2.7.1 Phòng bệnh
Theo Nguyễn Thanh Sơn (2005), nguyên tắc chung về vệ sinh phòng bệnh bao gồm: Vệ sinh chuồng trại và thiết bị chăn nuôi: Nên có khu vực nuôi và chuồng phù hợp với các loại heo và độ tuổi khác nhau. Cần giữ cho chuồng trại luôn thông thoáng, đủ ánh sáng, mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Thường xuyên quét dọn,
định kỳ tẩy uế, khử trùng chuồng nuôi, cọ rửa và tiêu độc máng ăn, máng uống và các dụng cụ chăn nuôi như cuốc, xẻng, ủng, quần áo bảo hộ,... Sau mỗi đợt nuôi, phải vệ sinh chuồng trại và khử trùng tiêu độc, sau đó để trống chuồng khoảng 3-5 ngày trước khi nuôi lứa mới. Heo mới mua về phải cách ly ở khu vực riêng từ 15-20 ngày trước khi nhập đàn. Phân, rác và chất thải trong chuồng cần được thu gom thường xuyên, đưa ra chỗ tập trung riêng để giữ chuồng luôn sạch sẽ. Có thểủ phân bằng phương pháp ủ phân vi sinh vật hoặc xử lý bằng hầm biogas. Hạn chế người và vật lạ vào khu vực chăn nuôi để tránh đưa mầm bệnh từ khu vực khác vào khu vực chăn nuôi; Các biện pháp khử trùng tiêu độc: Sử dụng ánh nắng mặt trời để
phơi máng ăn, máng uống, dụng cụ chăn nuôi. Rắc vôi bột hoặc quét nước vôi pha loãng nồng độ 10 % (1kg vôi tôi/10 lít nước) xung quanh và bên trong chuồng nuôi,
để 2-3 ngày rồi quét dọn. Dùng một số hóa chất sát trùng như: Formol từ 1-3%, Crezil 3-5 %, Cloramin-T,...theo hướng dẫn của nhà sản xuất; Vệ sinh thức ăn và nước uống: Cần rửa sạch các loại thức ăn thô xanh trước khi cho heo ăn. Không sử
dụng thức ăn bị ôi, thiu, mốc. Không cho heo ăn thức ăn không rõ nguồn gốc hoặc
đã quá hạn sử dụng. Không cho heo ăn các phụ phẩm và các loại thịt sống của heo bệnh và heo mua từ chợ về không rõ nguồn gốc. Sử dụng nước uống sạch, không dùng nước đục, nước ao hồ tựđộng hoặc nước giếng có hàm lượng sắt cao cho heo
2.7.2 Trị bệnh
2.7.2.1 Bệnh tiêu chảy ở heo con
Bệnh tiêu chảy phổ biến ở heo con sau cai sữa chuyển sang thịt, gây viêm ruột cấp tính và mãn tính. Nguyên nhân chính do chăm sóc nuôi dưỡng, thức ăn thay đổi, không đảm bảo dinh dưỡng, phương thức và thời gian cho ăn thay đổi…bệnh không chỉ xảy ra ở 1 - 2 con mà xảy ra với số lượng lớn (Trương Lăng (2000)).
2.7.2.2 Một số bệnh khác thường gặp trên heo con
Bệnh phân trắng heo con: thường xảy ra ở heo con còn bú, ở thể viêm ruột, viêm dạ
dày cấp tính, đặc trưng là ỉa chảy màu hơi vàng, trắng kèm theo thể độc huyết (toxemie) hoặc bại huyết (cepticemie) (Trương Lăng (2003)).
Bệnh phó thương hàn: heo con đang bú sữa ít thấy bệnh xuất hiện, cai sữa thường mắc bệnh ở thể nặng (Trương Lăng (2000)).
DỰ ÁN LUXEMBURG 20.000m2 VP - L Ớ P WC -KH O BỂ LỌC AO 3 AO 2 AO 1 NHÀ Ủ 15.020m2 ĐỒNG CỎ TỰ NHIÊN B Ả O T Ồ N V À P HÁ T T RI Ể N T R Â U TA 1 1 .9 49m2 Biogas ĐỒNG CỎ NĂNG SUẤT CAO SANSED H BIO-GAS Dãy A Dãy B Dãy C Dãy D CỔNG PHỤ CỔNG CHÍNH
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 3.1 NHẬN XÉT TỔNG QUÁT VỀ TRẠI
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
Đất đai: Trại Chăn Nuôi Thực Nghiệm Trường Đại Học Cần Thơ được xây dựng trên vùng đất ruộng bơm cát thuộc loại đất phèn. Diện tích của toàn trại khoảng 7ha bao gồm chuồng trại, hệ thống xử lý nước thải, đất trồng cây, trồng cỏ, ao hồ, mương, đường đi, văn phòng và nhà kho.
Sơđồ trại:
Sơđồ 1: Trại Chăn Nuôi Thực Nghiệm Trường Đại Học Cần Thơ
Khí hậu: Trại chăn nuôi Thực Nghiệm Trường Đại Học cần Thơ nói riêng mang đặc
điểm khí hậu nhiệt đới của vùng Đồng Bằng sông Cửu Long, chia làm hai mùa rõ rệt:
Mùa nắng: từ tháng 11 đến tháng 4, mùa này khí hậu khô nóng. Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 10, mùa này mưa nhiều.
TRẠI CHĂN NUÔI THỰC NGHIỆM TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
3.1.2 Cơ cấu quản lý và tổ chức trại
Tổ chức
Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức trại Chăn Nuôi Thực nghiệm Trường Đại Học Cần Thơ
Trại Chăn Nuôi Thực Nghiệm của trường Đại Học Cần Thơ dưới sự lãnh đạo, quản lý trực tiếp của bộ môn chăn nuôi khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng. Trại phát triển chăn nuôi chủ yếu phục vụ cho cán bộ nghiên cứu và giảng dạy, cho sinh viên thực tập và nghiên cứu khoa học đồng thời trại còn cung cấp con giống và sản phẩm ra thị trường.
Quản lý
Quản lý lao động: bằng việc qui định giờ hằng ngày, bảng chấm công, lịch trực của kỹ thuật viên.
Quản lý vật tư: Kế toán theo dõi việc xuất, nhập sản phẩm vật tưở trại.
Quản lý sản phẩm:
Sổ theo dõi bệnh án, chuẩn đoán, điều trị. Sổ theo dõi thức ăn mổi ngày ở các tổ.
Sổ theo dõi ngày phối, dự kiến ngày đẻ của heo. Sổ theo dõi số lượng gia súc.
TRƯỞNG TRẠI
KẾ TOÁN THỦ QUỸ THỦ KHO PHÒNG KỸ THUẬT TỔ CHĂN NUÔI
3.1.3 Vệ sinh thú y
Trong chăn nuôi vệ sinh phòng bệnh là một khâu đặc biệt quan trọng. Để giảm thiểu tối đa dịch bệnh xảy ra, trại rất quan tâm đến vấn đề này.
Hàng ngày vệ sinh chuồng trại, vệ sinh gia súc 2 lần/ngày, buổi sáng lúc 8giờ, buổi chiều lúc 14 giờ
Hàng tuần sát trùng tất cả các dãy chuồng và khu vực xung quanh chuồng 2 lần/tuần bằng Benkocid, rải vôi bột đầu các dãy chuồng.
Thường xuyên khai thông cống rãnh, phát hoang bụi rậm, dọn cỏ sạch sẽ xung quanh chuồng trại.
3.2 PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM 3.2.1 Địa điểm và thời gian thí nghiệm
Địa điểm: thí nghiệm được tiến hành tại trại chăn nuôi thực nghiệm trường Đại Học Cần Thơ tại xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.
Hình 3: Trại Chăn Nuôi Thực nghiệm
Thời gian: từ 15/12/2008 đến 15/3/2009.
3.2.2 Đối tượng thí nghiệm
Thí nghiệm được thí nghiệm tiến hành với 15 bầy heo con thuộc giống heo lai 2 máu là giống Yorkshire x Landrace.
3.2.3 Chuồng trại
Heo thí nghiệm được nuôi trên chuồng sàn có vòi nước tựđộng, có máng ăn.
3.2.4 Thức ăn thí nghiệm
Hai loại thức ăn của công ty CARGILL mà trại sử dụng là 1012 (dành cho heo con tập ăn từ 7 ngày tuổi trở lên) và Pigtech 1 (dành cho heo 25 ngày tuổi)
Hai loại thức ăn của công ty UNI PRESIDENT mà trại sử dụng là N1212 (dùng cho heo nái mang thai) và N1222 (dùng cho heo nái nuôi con).
Bảng 7: Tên và thành phần dinh dưỡng của thức ăn hỗn hợp
CARGILL UNI PRESIDENT Tên công ty và loại thức ăn 1012 Pigtech 1 N1212 N1222 Độẩm tối đa (%) Protein tối thiểu (%) Xơ tối đa (%) Canxi (%) Phospho tối thiểu (%) Muối (%)
Năng lượng trao đổi tối thiểu (kcal/kg) Kháng sinh, dược liệu Hoocmon 14 16 8 0,8-1,2 0,6 0,2-1 3075 - - 14 19 5 0,8-1,2 0,7 0,2-0,5 3200 - - 13 13 8 0,8-1 0,5 0,2-0,4 2900 - - 13 15 8 0,8-1 0,5 0,2-0,4 3100 - - 3.2.5 Nước uống
Nước uống được lấy từ nguồn nước giếng đã qua xử lý.
3.2.6 Dụng cụ thí nghiệm
Cân đồng hồ 30 kg..
Nhiệt ẩm kế dùng đểđo nhiệt độ, ẩm độ (hãng sản xuất: Model)
3.3 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 3.3.1 Yếu tố môi trường 3.3.1 Yếu tố môi trường
Theo dõi nhiệt độ, ẩm độ chuồng nuôi trong 3 tháng, mỗi tuần đo 1 lần vào lúc 3 giờ, 7 giờ, 11 giờ, 15 giờ, 19 giờ, 23 giờ. Vị trí đo nhiệt độ:
Ngoài chuồng: nhiệt độ và ẩm độ không khí được xác định trong bóng râm cách mặt
đất 1 – 1,5 m.
Trong chuồng: nhiệt độ và ẩm độ không khí được xác định tại các vị trí cách nền chuồng 20 – 25 cm và phải ở ít nhất 3 vị trí khác nhau trong một ô chuồng.
3.3.2 Các chỉ tiêu theo dõi trên heo
Đánh dấu heo sơ sinh (đánh số tai).
Cân trọng lượng sơ sinh trong 24 giờ sau khi sinh, ghi nhận trọng lượng sinh theo giới tính.
Cân trọng lượng 21 ngày.
Cân trọng lượng cai sữa (28 ngày cai sữa).
Tính hệ số tương quan giữa trọng lượng sơ sinh (x) và trọng lượng cai sữa (y). rxy= y x y x y x δ δ . . − Tính phương trình hồi qui: y = a + bx a = y - bx b = ( ) ∑ ∑ ∑ ∑ ∑ − − n x x n y x y x i i i i i i 2 2 3.4 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN 4.1 NHIỆT ĐỘ VÀ ẨM ĐỘ CHUỒNG NUÔI
4.1.1 Nhiệt độ chuồng nuôi trong thời gian thí nghiệm Bảng 8: Nhiệt độ trung bình trong chuồng và ngoài chuồng nuôi (oC) Bảng 8: Nhiệt độ trung bình trong chuồng và ngoài chuồng nuôi (oC)
Giờ 7giờ 11giờ 15giờ 19giờ 23giờ 3giờ
Trong chuồng 27,3 29,6 30,8 27,7 27,2 26,9 Vị trí
Ngoài chuồng 27,0 31,1 32,7 27,2 26,5 25.4
Biểu đồ 1: Biến động nhiệt độ trong và ngoài chuồng
Qua số liệu nhiệt độ thu thập được vào các thời điểm 7giờ, 11giờ, 15giờ, 19giờ, 23giờ, 3giờ và được lấy cố định vào một ngày trong tuần trong suốt thời gian thí nghiệm.
Nhận thấy: nhiệt độ lên rất cao vào khoảng từ 11giờ - 15giờ và có lúc nhiệt độ lên
đến 31oC ở trong chuồng và ngoài chuồng nuôi (bóng râm) vào khoảng 32oC. Nhiệt
độ bắt đầu giảm dần 15giờ - 3giờ hôm sau.
Vào khoảng từ 11giờ - 15giờ nhiệt độ ngoài chuồng nuôi cao hơn nhiệt độ trong chuồng nuôi và bắt đầu từ 19giờ - 7giờ thì nhiệt độ ngoài chuồng nuôi thấp hơn nhiệt độ trong chuồng nuôi. Điều này là do ban ngày khi trời nóng ở trại chạy hệ
thống quạt hút, màn nước để giảm nhiệt độ, còn ban đêm do chuồng kín nên nhiệt
độ chuồng nuôi được giữ khá ổn định (khoảng 270C).
Theo bảng trên ta thấy nhiệt độ chuồng ở trại heo trung bình từ 26,9 – 30,8oC. Theo tác giả Aumaitre (1967) cho thấy tốc độ sinh trưởng của heo con cao nhất ở chuồng nuôi có nhiệt độ là 28oC và theo Châu Bá Lộc (1983) thì nhiệt độ chuồng ởđồng bằng sông Cửu Long vào khoảng 25-28oC thì thích hợp đối với heo nhưng theo Bianca (1964) và tài liệu chăn nuôi heo vùng nhiệt đới thì nhiệt độ thích hợp cho heo con là 28 - 32 oC. Theo Faibrother (1992) heo chưa cai sữa nhiệt độ thích hợp là
0 5 10 15 20 25 30 35 7 giờ 11 giờ 15 giờ 19 giờ 23 giờ 3 giờ Trong Ngoài
32 – 34oC.Theo Huỳnh Tấn Phước (1977) ở nhiệt độ chuồng khoảng 30oC heo vẫn còn ăn ngon miệng, cao hơn 30oC heo sẽ kém ăn, nhiệt độ lên đến 35oC heo ăn ít và tăng trọng giảm. Nếu trên 35oC heo sẽ bị cảm nắng và thân nhiệt heo lến đến 40oC (Trần Thị Ngọc Trân (2008)).
Do đó kết quả nhiệt độ chuồng nuôi ta thu được tương đối phù hợp.
4.1.2 Ảnh hưởng của ẩm độ môi trường đến sinh trưởng heo con Bảng 9: Ẩm độ trung bình trong chuồng và ngoài chuồng nuôi (%) Bảng 9: Ẩm độ trung bình trong chuồng và ngoài chuồng nuôi (%)
Giờ 7giờ 11giờ 15giờ 19giờ 23giờ 3giờ
Trong chuồng 76,2 66,8 69,1 75,5 77,8 81,8 Vị trí
Ngoài chuồng 78,3 63,7 58,6 77,5 82,6 85,5
Biểu đồ 2: Biến động ẩm độ trong và ngoài chuồng
Nhiệt độ và ẩm độ có mối quan hệ trực tiếp và liên quan với nhau. Khi ẩm độ tăng thì nhiệt độ giảm và ngược lại, do khi ẩm độ cao thì lượng hơi nước bốc hơi nhiều tức là nước từ thể lỏng chuyển sang thể khí nhiều nhưng trong quá trình chuyển thì phải hút nhiệt vào nên làm cho nhiệt độ giảm (Trần Thị Ngọc Trân (2008)).
Quan sát bảng trên và biểu đồ ta thấy ẩm độ giảm vào lúc 7h đến 15h và tăng vào lúc 19h đến 3h ngày hôm sau. Ẩm độ ngoài chuồng cao nhất lúc 3h và thấp nhất vào lúc 15h. Còn ẩm độ trong chuồng thì vẫn cao nhất là lúc 3h nhưng thời điểm thấp nhất là 11h. Vì lúc thời điểm 15h do công nhân vừa mới hoàn tất việc tắm heo và dội rửa chuồng.Bên cạnh đó ta thấy rằng ẩm độ trong chuồng lúc 11h và 15h cao hơn ẩm độ ngoài chuồng là do vào hai thời điểm này nhiệt độ chuồng cao nên heo
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90
7giờ 11giờ 15giờ 19giờ 23giờ 3giờ
%
Trong Ngoài
thấp hơn ẩm độ ngoài chuồng là do mô hình chuồng kín có hệ thống quạt hút và hệ
thống thoát nước khá hiệu quả nên làm giảm bớt ẩm độ trong chuồng.
Theo bảng trên ẩm độ trong chuồng tối đa vào lúc 3h (81,8%) và tối thiểu vào lúc 11h (66,8%). Theo MARD – DAFE, ASA và US (Trần Thị Ngọc Trân (2008)) thì
ẩm độ thích hợp cho heo con theo mẹ từ 50 – 74% và theo Plafon (1974) thì ẩm độ
tối đa cho heo con theo mẹ là 75%. Theo Võ Văn Sơn (2002), ẩm độ tối hảo cho các loài 60 – 80%, trung bình là 70%. Theo Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt (2007)
ẩm độ thích hợp cho heo từ 0 – 5 tuần tuổi là 60%. Như vậy ẩm độ ta thu được ở đây tương đối cao hơn so với các kết quả nghiên cứu trên.
Ẩm độ trên 80% làm giảm tăng trọng heo, giảm tỉ lệ thụ thai, giảm số phôi, tăng tử
số heo sơ sinh, đẻ khó và tỉ lệ nâng cao (Châu Bá Lộc, 1989).
Những đàn heo nuôi ở chuồng ẩm ướt thì sinh trưởng, phát triển kém, dễ mắc bệnh tiêu chảy phân trắng ở heo con (Trần Thị Ngọc Trân (2008)).
Theo Châu Bá Lộc (1983 – 1988), ẩm độ từ 55 – 85% ảnh hưởng đến cơ thể gia súc chưa rõ rệt, nhưng lớn hơn 90% thì ảnh hưởng rất lớn, bất kỳở nhiệt độ không khí cao hay thấp. Ẩm độ cao còn là môi trường thuận lợi tạo điều kiện cho vi sinh vật gây bệnh phát triển. Ẩm dộ tương đối cũng biến thiên theo các thời điểm trong ngày, ẩm độ tăng hay giảm còn tùy thuộc vào mật độ gia súc, hơi nước trong chuồng và từ ngoài vào (Trần Thị Ngọc Trân (2008)).
4.2 TỔNG QUÁT VỀ HEO THÍ NGHIỆM
Thí nghiệm theo dõi trên 134 heo con (còn sống) F1 (Yorkshire x Landrace) tại trại chăn nuôi thực nghiệm Hòa An tỉnh Hậu Giang. Heo được đánh số tai theo dõi và cân tại các thời điểm sơ sinh, lúc 21 và 28 ngày tuổi (lúc cai sữa). Các chỉ tiêu đánh giá gồm: trọng lượng sơ sinh, trọng lượng 21 và 28 ngày tuổi cũng như tăng trọng qua các giai đoạn từ sơ sinh đến cai sữa theo mức trọng lượng sơ sinh và theo giới tính.
4.2.1 Tăng trưởng của heo thí nghiệm
Trong thí nghiệm các yếu tố ảnh hưởng như thời tiết, bệnh và thức ăn đều tương
Bảng 10: Trọng lượng heo thí nghiệm
Chỉ tiêu n Trung bình Độ lệch chuẩn
TL sơ sinh (kg/con) 134 1,45 0,22
TL 21 ngày tuổi (kg/con) 134 5,17 1,16
TL 28 ngày tuổi (kg/con) 134 6,76 1,23
TT heo sơ sinh-28 ngày tuổi (g/ngày)
134 190 40
Biểu đồ 3: Trọng lượng của heo thí nghiệm
Qua bảng trên, số heo theo dõi là 134 heo với trọng lượng trung bình lúc sơ sinh là 1,45 ± 0,22 kg/con, 21 ngày tuổi là 5,17 ± 1,16 kg/con, 28 ngày tuổi là 6,76 ± 1,23 kg/con. Tăng trọng trung bình của heo từ sơ sinh đến cai sữa là 190 ± 40 g/ngày. Trọng lượng heo 21 và 28 ngày tuổi tăng lên theo trọng lượng sơ sinh của chúng. Cụ thể, khi trọng lượng heo thí nghiệm lúc sơ sinh từ 0,9 kg đến 1,8 kg (trung bình là 1,45 kg) thì trọng lượng heo lúc 21 ngày tuổi tăng lên từ 2,6 kg đến 7,5 kg (trung bình là 5,17 kg). Khuynh hướng như vậy cũng được thể hiện ở trọng lượng heo lúc 28 ngày tuổi, khi heo ở 28 ngày tuổi thì trọng lượng đạt từ 3,9 kg đến 9,3 kg (trung bình là 6,76 kg). Như vậy sự chênh lệch về trọng lượng cơ thể heo tăng lên theo tuổi. Cụ thể, ở 21 ngày tuổi sự chênh lệch về trọng lượng cơ thểở heo là 4,9 kg và ở
28 ngày tuổi là 5,4 kg. 1.45 5.17 6.76 0 1 2 3 4 5 6 7 8
TL Sơ sinh TL 21 ngày TL cai sữa