khúc xạ kế có các chi tiết chính: - Nắp nhựa trắng trong, đóng mở

được.

- Gương nhận mẫu nước màu xanh trong, cố định bên dưới nắp nhựa. - Rãnh hiệu chỉnh. - Bộ phận chỉnh độ nét, có thể xoay tròn được. - Mắt đọc tròn nhỏ, ở giữa bộ phận chỉnh độ nét. Nhìn vào mắt có thể thấy màn hình như bên dưới.

Hình 3.4.26. Một loại khúc xạ kế (Hiệu ATAGO S/Mill-E)

Màn hình có dãy số chỉ tỷ trọng của mẫu thử ở bên trái và dãy số chỉ độ mặn của nước ở bên phải.

Trị số ở ranh giới của nền xanh và nền trắng là độ mặn của mẫu nước.

Hình 3.4.27. Kết qu đo là ranh giới của phần xanh và trắng

Cách đo độ mặn như sau:

- Cho 1-2 giọt nước mẫu vào giữa gương nhận mẫu nước.

Hình 3.4.28. Cho mẫu nước vào gương nhận mẫu

1. Đậy nắp nhựa sát vào gương nhận mẫu sao cho giọt nước phân tán đều và không tạo thành bọt khí.

Hình 3.4.29. Đậy nắp nhựa

2. Hướng khúc xạ kế về phía ánh sáng.

3. Đưa phần sau khúc xạ kế vào sát mắt và nhìn vào mắt đọc kết quả.

4. Đọc trị số ở vị trí ranh giới giữa phần xanh và trắng của màn hình. Đây chính là độ mặn của mẫu nước. 5. Rửa gương nhận mẫu nước và nắp nhựa bằng vài giọt nước cất.

6. Dùng giấy mềm, mịn chùi khô gương nhận mẫu nước và nắp nhựa. Bảo quản nơi khô ráo.

Hình 3.4.31. Đọc kết qu

1.7. Đo hàm lượng amoniac (NH3)

Hàm lượng cho phép nuôi cá: NH3 < 0,02mg/l Bộ kiểm tra NH3/NH4

+

ERA được sử dụng phổ biến để đo hàm lượng NH3,

gồm 3 chai thuốc thử, lọ nhựa trong để chứa mẫu nước và bản hướng dẫn sử dụng có thang so màu.

Hình 3.4.28. Bộ kiểm tra NH3/NH4 +

SERA

Cách đo như sau:

1. Tráng lọ vài lần bằng nước mẫu cần kiểm tra; 2. Lấy 5ml nước mẫu vào lọ. Lau khô bên ngoài lọ;

3. Cho 3 giọt thuốc thử 1 vào lọ nước mẫu sau khi lắc đều chai thuốc thử; 4. Đóng nắp và lắc đều lọ nước mẫu;

5. Mở nắp lọ, cho 3 giọt thuốc thử 2 vào lọ nước mẫu sau khi lắc đều chai thuốc thử;

6. Đóng nắp và lắc đều lọ nước mẫu;

7. Mở nắp lọ, cho 3 giọt thuốc thử 3 vào lọ nước mẫu sau khi lắc đều chai thuốc thử;

8. Đóng nắp và lắc đều lọ nước mẫu;

9. o màu của nước mẫu với thang màu sau khi chờ 5’. Đọc trị số NH4+ ở hàng a) của ô màu trùng với màu nước mẫu trị số ở hàng b được sử dụng khi đo mẫu nước mặn);

10. Xác định pH của nước mẫu theo cách đã biết ở mục 1.1. Đo pH.

11. Đoc kết quả hàm lượng NH3 ở ô giao nhau giữa cột trị số NH4+ với hàng trị số pH đã xác định ở bước 10.

Ví dụ: Theo hình 3.4.28 Trị số NH4+

khi so màu là 1,0

Độ pH nước mẫu được xác định ở bước 10 là 7,5 Hàm lượng NH3 của mẫu nước là 0,02mg/l

Hình 3.4.29. Cách đọc kết qu hàm lượng NH3 trong b ng hướng dẫn

12. Làm sạch trong và ngoài lọ chứa mẫu nước bằng nước sạch trước và sau mỗi lần kiểm tra.

2. Chọn thời điểm và vị trí thả cá giống

2.1. Chọn thời điểm thả giống

- Sau khi cải tạo, chuẩn bị ao tiến hành lấy nước vào ao. Sau 3 - 5 ngày, môi trường nước trong ao ổn định, kiểm tra môi trường và thả giống.

- Không có bất thường về thời tiết như mưa bão, áp thấp nhiệt đới, sương muối, rét đậm, rét hại…

- Không có những bất thường về nguồn nước của các sông rạch ở khu vực nuôi như: Màu nước biến đổi đột ngột, bị nước phèn xâm nhập do hoạt động rửa phèn từ vùng trồng lúa ở thượng lưu.

2.2. Chọn vị trí thả giống

- Vị trí thả giống trên hướng gió,

Một phần của tài liệu Giáo trình MĐ03 - chọn và thả cá giống nghề nuôi cá diêu hồng cá rô phi (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)