Ảnh hưởng của ẩm độ môi trường đến sinh trưởng heo con

Một phần của tài liệu Mối tương quan giữa heo sơ sinh và trọng lượng heo cai sữa (Trang 39 - 40)

Bảng 9: Ẩm độ trung bình trong chuồng và ngoài chuồng nuôi (%)

Giờ 7giờ 11giờ 15giờ 19giờ 23giờ 3giờ

Trong chuồng 76,2 66,8 69,1 75,5 77,8 81,8 Vị trí

Ngoài chuồng 78,3 63,7 58,6 77,5 82,6 85,5

Biểu đồ 2: Biến động ẩm độ trong và ngoài chuồng

Nhiệt độ và ẩm độ có mối quan hệ trực tiếp và liên quan với nhau. Khi ẩm độ tăng thì nhiệt độ giảm và ngược lại, do khi ẩm độ cao thì lượng hơi nước bốc hơi nhiều tức là nước từ thể lỏng chuyển sang thể khí nhiều nhưng trong quá trình chuyển thì phải hút nhiệt vào nên làm cho nhiệt độ giảm (Trần Thị Ngọc Trân (2008)).

Quan sát bảng trên và biểu đồ ta thấy ẩm độ giảm vào lúc 7h đến 15h và tăng vào lúc 19h đến 3h ngày hôm sau. Ẩm độ ngoài chuồng cao nhất lúc 3h và thấp nhất vào lúc 15h. Còn ẩm độ trong chuồng thì vẫn cao nhất là lúc 3h nhưng thời điểm thấp nhất là 11h. Vì lúc thời điểm 15h do công nhân vừa mới hoàn tất việc tắm heo và dội rửa chuồng.Bên cạnh đó ta thấy rằng ẩm độ trong chuồng lúc 11h và 15h cao hơn ẩm độ ngoài chuồng là do vào hai thời điểm này nhiệt độ chuồng cao nên heo

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

7giờ 11giờ 15giờ 19giờ 23giờ 3giờ

%

Trong Ngoài

thấp hơn ẩm độ ngoài chuồng là do mô hình chuồng kín có hệ thống quạt hút và hệ

thống thoát nước khá hiệu quả nên làm giảm bớt ẩm độ trong chuồng.

Theo bảng trên ẩm độ trong chuồng tối đa vào lúc 3h (81,8%) và tối thiểu vào lúc 11h (66,8%). Theo MARD – DAFE, ASA và US (Trần Thị Ngọc Trân (2008)) thì

ẩm độ thích hợp cho heo con theo mẹ từ 50 – 74% và theo Plafon (1974) thì ẩm độ

tối đa cho heo con theo mẹ là 75%. Theo Võ Văn Sơn (2002), ẩm độ tối hảo cho các loài 60 – 80%, trung bình là 70%. Theo Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt (2007)

ẩm độ thích hợp cho heo từ 0 – 5 tuần tuổi là 60%. Như vậy ẩm độ ta thu được ở đây tương đối cao hơn so với các kết quả nghiên cứu trên.

Ẩm độ trên 80% làm giảm tăng trọng heo, giảm tỉ lệ thụ thai, giảm số phôi, tăng tử

số heo sơ sinh, đẻ khó và tỉ lệ nâng cao (Châu Bá Lộc, 1989).

Những đàn heo nuôi ở chuồng ẩm ướt thì sinh trưởng, phát triển kém, dễ mắc bệnh tiêu chảy phân trắng ở heo con (Trần Thị Ngọc Trân (2008)).

Theo Châu Bá Lộc (1983 – 1988), ẩm độ từ 55 – 85% ảnh hưởng đến cơ thể gia súc chưa rõ rệt, nhưng lớn hơn 90% thì ảnh hưởng rất lớn, bất kỳở nhiệt độ không khí cao hay thấp. Ẩm độ cao còn là môi trường thuận lợi tạo điều kiện cho vi sinh vật gây bệnh phát triển. Ẩm dộ tương đối cũng biến thiên theo các thời điểm trong ngày, ẩm độ tăng hay giảm còn tùy thuộc vào mật độ gia súc, hơi nước trong chuồng và từ ngoài vào (Trần Thị Ngọc Trân (2008)).

Một phần của tài liệu Mối tương quan giữa heo sơ sinh và trọng lượng heo cai sữa (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)