- Chọn vườn lấy hom làm gốc ghép: Vườn lấy hom làm gốc ghép phải đảm bảo các điều kiện sau:
+ Tuổi vườn tốt nhất là từ 7 – 10 năm tuổi + Vườn đang sinh trưởng và phát triển tốt + Vườn không bị sâu bệnh phá hại
+ Vườn được ngưng bón phân giàu đạm và chỉ bón phân kali trước lúc lấy hom một tháng, đảm bảo độ cứng cáp cho hom trước khi giâm.
- Chọn giống làm gốc ghép phải phù hợp, thông thường giống làm gốc ghép phải đảm bảo những yêu cầu sau:
+ Khả năng ra rễ nhanh và bộ rễ phát triển mạnh
+ Kháng được nhiều loại sâu bệnh (tuyến trùng trong đất, bệnh mốc sương, phấn trắng và thán thư)
+ Thích nghi tốt với nhiều loại đất khác nhau
+ Chống chịu tốt với môi trường bất thuận (đất nhiễm mặn, ẩm ướt hoặc khô hạn)
+ Khả năng tiếp nhận mắt ghép tốt và tỷ lệ sống cao trên 95%
Hiện nay ở Ninh Thuận đang sử dụng giống Couder 1613, giống Alden làm gốc ghép vì 2 giống này có nhiều đặc điểm tốt như: Khả năng ra rễ nhanh, rễ khỏe, kháng tuyến trùng trong đất, chống chịu tốt với các điều kiện bất thuận, cây ghép sinh trưởng rất mạnh. Trong 2 giống này thì giống Couder 1613 sử dụng rộng rãi hơn giống Alden vì giống Couder 1613 ra rễ nhanh và khỏe hơn.
3. Chọn giống ghép
- Chọn giống nho để lấy chồi ghép cần lưu ý một số vấn đề sau: + Giống ghép phải sinh trưởng nhanh, khỏe
+ Giống ghép cho năng suất cao, chất lượng tốt (hàm lượng đường cao) + Giống ghép cho quả và chùm quả có mẫu mã đẹp
+ Giống ghép ít bị sâu bệnh phá hoại.
- Hiện nay ở Việt Nam có 2 giống nho được sử dụng làm giống ghép phổ biến là giống Cardinal (nho đỏ), giống NH.01-48 (nho xanh). Hai giống nho đều sinh trưởng khỏe và cho năng suất cao, tuy nhiên khả năng bị nhiễm bệnh là rất cao (giống Cardinal mẫm cảm với đa số loại bệnh, giống NH.01-48 lại mẫn cảm với bệnh mốc sương và thán thư). Do vậy, việc phun thuốc phòng bệnh thường xuyên là vấn đề sống còn của người trồng nho, chính vì thế cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng nho của Việt Nam.
- Ở Ninh Thuận, do mang nhiều đặc điểm tốt nên giống nho NH.01-48 đang được mở rộng, phát triển mạnh với diện tích khoảng 375ha. Tuy nhiên, diện tích này còn nhỏ so với diện tích hơn 2000ha giống nho Cardinal. Sở dĩ vẫn giữ giống Cardinal với diện tích lớn như vậy vì:
+ Cardinal (nho đỏ) không chỉ là giống quan trọng của Việt Nam mà cả của các nước quanh vùng như Philippines, Thái Lan ... và có nhiều ưu điểm quan trọng: mã đẹp, dễ vận chuyển, sinh trưởng nhanh, chất lượng khá.
+ Cardinal có một ưu điểm nữa hơn các giống khác đã được nhập vào Việt Nam, từ cắt cành đến chín chỉ khoảng 90 ngày, với 1 tháng ngủ nghỉ trước khi lại cắt để cho ra trái vụ sau, tổng cộng 4 tháng cho 1 vụ, một năm có thể thu ba vụ, đây là tiêu chuẩn quan trọng của người trồng nho hiện nay.
4. Chuẩn bị bầu đất
- Dùng túi nhựa đen có kích thước 12x22cm hoặc 25x20cm để đóng bầu, ở một số nơi người ta lại giâm hom trong khay với khoảng 30 - 40 lỗ, mỗi lỗ giâm một hom với kích thước lỗ khoảng 11x18cm.
- Đục 6 lỗ trên túi nhựa và chặt góc 2 bên đáy bầu để thoát nước
- Hỗn hợp vào bầu: Bao gồm đất, cát thô, trấu hoặc xơ dừa, phân hữu cơ hoai mục với tỷ lệ pha trộn: 1/3 đất và 2/3 các chất còn lại với số lượng ngang nhau.
Lưu ý:
+ Đất và cát trước khi đấu trộn phải được sàng qua để loại bỏ tạp chất và đất cục, đá.. tạo độ tơi mịn cho hỗn hợp trước khi vào bầu.
+ Phân hữu cơ sử dụng nếu vón cục cần đập vụn ra trước khi trộn.
Hình 1.2.10.Sàng đất Hình 1.2.11.Sàng cát
Hình 1.2.12.Từng loại hỗn hợp vào bầu Hình 1.2.13. Hỗn hợp vào bầu sau khi trộn xong
- Bầu đất sau khi đóng xong phải chặt, cân đối và không bị gãy khúc
Hình 1.2.14.Đóng bầu Hình 1.2.15. Bầu sau khi đóng xong
- Bầu đất sau khi đóng xong được xếp lên luống ươm với kích thước luống 1 – 1,2m để tiện cho việc chăm sóc.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành