1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

giáo trình mô đun chuẩn bị giống dê thỏ

96 488 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 2,86 MB

Nội dung

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHUẨN BỊ GIỐNG DÊ, THỎ MÃ SỐ : MĐ01 NGHỀ : NUÔI DÊ, THỎ Trình độ : Sơ cấp nghề TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN : Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU : MĐ01 LỜI GIỚI THIỆU Trong những năm gần đây phong trào nuôi dê, thỏ ở Việt Nam phát triển mạnh do nhu cầu ngày càng tăng về tiêu thụ thịt dê, sữa dê và thịt thỏ. Giá trị dinh dưỡng của thịt dê, sữa dê và thịt thỏ lại cao hơn so với một số loài vật nuôi khác. Hơn nữa chăn nuôi dê, thỏ vốn ban đầu thấp, chuồng trại có thể tận dụng các vật liệu sẵn có, rẻ tiền, tận dụng được lao động nhàn rỗi ở nông thôn. Dê, thỏ là loài vật rất dễ nuôi có thể sử dụng các loại thức ăn như lá cây, rau cỏ tự nhiên và các phế phụ phẩm nông nghiệp do đó chi phí thấp, nhưng giá thành sản phẩm lại cao vì người tiêu dùng vẫn coi đây là các đặc sản. Xuất phát từ nhu cầu trên việc phát triển chương trình, giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn là cần thiết. Giáo trình nuôi dê, thỏ đã được xây dựng dựa trên những kinh nghiệm rút ra từ đào tạo và thực tế, chúng tôi tổ chức biên soạn giáo trình một cách khoa học, hệ thống và cập nhật những kiến thức và kỹ năng thực tiễn phù hợp với đối tượng là lao động nông thôn. Giáo trình nuôi dê, thỏ là tài liệu sử dụng giảng dạy, học tập và tham khảo cho giáo viên, học sinh các cơ sở dạy nghề cho đối tượng lao động nông thôn. Nội dung giáo trình mô đun chuẩn bị giống dê, thỏ gồm có 5 bài : Bài 1 : Đặc điểm sinh học của dê, thỏ Bài 2 : Xác định giống dê, thỏ cần nuôi Bài 3 : Chọn lọc giống dê, thỏ Bài 4 : Nhân giống dê, thỏ Bài 5 : Theo dõi và quản lý giống Tập thể đã có nhiều cố gắng trong nghiên cứu và biên soạn chương trình, giáo trình dạy nghề song còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Chúng tôi mong muốn nhận được sự đóng góp của các nhà khoa học, các nhà quản lý giáo dục và các bạn đồng nghiệp để chương trình hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn 1. Lê Công Hùng. Chủ biên 2. Nguyễn Danh Phương. Thành viên 3. Lâm Trần Khanh. Thành Viên MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG LỜI GIỚI THIỆU 3 MỤC LỤC 4 MÔ ĐUN CHUẨN BỊ GIỐNG DÊ, THỎ 1 Bài 1 : ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA DÊ, THỎ 1 A. Nội dung : 1 1.1. Đặc điểm sinh học của dê 1 1.1.1. Đặc điểm sinh lý tiêu hóa của dê 1 1.1.2. Đặc điểm sinh trưởng 6 1.1.3. Đặc điểm sinh sản 7 1.1.4. Các đặc điểm khác 8 1.2. Đặc điểm sinh học của thỏ 10 1.2.1. Đặc điểm sinh lý tiêu hóa ở thỏ 10 1.2.2. Đặc điểm sinh trưởng 13 1.2.3. Đặc điểm sinh sản 14 1.2.4. Các đặc điểm khác 15 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 15 C. Ghi nhớ : 22 Bài 2 : XÁC ĐỊNH GIỐNG DÊ, THỎ 23 A. Nội dung : 23 2.1. Xác định các giống dê 23 2.1.1. Xác định các giống dê nội 23 2.1.2. Xác định các giống dê nhập nội 24 2.1.3. Xác định các giống dê lai 28 2.2. Xác định các giống thỏ 30 2.2.1. Xác định các giống thỏ nội 30 2.2.2. Xác định các giống thỏ nhập nội 32 2.2.3. Thỏ lai 34 2.3. Xác định các giống dê, thỏ cần nuôi 34 2.3.1. Xác định các giống dê cần nuôi 34 2.3.2. Xác định các giống thỏ cần nuôi 35 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 36 C. Ghi nhớ : 40 Bài 3 : CHỌN LỌC GIỐNG DÊ, THỎ 41 A. Nội dung : 41 3.1. Chọn lọc giống dê 41 3.1.1. Chọn lọc dê đực giống 41 3.1.2. Chọn lọc dê cái giống 42 3.1.3. Chọn lọc dê nuôi thịt 45 3.2. Chọn lọc giống thỏ 46 3.2.1. Chọn lọc thỏ đực giống 46 3.2.2. Chọn lọc thỏ cái giống 47 3.2.3. Chọn lọc thỏ nuôi thịt 49 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 50 C. Ghi nhớ 51 Bài 4 : NHÂN GIỐNG DÊ, THỎ 52 A. Nội dung : 52 4.1. Nhân giống dê 52 4.1.1. Nhân giống thuần ở dê 52 4.1.2. Lai giống ở dê 52 4.1.3. Chọn ghép đôi giao phối 56 4.1.4. Luân chuyển đực giống 56 4.1.5. Ghi chép sổ sách 57 4.2. Nhân giống thỏ 58 4.2.1. Nhân giống thuần ở thỏ 58 4.2.2. Lai giống ở thỏ 58 4.2.3. Chọn ghép đôi giao phối 58 4.2.4. Ghi chép sổ sách 59 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 62 C. Ghi nhớ 65 Bài 5 : THEO DÕI VÀ QUẢN LÝ GIỐNG 66 A. Nội dung : 66 5.1. Đánh số hiệu dê, thỏ 66 5.2. Xem răng định tuổi 68 5.3. Loại thải giống dê, thỏ 69 5.4. Quản lý phối giống dê, thỏ 70 5.5. Quản lý giống dê, thỏ theo Vietgap 70 5.6. Lập sổ sách theo dõi giống 70 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 73 C. Ghi nhớ 74 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 75 I. Vị trí, tính chất của mô đun: 75 II. Mục tiêu : 75 III. Nội dung chính của mô đun : 75 IV. Hướng dẫn đánh giá kết quả học tập 76 4.1. Đánh giá bài thực hành 1.1.1: Khảo sát khả năng sinh trưởng của đàn dê tại một trại chăn nuôi dê nơi học tập 76 4.2. Đánh giá bài thực hành 1.1.2: Khảo sát khả năng sinh trưởng của đàn thỏ tại một trại chăn nuôi thỏ nơi học tập 77 4.3. Đánh giá bài thực hành 1.1.3: Khảo sát các chỉ tiêu sinh lý của dê ở một trại chăn nuôi dê 77 4.4. Đánh giá bài thực hành 1.1.4: Khảo sát các chỉ tiêu sinh lý của thỏ ở một trại chăn nuôi thỏ 78 4.5. Đánh giá bài thực hành 1.2.1: Khảo sát hiện trạng các giống dê, thỏ hiện đang nuôi tại địa phương (tên giống, quy mô nuôi) 79 4.6. Đánh giá bài thực hành 1.2.2: Nhận dạng, phân biệt, đánh giá một số giống dê nội, dê nhập nội và dê lai 79 4.7. Đánh giá bài thực hành 1.2.3: Nhận dạng, phân biệt, đánh giá một số giống thỏ nội, thỏ nhập nội và thỏ lai 80 4.8. Đánh giá bài thực hành 1.2.4: Khảo sát và xác định chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của các giống dê tại nơi tổ chức lớp học 81 4.9. Đánh giá bài thực hành 1.2.5: Khảo sát và xác định chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của các giống thỏ tại nơi tổ chức lớp học 82 4.10. Đánh giá bài thực hành 1.3.1: Chọn lọc dê đực giống, dê cái giống và dê nuôi thịt tại một trại hoặc hộ gia đình nuôi dê ở địa phương 82 4.11. Đánh giá bài thực hành 1.3.2: Chọn lọc thỏ đực giống, thỏ cái giống và thỏ nuôi thịt tại một trại hoặc hộ gia đình nuôi thỏ ở địa phương 83 4.12. Đánh giá bài thực hành 1.4.1: Khảo sát và thực hành luân chuyển đực giống dê cho một trại chăn nuôi dê tại địa phương 84 4.13. Đánh giá bài thực hành 1.4.2: Khảo sát và ghép đôi giao phối cho một trại nuôi thỏ tại địa phương 84 4.14. Đánh giá bài thực hành 1.5.1: Đánh số hiệu dê tại một trại nuôi dê ở địa phương 85 4.15. Đánh giá bài thực hành 1.5.2: Xem răng định tuổi dê tại một trại nuôi dê ở địa phương 86 4.16. Đánh giá bài thực hành 1.5.3: Lập và ghi chép sổ theo dõi giống dê, thỏ 86 V. Tài liệu tham khảo 88 1 MÔ ĐUN CHUẨN BỊ GIỐNG DÊ, THỎ Mã mô đun : MĐ01 Giới thiệu mô đun : Mô đun 1: Chuẩn bị giống dê, thỏ với tổng số giờ là 72 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 52 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: Xác định đặc điểm sinh học của dê, thỏ; xác định các giống dê, thỏ cần nuôi; chọn lọc giống dê, thỏ; nhân giống dê, thỏ; theo dõi và quản lý giống đạt chất lượng và hiệu quả cao. Mô đun này được giảng dạy theo phương pháp dạy học tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, kết thúc mô đun được đánh giá bằng phương pháp trắc nghiệm và làm bài tập thực hành. Bài 1 : ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA DÊ, THỎ Mã bài: MĐ 01-01 Mục tiêu : - Mô tả được đặc điểm sinh lý tiêu hóa, sinh trưởng và sinh sản của dê, thỏ. - Khảo sát được đặc điểm sinh lý tiêu hóa, sinh trưởng và sinh sản của dê, thỏ. A. Nội dung : 1.1. Đặc điểm sinh học của dê 1.1.1. Đặc điểm sinh lý tiêu hóa của dê 1.1.1.1. Đặc điểm cấu tạo cơ quan tiêu hóa Dê thuộc loài dạ dày kép (dạ dày gồm có 4 túi : dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế). Bộ máy tiêu hóa bắt đầu từ: Miệng Thực quản Dạ dày Ruột già Ruột non Hậu môn Hình 1.1.1 : Hệ thống đường tiêu hóa của dê a. Miệng Cũng như các động vật khác xoang miệng của dê gồm : Môi, răng, lưỡi, tuyến nước bọt. - Răng : Dê không có răng của hàm trên, có 8 răng của hàm dưới và 24 răng hàm. Răng có vai trò nghiền nát thức ăn giúp cho dạ dày và ruột tiêu hóa dễ dàng. - Lưỡi : Lưỡi của dễ khá dài và linh hoạt, bề mặt nhám có thể cuốn bứt cỏ lá đưa vào miệng. Trên lưỡi dê có có 3 loại gai thịt (gai thịt hình đài hoa, gai thịt hình nấm và gai thịt hình sợi). Nhờ vào vai trò vị giác, xúc giác của các gai thịt mà khi ăn dê nhận biết được vị của thức ăn (chua, ngọt, đắng, cay) và biết được độ rắn hay mềm của thức ăn. Ngoài ra các gai thịt này còn giúp dê nghiền nát và nhào trộn thức ăn. - Tuyến nước bọt : gồm 3 đôi tuyến (dưới tai, dưới lưỡi và dưới hàm), lượng nước bọt tiết ra 1 ngày đêm khoảng 7 - 8 lít, nước bọt có vai trò : + Trung hoà axit béo bay hơi sinh ra trong dạ cỏ nhờ vào muối cacbonat và photphat để duy trì pH thích hợp cho vi sinh vật dạ cỏ hoạt động. + Thấm ướt thức ăn, giúp cho quá trình nuốt và nhai lại được dễ dàng. + Cung cấp các chất điện giải như Na + , K + , Ca ++ , Mg ++ . + Điều hoà dinh dưỡng N và P cho nhu cầu của vi sinh vật dạ cỏ. b. Thực quản Thực quản là ống nối liền từ miệng qua hầu xuống tiền đình dạ cỏ, có tác dụng vận chuyển t hức ăn xuống dạ cỏ và ợ thức ăn lên miệng để nhai lại. Thực quản còn có vai trò ợ hơi thoát khí trong dạ cỏ ra ngoài. c. Dạ dày Dê là loài dạ dày 4 túi gồm : dạ cỏ, tổ ong, lá sách, dạ múi khế. Dung tích dạ dày thay đổi theo tuổi, dê con mới sinh dạ múi khế chiếm tới 70% dung tích toàn dạ dày, các túi khác chiếm 30%. Còn dê trưởng thành dạ cỏ chiếm tới 80% dung tích chung của dạ dày ; dạ tổ ong : 5% ; dạ múi khế : 7% ; dạ lá sách : 8%. Dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách không có tuyến tiêu hóa. Dạ múi khế có tuyến tiêu hóa như loài dạ dày đơn. Hình 1.1.2 : Sơ đồ cấu tạo dạ dày của dê - Dạ cỏ : Dạ cỏ là bộ phận quan trong trong tiêu hóa ở dê, dạ cỏ có một lỗ thông với thượng vị và một lỗ thong với dạ tổ ong. Phía lỗ thượng vị có một rãnh thực quản chạy qua dạ tổ ong và dạ lá sách tới dạ múi khế. Trong dạ cỏ của dê có một hệ vi sinh vật sống cộng sinh rất phát triển bao gồm vi sinh vật, động vật nguyên sinh và nấm. 1 gram chất chứa dạ cỏ có khoảng 1,5 - 2,0 x 10 11 vi sinh vật. Hệ vi sinh vật trong dạ cỏ của dê có sự thích ứng rộng với nhiều loại thức ăn khác nhau. Nhờ vậy mà dê có thể ăn được nhiều loại thức ăn có nhiều độc tố, cay, đắng mà gia súc khác không ăn được như lá xoan, lá xà cừ, lá chàm, keo tai tượng, cỏ bướm Hệ vi sinh vật dạ cỏ có sự biến đổi theo thời gian và phụ thuộc vào tính chất của khẩu phần ăn. Hệ vi sinh vật dạ cỏ đều là vi sinh vật yếm khí và sống chủ yếu bằng năng lượng sinh ra từ quá trình lên men các chất dinh dưỡng. Hệ vi sinh vật trong dạ có có vai trò tiêu hóa chất xơ (gồm cellulose và hemicellulose) và nhóm chất chứa nitơ (gồm protein và các hợp chất cacbamit). - Dạ tổ ong : Dạ tổ ong là một túi nhỏ thông với dạ cỏ ở phía trái bằng một lỗ hẹp, dung tích khoảng 0,5 - 2 lít. Niêm mạc dạ tổ ong có gờ nổi lên thành các ô thành nhiều cạnh, mỗi ô lớn chia thành nhiều ô nhỏ giống như tổ ong. Chức năng chính của dạ tổ ong là đẩy các thức ăn rắn và các thức ăn chưa được nghiền nhỏ trở lại dạ cỏ, đồng thời đẩy các thức ăn dạng nước vào dạ lá sách. Dạ tổ ong cũng giúp cho việc đẩy các miếng thức ăn ợ qua thực quản lên miệng để nhai lại. - Dạ lá sách : Một đầu thông với dạ tổ ong, đầu kia thông với dạ múi khế. Mặt trong của dạ lá sách có nhiều lá to nhỏ khác nhau, xếp theo chiều dọc như những trang của một quyển sách mở. Dạ lá sách có vai trò nghiền nát thức ăn, ép thức ăn và hấp thu nước, cùng các ion Na + , K + , hấp thu các axit béo bay hơi trong dưỡng chấp đi qua. - Dạ múi khế : Một đầu thông với dạ lá sách và đầu kia thông với tá tràng. Dạ múi khế có chức năng giống dạ dày đơn, có tuyến tiêu hóa tiết ra dịch tiêu hóa gồm các men pepsin, kimozin, lipaza Môi trường dạ múi khế có độ pH thấp, trong khoảng từ 2,5 - 3,5 ; Hàm lượng HCl biến động theo tuổi khoảng 0,12 - 0,46%. Sự có mặt của các men tiêu hoá cùng với hàm lượng HCl và độ pH thấp trong dạ múi khế giúp cho quá trình tiêu hoá các chất dinh dưỡng như protit, lipit… diễn ra thuận lợi. d. Rãnh thực quản Từ lỗ thượng vị có một rãnh gọi là rãnh thực quản mở hướng về túi dạ cỏ chỗ tiếp g i áp giữa dạ cỏ và dạ tổ ong. Rãnh thực quản có hai môi rất khỏe. Khi hai môi mở ra thì thức ăn sẽ đi thẳng xuống dạ cỏ, khi đóng lại rãnh thực quản như một cái ống đưa t hức ăn lỏng qua lỗ thuợng vị vào thẳng dạ lá sách mà không qua dạ cỏ và dạ tổ ong e. Ruột - Ruột non : Ruột non có cấu tạo và chức năng giống như của loài gia súc dạ dày đơn. Trong ruột non có các enzyme tiêu hoá do tuyến ruột, tuyến tuỵ tiết ra và dịch mật đổ vào đây để tiêu hoá tinh bột, đường, protein và lipit. Những phần thức ăn chưa được lên men ở dạ cỏ và sinh khối vi sinh vật được đưa xuống ruột non sẽ được tiêu hoá bằng enzyme. Ruột non còn làm nhiệm vụ hấp thu nước, khoáng, vitamin và các sản phẩm tiêu hoá ở ruột (glucoza, axít amin và axít béo). - Ruột già : Ruột già có chức năng lên men, hấp thu và tạo phân. Trong [...]... điểm sinh lý sinh sản của dê, thỏ để thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng phù hợp nhằm mục đích cho dê, thỏ sinh sản tốt Bài 2 : XÁC ĐỊNH GIỐNG DÊ, THỎ Mã bài: MĐ 01-02 Mục tiêu : - Trình bày được đặc điểm các giống dê, thỏ nuôi - Nhận dạng, phân loại, đánh giá được các giống dê, thỏ A Nội dung : 2.1 Xác định các giống dê 2.1.1 Xác định các giống dê nội 2.1.1.1 Dê cỏ - Dê có mầu lông chủ yếu là... dê cái 90 - 110 kg, dê đực 100 - 160 kg - Tuổi động dục lần đầu 10 - 12 tháng tuổi - Dê đẻ 1,5 lứa/năm Hình 1.2.8 Dê Boer 2.1.3 Xác định các giống dê lai Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây đã tiến hành nghiên cứu hàng loạt các công thức lai giữa các giống dê Dê Bách Thảo đực lai với dê cái Cỏ, cho con lai F1 và F2 Con lai sinh trưởng và tăng trọng tốt, khả năng sinh sản và cho sữa đều cao hơn dê. .. nước ta Sử dụng dê đực 3 giống dê Ấn Độ lai với dê Cỏ và dê Bách Thảo, cho con lai cũng có khả năng sản xuất cao hơn so với dê Cỏ và dê Bách Thảo thuần Sử dụng dê đực Saanen hoặc Alpine hoặc tinh cọng rạ của dê đực Pháp lai với dê Bách Thảo tạo ra dê lai cho nang suất sữa ở con lai tăng lên được 35 - 40% Kết quả nghiên cứu cho thấy sử dụng dê đực Bách Thảo, Jumnapari và Beetal lai với dê Cỏ, con lai... Barbari 2.1.2.4 Dê Alpine - Là giống dê sữa nuôi nhiều ở vùng núi Alpes của Pháp - Dê có màu lông chủ yếu màu vàng, đôi khi đem, đốm trắng, tai nhỏ và thẳng - Khối lượng trưởng thành dê cái 40 - 45 kg, dê đực 70 - 80 kg - Sản lượng sữa 2,5 - 3 kg/ngày, năng suất 900 - 1000 lít/1 chu kỳ cho sữa 240 - 250 ngày Hình 1.2.6 Dê Alpine 2.1.2.5 Dê Saanen - Là giống dê chuyên dụng của Thụy Sỹ - Dê có mầu lông... cung - Dê là loài có khả năng sinh sản nhanh hơn nhiều so với trâu, bò Bình thường tuổi động dục lần đầu là 6 - 8 tháng tuổi, tuổi phối giống lần đầu là 8 - 10 tháng tuổi và tuổi đẻ lứa đầu là 360 - 420 ngày Tuy nhiên các giống dê khác nhau, thì tuổi đẻ lứa đầu là khác nhau Bảng 1.1.2 Một số đặc điểm sinh sản của các giống dê nuôi ở Việt Nam Chỉ tiêu Dê cỏ Dê Dê Bách Dê Thảo Barbary Jumnapari Dê Beetal... đổi không rõ rệt nữa Bảng 1.1.1 Khối lượng của một số giống dê ở các lứa tuổi (kg) Dê Dê Dê Dê 3 tháng 6 tháng Dê Cỏ Đực 2,3 2,7 2,3 3,4 3,5 1,6 2,3 2,1 3,0 2,9 Đực 6,1 11,6 9,4 12,4 12,9 Cái Sơ sinh Tính biệt Cái Lứa tuổi 5,3 10,1 9,1 11,7 10,7 Đực 9,7 17,9 14,8 18,5 18,9 Cái 8,2 15,8 12,5 14,6 15,4 Bách Thảo Barbary Jumnapari Beetal Dê Dê Dê Dê 30 tháng 25,5 19,4 24,0 26,6 13,7 22,1 15,3 20,6 22,9... hướng sữa - thịt - Dê phàm ăn, hiền lành Hình 1.2.4 Dê Beetal 2.1.2.3 Dê Barbari - Nguồn gốc từ Ấn độ - Dê có màu lông vàng loang đốm trắng như hươu sao, tai nhỏ thẳng - Khối lượng dê sơ sinh : 2 - 2,5 kg - Khối lượng trưởng thành dê cái 30 - 35 kg, dê đực 50 - 55 kg - Dê cái có bầu vú phát triển, sản lượng sữa 0,9 - 1 kg/ngày, chu kỳ 145 - 150 ngày - Dê 1,8 con/lứa và 1,7 lứa/năm - Dê ăn rất tạp, chịu... tuổi thỏ thành thục về tình tùy theo giống, sau 12 tuần tuổi tách thỏ cái riêng thỏ đực tránh hiện tượng rối loạn, cắn xé nhau làm giảm tăng trọng trong đàn Thường không phối giống cho thỏ ngay lần động dục đầu, mà phải chờ đến khi thỏ 5 - 6 tháng tuổi thỏ đạt 75 - 80% khối lượng trưởng thành mới cho phối giống và chuyển sang sinh sản 1.2.3 Đặc điểm sinh sản Tùy thuộc vào điều kiện nuôi dưỡng và giống. .. của dê trên cơ sở đó cung cấp các loại thức ăn cho chúng phù hợp và tránh rối loạn quá trình tiêu hóa của dê - Xác định các đặc điểm sinh lý tiêu hóa và đặc tính ăn uống của thỏ trên cơ sở đó cung cấp các loại thức ăn cho chúng phù hợp và tránh rối loạn quá trình tiêu hóa của thỏ - Hiểu được quy luật sinh trưởng, phát triển của dê theo giai đoạn nhằm mục đích cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng cho dê, thỏ. .. trắng, tai vểnh nhỏ - Khối lượng dê sơ sinh 2,5 - 3 kg - Khối lượng lúc 6 tháng tuổi 25 - 30 kg - Khối lượng trưởng thành dê cái 50 - 55 kg, dê đực 65 - 75 kg - Sản lượng sữa 3 - 3,5 lít/ngày, năng suất sữa 1000 - 1200 kg/chu kỳ 290 300 ngày - Dê đẻ 1,4 con/lứa và 1,5 lứa/năm Hình 1.2.7 Dê Saanen 2.1.2.6 Dê Boer - Là giống dê chuyên thịt, có nguồn gốc châu Phi, nhập từ Mỹ - Dê có mầu lông than trắng, lông . dõi giống dê, thỏ 86 V. Tài liệu tham khảo 88 1 MÔ ĐUN CHUẨN BỊ GIỐNG DÊ, THỎ Mã mô đun : MĐ01 Giới thiệu mô đun : Mô đun 1: Chuẩn bị giống dê, thỏ với tổng số giờ là 72 giờ, trong đó có 12 giờ. TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHUẨN BỊ GIỐNG DÊ, THỎ MÃ SỐ : MĐ01 NGHỀ : NUÔI DÊ, THỎ Trình độ : Sơ cấp nghề TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN : Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn. định giống dê, thỏ cần nuôi Bài 3 : Chọn lọc giống dê, thỏ Bài 4 : Nhân giống dê, thỏ Bài 5 : Theo dõi và quản lý giống Tập thể đã có nhiều cố gắng trong nghiên cứu và biên soạn chương trình, giáo

Ngày đăng: 26/06/2015, 08:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w