Giâm hom

Một phần của tài liệu giáo trình mô đuin chuẩn bị cây giống nghề trồng nho (Trang 45)

- Giâm hom tốt nhất là vào mùa thu hoặc mùa xuân, ở Ninh thuận thường giâm hom vào tháng 10 – 11 hằng năm.

- Giâm hom có thể theo 2 cách:

* Cách 1: Cắm hom trực tiếp vào bầu đất. Cụ thể, cắm hom ngập vào bầu đất hết đốt thứ nhất tới đốt thứ 2 (tức là khoảng hơn 1/3 độ dài hom).

* Cách 2: Giâm hom làm 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn đầu giâm trong cát cho tới khi xuất hiện mô sẹo ở đốt giâm bên dưới cát (nông dân thường gọi là hiện tượng sưng mục), mô sẹo xuất hiện đồng nghĩa sẽ hình thành hệ rễ bên dưới cát ở hom giâm và chắc chắn hom giâm sẽ sống, ra rễ. Còn các đốt phía trên mặt đất không có đặc điểm khác biệt hoặc nếu có thì sẽ xuất hiện chồi, lúc này có thể nhổ hom giâm cắm vào bầu đất. Những hom giâm sau thời gian giâm trong cát mà không xuất hiện mô sẹo chứng tỏ tỷ lệ sống thấp, cần loại bỏ. Giai đoạn này khoảng 7 – 10 ngày.

Hình 1.3.9. Giâm hom trong cát Hình 1.3.10. Mô sẹo xuất hiện ở đốt phía dưới cát

Mô sẹo

Hình 1.3.11.Rễ của hom giâm xuất hiện

Hình 1.3.12.Đốt trên cát giâm xuất hiện chồi

- Giai đoạn tiếp theo nhổ hom trong cát giâm vào bầu đất: Sau khi giâm khoảng 10 - 20 ngày cành giâm bắt đầu ra rễ và khi bộ rễ hoàn thiện khoảng 40 - 50 ngày, để ghép được khoảng 1,5 – 2 tháng sau khi ra rễ hoàn thiện tuỳ thuộc vào giống và điều kiện thời tiết từng mùa.

Hình 1.3.13. Cắm hom vào bầu đất Hình 1.3.14.Cắm hom vào khay nhựa

- Thông thường, ở Ninh Thuận thường giâm cành theo cách 2 vì tránh được vi khuẩn gây thối hom qua vết thương mới cắt và tỷ lệ hom giống sống cao.

Tuy nhiên, trong thực tế sản xuất một số nông dân thường giâm hom trực tiếp xuống các hố trồng từ 3 - 4 hom và sau đó nhổ bớt đi, chỉ để lại 1 hom có mầm khỏe.

Rễ hom giâ

Hình 1.3.15.Hom giâm đang sinh trưởng trong bầu

Hình 1.3.16.Hom giâm đang sinh trưởng trong khay

Một phần của tài liệu giáo trình mô đuin chuẩn bị cây giống nghề trồng nho (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w