Tại Việt Nam những tổ chức khác nhau tồn tại ở những cấp khác nhau trong hệ thống y tế. từđó cung cấp những dạng hỗ trợ cộng đồng nào đó liên quan đến ĐTĐ.
Hiệp hội ĐTĐ Việt Nam chỉ là tổ chức cho các bác sĩ và tạo điều kiện cho họ gặp gỡ thảo luận về những vấn đề khác nhau xoay quanh ĐTĐ. Tổ chức này là thành viên của IDF và có chi nhánh ở phía Bắc và phía Nam. Những hoạt động chính của hiệp hội là:
-Đào tạo và cung cấp thông tin về cán bộ y tế và bệnh nhân -Nghiên cứu liên quan đến ĐTĐ
Cả hiệp hội ở miền Bắc và miền Nam đều có liên kết chặt chẽ tới cán bộ, lãnh đạo ngành y tế và chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh cũng thiết lập quan hệ với những tổ chức khác.
Cũng có một Hiệp hội những người tư vấn ĐTĐ là hiệp hội mở, ai quan tâm tới ĐTĐđều có thể
tham gia (bác sĩ, y tá, vv). Hiệp hội này mong muốn sẽ mở rộng địa bàn hoạt động ra tất cả các tỉnh thành phố.
Các câu lạc bộĐTĐ có ở những cơ sở y tế khác nhau tại các tỉnh khác nhau, nhằm cung cấp hỗ
trợ và tư vấn cho bệnh nhân ĐTĐ. Hoạt động tại những câu lạc bộ này do cán bộ y tế tại các cơ
sởđiều hành và không có tổ chức mang tính toàn quốc cho bệnh nhân.
Ví dụ có hai câu lạc bộ ĐTĐ được thành lập vào năm 2005 tại tỉnh Thái Bình và Thanh Hóa. Trung bình có 300 hội viên tham gia vào các buổi gặp mặt câu lạc bộ, tổ chức hàng tháng hay 3 tháng một lần. Tại những buổi gặp mặt này, bệnh nhân có cơ hội được tư vấn, giáo dục về bệnh. (40)
35 Một câu lạc bộ tại bệnh viện huyện cũng đã giúp đỡ cho bệnh nhân già yếu những người không tự tiêm insulin được.
Tại cả Bệnh viện Nhi TW và Bệnh viện Nhi đồng 1 (thành phố HCM) trẻ ĐTĐ tuýp 1 và gia
đình các em được tham gia sinh hoạt trong câu lạc bộĐTĐ. Vào tháng 7 năm 2008 những buổi họp mặt câu lạc bộở Hà Nội có đến 80 tới 100 gia đình tham gia, ở thành phố HCM có đến 40 gia đình tham gia. Tại buổi gặp mặt của câu lạc bộ ở thành phố HCM, cha mẹ các em bị ĐTĐ
cho biết họ cần được hỗ trợđể giúp kiểm soát ĐTĐ cho con em mình tốt hơn. (41). Những buổi gặp mặt như vậy bao gồm tư vấn và cơ hội để các bậc cha mẹ chia sẻ kinh nghiệm. Trong bối cảnh ít trang trọng hơn, bệnh nhân ĐTĐ và các gia đình đều sôi nổi thảo luận về những vấn đề
xoay quanh ĐTĐ mà họ quan tâm. Tuy vậy, câu lạc bộ chỉ tổ chức họp mặt hàng năm.
Mạng thông tin ĐTĐ Việt Nam là trang web được tạo ra nhằm phát triển một cộng đồng ảo, kết nối những bệnh nhân ĐTĐ ở Việt Nam. Trang web này cung cấp thông tin, những diễn đàn và tin tức liên quan đến ĐTĐ. Web site được tạo ra vào 2 năm trước và hiện được một nhóm tình nguyện viên điều hành. Cho tới nay, web site có 35 thành viên tích cực trong các nhóm thảo luận và hơn 7000 lượt truy cập. Hầu hết những người truy cập đều không hẳn là bênh nhân ĐTĐ mà là con cái của họ. 3 bác sĩ tình nguyện bổ sung thông tin lên web site. Mạng thông tin ĐTĐ Việt Nam có liên hệ với các tổ chức khác hoạt động tích cực trong lĩnh vực này như Hiệp hội ĐTĐ
Việt Nam, Hiệp hội những người giáo dục ĐTĐ và Bệnh viện Nội tiết TW. Cũng có những web site khác tồn tại cung cấp thông tin cho bệnh nhân ĐTĐ và sách xuất bản bằng tiếng Việt. Song song với những tổ chức chuyên về ĐTĐ có những tổ chức dân sự xã hội khác tồn tại và cung cấp hỗ trợ những cộng đồng khác nhau hoặc những người ở các dạng khuyết tật khác nhau
ở Việt Nam. Tại cấp trung ương có Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam, tài trợ cho các dự án y tế, giáo dục và xã hội vì trẻ em. Tại cấp địa phương, có ‘Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo’. Hội được thành lập từ năm 1993 tại thành phố Hồ Chí Minh và có rất nhiều hoạt động bảo trợ giúp đỡ bệnh nhân nghèo. Những hoạt động này bao gồm (42):
-Vì nụ cười trẻ thơ- phẫu thuật cho trẻ em bị sứt môi, hở hàm ếch. -Đem lại ánh sáng cho người mù nghèo
-Cung cấp xe lăn
-Cung cấp máy trợ thính
-Bữa ăn miễn phí cho bệnh nhân nghèo nội trú -Giúp bệnh nhân có bảo hiểm y tế