Đề nghị Quí cơ quan kiểm dịch lô hàng động vật sản phẩm động vật) thủy sản sau đây: 3.Tên hàng:
-Tên thương mại/tên khoa học 4. ố lượng:
5.Kích cỡ cá thể -Trọng lượng
6.Tên và địa chỉ người nhận 7.Địa điểm kiểm dịch 8.Thời gian kiểm dịch
Ý kiến của cơ quan kiểm dịch Người đăng ký kiểm dịch
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Câu hỏi: Trình bày các tiêu chuẩn kỹ thuật của cá diêu hồng, cá rô phi giống 2. Bài tập thực hành 3.2.1. Kiểm tra chất lượng cá giống
C. Ghi nhớ
- Chọn đàn cá giống: + Kích cỡ đồng đều
+ Da bóng, nhiều nhớt, vây nguyên v n,
+ Bơi đều theo đàn, phản ứng nhanh với tiếng động
Bài 3. V N CHU ỂN CÁ GIỐNG Mã bài: MĐ 03- 03
Giới thiệu bài:
Cá giống khi đóng bao và vận chuyển về cơ sở nuôi cần phải lưu ý về mật độ cá giống, kỹ thuật đóng bao, hình thức, phương pháp vận chuyển...Thực hiện tốt các vấn đề này sẽ hạn chế tỷ lệ hao hụt của cá giống trong quá trình vận chuyển.
Mục tiêu:
- Chuẩn bị đầy đủ các loại dụng cụ;
- Xác định được mật độ cá đóng bao và đóng bao đúng kỹ thuật;
- Xử lý được các tình hu ng x y ra trong quá trình vận chuyển.
A. Nội dung:
1. Chọn hình thức vận chuyển
1.1. Vận chuyển kín
Vận chuyển kín là hình thức chuyển cá trong các bao bì kín. Oxy hòa tan vào nước trong bao bì chủ yếu được bơm từ các bình oxy áp lực cao sau khi đuổi hết không khí ra khỏi bao trước khi vận chuyển.
- Bao bì chứa cá phổ biến là các bao PE trong với nhiều kích thước khác nhau. Với cá giống, thường sử dụng bao PE 60 x 90cm dày hoặc 2 bao lồng vào nhau.
- Lượng nước cho vào bao bì thường khoảng 1/4-1/3 thể tích bao khoảng 5 – 8 lít nước) sau khi bơm căng.
- Mật độ cá đóng bao:
+ Cá giống nhỏ (3cm – 4cm): Mật độ trung bình 100con/lít; + Cá giống lớn (5cm – 6cm): Mật độ trung bình 60 - 80con/lít
- Thời gian vận chuyển không quá 4 giờ. Nếu thời gian vận chuyển hơn 4 giờ thì phải thay nước mới và bơm oxy
- Có thể cho nước đá vào các bao PE nhỏ, cột chặt và cho vào trong bao cá để duy trì nhiệt độ thích hợp trong khi vận chuyển là khoảng 20-24o
C.
- Nếu bao cá được đặt trong thùng mốp hay thùng giấy, có thể cho nước đá vào bao PE nhỏ, cột chặt miệng bao rồi đặt vào trong thùng.
- Hình thức này thường áp dụng để vận chuyển cá giống nhỏ, cá có nhu cầu oxy cao, cá quý.
1.2. Vận chuyển hở
Là hình thức vận chuyển mà oxy hòa tan vào nước chứa cá trực tiếp từ không khí hay từ máy sục khí hoặc có sự trao đổi nước giữa dụng cụ chứa cá với nước bên ngoài. Phương pháp này chở được nhiều, không tốn thời gian đóng cá và lợi dụng được lúc xe chạy tạo thành sóng trên tầng mặt làm tăng hàm lượng oxy vào trong nước khi vận chuyển.
- Cá giống được chứa các thùng mốp, bể nhựa có sục khí hoặc tấm bạt nhựa đặt trong khung gỗ hoặc thùng xe tải, khoang thuyền ghe)…
- Có thể dùng nước đá vào trong bao bì chứa cá để duy trì nhiệt độ thích hợp trong khi vận chuyển là khoảng 20-24o
C.
- Có thể cung cấp thêm oxy vào nước bằng dây sục khí. - Mật độ cá vận chuyển: mật độ 60 – 80kg/1m3
- Vận chuyển từ 5 – 6 giờ phải thay nước, lượng nước thay bằng ½ lượng nước trong bạt. Nếu sau 15 giờ cần thay toàn bộ.
Hình 3.3.1. Tr i bạt lên xe – vận chuyển hở
- Hình thức này thường áp dụng để vận chuyển cá giống cỡ lớn, cá bố m , cá thương phẩm.
2. Phương tiện vận chuyển
2.1. Xe
- Vận chuyển cá giống bằng xe tải, xe lạnh được thực hiện khi giao thông đường bộ thuận tiện không dằn xóc), đoạn đường tương đối xa không nên quá 300km để thời gian vận chuyển không quá 6 giờ), số lượng cá giống nhiều
+ Xe tải có mui che nắng, chở cá theo cả 2 hình thức vận chuyển kín và hở. Có thể lót nước đá cây xuống sàn xe để giảm nhiệt độ nước trong bao chứa cá.
+ Xe lạnh thích hợp để vận chuyển kín. Nhiệt độ nước trong bao cá được điều chỉnh chủ động. Phương tiện này được xem là thích hợp nhất nhưng chi phí cao.
- Vận chuyển cá bằng xe kéo, xe gắn máy, xe đạp… với số lượng cá giống ít, đoạn đường ngắn.
Hình 3.3.2. Xe t i không có hệ th ng
làm lạnh Hình 3.3.3. Xe t i có hệ th ng làm lạnh
Hình 3.3.4. Chở cá bằng xe kéo Hình 3.3.5. Chở cá bằng xe máy
2.2. Ghe
Vận chuyển bằng ghe được thực hiện khi giao thông thủy thuận lợi luồng lạch thông suốt, không bị ảnh hưởng của nước lớn, ròng), đoạn đường vận chuyển không quá dài. Ghe thường có thể chở cá theo cả 2 hình thức vận chuyển kín và hở.
Các bao cá được đặt trong lòng ghe hoặc lót bạt vào lòng ghe, cho nước vào để chứa cá.
Hình 3.3.6. Ghe vận chuyển kín Hình 3.3.7. Ghe vận chuyển hở
2.3. Máy bay
Cá giống được đóng bao, cho vào các thùng mốp, dán keo kín nắp thùng. Nắp thùng có nhãn ghi r “Cá giống”.
Cần tham khảo thêm quy định của hãng hàng không về quy định vận chuyển vật sống.
Hình 3.3.8. Thùng m p chứa bao cá
Vận chuyển bằng máy bay tuy nhanh nhưng không phổ biến do chi phí rất cao. Thực hiện khi phải chuyển cá giống sang các miền khác từ miền Tây Nam bộ ra các tỉnh miền Trung, Bắc).
3. Đóng bao
3.1. Chuẩn bị dụng cụ
+ Bao nilon: kích thước 60cm x 90cm, bao có độ trong và độ đàn hồi tốt, không bị thủng, sạch sẽ,...
+ Bao bảo vệ hoặc thùng carton, thùng xốp): dày, không bị thủng... + Dây thun cột: chọn loại lớn, có độ đàn hồi tốt
+ Dụng cụ bơm oxy: bình phải đầy oxy, không lẫn tạp khí khác + Thau, vợt: được vệ sinh sạch sẽ
+ Cân 1kg
Hình 3.3.9. Bao nilon Hình 3.3.10. Bao b o vệ
Hình 3.3.11. Thùng x p Hình 3.3.12. Thùng carton
Hình 3.3.15. Vợt Hình 3.3.16. C n loại 1kg
3.2. Cân mẫu, đ m cá
- Dùng vợt vớt cá trong giai, bể ở 3 vị trí tầng mặt, giữa và đáy ao, bể).
- Gom chung 3 mẫu vào cùng một vợt.
Hình 3.3.17. Thu mẫu cá bằng vợt
Cân 500 - 1.000g cá giống trong vợt.
Cho cá trong vợt vào thau chứa nước.
Đếm số lượng cá trong thau. Tính số lượng cá trong 100g hoặc 1.000g.
Tính khối lượng cá cần cho vào vật chứa hoặc mỗi bao cá nếu vận chuyển kín).
Hình 3.3.19. Đếm mẫu cá
- Gom giai dồn cá tập trung về một góc.
- Dùng rổ hoặc vợt chuyển cá và cân theo khối lượng đã tính để cho vào đóng bao.
Hình 3.3.20. Chuyển cá bằng rổ
3.3. Thực hiện đóng bao
1. Kiểm tra bao PE bằng cách mở rộng miệng bao để không khí vào bao rồi túm miệng bao lại. Nếu bao vẫn căng, không có dấu hiệu bị xì thủng) là được.
2. Lồng 2 túi PE vào nhau. Bọc bên ngoài bằng bao bảo vệ nếu không vận chuyển bằng thùng mốp hay thùng carton.
3. Cuộn 2 miệng bao lại
Hình 3.3.22. Cuộn miệng bao
4. Cho nước sạch vào bao khoảng 1/4-1/3 thể tích bao bơm căng (5-10l nước).
Hình 3.3.23. Cho nước vào bao
5. Cho cá vào bao sau khi đã cân khối lượng cá theo mẫu đếm.
6. Túm miệng, ép bao xuống để đuổi hết không khí ra.
Hình 3.3.2 . p bao cho không khí ra ngoài
7. Cho dây dẫn oxy vào đến đáy bao.
8. Bơm từ từ oxy vào bao trong khi tay vẫn nắm nh bao.
9. Khóa van bình oxy để ngừng bơm và rút dây dẫn oxy ra khỏi bao.
Hình 3.3.26. Bơm oxy
10. Cuộn xoắn miệng bao PE trong sao cho bao thật căng, cột miệng bao bằng dây cao su.
11. Dùng tay đè nh lên bao cá, nếu bao đàn hồi là đạt yêu cầu.
Hình 3.3.28. Kiểm tra bao sau khi bơm oxy
12. Đặt bao cá vào thùng mốp hay carton, đây nắp và cho lên phương tiện vận chuyển.
Hình 3.3.29. Đặt bao cá vào thùng
13. Nếu không có thùng chứa thì dùng bao chỉ bọc bên ngoài để bảo vệ bao cá.
5. Vận chuyển
5.1. Vận chuyển kín vận chuyển bao cá)
Thời gian vận chuyển không quá 4 giờ. Nếu quá thời gian trên cần phải thay nước, đóng bao lại.
Nên vận chuyển lúc sáng sớm, chiều mát hoặc tối. Cần tính toán để có thể thả cá ra ao, bè lúc trời mát.
Nhiệt độ vận chuyển khoảng 20-24o
C. Thực hiện bằng cách sử dụng xe tải có trang bị hệ thống làm lạnh hệ thống điều hòa nhiệt độ).
Nếu dùng xe tải thường, có thể lót 1 lớp nước đá cây dưới sàn xe để hạ nhiệt độ nước trong bao.
Kiểm tra đơn giản nhiệt độ nước bao cá bằng cách dùng keo dán cố định nhiệt kế vào bên ngoài bao và đọc kết quả sau 5-10 phút.
Điều chỉnh nhiệt độ nước bằng cách cho thêm hoặc giảm bớt các bao nước đá trong thùng.
Thường xuyên kiểm tra độ căng của bao. Nếu bao mềm, phải bơm oxy lại. Nếu bao thủng, thay bao và nước mới
Không để ánh nắng chiếu trực tiếp vào bao cá bằng cách dùng xe tải có mui hoặc phủ bạt lên lớp bao cá.
Bao cá vận chuyển bằng xe phải được xếp sát nhau, chèn kỹ để không xê dịch, va chạm nhau trong khi xe chạy.
Không xếp các bao cá thành nhiều lớp. Các bao được đặt nằm ngang để diện tích mặt thoáng tiếp xúc giữa nước và lớp oxy phía trên là lớn nhất.
Hạn chế dằn sốc khi vận chuyển.
5.2. Vận chuyển hở bằng thùng nhựa, bể b t chứa nước
Bổ sung sục khí vào nước khi vận chuyển bằng xe. Nếu thời gian vận chuyển dài, thay nước 6 giờ/lần.
Thường xuyên thay nước khi vận chuyển bằng ghe nước sông phải an toàn cho cá).
Tránh ánh sáng chiếu trực tiếp vào cá.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi:
1.2. Nêu các bước đóng bao cá giống
2. Bài tập thực hành
2.1. Bài thực hành số 3.3.1. Đóng bao cá giống
2.2. Bài thực hành 3.3.2. Vận chuyển cá giống C. Ghi nhớ:
- Không đóng bao cá giống với mật độ quá cao; - Không hút thuốc khi đóng bao;
Bài 4. THẢ CÁ GIỐNG Mã bài: MĐ 03-04 Giới thiệu bài:
Cá giống khi thả ra ao, lồng, bè nuôi thường dễ bị sốc do ảnh hưởng của các yếu tố môi trường như: nhiệt độ, độ pH, hàm lượng khí Oxy hòa tan... Người nuôi cần phải kiểm tra các yếu tố môi trường nếu đạt yêu cầu thì mới tiến hành thả giống. Thao tác kỹ thuật thả giống cũng là một trong những yếu tố quan trọng liên quan đến tỉ lệ sống của cá sau khi thả.
Mục tiêu:
- Kiểm tra được các yếu t môi trường nước trước khi th cá gi ng; - Chọn thời điểm, vị trí th cá gi ng hợp lý;
- Xử lý và th cá gi ng đúng yêu cầu kỹ thuật.
A. Nội dung:
1. Kiểm tra các yếu tố môi trường
1.1. Đo độ pH nước
Có nhiều phương pháp để đo độ pH của nước như: đo bằng giấy quỳ, đo bằng thuốc thử test kit), đo bằng máy.
1.1.1. Đo bằng hộp giấy quỳ
Giấy được sử dụng trong hộp giấy so màu thường là giấy quỳ. Giấy quỳ giấy đo độ pH) dễ sử dụng, giá cả phù hợp, tuy nhiên đo bằng giấy quỳ sai số tương đối lớn. Khi sử dụng giấy quỳ nên chú ý đến hạn sử dụng của giấy.
Giấy đã được tẩm dung dịch chỉ thị màu thích hợp, sấy khô cho vào hộp sử dụng. Khi được thấm ướt giấy sẽ hiện màu. Tùy thuộc độ pH của nước, giấy sẽ hiện màu khác nhau. au đó đem so màu với bảng màu tiêu chuẩn kèm theo trên nắp hộp, sẽ biết được độ pH của nước. Cụ thể các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Lấy 1 tấm hay 1 đoạn giấy quỳ, dài 2-4cm.
Hình 3.4.1. Giấy đo độ pH Hình 3.4.2. Lấy một đoạn giấy quỳ
Bước 2: Nhúng mẩu giấy quỳ vào môi trường nước cần đo nước thấm vào
2/3 giấy quỳ)
Bước 3: Để ráo mảnh giấy quỳ, quan sát giấy sẽ chuyển màu sau thời gian 5
- 10 giây
Bước 4: Đọc kết quả
- Đặt mẫu giấy lên thang so màu, so sánh với thang so.
- Đọc kết quả ở ô gần trùng với mẫu giấy hình 3.4.3).
Hình 3.4.3. So sánh với thang màu 1.1.2. Đo độ pH bằng bộ test kit
Có thể đo độ pH nước nuôi cá bằng bộ test kit kiểm tra nhanh) thay cho giấy quỳ. Khi sử dụng bộ test, độ chính xác cao hơn khi dùng giấy quỳ.
Bộ test có 3 thành phần là thuốc thử, lọ nhựa trong dùng chứa mẫu nước và bảng thang màu giấy. Cách đo như sau:
+ Cho mẫu nước vào lọ, tráng đều lọ vài lần + Cho nước mẫu vào lọ đến mức qui định
+ Lắc nh tròn đều để thuốc thử hòa tan đều vào lọ nước mẫu + Thấy mẫu nước thử biến màu
+ Đặt lọ nước mẫu lên bảng thang màu và so sánh với các ô màu trên bảng thang màu
+ Đọc kết quả trị số độ pH ở ô màu trùng hoặc gần nhất so với màu nước mẫu
Chú ý: Độ pH cần được đo 2 lần/ngày, vào lúc 5-6 giờ sáng và 13-14 giờ
chiều, sau đó ghi vào nhật ký. Độ pH nước nuôi cá từ 6.5 - 8,5. Độ pH dao động trong ngày không vượt quá 0,5 đơn vị.
1.1.3. Đo độ pH bằng máy
ử dụng máy đo độ pH cho kết quả nhanh chóng và chính xác hơn so với sử dụng giấy quỳ và bộ test kit.
Bước 1:
+ Lắp điện cực vào máy
+ Khởi động máy bằng nút on-off (hình 3.4.4).
+ Hiệu chỉnh máy theo hướng dẫn của nhà sản xuất)
Hình 3.4.4. Hiệu chỉnh máy
Bước 2:
+ Bỏ đầu điện cực vào trong môi trường cần đo
+ Mở máy bằng nút on-off
+ Chờ khoảng ½ phút, cho số trên màn hình hiển thị đứng yên
Bước 3: Đọc kết quả đo được hiển
thị trên màn hình hình 3.4.5).
Bước 4: Rửa điện cực bằng nước
sạch, lau khô bằng vải mềm hình 3.4.6).
Hình 3.4.6. Vệ sinh điện cực
1.2. Đo oxy hòa tan
- Đo vào lúc 5-6 giờ sáng và lúc 13-14 giờ chiều. Trong ao, lồng, bè nuôi hàm lượng oxy trong môi trường nước từ 3mg/l trở lên. Dưới mức này cá hoạt động yếu, tập trung ven bờ, nổi đầu, thậm chí có thể bị chết.
Đo Oxy bằng O2 Test kiểm tra nhanh).
Hình 3.4.7. Test đo oxy
Cách sử dụng như sau:
Bước 1: Rửa lọ thủy tinh 2-3 lần bằng nước mẫu cần kiểm tra (hình 3.4.8).
Bước 2: Lấy mẫu nước
- Dùng tay bịt kín miệng lọ hay đậy nắp lọ trước khi đưa xuống ao lấy nước (hình 3.4.9).
- Đưa lọ đến độ sâu cần đo oxy, bỏ tay hoặc mở nắp lọ cho nước chảy vào đầy tràn lọ, đậy nắp lọ lại. au đó đưa lọ lên bờ để tiến hành chuẩn độ oxy
Hình 3.4.9. Cho nước vào lọ