Câu hỏi: Anh (chị) hãy khoanh dấu tròn vào những câu trả lời đúng sau:

Một phần của tài liệu giáo trình mô đuin chuẩn bị cây giống nghề trồng nho (Trang 37)

Câu 1: Giống nho hiện nay ở Ninh Thuận sử dụng phổ biến làm gốc ghép là giống nho

A. Giống nho Cardinal (nho đỏ) B. giống NH.01-48 (nho xanh) C. Giống nho Couder 1613 D. Cả 3 phương án trên

Câu 2. Giống được chọn lấy hom làm gốc ghép phải A. Khả năng ra rễ nhanh và bộ rễ phát triển mạnh

B. Chống chịu tốt với sâu bệnh và môi trường bất thuận C. Khả năng tiếp hợp mắt ghép tốt và tỷ lệ sống cao trên 95% D. Cả 3 phương án trên

Câu 3: Hiện nay, giống được chọn làm chồi ghép chính ở vùng nho Ninh Thuận là giống nào:

A. Giống nho Cardinal (nho đỏ) B. giống NH.01-48 (nho xanh) C. Giống nho Couder 1613 D. Cả 3 phương án trên

Câu 4: Giống nho được chọn để lấy chồi ghép phải đảm bảo: A. Sinh trưởng nhanh, khỏe và cho năng suất cao, chất lượng tốt B. Quả và chùm quả có mẫu mã đẹp

C. Khả năng chống chịu với sâu bệnh tốt D. Cả 3 phương án trên

Câu 5: Hỗn hợp đất vào bầu để ươm nho, bao gồm:

A. Đất B. Phân hữu cơ C. Cát thô, trấu D. Cả 3 phương án trên

2. Bài tập thực hành

2.1. Bài thực hành số 1.2.1: Dựng vườn ươm nho với kích thước 500m2

- Mục tiêu: Biết cách thiết kế và dựng vườn ươm nho đúng kỹ thuật

- Nguồn lực: Khoảng đất rộng 500m2 (Rộng 20m, dài 25m), lưới đen khổ rộng 2m, cọc sắt hoặc gỗ dài 3m, cọc gỗ dài 40cm, thước dây, kìm, dây thép đường kính 3mm, kẽm buộc, xà beng, búa, máy ảnh, cuốc, xẻng, vở và bút ghi.

- Cách thức tiến hành:

+ Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm khoảng 5 - 7 học viên hỗ trợ nhau trong công việc của nhóm mình được giao và bầu nhóm trưởng.

+ Giáo viên nêu yêu cầu công việc của từng nhóm cho bài thực hành. + Giáo viên hướng dẫn cho từng nhóm cách thực hiện công việc của nhóm + Giáo viên giao công việc cho từng nhóm và yêu cầu các nhóm thực hiện theo đúng hướng dẫn.

- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: Các nhóm thực hiện công việc theo bảng hướng dẫn thực hiện công việc sau:

Thứ tự

Nội dung các bước

Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật 1 Nhóm 1: Xác định

vị trí cọc giàn, dựng và chôn cọc

- Giăng thước dây đo khoảng cách giữa các hàng trụ và các trụ trong diện tích vườn - Đóng cọc gỗ và đào hố - Chôn cọc sắt và lấp - Đo chính xác các hàng trụ cách nhau 3m, các trụ trên hàng cách nhau 3m và đóng cọc gỗ xuống sao cho khi đóng xong các cọc phải thẳng hàng - Đào hố bằng xà beng sâu 40cm.

- Cọc sắt sau khi được lấp phải chắc chắn không bị lung lay. 2 Nhóm 2: Giăng

dây thép và néo dây cố định giàn

- Buộc dây thép vào đầu các cọc sắt nơi đã được khoan lỗ và kéo dây.

- Néo các cọc rìa bên ngoài bằng dây thép.

- Buộc toàn bộ các cọc bằng dây thép với nhau và kéo dây nhưng không cần căng lắm. - Néo các trụ bên rìa ngoài sao cho dây thép trên toàn bộ giàn phải thật căng

3 Nhóm 3: Lợp và cố định lưới trên giàn

- Đo và cắt lưới đen theo chiều dài vườn ươm

- Trãi lưới lên giàn và kéo căng

- Buộc cố định lưới với dây thép trên giàn và giữa các lưới đen với nhau

- Đo và cắt đúng chiều dài lưới đen theo chiều dài vườn

- Trãi đều và kéo căng

- Kéo căng đến đâu buộc đến đó

- Lưới sau khi kéo xong phải thật căng ở tất cả các vị trí trên giàn

4 Nhóm 4: Thiết kế luống và đường đi trong nhà lưới

- Sử dụng thước dây đo chiều rộng và chiều dài các luống.

- Đo hệ thống đường đi chính và phụ

- Đóng cọc gỗ định vị

- Đo chiều rộng luống khoảng 1,2m dài 10m

- Đường đi phụ giữa các luống khoảng 40cm

- Đường đi chính giữa các đầu luống rộng 2m

- Thời gian hoàn thành: 10 tiết (9 tiết thực hiện và 1 tiết hướng dẫn mở đầu và nhận xét, tổng kết bài).

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: + Xác định vị trí cọc giàn, dựng và chôn cọc đúng kỹ thuật

+ Giăng dây thép và néo dây cố định giàn phải căng

+ Lợp và cố định lưới đen trên giàn phải căng và buộc chặt + Thiết kế luống và đường đi trong nhà lưới phải đúng kỹ thuật

2.2. Bài thực hành số 1.2.2: Trộn hỗn hợp đóng bầu ươm nho - Mục tiêu:

+ Xác định và tính toán được các loại vật liệu và phân bón để trộn bầu đất ươm nho

+ Trộn hỗn hợp đúng kỹ thuật

- Nguồn lực: Đất, trấu, phân hữu cơ hoai mục, cát, cuốc, xẻng, cân, vở - Cách thức tiến hành:

+ Chia nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 3 – 5 học viên và bầu nhóm trưởng

+ Giáo viên nêu yêu cầu công việc và hướng dẫn cho từng nhóm cách thực hiện công việc của nhóm

+ Giáo viên giao công việc cho từng nhóm và yêu cầu các nhóm thực hiện theo đúng hướng dẫn

- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: Các nhóm thực hiện công việc theo bảng hướng dẫn thực hiện công việc sau:

Thứ tự

Nội dung các bước Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật 1 Chuẩn bị các loại vật

liệu, phân bón cho hỗn hợp vào bầu

Đưa các loại vật liệu, phân bón cần thiết cho hỗn hợp đất vào bầu vào nơi trộn.

Đầy đủ tất cả vật liệu: đất, cát, trấu, phân hữu cơ hoai mục

2 Xác định công thức phối trộn

Yêu cầu các nhóm xem lại công thức phối trộn trong bài học lý thuyết

Xác định công thức phối trộn đúng theo bài học lý thuyết

3 Sàng đất và cát Dựng lưới sang đất và sàng Đất và cát phải sạch 4 Phối trộn hỗn hợp Trộn các loại vật liệu với

nhau

Trộn thật đều

5 Chở hỗn hợp vào nơi

đóng bầu Chở và đổ đất vào luống

bằng xe rùa

Đổ đúng nơi quy định để tiện cho việc đóng bầu

- Thời gian hoàn thành: 4 tiết (3 tiết thực hiện và 1 tiết hướng dẫn mở đầu và nhận xét, tổng kết bài).

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Mỗi nhóm phải hoàn thành 1m3 hỗn hợp vào bầu ươm nho trong thời gian 3 tiết.

+ Chuẩn bị đủ các loại vật liệu, phân bón + Xác định công thức phối trộn đúng yêu cầu

+ Sàng đất và cát không còn đá, đất cục và rác trong hỗn hợp + Phối trộn hỗn hợp phải đều

+ Chở hỗn hợp vào nơi đóng bầu phải nhanh và đổ gọn

2.3. Bài thực hành số 1.2.3: Đóng bầu đất ươm nho - Mục tiêu: Đóng bầu đất nhanh và đạt tiêu chuẩn

- Nguồn lực: Túi nhựa đen kích thước 12x22cm, cuốc, xẻng, bao tay, hỗn hợp vào bầu đã trộn, vườn ươm, xe rùa.

- Cách thức tiến hành:

+ Giáo viên nêu yêu cầu công việc cho từng cá nhân

+ Giáo viên hướng dẫn cho cả lớp cách thực hiện công việc

+ Giáo viên giao công việc cho từng cá nhân và yêu cầu các cá nhân thực hiện theo đúng hướng dẫn.

- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: Các nhóm thực hiện công việc theo bảng hướng dẫn thực hiện công việc sau:

Thứ tự

Nội dung các bước

Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật 1 Chuẩn bị dụng cụ

và hỗn hợp đất vào bầu

Xác định và lấy các loại dụng cụ cần thiết cho đóng bầu. Hỗn hợp đất vào bầu phải được đổ lên luống trước đó

Đầy đủ tất cả các loại dụng cụ đóng bầu và hỗn hợp vào bầu

2 Ngồi vào vị trí luống

Ngồi vào vị ví trước đống hỗn hợp để tiện cho việc đóng và xếp bầu

Ngồi đúng vị trí

3 Đóng bầu Đổ hỗn hợp vào ½ túi bầu và nén chặt, sau đó đổ tiếp ½ hỗn hợp còn lại vào túi bầu cho đầy

Bầu chặt, cân đối Đóng nhanh

4 Xếp bầu vào luống

Sau khi đóng bầu xong phải xếp bầu vào luống.

Bầu được xếp trên luống phải thẳng hàng và chặt

Cố định bầu đất ở đầu hàng và cuối hàng bằng đất.

không bị lỏng lẻo.

- Thời gian hoàn thành: 4 tiết (3 tiết thực hiện và 1 tiết hướng dẫn mở đầu và nhận xét, tổng kết bài).

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Mỗi học viên đóng đủ 300 bầu và tiêu chuẩn thực hiện các công việc như sau:

+ Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ và hỗn hợp đất vào bầu đầy đủ + Ngồi đúng vị trí dễ dàng đóng bầu

+ Đóng bầu chặt, không bị gãy khúc và nhanh

+ Xếp bầu vào luống phải gọn, chắc chắn và các bầu phải thẳng hàng nhau.

C. Ghi nhớ:

- Xây dựng vườn ươm phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật nếu không sẽ ảnh hưởng đến quá trình chăm sóc cây con.

- Chọn vườn lấy hom giống phải đảm bảo về khả năng ra rễ nhanh và chống chịu tốt với sâu bệnh, môi trường.

- Chọn giống làm chồi ghép phải đảm bảo về năng suất, chất lượng.

- Phối trộn các loại vật liệu, phân bón và đóng bầu đất ươm nho đúng yêu cầu kỹ thuật sẽ thuận lợi cho cây con sinh trưởng, phát triển tốt trong bầu đất.

Bài 3: GIÂM HOM LÀM GỐC GHÉP Mã bài: MĐ01-03

Mục tiêu:

- Nêu được các bước giâm hom nho; - Thực hiện thành thạo kỹ thuật giâm nho; - Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ.

A. Nội dung

Nho có thể được nhân giống bằng nhiều phương pháp khác nhau như giâm hom, chiết và ghép.

Ngoài ra, cây nho còn có thể được trồng từ hạt nhưng cây mọc từ hạt thường không giữ được những đặc tính tốt của cây mẹ nên người ta chỉ dùng trong công tác tạo giống.

Phương pháp nhân giống dễ dàng và rẻ tiền nhất hiện nay đối với các vùng trồng nho trên thế giới vẫn là giâm cành sau đó là ghép.

Một phần của tài liệu giáo trình mô đuin chuẩn bị cây giống nghề trồng nho (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w