1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

giáo trình mô đuin chuẩn bị cây giống nghề trồng nho

107 1,2K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 2,69 MB

Nội dung

Học xong mô đun này, học viên có được nhữngkiến thức cơ bản về đặc điểm thực vật học, sinh thái cây nho, các yêu cầu về cơ sởvật chất, nguyên vật liệu và các bước để sản xuất cây nho giố

Trang 1

GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN

CHUẨN BỊ CÂY GIỐNG

MÃ SỐ: MĐ 01 NGHỀ: TRỒNG NHO Trình độ: Sơ cấp nghề

Trang 2

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đượcphép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.

Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinhdoanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm

MÃ TÀI LIỆU: MĐ 01

Trang 3

LỜI GIỚI THIỆU

Cây nho thuộc họ Vitaceae, là loại cây lâu năm; sản phẩm thu hoạch chính làtrái nho dùng để ăn tươi, chế biến làm rượu nho hay các loại nước giải khát khác ỞViệt Nam diện tích trồng nho tập trung đến 90% ở Ninh Thuận và chủ yếu trái nhođược dùng để ăn tươi

Đối với vùng có khí hậu ôn đới, cây nho chỉ cho thu hoạch mỗi năm một vụ,trong khi ở Ninh Thuận cây nho có khả năng sinh trưởng liên tục và cho thu hoạch

2 – 3 vụ mỗi năm, đạt năng suất bình quân từ 15 – 20 tấn/ha/năm Vì vậy, cây nhođược đánh giá là loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế khá Nhưng để sản xuấtbền vững và có hiệu quả kinh tế cao hơn người trồng nho cần được đào tạo dạynghề theo các chương trình phù hợp

Chương trình đào tạo nghề “Trồng nho” cùng với bộ giáo trình được biên

soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, đã cập nhật những tiến

bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất tại vườn nho các địa phương có khíhậu nhiệt đới khô nóng, lượng mưa thấp có thể coi là cẩm nang cho người đã, đang

4) Quản lý dịch hại nho

5) Thu hoạch và tiêu thụ

Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận sự hợp tác, giúp đỡ củaViện nghiên cứu bông Nha Hố, đồng thời chúng tôi cũng nhận được các ý kiếnđóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các Trường khối nông nghiệp,Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế BảoLộc Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp

và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các Viện, Trường, các cơ sở sản xuất,các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều

ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ giáo trình này

Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu

nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Trồng nho” Các thông tin trong bộ

giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức giảng dạy các mô đunmột cách hợp lý Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện và bối cảnhthực tế trong quá trình dạy học

Trang 4

Giáo trình mô đun“Chuẩn bị cây giống” giới thiệu các kiến thức kiến thức

chung về cây cây nho, đặc điểm thực vật học cây nho, các giống nho, yêu cầu ngoạicảnh cây nho; bên cạnh đó các kỹ năng để thực hiện các công việc trong nhângiống cây nho cũng được trình bày dạng tích hợp trong giáo trình

Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, chúng tôimong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật,các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn!

Tham gia biên soạn

1 Nguyễn Văn Chiến

2 Lê Phương Hà

3 Trịnh Thị Vân

Trang 5

MỤC LỤC

Giới thiệu mô đun 7

BÀI 1: ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ YÊU CẦU NGOẠI CẢNH CÂY NHO 7

1 Giới thiệu về cây nho: 7

1.1 Giá trị kinh tế cây nho 7

1.2 Tình hình sản xuất nho trên thế giới 9

1.3 Tình hình sản xuất nho ở Việt Nam 10

2 Đặc điểm hình thái cây nho 11

2.1 Rễ cây nho 11

2.2 Thân, cành cây nho 12

2.2.1 Thân cây nho 12

2.2.2 Cành cây nho 12

2.3 Tua cuốn 14

2.4 Lá cây nho 14

2.5 Hoa, quả nho 15

2.5.1 Hoa nho 15

2.5.2 Quả nho 16

3 Yêu cầu ngoại cảnh 17

3.1 Khí hậu 17

3.1.1 Nhiệt độ 17

3.1.2 Ánh sáng 17

3.1.3 Ẩm độ 18

3.1.4 Lượng mưa 18

3.2 Đất trồng nho 18

3.2.1 Tính chất vật lý 18

3.2.2 Tính chất hóa học 19

4 Các giống nho trồng phổ biến ở Việt Nam: 19

4.1 Giống Cardinal (nho đỏ) 20

4.2 Giống nho ăn tươi NH01-93 20

4.3 Giống nho ăn tươi NH01-96 21

4.4 Giống nho làm nguyên liệu chế biến rượu NH02-90 22

4.5 Giống nho ăn tươi NH01- 48 22

Bài 2: CHUẨN BỊ VƯỜN LÀM GỐC GHÉP 28

1 Xây dựng vườn ươm 28

1.1 Chọn vị trí vườn ươm 28

1.2 Thiết kế và xây dựng vườn ươm 28

2 Chuẩn bị vườn gốc ghép: 30

3 Chọn giống ghép 31

4 Chuẩn bị bầu đất 32

Bài 3: GIÂM HOM LÀM GỐC GHÉP 40

1 Xác định lượng hom giống cần giâm 40

2 Chọn cành, cắt hom 40

Trang 6

2.1 Chọn cành 40

2.2 Cắt hom 41

3 Xử lý và bảo quản hom 42

4 Giâm hom 43

5 Chăm sóc sau giâm 45

5.1 Tưới nước 45

5.2 Giâm dặm 45

5.3 Nhổ cỏ và xới xáo 45

5.4 Phân bón 46

5.5 Phân loại cây con 48

5.6 Tỉa chồi 48

5.7 Phòng trừ sâu bệnh 48

Bài 5: GHÉP NHO 57

1 Tiêu chuẩn cho gốc ghép 57

2 Tiêu chuẩn cho chồi ghép 57

3 Ghép 58

4 Chăm sóc sau ghép 60

5 Tiêu chuẩn cây con xuất vườn 60

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 66

I VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN 66

II MỤC TIÊU MÔ ĐUN 66

III NỘI DUNG MÔ ĐUN 66

IV HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP 67

V TÀI LIỆU THAM KHẢO 73

PHẦN PHỤ LỤC 74

Trang 7

MÔ ĐUN: CHUẨN BỊ CÂY GIỐNG

Mã mô đun: MĐ01 Giới thiệu mô đun

Mô đun Chuẩn bị cây giống là mô đun chuyên môn nghề, mang tính tíchhợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành các công việc trong nhân giống cây nho;nội dung mô đun trình bày các kiến thức chung về cây cây nho, đặc điểm thực vậthọc cây nho, sinh thái cây nho và quy trình kỹ thuật nhân giống cây nho Bên cạnh

đó, mô đun cũng trình bày hệ thống các bài tập, bài thực hành cho từng bài dạy vàbài thực hành khi kết thúc mô đun Học xong mô đun này, học viên có được nhữngkiến thức cơ bản về đặc điểm thực vật học, sinh thái cây nho, các yêu cầu về cơ sởvật chất, nguyên vật liệu và các bước để sản xuất cây nho giống và có kỹ năng thựchiện việc chuẩn bị dụng cụ, thiết kế vườn nhân giống, tạo cây gốc ghép, tạo chồighép và ghép nho trong vườn ươm

BÀI 1: ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ YÊU CẦU NGOẠI CẢNH CÂY NHO

Mã bài: MĐ 01-01 Mục tiêu:

- Nêu được giá trị của cây nho;

- Nêu được đặc điểm các bộ phận trên cây nho, điều kiện ngoại cảnh ảnhhưởng đến cây nho;

- Nhận biết được đặc điểm một số giống nho và loại đất có thể trồng được nho;

- Có ý thức học tập tốt, tích cực tham gia nội dung bài học

A Nội dung

1 Giới thiệu về cây nho:

1.1 Giá trị kinh tế cây nho

Cây nho là loại cây lâu năm, thuộc họ Vitaceae và là cây ăn trái mang lại rấtnhiều mặt có lợi đối với người sản xuất nho nói riêng và các nước trồng nho nóichung Cụ thể, cây nho đem lại một số giá trị lớn như sau:

- Kinh tế: Cho đến nay, cây nho đã được trồng trên cả 5 châu lục, ở những

vùng có điều kiện khí hậu phù hợp Đối với vùng có khí hậu ôn đới, cây nho chỉcho thu hoạch mỗi năm một vụ, trong khi ở những nước có khí hậu nhiệt đới vàbán nhiệt đới cây nho có khả năng sinh trưởng liên tục và cho thu hoạch 2,5 – 3 vụmỗi năm, mỗi vụ có năng suất bình quân từ 12 – 15 tấn/ha Vì vậy, cây nho đượcđánh giá là loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế rất cao

Trang 8

Ở Việt Nam, nghề trồng nho đem lại hiệu quả kinh tế cao, cao hơn nhiều sovới các loại cây trồng khác Ninh Thuận là tỉnh có diện tích trồng nho chiếm 90%tổng diện tích trồng nho của Việt Nam, mỗi năm thu khoảng 2 vụ và năng suấttrung bình ở đây khoảng 15 – 20 tấn/năm Như vậy, nếu trồng nho vùng NinhThuận thì lợi nhuận thu được khoảng trên 100 triệu/ha, trong khi đó cây lúa với 3vụ/năm chỉ thu được khoảng 17 đến 19 triệu đồng/ha/năm.

- Xã hội: Nghề trồng nho giải quyết cho hàng trăm triệu lao động nông thôn

trên toàn thế giới Ở Việt Nam, nghề trồng nho đã giải quyết việc làm tại chỗ và cóthu nhập ổn định cho hàng trăm ngàn lao động nông thôn chủ yếu ở tỉnh NinhThuận, Bắc Bình Thuận và một số ít ở phía Nam tỉnh Khánh Hòa

- Môi trường: Trồng nho đã phủ xanh khoảng 10 triệu ha đất trống trên toàn

thế giới Ở Việt Nam, cây nho đã phủ xanh khoảng 2.500 - 2.700 ha đất trống ởnhững vùng khí hậu khô nóng và có lượng mưa thấp mà khó canh tác các loại câytrồng có giá trị kinh tế cao khác

- Dinh dưỡng: Qua nhiều tài liệu nghiên cứu, người ta đánh giá trái nho là

nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng tương đối cao, cụ thể: Trong 100g nho quả

- Công nhiệp: Theo tài liệu của FAO, sản lượng nho trên toàn thế giới

khoảng 65 triệu tấn Trong đó:

+ Khoảng 71% sản lượng nho được dùng làm nguyên liệu sản xuất rượu vànước ngọt từ nho.

Trang 9

Hình 1.1.1 Rượu chế biến từ nho Hình 1.1.2 Nước ngọt chế biến từ nho

+ Khoảng 27% để ăn dưới dạng quả tươi, 2% làm nho khô

1.2 Tình hình sản xuất nho trên thế giới

- Diện tích trồng cây nho trên thế giới khoảng hơn 7,3 triệu ha Châu Âu

là khu vực có diện tích trồng nho lớn nhất thế giới, tuy nhiên sản lượng khôngphải là lớn nhất thế giới Hiện nay, sản lượng nho sản xuất lớn nhất thế giớithuộc về một nước Châu Á là Trung Quốc (Theo thống kê Bộ nông nghiệp Mỹnăm 2010 – 2011)

Trang 10

Hạng Quốc gia Sản lượng (Tấn)

- Năng suất nho thế giới dao động từ 12 – 15 tấn/ha và Trung Quốc là nước

có năng suất cao nhất khoảng 30 tấn/ha

- 4 nước tiêu thụ nho hàng đầu thế giới gồm Pháp, Anh, Trung Quốc và Mỹ chủ yếu sử dụng nho ở dạng rượu vang

1.3 Tình hình sản xuất nho ở Việt Nam

Ở Việt Nam, cây nho được xác định là cây chủ lực nên tập trung phát triển ởnhững khu vực không bị ngập úng, có điều kiện khí hậu và thời tiết đất đai khá phùhợp cho cây nho phát triển Khu vực trồng nho chủ yếu ở Việt Nam bao gồm tỉnhNinh Thuận (chiếm 90% tổng diện tích) và tỉnh Bình Thuận (chiếm 9% tổng diệntích dưới nho trong cả nước)

Diện tích trồng nho của cả nước khoảng 2700 – 3000 ha, trong đó tỉnh NinhThuận chiếm khoảng 2500 - 2700 ha, chủ yếu ở các xã như Phước Hậu, PhướcSơn, Phước Nam, Phước Thuận và Phước Dân, Tân Giang, Bầu Zôn và Lanh Ra(huyện Ninh Phước), Thành Hải và Ðô Vinh (Phan Rang - Tháp Chàm)

Ninh Thuận là quê hương của nhiều loại giống nho mới năng suất chất lượngcao, tuy nhiên chưa được phát triển rộng rãi, chỉ mở rộng chủ yếu là giống nho

Trang 11

Cardinal (nho đỏ) và một diện tích nhỏ giống NH.01-48 (nho xanh) Sản lượnghàng năm ổn định từ 60 - 65 ngàn tấn

Nho Ninh Thuận thường được dùng để ăn tươi, làm rượu nho và chế biếncác sản phẩm khác Vì vậy, việc đầu tư chế biến các sản phẩm từ nho tại NinhThuận cũng là lĩnh vực tỉnh đang kêu gọi đầu tư Tuy nhiên, do chưa được quantâm đầu tư KHKT nên cây nho ở đây chưa có điều kiện phát triển đúng với khảnăng của nó vì những thiếu sót về chiến lược phát triển, cơ sở nghiên cứu, giốngtrồng và kỹ thuật canh tác

Việc sử dụng sản phẩm nho ở nước ta chủ yếu dùng cho mục đích ăn tươi vìchủ yếu là giống nho đỏ Cardinal Đây là giống nho có hạt và chất lượng thuộc loạitrung bình Nho được tiêu thụ trong nước là chính, ở các tỉnh phía Nam và thànhphố Hồ Chí Minh chiếm 75,7%, Hà Nội và các tỉnh phía Bắc 19,3%, tiêu thụ nộitỉnh chỉ 5,0% ở dạng nho kém phẩm chất dùng làm rượu và nước ngọt

Để cây nho Ninh Thuận có thể cạnh tranh được với các loại nho nhập khẩucùng loại và hướng tới sản xuất nho an toàn để cung cấp cho nhu cầu trong nướccũng như xuất khẩu thì cần phải có những biện pháp quy hoạch vùng sản xuất nhochất lượng cao, tập trung và đầu tư để nâng cao trình độ cho cán bộ kỹ thuật và chongười sản xuất

2 Đặc điểm hình thái cây nho

Do vậy, trong canh tác cây nho cần lưu ý hạn chế việc xới xáo quá sâu (sâuhơn 20cm) nhất là giai đoạn ra hoa sẽ làm tổn thương đến hệ rễ nho, từ đó ảnhhưởng đến năng suất và chất lượng trái

- Dựa vào hình thái và thời gian tồn tại của rễ mà người ta có thể chia rễnho ra thành 2 loại:

+ Rễ trưởng thành (kích thước to, màu nâu hoặc xám) với vai trò là bộ phậngiúp cây đứng vững trong đất và là nơi phát sinh hệ thống rễ non

+ Rễ non (kích thước bé, màu trắng) với vai trò hút nước và dinh dưỡng chủyếu cho cây

Trang 12

Hình 1.1.5 Rễ cây nho

2.2 Thân, cành cây nho

2.2.1 Thân cây nho

- Thân cây nho thuộc dạng thân leo

- Thân chủ yếu mọc ra từ hom giâm của thân, cành hoặc từ gốc ghép

- Thân nho có thể mọc từ hạt nhưng sức sống kém và thường chỉ được sử

dụng làm vật liệu lai tạo giống.

Hình 1.1.6 Thân cây nho

2.2.2 Cành cây nho

- Cành nho mọc ra từ mầm trên đốt của thân và cành

- Cành nho được thả bò lên giàn, được cắt tỉa thường xuyên và đặc biệt saukhi thu hái xong

Trang 13

- Cành nho gồm 2 loại là cành quả và cành vượt

+ Cành quả bao gồm cành cấp 1(mọc ra từ thân chính), cấp 2 (mọc ra từcành cấp 1), cấp 3 (mọc ra từ cành cấp 2) thường cho quả tốt nhất từ cành cấp 1đến cành cấp 3

Hình 1.1.7 Cành quả cấp 1

+ Cành vượt chủ yếu mọc ra từ thân chính hoặc cành và vặt bỏ thườngxuyên, chỉ để lại sau khi bị đốn đau hoặc sâu tiện cành phá hoại

Hình 1.1.8 Cành vượt bị vặt bỏ

Trang 14

- Trong sản xuất, người trồng nho thường nhặt hết tua cuốn không cần thiết

để tập trung chất dinh dưỡng nuôi cây

Hình 1.1.9 Tua cuốn

2.4 Lá cây nho

- Lá nho thường mọc cách trên thân, cành và xẻ thùy (xẻ thùy nông hay sâu

và mật độ lông trên lá ít hay nhiều tùy thuộc vào từng giống)

- Lá nho chia làm 3 phần cuống lá, phiến lá và một cặp lá kèm

+ Cuống lá gắn vào đốt của thân hoặc cành, dài từ 5 – 10cm tùy thuộc vàotừng giống

+ Phiến lá gồm gân lá (chứa bó mạch dẫn nối liền giữa lá và cành) và thịt lá(chức năng quang hợp, thoát hơi nước và trao đổi khí)

+ Cặp lá kèm bao lấy một phần đốt và rất mau tàn

- Lá nho có hình tim, xung qunh lá có nhiều răng cưa

- Lá được coi là thành thục khi đạt kích thước tối đa

Trang 15

Hình 1.1.10 Lá nho

2.5 Hoa, quả nho

2.5.1 Hoa nho

- Một số đặc điểm cấu tạo hoa nho:

+ Hoa nho có kích thước nhỏ, hơi xanh, cân đối và lưỡng tính

+ Đài hoa có 5 lá đài màu xanh bao bọc các bộ phận khác bên trong khi cònđang phát triển

+ Tràng hoa (cánh hoa) gồm 5 cánh có màu hơi xanh được liên kết với nhautại đỉnh Vì vậy, hoa nho không tự mở đỉnh mà rời ra từ gốc cánh hoa như 1 cái mũkhi nở hoa

+ Nhị gồm 5 cái với các bao phấn, nhị chia làm 2 phần là chỉ nhị và bao phấn.+ Nhụy gồm 2 phần là bầu nhụy và vòi nhụy, bầu nhụy thường có 2 thùy với

2 noãn trong mỗi thùy và mỗi noãn sẽ phát triển thành một hạt

- Thời gian từ nụ đến khi nở hoa khoảng 10 – 14 ngày tùy giống, quá trình

nở hoa diễn ra thường từ 6 giờ sáng đến 4 giờ chiều và cao điểm vào lúc 8 giờsáng Số hoa nở trên chùm kéo dài từ 3 đến 4 ngày và nở tối đa vào ngày thứ hai

- Sau khi thụ tinh các giao tử bắt đầu phân chia và hạt được hình thành Điềukiện thời tiết quá nóng hoặc mưa nhiều sẽ ảnh hưởng tới sự tiếp nhận hạt phấncũng như sự nẩy mầm của hạt phấn

Việc nghiên cứu sinh lý hoa nho có ý nghĩa lớn trong kỹ thuật canh tác nhonhằm tăng năng suất Cụ thể, khi nắm được thời điểm phân hóa mầm hoa của mỗigiống nho sẽ cung cấp kịp thời dinh dưỡng cần thiết giúp cây có nhiều hoa vànhững chùm hoa lớn hoặc việc nắm được thời gian nở hoa giúp người trồng nho có

Trang 16

giải pháp bảo vệ, tránh những tác động xấu tới quá trình thụ phấn.

Hình 1.1.11 Hoa và chùm hoa nho

2.5.2 Quả nho

- Một số đặc điểm cấu tạo quả nho:

+ Quả nho kích thước và hình dạng tùy thuộc vào từng giống nho, thôngthường có dạng hình cầu và mọng nước

+ Trái nho thường mọc thành chùm có kích cỡ, độ chắc và màu sắc thay đổitay đổi tùy thược vào từng giống

+ Trái nho bao gồm 4 thành phần chính:

 Cuống: Mỗi trái có 1 cuống đính trên chùm quả

 Vỏ trái: Có màu xanh khi quả còn non và chuyển màu tím, đỏ, xanh tùythuộc từng giống khi quả chín

 Thịt quả: Thường chứa nhiều nước, độ đường (độ Brix) và là thành phầnchủ yếu quyết định chất lượng trái nho

 Các hạt: Mỗi quả thường có 4 hạt

- Thời gian từ khi đậu quả đến khi chín khoảng 30 – 40 ngày, sau đó quả cầnthêm 20 – 30 ngày để tiếp tục chín hoàn toàn

- Quá trình sinh trưởng của quả nho chia làm 3 thời kỳ chính:

Thời kỳ quả lớn nhanh cho tới khi quả đạt kích thước tối đa

Thời kỳ lớn chậm cho tới khi quả chuyển màu

Thời kỳ lớn nhanh về cuối và kết thúc khi quả chín, được thể hiện bằng màu sắc

Trang 17

Ở Việt Nam, điều kiện khí hậu khô và nóng như ở Ninh Thuận tương đốiphù hợp cho sự sinh trưởng phát triển của cây nho Số liệu khí tượng trung bìnhcủa cả năm tại Nha Hố (Ninh Thuận) cho thấy vùng này có nhiệt độ cao quanhnăm, không có mùa đông như các tỉnh phía Bắc, đảm bảo cho cây nho sinh trưởng

và giữ được màu xanh quanh năm, không có hiện tượng ngủ nghỉ mùa đông nhưcác nước ôn đới

3.1.2 Ánh sáng

- Cây nho là cây ưa ánh sáng trực xạ và sinh trưởng, phát triển tốt trong điềukiện chiếu sáng nhiều, số giờ nắng bình quân trên 7 giờ mỗi ngày là điều kiện tốtcho nho sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao

- Ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến quang hợp của cây nho, nếu thiếu ánhsáng trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng tới quá trình sinh tổng hợp hydratcacbon lànguyên liệu cơ bản cho việc tạo thành hầu hết các bộ phận của cây và gây nên hiệntượng rụng hoa, rụng quả từ đó làm giảm năng suất, chất lượng quả

- Việc thiếu ánh sáng trong quá trình canh tác nho chủ yếu là do tán lá quá

Trang 18

rậm rạp hoặc thời tiết u ám, do vậy cần chú ý tới việc tạo hình, tỉa cành từ đó

sẽ ảnh hưởng, gây nên rụng hoa và quả non

Chính vì vậy mọi cố gắng để trồng thử giống nho đỏ Cardinal ra các tỉnh phía Bắc

đã không thành công, mặc dù cây vẫn sinh trưởng bình thường nhưng năng suấtthấp chủ yếu do ẩm độ không khí cao

3.1.4 Lượng mưa

- Cây nho cần lượng mưa hàng năm thấp khoảng 800 – 1000mm/năm Với lượngmưa trung bình 879,8mm/năm, chỉ tập trung trong 4 tháng (tháng 8 - 11) và ẩm độkhông khí trung bình thấp 76,67% là điều kiện thuận lợi khiến Ninh Thuận trởthành vùng nho thích hợp nhất của cả nước Ngoài ra, nhờ đặc điểm này còn chophép tăng vụ nho trong năm (3 vụ/năm đối với giống nho đỏ) Thời gian chiếu sángnhiều, số giờ nắng bình quân trên 7 giờ mỗi ngày là điều kiện tốt cho nho sinhtrưởng, phát triển và cho năng suất cao

- Cây nho không thích hợp với các vùng mưa nhiều (khoảng 1000m trở lên) vìlượng mưa lớn sẽ ảnh hưởng tới sinh trưởng và năng suất cây nho như làm hỏng bộ

rễ, kích thích nhiều nấm bệnh gây hại, cản trở quá trình hình thành hoa, quả và cảntrở tới việc điều khiển cây để cắt cành

- Mưa rào có hại cho cây nho khi đang nở hoa và đậu quả, mưa trong thời gian nàythường xuất hiện hiện tượng rụng hoa, rụng quả và làm cho sự phát triển của chùmhoa không bình thường Mưa lớn vào giai đoạn quả chín gây thối và làm giảm chấtlượng quả

Nhìn chung, vùng có mưa lớn, tập trung sẽ ảnh hưởng xấu tới cây nho hơn là vùng

có lượng mưa phân phối đều

3.2 Đất trồng nho

3.2.1 Tính chất vật lý

- Cây nho có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, ở các vùng nho thương mạitrên thế giới, nho được trồng trên hầu hết các loại đất từ đất cát thô, lẫn sỏi đá đếnđất thịt nặng miễn tầng canh tác sâu Tuy nhiên, nên tránh không trồng trên cácloại đất sét nặng, tầng canh tác quá rất nông, tiêu nước kém, đất mặn và đất quá

Trang 19

chua không được cải tạo.

- Đất thích hợp để trồng nho thường là đất tơi xốp, thoáng khí, tầng canh tácsâu 2 - 3m và tiêu nước tốt như đất thịt pha cát (35 - 40% cát, 35 – 40% bùn và 10

- 25% sét) hoặc đất cát nhẹ

- Mực nước ngầm thích hợp cho trồng nho khoảng 2 mét kể từ mặt đất

Hình 1.1.13 Đất thịt pha cát trồng nho

3.2.2 Tính chất hóa học

- Cây nho có thể sinh trưởng trong ngưỡng pH khá rộng 5,5 – 9,5 nhưng độ

pH tối thích cho hầu hết các giống đều nằm gần điểm trung tính (pH = 6,5 – 7,5).Đất quá chua, quá kiềm hoặc đất nhiễm mặn không phù hợp cho việc trồng nho vìcây sẽ mau tàn, chu kỳ khai thác bị rút ngắn với những cành nhỏ, sinh trưởng yếu,năng suất thấp và chất lượng kém Do vậy, cần phải cải tạo các loại đất này trướckhi trồng nho bằng biện pháp bón vôi hoặc thau chua rửa mặn

- Đất trồng nho tốt phải là đất giàu dinh dưỡng, hàm lượng N, P, K tổng số

và dễ tiêu cao, do vậy trong quá trình trồng nho cần lưu ý bổ sung thường xuyênbằng các loại phân hữu cơ cũng như phân vô cơ

4 Các giống nho trồng phổ biến ở Việt Nam:

Hiện nay có nhiều giống nho được nhân giống thành công và cho năng suấtcao đã được trồng ở Việt Nam như giống nho ăn tươi NH01-93, NH01-48,NH01-96, giống Cardinal (nho đỏ) và giống nho làm nguyên liệu cho chế biếnrượu NH02-90

Trang 20

4.1 Giống Cardinal (nho đỏ)

- Đây là giống quan trọng của Việt Nam và các nước quanh vùng nhưPhilippines, Thái Lan

- Giống này có nhiều ưu điểm như mã đẹp, dễ vận chuyển, sinh trưởngnhanh, chất lượng khá Đặc biệt, giống nho này có một ưu điểm hơn các giốngkhác là chín sớm (khoảng 4 tháng/vụ trong đó từ cắt cành đến chín chỉ khoảng 90ngày và 1 tháng ngủ nghỉ trước khi cắt cành để cho ra trái vụ sau Như vậy, mộtnăm có thể thu ba vụ và đây là tiêu chuẩn kinh tế quan trọng của người trồng nhohiện nay)

Hình 1.1.14 Giống nho Cardinal (nho đỏ)

4.2 Giống nho ăn tươi NH01-93

- Đây là giống có thời gian sinh trưởng từ 110 - 125 ngày kể từ khi cắt cànhsau khi thu hoạch

- Giống này có khả năng sinh trưởng tương đương giống Cardinal, khả năngkháng một số đối tượng sâu bệnh hại chính tương đương với Cardinal và cao hơn

so với NH01-48

- Giống có khối lượng quả to hơn hẳn so với hai giống Cardinal và NH01-48

và có độ đường tương đương với Cardinal

- Giống này có mùi hương đặc trưng, quả có màu tím đen, hình ô van rất phù hợp thị hiếu người tiêu dùng.

Trang 21

Hình 1.1.15 Giống nho ăn tươi NH01-93

4.3 Giống nho ăn tươi NH01-96

- Đây là giống có thời gian sinh trưởng từ 115 - 120 ngày kể từ khi cắt cànhsau khi thu hoạch

- Giống có khả năng sinh trưởng tốt hơn so với giống Cardinal, khả năngkháng một số đối tượng sâu bệnh hại chính tương đương so với Cardinal

- Khối lượng quả biến động từ 5,5 - 7,2g cao hơn nhiều so với giốngCardinal và NH01-48

- Năng suất bình quân đạt 12 tấn/ha/vụ, độ đường (16-17%) cao hơn so vớiCardinal

- Giống này có mùi hương đặc trưng, quả có màu xanh vàng.

Hình 1.1.16 Giống nho ăn tươi NH01-96

Trang 22

4.4 Giống nho làm nguyên liệu chế biến rượu NH02-90

- Đây là giống có thời gian sinh trưởng từ 110 - 120 ngày kể từ khi cắt cànhsau khi thu hoạch

- Giống này có khả năng sinh trưởng mạnh, chống chịu tốt đối với sâu bệnhhại

- Năng suất thực thu đạt trên 10 tấn/ha/vụ

- Độ đường trên 17% và các chỉ tiêu chất lượng phù hợp cho sản xuất rượuvang theo tiêu chuẩn chất lượng của cơ sở sản xuất vang nho

Hình 1.1.17 Giống nho chế biến rượu NH02-90

4.5 Giống nho ăn tươi NH01- 48

- Đây là giống có thời gian sinh trưởng từ 110 - 115 ngày kể từ khi cắt cànhsau khi thu hoạch

- Chùm hoa và quả dài, ít phân nhánh và thường đóng rất chặt, khối lượngchum quả trung bình 330 – 350g

- Năng suất cao từ 12 – 15 tấn/ha/vụ và khá ổn định, giống này được coi làgiống nho ăn tươi có triển vọng nhất ở vùng Ninh Thuận hiện nay

- Giống này khi chín quả có màu xanh, độ đường 17 - 19%

- Giống nho này khá mẫn cảm với bệnh mốc sương và thán thư

Trang 23

Hình 1.1.18 Giống nho ăn tươi NH01-48

B Câu hỏi và bài tập thực hành

1 Câu hỏi: Hãy khoanh dấu tròn vào những câu trả lời đúng sau:

Câu 1: Cây nho được trồng ở:

A Châu Á và Châu Phi B Châu Đại Dương và Châu Âu

C Châu Âu và Châu Mỹ ` D Cả 5 châu lục

Câu 2: Tỉnh nào sau đây ở Việt Nam trồng nho với diện tích lớn nhất

Câu 3: Ở Việt Nam, quả nho chủ yếu được dùng để:

A Chế biến rượu B Làm nho khô

Câu 4: Hệ rễ cây nho chủ yếu phân bố ở tầng đất sâu

Câu 5: Trong kỹ thuật tỉa cành cho nho, những loại cành nào cần được loại bỏ

A Cành vượt B Cành quả cấp 1

C Cành quả cấp 2, cấp 3 D Cả 3 phương án trên

Câu 6 Nhiệt độ thích hợp cho cây nho sinh trưởng

Trang 24

Câu 8 Xét về điều kiện ánh sáng, cây nho là cây:

C Ưa sáng D Cả 3 phương án trên

2.1 Bài thực hành số 1.1.1: Quan sát đặc điểm hình thái cây nho

- Mục tiêu: Nhận diện được hình thái các cơ quan ở cây nho

- Nguồn lực: Vườn nho kinh doanh, máy ảnh, cuốc, xẻng, vở và bút ghi

+ Giáo viên giao công việc cho từng nhóm và yêu cầu các nhóm thực hiệntheo đúng hướng dẫn

- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: Các nhóm thực hiện công việctheo bảng hướng dẫn thực hiện công việc sau:

Trang 25

tự

Nội dung cácbước

Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật

1 Quan sát rễ cây

nho

Quan sát và ghi chép cẩnthận hình thái và phân bốcủa rễ cây nho

- Phân biệt được rễ non

- Mô tả được đặc điểmthân, cành và tua cuốn

3 Quan sát lá cây

nho

Quan sát và ghi chépcẩn thận hình thái, kíchthước và số gân của lácây nho

Mô tả được hình thái,kích thước và số gân của

lá cây nho

4 Quan sát hoa,

quả cây nho

Quan sát và ghi chép cẩnthận hình thái, kíchthước của hoa, chùm hoa

và quả, chùm quả câynho

Mô tả được hình thái,kích thước của hoa, chùmhoa và quả, chùm quảcây nho

- Thời gian hoàn thành: 5 tiết (4 tiết thực hiện và 1 tiết hướng dẫn mở đầu vànhận xét, tổng kết bài)

- Địa điểm: Vườn nho kinh doanh

- Kết quả đạt được sau bài thực hành: Phân biệt và mô tả được sơ bộ hình tháicủa các cơ quan ở cây nho

2.2 Bài thực hành số 1.1.2: Quan sát đất trồng nho và phân biệt đặc điểm

các giống nho

- Mục tiêu:

+ Nhận diện được các loại đất trồng nho;

+ Nhận diện được đặc điểm hình thái các giống nho (từ 3 đến 5 giống)

- Nguồn lực: 3 – 5 vườn nho kinh doanh (giống khác nhau), máy ảnh, vở và bút ghi

- Cách thức tiến hành:

Trang 26

+ Giáo viên nêu yêu cầu công việc: Quan sát đặc điểm đất trồng nho và phân biệt các giống nho ở các vườn khác nhau

+ Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 3 - 5 học viên hỗ trợ nhau trongviệc quan sát, trao đổi để hoàn thiện tốt bài tập thực hành và bầu nhóm trưởng.+ Giáo viên hướng dẫn cho cả lớp cách quan sát đặc điểm đất trồng nho vàcách phân biệt các giống nho ở các vườn khác nhau

+ Giáo viên giao công việc cho từng nhóm và yêu cầu các nhóm thực hiệntheo đúng hướng dẫn

- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: Các nhóm thực hiện công việctheo bảng hướng dẫn thực hiện công việc sau:

Thứ

tự

Nội dung cácbước

Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật

1 Quan sát đất

trồng nho

Quan sát và ghi chép cẩnthận loại đất, độ mùn vàmàu sắc đất của từngvườn trồng nho

- Nhận biết được loại đất,

độ mùn và màu sắc đấtcủa từng vườn trồng nho

- Mô tả được hình thái,kích thước và độ xanhcủa lá

từng giống nho ở cácvườn khác nhau

ở các vườn khác nhau

Mô tả được hình thái,kích thước và màu sắcquả chín của từng giốngnho ở các vườn khácnhau

và số lượng quả trongchùm quả của từng giốngnho

Mô tả được kích thước,

độ chặt số lượng quảtrong chùm quả của từnggiống nho

- Thời gian hoàn thành: 5 tiết (4 tiết thực hiện và 1 tiết hướng dẫn mở đầu vànhận xét, tổng kết bài)

- Kết quả đạt được sau bài thực hành:

Trang 27

+ Mô tả được loại đất, độ mùn và màu sắc đất của từng vườn trồng nho + Mô tả được hình thái, kích thước và độ xanh của lá

+ Mô tả được hình thái, kích thước và màu sắc quả chín của từng giống nho ởcác vườn khác nhau

+ Mô tả được kích thước, độ chặt số lượng quả trong chùm quả của từnggiống nho

Trang 28

Bài 2: CHUẨN BỊ VƯỜN LÀM GỐC GHÉP

Mã bài: MĐ 01-02 Mục tiêu:

- Nêu được các bước làm vườn ươm;

- Thực hiện được công việc chuẩn bị đất và đóng bầu;

- Rèn luyện tính cẩn thận trong khi làm vườn ươm

- Không quá dốc, tương đối kín gió và không bị úng nước

- Đất nơi đặt vườn ươm phải là nơi đất tương đối giàu dinh dưỡng và thoátnước tốt

1.2 Thiết kế và xây dựng vườn ươm

Trang 29

- Xác định cọc giàn, phạm vi luống và khoảng cách luống:

+ Khoảng cách giữa 2 hàng cột 3m, giữa các cột 3 – 6m

+ Kích thước luống: Rộng 1,2m, dài 20 – 25m

+ Lối đi giữa 2 luống rộng 30 – 40cm

+ Lối đi giữa 2 đầu luống rộng 50 – 60cm

Hình 1.2.3 Sơ đồ thiết kế luống và hệ thống đường trong vườn ươm

- Dựng cột, làm giàn, che lợp: Sau khi dựng cột theo đúng thiết kế tiến hànhlàm giàn và phủ bên trên giàn bằng lưới đen hoặc các loại vật liệu che lợp khác.Cột có thể sử dụng bằng gỗ hoặc sắt dài 2,5 - 3m để đảm bảo độ thông thoángtrong vườn ươm và thuận lợi trong quá trình chăm sóc

- Chung quanh vườn ươm có đào mương thoát nước

- Trong vườn ươm nên có bể ngâm phân hữu cơ (bể chìm hay nửa chìm) vớithể tích khoảng 5m3 (cứ 2000m2 nên có 1 bể)

Hình 1.2.4 Nhà lưới ươm nho Hình 1.2.5 Bể ngâm phân hữu cơ

Trang 30

2 Chuẩn bị vườn gốc ghép:

- Chọn vườn lấy hom làm gốc ghép: Vườn lấy hom làm gốc ghép phải đảmbảo các điều kiện sau:

+ Tuổi vườn tốt nhất là từ 7 – 10 năm tuổi

+ Vườn đang sinh trưởng và phát triển tốt

+ Vườn không bị sâu bệnh phá hại

+ Vườn được ngưng bón phân giàu đạm và chỉ bón phân kali trước lúc lấyhom một tháng, đảm bảo độ cứng cáp cho hom trước khi giâm

- Chọn giống làm gốc ghép phải phù hợp, thông thường giống làm gốc ghépphải đảm bảo những yêu cầu sau:

+ Khả năng ra rễ nhanh và bộ rễ phát triển mạnh

+ Kháng được nhiều loại sâu bệnh (tuyến trùng trong đất, bệnh mốc sương,phấn trắng và thán thư)

+ Thích nghi tốt với nhiều loại đất khác nhau

+ Chống chịu tốt với môi trường bất thuận (đất nhiễm mặn, ẩm ướt hoặckhô hạn)

+ Khả năng tiếp nhận mắt ghép tốt và tỷ lệ sống cao trên 95%

Hình 1.2.6 Vườn nho lấy hom giâm (giống Couder 1613)

Trang 31

Hiện nay ở Ninh Thuận đang sử dụng giống Couder 1613, giống Alden làmgốc ghép vì 2 giống này có nhiều đặc điểm tốt như: Khả năng ra rễ nhanh, rễ khỏe,kháng tuyến trùng trong đất, chống chịu tốt với các điều kiện bất thuận, cây ghépsinh trưởng rất mạnh Trong 2 giống này thì giống Couder 1613 sử dụng rộng rãihơn giống Alden vì giống Couder 1613 ra rễ nhanh và khỏe hơn

3 Chọn giống ghép

- Chọn giống nho để lấy chồi ghép cần lưu ý một số vấn đề sau:

+ Giống ghép phải sinh trưởng nhanh, khỏe

+ Giống ghép cho năng suất cao, chất lượng tốt (hàm lượng đường cao)+ Giống ghép cho quả và chùm quả có mẫu mã đẹp

+ Giống ghép ít bị sâu bệnh phá hoại

- Hiện nay ở Việt Nam có 2 giống nho được sử dụng làm giống ghép phổbiến là giống Cardinal (nho đỏ), giống NH.01-48 (nho xanh) Hai giống nho đềusinh trưởng khỏe và cho năng suất cao, tuy nhiên khả năng bị nhiễm bệnh là rất cao(giống Cardinal mẫm cảm với đa số loại bệnh, giống NH.01-48 lại mẫn cảm vớibệnh mốc sương và thán thư) Do vậy, việc phun thuốc phòng bệnh thường xuyên

là vấn đề sống còn của người trồng nho, chính vì thế cũng ảnh hưởng rất nhiều đếnchất lượng nho của Việt Nam

Hình 1.2.7 Vùng đất trồng nho Cardinal (nho đỏ) tại Ninh Thuận

Trang 32

- Ở Ninh Thuận, do mang nhiều đặc điểm tốt nên giống nho NH.01-48 đangđược mở rộng, phát triển mạnh với diện tích khoảng 375ha Tuy nhiên, diện tíchnày còn nhỏ so với diện tích hơn 2000ha giống nho Cardinal Sở dĩ vẫn giữ giốngCardinal với diện tích lớn như vậy vì:

+ Cardinal (nho đỏ) không chỉ là giống quan trọng của Việt Nam mà cả củacác nước quanh vùng như Philippines, Thái Lan và có nhiều ưu điểm quantrọng: mã đẹp, dễ vận chuyển, sinh trưởng nhanh, chất lượng khá

+ Cardinal có một ưu điểm nữa hơn các giống khác đã được nhập vào ViệtNam, từ cắt cành đến chín chỉ khoảng 90 ngày, với 1 tháng ngủ nghỉ trước khi lạicắt để cho ra trái vụ sau, tổng cộng 4 tháng cho 1 vụ, một năm có thể thu ba vụ,đây là tiêu chuẩn quan trọng của người trồng nho hiện nay

4 Chuẩn bị bầu đất

- Dùng túi nhựa đen có kích thước 12x22cm hoặc 25x20cm để đóng bầu, ởmột số nơi người ta lại giâm hom trong khay với khoảng 30 - 40 lỗ, mỗi lỗ giâmmột hom với kích thước lỗ khoảng 11x18cm

- Đục 6 lỗ trên túi nhựa và chặt góc 2 bên đáy bầu để thoát nước

Trang 33

- Hỗn hợp vào bầu: Bao gồm đất, cát thô, trấu hoặc xơ dừa, phân hữu cơ hoaimục với tỷ lệ pha trộn: 1/3 đất và 2/3 các chất còn lại với số lượng ngang nhau

Hình 1.2.12 Từng loại hỗn hợp vào bầu Hình 1.2.13 Hỗn hợp vào bầu

sau khi trộn xong

Trang 34

- Bầu đất sau khi đóng xong phải chặt, cân đối và không bị gãy khúc

- Bầu đất sau khi đóng xong được xếp lên luống ươm với kích thước luống

1 – 1,2m để tiện cho việc chăm sóc.

Hình 1.2.16 Xếp bầu đất vào luông ươm

Trang 35

B Câu hỏi và bài tập thực hành

1 Câu hỏi: Anh (chị) hãy khoanh dấu tròn vào những câu trả lời đúng sau:

Câu 1: Giống nho hiện nay ở Ninh Thuận sử dụng phổ biến làm gốc ghép là

giống nho

A Giống nho Cardinal (nho đỏ) B giống NH.01-48 (nho xanh)

C Giống nho Couder 1613 D Cả 3 phương án trên

Câu 2 Giống được chọn lấy hom làm gốc ghép phải

A Khả năng ra rễ nhanh và bộ rễ phát triển mạnh

B Chống chịu tốt với sâu bệnh và môi trường bất thuận

C Khả năng tiếp hợp mắt ghép tốt và tỷ lệ sống cao trên 95%

D Cả 3 phương án trên

Câu 3: Hiện nay, giống được chọn làm chồi ghép chính ở vùng nho Ninh

Thuận là giống nào:

A Giống nho Cardinal (nho đỏ) B giống NH.01-48 (nho xanh)

C Giống nho Couder 1613 D Cả 3 phương án trên

Câu 4: Giống nho được chọn để lấy chồi ghép phải đảm bảo:

A Sinh trưởng nhanh, khỏe và cho năng suất cao, chất lượng tốt

B Quả và chùm quả có mẫu mã đẹp

C Khả năng chống chịu với sâu bệnh tốt

D Cả 3 phương án trên

Câu 5: Hỗn hợp đất vào bầu để ươm nho, bao gồm:

A Đất B Phân hữu cơ C Cát thô, trấu D Cả 3 phương án trên

2 Bài tập thực hành

2.1 Bài thực hành số 1.2.1: Dựng vườn ươm nho với kích thước 500m2

- Mục tiêu: Biết cách thiết kế và dựng vườn ươm nho đúng kỹ thuật

- Nguồn lực: Khoảng đất rộng 500m2 (Rộng 20m, dài 25m), lưới đen khổrộng 2m, cọc sắt hoặc gỗ dài 3m, cọc gỗ dài 40cm, thước dây, kìm, dây thép đườngkính 3mm, kẽm buộc, xà beng, búa, máy ảnh, cuốc, xẻng, vở và bút ghi

- Cách thức tiến hành:

+ Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm khoảng 5 - 7 học viên hỗ trợ nhau trongcông việc của nhóm mình được giao và bầu nhóm trưởng

Trang 36

+ Giáo viên nêu yêu cầu công việc của từng nhóm cho bài thực hành

+ Giáo viên hướng dẫn cho từng nhóm cách thực hiện công việc của nhóm+ Giáo viên giao công việc cho từng nhóm và yêu cầu các nhóm thực hiệntheo đúng hướng dẫn

- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: Các nhóm thực hiện công việc theo bảng hướng dẫn thực hiện công việc sau:

- Đóng cọc gỗ và đào hố

- Chôn cọc sắt và lấp

- Đo chính xác các hàng trụcách nhau 3m, các trụ trênhàng cách nhau 3m và đóngcọc gỗ xuống sao cho khi đóngxong các cọc phải thẳng hàng

- Đào hố bằng xà beng sâu40cm

- Cọc sắt sau khi được lấp phảichắc chắn không bị lung lay

- Néo các cọc rìa bênngoài bằng dây thép

- Buộc toàn bộ các cọc bằngdây thép với nhau và kéo dâynhưng không cần căng lắm

- Néo các trụ bên rìa ngoài saocho dây thép trên toàn bộ giànphải thật căng

- Trãi lưới lên giàn vàkéo căng

- Buộc cố định lưới vớidây thép trên giàn vàgiữa các lưới đen vớinhau

- Đo và cắt đúng chiều dài lướiđen theo chiều dài vườn

- Trãi đều và kéo căng

- Kéo căng đến đâu buộc đếnđó

- Lưới sau khi kéo xong phảithật căng ở tất cả các vị trí trêngiàn

Trang 37

- Thời gian hoàn thành: 10 tiết (9 tiết thực hiện và 1 tiết hướng dẫn mở đầu vànhận xét, tổng kết bài)

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành:

+ Xác định vị trí cọc giàn, dựng và chôn cọc đúng kỹ thuật

+ Giăng dây thép và néo dây cố định giàn phải căng

+ Lợp và cố định lưới đen trên giàn phải căng và buộc chặt

+ Thiết kế luống và đường đi trong nhà lưới phải đúng kỹ thuật

2.2 Bài thực hành số 1.2.2: Trộn hỗn hợp đóng bầu ươm nho

+ Chia nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 3 – 5 học viên và bầu nhóm trưởng

+ Giáo viên nêu yêu cầu công việc và hướng dẫn cho từng nhóm cách thựchiện công việc của nhóm

+ Giáo viên giao công việc cho từng nhóm và yêu cầu các nhóm thực hiệntheo đúng hướng dẫn

- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: Các nhóm thực hiện công việc theo bảng hướng dẫn thực hiện công việc sau:

Đầy đủ tất cả vật liệu:đất, cát, trấu, phân hữu

Xác định công thức phốitrộn đúng theo bài học lýthuyết

3 Sàng đất và cát Dựng lưới sang đất và sàng Đất và cát phải sạch

4 Phối trộn hỗn hợp Trộn các loại vật liệu với

Trang 38

- Thời gian hoàn thành: 4 tiết (3 tiết thực hiện và 1 tiết hướng dẫn mở đầu vànhận xét, tổng kết bài)

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Mỗi nhómphải hoàn thành 1m3 hỗn hợp vào bầu ươm nho trong thời gian 3 tiết

+ Chuẩn bị đủ các loại vật liệu, phân bón

+ Xác định công thức phối trộn đúng yêu cầu

+ Sàng đất và cát không còn đá, đất cục và rác trong hỗn hợp

+ Phối trộn hỗn hợp phải đều

+ Chở hỗn hợp vào nơi đóng bầu phải nhanh và đổ gọn

2.3 Bài thực hành số 1.2.3: Đóng bầu đất ươm nho

- Mục tiêu: Đóng bầu đất nhanh và đạt tiêu chuẩn

- Nguồn lực: Túi nhựa đen kích thước 12x22cm, cuốc, xẻng, bao tay, hỗn hợp vào bầu đã trộn, vườn ươm, xe rùa

- Cách thức tiến hành:

+ Giáo viên nêu yêu cầu công việc cho từng cá nhân

+ Giáo viên hướng dẫn cho cả lớp cách thực hiện công việc

+ Giáo viên giao công việc cho từng cá nhân và yêu cầu các cá nhân thực hiệntheo đúng hướng dẫn

- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: Các nhóm thực hiện công việc theo bảng hướng dẫn thực hiện công việc sau:

cụ cần thiết cho đóng bầu

Hỗn hợp đất vào bầu phải được đổ lên luống trước đó

Đầy đủ tất cả các loạidụng cụ đóng bầu và hỗnhợp vào bầu

2 Ngồi vào vị trí

luống

Ngồi vào vị ví trước đốnghỗn hợp để tiện cho việcđóng và xếp bầu

Ngồi đúng vị trí

3 Đóng bầu Đổ hỗn hợp vào ½ túi bầu và

nén chặt, sau đó đổ tiếp ½hỗn hợp còn lại vào túi bầucho đầy

Bầu chặt, cân đốiĐóng nhanh

Trang 39

+ Đóng bầu chặt, không bị gãy khúc và nhanh

+ Xếp bầu vào luống phải gọn, chắc chắn và các bầu phải thẳng hàng nhau

- Chọn giống làm chồi ghép phải đảm bảo về năng suất, chất lượng

- Phối trộn các loại vật liệu, phân bón và đóng bầu đất ươm nho đúng yêu cầu

kỹ thuật sẽ thuận lợi cho cây con sinh trưởng, phát triển tốt trong bầu đất

Trang 40

Bài 3: GIÂM HOM LÀM GỐC GHÉP

Mã bài: MĐ01-03 Mục tiêu:

- Nêu được các bước giâm hom nho;

- Thực hiện thành thạo kỹ thuật giâm nho;

Phương pháp nhân giống dễ dàng và rẻ tiền nhất hiện nay đối với các vùngtrồng nho trên thế giới vẫn là giâm cành sau đó là ghép

1 Xác định lượng hom giống cần giâm

- Tùy thuộc lượng bầu đất đã chuẩn bị sẵn mà lấy lượng hom giống thíchhợp

- Các bầu ở hàng rìa ngoài cùng cần giâm 2 hom với mục đích để dặm lạicho những bầu sau khi giâm hom bị chết và sẽ để lại 1 hom nếu đã giâm dặm hết

- Các bầu phía trong nên giâm mỗi bầu 1 hom

- Hom giống sau khi lấy về cần giâm ngay, nếu không giâm kịp cần bảoquản hom nơi mát mẻ và phải giữ ẩm liên tục Hom không nên để quá 3 ngày vìảnh hưởng lớn đến tỷ lệ sống do vậy sau khi lấy về cố gắng giâm cho hết

2 Chọn cành, cắt hom

2.1 Chọn cành

- Chọn những cành có đủ độ thành thục (đã hóa gỗ cứng), đường kính 0,7 –0,8 cm (cỡ cây bút chì) để cắt làm hom giâm

- Hom có thể lấy ở cành cấp 1 đến cành cấp 3

- Tuổi cành từ 4 đến 12 tháng tuổi đều có thể sử dụng làm hom, đối với cànhtrên 12 tháng tuổi thì mau ra rễ nhưng mọc chồi yếu hơn so với cành 4 và 8 tháng

Ngày đăng: 26/06/2015, 08:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Nhóm tác giả Phạm Hữu Nhượng, Nguyễn Hữu Bình, Lê Xuân Đính, Lê Quang Quyển. Kỹ thuật trồng nho. Nhà xuất bản nông nghiệp TP. HCM năm 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật trồng nho
Nhà XB: Nhà xuất bản nông nghiệp TP. HCM năm 2000
[2]. Nhóm tác giả Lê Văn Kha, Nguyễn Thị Ý Thuận. Kỹ thuật trồng nho ghép. Trung tâm khuyến khích phát triển kinh tế - xã hội vùng duyên Hải tỉnh Bình Thuận – SEDEC. 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật trồng nho ghép
[3]. B. Aubert. 1972. Nghề trồng nho ăn quả ở các vùng nhiệt đới. Tạp chí quả nhiệt đới Khác
[4]. Vũ Công Hậu, Lê Quang Mai, Đinh Văn Đức. Trồng cây ăn quả trong vườn Khác
1982. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. TP. Hồ Chí Minh Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w