1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu tạo lập cơ sở dữ liệu, đề xuất giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học, môi trường và lịch sử rừng nà mộ đức”

38 445 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 2,14 MB

Nội dung

Tuy nhiên, cùng với haicuộc chiến tranh dựng nước và giữ nước trong thế kỷ trước, cùng với quá trìnhcông nghiệp hoá, hiện đại hoá từ những năm cuối thế kỷ XX, và sự bùng nổ dân số đã làm

Trang 1

SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

TỈNH QUẢNG NGÃI

CHI CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO TỔNG KẾT QUẢ ĐỀ TÀI

“Nghiên cứu tạo lập cơ sở dữ liệu, đề xuất giải pháp bảo tồn đa dạng sinh

học, môi trường và lịch sử Rừng Nà - Mộ Đức”

Chủ nhiệm đề tài:

Thạc sỹ: Nguyễn Quốc Tân

Quảng Ngãi, năm 2011

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 3

1 Khái niệm về đa dạng sinh học: 3

2 Bảo tồn đa dạng sinh học trên thế giới 3

3 Bảo tồn đa dạng sinh học tại Việt Nam 6

3.1 Đa dạng sinh học ở Việt Nam 6

3.1.1 Đa dạng về các hệ sinh thái 6

3.1.2 Đa dạng về loài 6

3.1.3 Đa dạng nguồn gen 7

3.2 Thực trạng về bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam 8

CHƯƠNG 2 9

1 Mục tiêu 9

2 Nội dung 9

3 Thời gian, địa điểm, phương pháp nghiên cứu 9

3.1 Thời gian nghiên cứu 9

3.2 Địa điểm nghiên cứu 9

3.3 Phương pháp nghiên cứu 9

CHƯƠNG 3 12

CHƯƠNG 4 14

1 Kết quả về điều tra, lấy mẫu phân tích động vật tại khu vực nghiên cứu: 14

1.1 Thành phần loài động vật có xương sống ở khu vực Rừng nà - Mộ Đức 14

1.2 Cấu trúc thành phần loài 14

1.3 Các chỉ số đa dạng 14

2 Điều tra, lấy mẫu thực vật phân tích tại khu vực nghiên cứu: 14

2.1 Đặc điểm thảm thực vật rừng Nà huyện Mộ Đức tỉnh Quảng Ngãi 14

2.2 Đa dạng về cấu trúc thành phần loài thực vật bậc cao có mạch ở rừng Nà 15

2.2.1 Đa dạng các bậc taxon thực vật ở rừng Nà 15

2.2.3 Đa dạng về giá trị tài nguyên thực vật rừng Nà 16

CHƯƠNG 5 17

1 Phân tích các yếu tố tác động đến tính đa dạng sinh học của khu vực Rừng Nà: 17 1.1 Phân tích tác động do môi trường 17

1.2 Phân tích tác động do phương thức khai thác không hợp lý 17

1.3 Phân tích tác động do có sinh vật ngoại lai 18

1.4 Phân tích tác động do năng lực và phương thức quản lý 19

2 Đánh giá giá trị kinh tế xã hội của đa dạng sinh học Rừng Nà 19

2.1 Giá trị khai thác gián tiếp: 19

2.1.1 Giá trị lịch sử: 19

2.1.2 Giá trị du lịch: 20

2.2 Giá trị khai thác trực tiếp: 21

Trang 3

* Các loài quý hiếm, có ích: 21

CHƯƠNG 6 30

A Biện pháp trước mắt: 30

I Biện pháp kỹ thuật 30

1.1 Bảo tồn nguyên vị: 30

1.2 Bảo tồn bên ngoài các khu bảo tồn 30

1.3 Phục hồi và khôi phục các loài, chủng quần và HST 31

II Biện pháp về giáo dục 32

2.1 Xây dựng nguồn nhân lực 32

2.2 Mở rộng các hoạt động truyền thông và nâng cao nhận thức về đa dạng sinh học 32

III Biện pháp quản lý: 33

3.1 Quản lý vùng đệm: 33

3.2 Bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng 34

3.3 Thành lập BQL rừng Nà thuộc UBND xã Đức Thạnh 34

IV Bảo vệ ĐDSH bằng pháp chế: 34

B Về lâu dài: 35

Đề xuất một số dự án tiền khả thi

Trang 4

MỞ ĐẦU

Trong quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người, thiên nhiênđóng vai trò cực kỳ quan trọng, là một trong những nhân tố quyết định đến sựsinh trưởng và phát triển của “con người” Ngay từ buổi sơ khai, con người đãbiết dựa vào thiên nhiên để tồn tại và phát triển và cho đến ngày nay, khi nềnvăn minh của xã hội loài người đã tiến những bước dài trên bậc thang tiến hoáthì sự gắn kết, giữa tự nhiên và xã hội loài người vẫn còn là yếu tố cơ bản choquá trình tồn tại và phát triển của con người

Trải qua hơn ba tỷ năm, kể từ khi những mầm móng đầu tiên của sự sốngxuất hiện, sự sống không ngừng phát triển, tiến hoá trong môi trường tự nhiên vàtác động qua lại tạo nên sự đa dạng của sinh vật

Là một thành phần của đa dạng sinh học, con người và xã hội loài người

là đối tượng,là quần xã sinh vật đặc thù và là hợp phần sinh giới đạt tới tuyệtđỉnh của sự tiến hoá Do vậy, con người nhận thức được tự nhiên, tìm hiểunguồn gốc của mình, từ chỗ phụ thuộc vào tự nhiên, con người dần dần cải tạođược tự nhiên, bắt tự nhiên phục vụ cuộc sống của mình

Là quốc gia nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa, thiên nhiên đã ban tặng choViệt Nam nhiều loài sinh vật quý hiếm và Việt Nam là một trong những quốcgia có trữ lượng đa dạng sinh học cao nhất thế giới Tuy nhiên, cùng với haicuộc chiến tranh dựng nước và giữ nước trong thế kỷ trước, cùng với quá trìnhcông nghiệp hoá, hiện đại hoá từ những năm cuối thế kỷ XX, và sự bùng nổ dân

số đã làm cho giá trị đa dạng sinh học cũng như chất lượng môi trường sốngngày càng bị suy thoái đã đặt ra cho chúng ta một thách thức vô cùng to lớn.Chính vì thế, việc khai thác hợp lý, bảo vệ tài nguyên, môi trường và bảo tồn đadạng sinh học ngày càng trở nên cấp thiết Cần làm cho cộng đồng dân cư cáccấp chính quyền hiểu rõ vấn đề để có những hành động, những quyết sách đúngđắn

Quảng Ngãi là một tỉnh thuộc vùng Trung Trung Bộ của Việt Nam, diệntích tự nhiên khoảng 5129,11 km2 Quảng Ngãi có một nguồn tài nguyên sinhhọc tương đối dồi dào, tính đa dạng sinh học cao và những điều kiện tự nhiênkhá thuận lợi cho việc nâng cao năng suất sinh học của hệ sinh thái tự nhiên vànhân tạo Mặc dù vậy, Quảng Ngãi cũng là nơi bị hai cuộc chiến tranh chốngPháp và chống Mỹ diễn ra ác liệt, cùng với quá trình khai thác không kiểm soátcủa con người mà nguồn tài nguyên đang đứng trước một thực tế cần báo động

Đó là sự xâm hại dẫn đến cạn kiệt nguồn tài nguyên và suy thái đa dạng sinh họccủa các hệ sinh thái trong vùng

Rừng Nà nằm ở thôn Lương Nông Nam và Lương Nông Bắc thuộc xãĐức Thạnh, huyện Mộ Đức, cách đường Quốc lộ 1A chừng 1,5 km về hướngTây và cách huyện lỵ Mộ Đức khoảng 4 km về hướng Đông - Bắc Với vị trí gầnnhư trung tâm của các xã vùng Đông Mộ Đức, phía Bắc là các xã Đức Lợi, ĐứcThắng, phía Đông là xã Đức Minh, phía Nam là các xã Đức Phong, Đức Chánhnên rừng Nà có vai trò quan yếu trên hành lang liên lạc giữa các xã ven biển

Trang 5

phía Đông và là điểm nối giữa các xã khu Đông với khu Tây huyện Mộ Đức đểtạo thể liên hoàn và hỗ trợ trong quá trình triển khai lực lượng tác chiến chốngđịch Vì vậy, trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và đế quốc Mỹ rừng Nà đãtrở thành một trong những căn cứ kháng chiến quan trọng nằm ở phía Đông vàcùng với căn cứ kháng chiến núi Lớn (Đức Phú) nằm ở phía Tây huyện MộĐức, đóng góp quan trọng về sức người, sức của để chi viện cho các địa phươngtrong tỉnh và khu V, đồng thời cũng là chỗ dựa vững chắc cho các lực lượng dânquân du kích vùng Đông Mộ Đức và các lực lượng vũ trang bộ đội địa phươngđóng quân và xuất kích tấn công địch

Rừng Nà đã được UBND tỉnh Quảng Ngãi quyết định xếp hạng di tíchlịch sử văn hoá Hiện nay rừng Nà vẫn còn giữ được cảnh quan thiên nhiênhoang sơ vốn có, tuy nhiên do chưa có quy hoạch bảo vệ cụ thể nên trong thờigian qua rừng Nà bị lấn chiếm, diện tích tự nhiên dần bị thu hẹp đáng kể Một sốloài động, thực vật trong rừng Nà đã bị xâm hại, ảnh hưởng đến giá trị đa dạngsinh học của rừng Nà

Có thể thấy, ngoài giá trị lịch sử, phản ánh ý chí đấu tranh cách mạng củaquân và dân xã Đức Thạnh và nhân dân huyện Mộ Đức, rừng Nà còn là mộtthắng cảnh đẹp, với rừng cây tự nhiên, có đầm lầy, gò đồi, được bao bọc bởixóm làng, đồng ruộng và nằm gần bãi biển Đức Minh, nếu biết bảo tồn, đầu tưkhai thác rừng Nà sẽ trở thành một di tích lịch sử cách mạng và thắng cảnh đẹphấp dẫn khách tham quan du lịch

Nhận thấy sự cấp thiết của việc bảo tồn giá trị đa dạng sinh học của Rừng

Nà, UBND tỉnh Quảng Ngãi và Sở Khoa học Công nghiệp đã giao nhiệm vụ Chi

cục Bảo vệ môi trường thực hiện đề tài “Nghiên cứu tạo lập cơ sở dữ liệu, đề xuất giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học, môi trường và lịch sử Rừng Nà - Mộ Đức” nhằm xác định chính xác giá trị đa dạng sinh học của rừng Nà làm tiền đề

cho việc xây dựng các dự án bảo tồn, phát triển đa dạng sinh học, bảo vệ cảnhquan di tích lịch sử văn hoá rừng Nà

Trang 6

CHƯƠNG 1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI VÀ TRONG NƯỚC

1 Khái niệm về đa dạng sinh học:

Đa dạng sinh học là sự phong phú về các nguồn gen, các loài và các hệsinh thái trong một khu vực hoặc trên phạm vi toàn cầu Khoa học nghiên cứu vềtính phong phú đó được gọi là Đa dạng sinh học

Sự đa dạng của sinh vật ngày nay trên trái đất là kết quả của cả một quátrình tiến hoá lâu dài Cùng với thời gian, cách đây khoảng 2 triệu năm, tại rừngchâu phi loài người đã xuất hiện, không ngừng hoàn thiện và thích nghi cao đốivới môi trường sống Trong quá trình tồn tại từ chỗ săn bắt và hái lượm, conngười đã biết cải tạo môi trường phục vụ cho cuộc sống của mình Trong quátrình đó, con người đã biết thuần hoá, lai tạo các giống vật nuôi và cây trồngmới Chính nhờ đó mà đã tăng thêm tính đa dạng sinh học trên trái đất Tuynhiên, tác động của con người có thể thúc đẩy sự suy thoái, tiêu diệt các loàisinh vật và làm thay đổi điều kiện tiến hoá của sinh giới

Đa dạng sinh học được chia làm 3 cấp độ với đặc điểm khác nhau giữ cácvai trò khác nhau đối với sinh quyển trên trái đất Đó là đa dạng gen; đa dạngloài và đa dạng hệ sinh thái

2 Bảo tồn đa dạng sinh học trên thế giới.

Hiện nay, trên thế giới sự đa dạng sinh học thể hiện rõ nhất ở vùng nhiệtđới Vùng nhiệt đới chỉ chiếm 15% diện tích bề mặt trái đất nhưng chiếm tới78% tổng số loài sinh vật trên hành tinh Cho đến nay đã có 90.000 loài sinh vật

đã được xác định ở vùng nhiệt đới, trong lúc toàn bộ vùng ôn đới Bắc Mỹ vàChâu Âu - Á chỉ có 50.000 loài

Đến nay, người ta đã thống kê số lượng loài sinh vật trên thế giới được

mô tả theo nhóm phân loại Trên thế giới đã có 1.730.341 loài động vật, thực vậtđược mô tả Nhưng theo dự đoán của các nhà phân loại học sự đa dạng loài trênthế giới là rất lớn Số loài hiện đang sống trên trái đất khoảng 10 triệu loài(nhưng có lẽ đạt tới 30 triệu), còn số loài chết đi (tuyệt chủng) để lại hoá thạchtrong các địa tầng phải tới 100 lần lớn hơn các loài hiện sống

Mỗi loài sinh vật đều có một chức năng nhất định trên trái đất cho dùchúng có lợi, không có lợi, thậm chí có hại đối với con người thì chúng ta vẫncần phải bảo tồn vì những giá trị vốn có của nó Bảo tồn đa dạng sinh học còntạo điều kiện duy trì các nguồn tài nguyên sinh vật, bao gồm những nguyên liệu

để sản xuất những sản phẩm khác nhau, cũng như chức năng sinh thái tự nhiêncủa thế giới sinh vật

Vai trò của sinh vật, trước hết là giá trị kinh tế của chúng Chúng cungcấp lương thực, thực phẩm, rau màu để nuôi sống con người hơn hai triệu nămqua Vấn đề an toàn lương thực cho con người trên hành tinh hiện nay rất nan

Trang 7

giải Con người chỉ có thể giải quyết được nạn đói protein khi và chỉ khi biết sửdụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học.

Đa dạng sinh học cung cấp cho con người nhiều loài vật nuôi và cây trongtrong các quần xã sinh vật

Gỗ, củi từ những khu rừng tự nhiên cung cấp trên 60% giá trị xuất khẩu ởnhiều nước trong vùng nhiệt đới Đặc biệt là Indonexia gỗ là nguồn thu nhậpkinh tế đứng hàng thứ hai của nước này

Đa dạng sinh học hình thành nên các quần xã, đỉnh cực trong các Hệ sinhthái, hình thành các chuỗi thức ăn và lưới thức ăn phong phú, thiết lập sự cânbằng của các hệ sinh thái tự nhiên

Nhiều loài động vật hoang dã đã thông qua cuộc sống của nó như đào bớikiếm ăn, làm hang tổ, thải các sản phẩm dị hoá vào đất… làm cho đất tơi xốp vàcải tạo đất rừng Thêm vào đó là các loài sinh vật, phân huỷ các phế thải hữu cơthành các dạng hoà tan cho cây dễ hấp thụ, cố định nitơ từ không khí… tạo chothảm thực vật càng phát triển, kéo theo sự phân bố của các loài động vật trongquần thể phát triển

Hiện nay trên thế giới, hiện tượng làm mất các hệ sinh thái tự nhiên vàlàm mất các loài đang hàng ngày, hàng giờ xảy ra Mỗi năm, trái đất mất đikhoảng 2000 loài động vật, thực vật, nghĩa là mất đi hơn 10% số loài đã được

mô tả Nếu như các thế kỷ trước đây bình quân cứ vài chục năm mới có một loài

bị tuyệt chủng, thì những năm của thập niên chín mươi, người ta tính ra rằng cứbình quân 7 phút có một loài bị tuyệt chủng Đặc biệt các loài có ích như chim,ếch ăn sâu bọ…

Theo tính toán gần đây căn cứ trên tốc độ phá rừng, người ta dự đoán rằng

sẽ khoảng từ 2-8% số cây và con trên trái đất đã bị tuyệt chủng trong 25 năm tới.Theo Raven, 1987, 1.000 loài trong đó có 150.000 loài cây có mạch đã mấttrong 100 năm quan và gần 60.000 loài hầu như ở các vùng nhiệt đới bị lâmnguy trong 50 năm tới Theo đánh giá của các nhà khoa học, trong các điểmnóng trên thế giới có tới 34.000 loài đặc hữu Tuy nhiên, theo đà thu hẹp diệntích phân bố của các loài đặc hữu hiện nay, số loài sẽ giảm xuống 10% trong 20năm tới Tất cả điều đó sẽ mất đi tính đa dạng về di truyền Hiện nay, nhiềugiống cây trồng truyền thống có khả năng chống chịu sâu bệnh đã bị tiêu diệt doquá trình chuyên canh và nhập nội

Ở Đông Nam Á, họ hàng hoang dại của các loại cây như: chôm chôm,xoài, mẵng cầu và nhiều loài cây ăn quả đang bị thu hẹp diện tích Cà phê là mộttrong những cay có giá trị nhất trong rừng núi cao ở Tây nam Etiopia đã mất90% sống giống loài và suy giảm sản lượng

Nhiều loài động vật có ích, có nguồn gen quý hiếm đang bị thu hẹp vùngphân bố, số lượng cá thể và mất dần nguồn gen Chẳng hạn như heo vòi, hươusao, tê giác, bò rừng…

Trang 8

Đa dạng sinh học là nguồn dược liệu vô tập Hiện con người mới chỉ biếtđược 5% giá trị tiềm ẩn về nguồn dược liệu của đa dạng sinh học Trước đây,nguồn dược liệu con người sử dụng hoàn toàn phụ thuộc và thiên nhiên Ngàynay, mặc dù khoa học phát triển đến đỉnh cao nhưng vẫn chưa điều chế thuốcchữa những bệnh hiểm nghèo thay thế cho nguồn dược liệu tự nhiên Ở các nướcphương Đông và Việt Nam, việc phòng bệnh, chữa bệnh thì y học cổ truyền cònđóng vai trò quan trọng Theo một số nhà y học, hầu như tất các các loài thựcvật đều có tác dụng chữa bệnh mà hiện nay con người chưa hề biết đến.

Các loài động vật cũng là những loài thuốc chữa bệnh rất quý nên chúng

là đối tượng bị khai thác nặng nề, dẫn đến một số loài có nguy cơ bị tuyệt chủng.Chẳng hạn như loài hưu sao, chúng có sừng là nguồn dược liệu quý nên bị khaithác cạn kiệt và việc bảo tồn loài này chỉ thực hiện bằng cách nuôi nhốt tựnhiên, nhưng thực tế mục đích như vậy gắn liền với thương mại hơn là bảo tồn

Vai trò của đa dạng sinh học trong kinh tế du lịch rất lớn, nhất là du lịchsinh thái Trên thế giới hiện nay, xu hướng du lịch sinh thái đang phát triểnmạnh thông qua việc tham quan các Vườn Quốc gia và các khu bảo tồn

Các vườn Quốc gia, các khu bảo tồn cho phép giữ gìn quần thể của cácloài như bảo tồn các quá trình hệ sinh thái sao cho chúng ở trạng thái không bịnhiễu loạn Đồng thời, đây cũng là nơi phục vụ cho mục đích giáo dục, nghiêncứu khoa học và tham quan giải trí… cho đến những năm đầu thế kỷ XXI, thếgiới có thất cả 8.619 khu bảo tồn, chiếm diện tích khoảng 7.992.660 km2 Mặc

dù con số khu bảo tồn trên thế giới là khá ẩn tượng, xong chúng chỉ đạt 5,7%tổng diện tích bề mặt trái đất Các khu bảo tồn không bao giờ chiếm tỷ lệ hơn 7-10% diện tích mặt đất bởi nhu cầu con người đối với các nguồn tài nguyên thiênnhiên là vô hạn Duy trì đa dạng sinh học sẽ góp phần bảo đảm cho các quá trìnhsinh thái được thực hiện như: góp phần đảm bảo cho các quá trình sinh thái đượcthực hiện như: chuyển hoá năng lượng thông qua quá trình quang hợp của cácloài thực vật và tổng hợp các vi sinh vật hình thành các chất hữu cơ Đó là khâuđầu tiên trong chu kỳ vật chất và chuyển hoá năng lượng của hệ sinh thái Trongquá trình quang hợp, thực vật hấp thụ CO2 và thải O2 cung cấp cho sinh vật hôhấp Chúng điều hoà khí hậu, duy trì tuần hoàn nước, duy trì các chu trình nănglượng, dinh dưỡng cơ bản, duy trì mối quan hệ tương tác giữa các thành phầntrong tự nhiên

Tuy cho đến nay chưa có ai thống kê được hết về đa dạng sinh học trong

tự nhiên, cũng như thống kê được hết sự suy thoái tính đa dạng sinh học đếnmức độ nào Song sự suy giảm không ngừng và có xu thế ngày còn tăng sự suythoái về nguồn gen và tài nguyên sinh học trên trái đất là điều đã được khẳngđịnh

Ý thức được những tác động tiêu cực của con người lên tính đa dạng sinhhọc, nhiều nhà khoa học, các tổ chức quốc tế đã thống nhất tìm những giải phápnhằm bảo vệ môi trường sống, cứu lấy trái đất Sau Hội nghị thượng đỉnh đầutiên về môi trường do Liên Hợp Quốc tổ chức tại Thuỵ Điển, đến nay đã cónhiều hội nghị thượng đỉnh họp bàn về tài nguyên, môi trường và đa dạng sinh

Trang 9

học, như hội nghị Kyoto tại Nhật Bản, Đặc biệt, tại Rio De Janeiro (Barazil) vàotháng 6/1992, Liên hợp Quốc đã thông qua chương trình 21 - Chương trình hànhđộng về bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học cho thế kỷ 21 Trong hội nghịnày, tất cả các nước tham dự đều ký vào công ước bảo tồn đa dạng sinh học trêntoàn cầu Hành động này nhằm động viên, bắt buộc tất cả các quốc gia trên thếgiới hợp tác với nhau để bảo vệ các loài, nơi cư trú và các nguồn gen, chuyểnsang các phương thức sử dụng tài nguyên thiên nhiên bền vững và tiến hànhnhững đều chỉnh cần thiết về chính sách kinh tế, quản lý của từng Quốc gia.

3 Bảo tồn đa dạng sinh học tại Việt Nam.

Nằm ở vùng Đông Nam châu Á với diện tích khoảng 330.541 km2, ViệtNam là một trong 16 nước có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới (Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn, 2002- Chiến lược quốc gia quản lý hệ thống khubảo tồn của Việt Nam 2002-2010) Đặc điểm về vị trí địa lý, khí hậu của ViệtNam đã góp phần tạo nên sự đa dạng về hệ sinh thái và các loài sinh vật Về mặtđịa sinh học, Việt Nam là giao điểm của các hệ động, thực vật thuộc vùng Ấn

Độ - Miến Điện, Nam Trung Quốc và Inđo-Malaysia Các đặc điểm trên đã tạocho nơi đây trở thành một trong những khu vực có tính đa dạng sinh học(ĐDSH) cao của thế giới, với khoảng 10% số loài sinh vật, trong khi chỉ chiếm1% diện tích đất liền của thế giới (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,2002-Báo cáo quốc gia về các khu bảo tồn và Phát triển kinh tế)

Hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho nguồn tài nguồn tàinguyên ĐDSH của Việt Nam đã và đang bị suy giảm Nhiều hệ sinh thái và môitrường sống bị thu hẹp diện tích và nhiều Taxon loài và dưới loài đang đứngtrước nguy cơ bị tuyệt chủng trong một tương lai gần

Để khắc phục tình trạng trên Chính phủ Việt Nam đã đề ra nhiều biệnpháp, cùng với các chính sách kèm theo nhằm bảo vệ tốt hơn tài nguyên ĐDSHcủa đất nước Tuy nhiên, thực tế đang đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến bảo tồn

ĐDSH cần phải giải quyết như quan hệ giữa bảo tồn và phát triển bềnvững hoặc tác động của biến đổi khí hậu đối với bảo tồn ĐDSH

3.1 Đa dạng sinh học ở Việt Nam

3.1.1 Đa dạng về các hệ sinh thái

Nguồn tài nguyên đa dạng sinh học trong tự nhiên của Việt Nam hiện naytập trung ở 3 hệ sinh thái (HST) chính là: HST trên cạn (HST rừng), HST đấtngập nước và HST biển

3.1.2 Đa dạng về loài

Trong những năm qua, cùng với những nỗ lực về bảo tồn đa dạng sinhhọc, công tác điều tra nghiên cứu về đa dạng sinh học cũng được nhiều cơ quanViệt Nam cũng như các tổ chức quốc tế thực hiện Các nghiên cứu chủ yếu tậptrung vào thành phần loài động, thực vật, các hệ sinh thái đặc trưng Các kết quảnghiên cứu được tập hợp từ các nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu cho thấy:

Bảng 2.1- Thành phần loài sinh vật đã biết được cho đến nay

Trang 10

TT Nhóm sinh vật Số loài đã xác định được

Nguồn: Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật, 2005

3.1.3 Đa dạng nguồn gen

Theo đánh giá của Jucovski (1970) Việt Nam là một trong 12 trung tâmnguồn gốc giống cây trồng và cũng là trung tâm thuần hoá vật nuôi nổi tiếng thếgiới

Trang 11

Các loài cá nuôi có nguồn gốc từ nước ngoài được nhập và thuần dưỡng ởViệt Nam khoảng 50 loài Trong đó có 35 loài cá cảnh còn lại là các loài cá nuôilấy thịt.

Các giống cây trồng ở Việt Nam rất đa dạng và phong phú Hiện nay đãthống kê được 802 loài cây trồng phổ biến thuộc 79 họ

Loài người hiện nay đang tiêu dùng khoảng 40% năng suất sơ cấp của tráiđất (năng lượng mặt trời được chuyển đổi qua quá trình quang hợp) Nhiềungành kinh tế đã và đang có các tác động trực tiếp lên các khu bảo tồn, như nôngnghiệp, chăn nuôi, thuỷ sản, công nghiệp gỗ, buôn bán các loài động thực vậthoang dã, sản xuất năng lượng, sử dụng nước ngọt v.v

3.2 Thực trạng về bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam

Để ngăn ngừa sự suy thoái đa dạng sinh học, Việt Nam đã tiến hành côngtác bảo tồn đa dạng sinh học khá sớm Hai hình thức bảo tồn ĐDSH phổ biếnđược áp dụng ở Việt Nam là: Bảo tồn nội vi hay nguyên vị (Insitu conservation)

và bảo tồn ngoại vi hay chuyển vị (Exsitu conservation)

Trang 12

CHƯƠNG 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1 Mục tiêu

- Nhằm xác định rõ những giá trị đa dạng sinh học Khu vực Rừng Nà- MộĐức cần giữ gìn, bảo tồn

- Bảo tồn tính đặc sắc “Rừng ngập nước” nằm trong khu vực khô hạn

- Nâng cao vai trò vị trí và ý nghĩa lịch sử của di tích Rừng Nà trong sựnghiệp giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ hôm nay và mai sau

- Nâng cao nhận thức, ý thức về bảo tồn đa dạng sinh học, văn hoá chocộng đồng

2 Nội dung

- Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, cảnh quan môi trường;

đa dạng sinh học và khảo sát tính lịch sử - văn hoá khu vực khu vực nghiêncứu;

- Phân tích các yếu tố tác động đến khu vực Rừng Nà:

- Đánh giá giá trị KT-XH của ĐDSH:

- Xây dựng bản đồ:

- Biên soạn tài liệu phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng

về đa dạng sinh học, môi trường và lịch sử Rừng Nà

- Xây dựng băng tư liệu, phóng sự về đa dạng sinh học và di tích lịch sửRừng Nà

- Đề xuất giải pháp nhằm bảo tồn đa dạng sinh học, môi trường và ý nghĩalịch sử

3 Thời gian, địa điểm, phương pháp nghiên cứu

3.1 Thời gian nghiên cứu

Đợt khảo sát thực địa được tiến hành từ 10/2009 đến 7/2010

Phân tích dữ liệu, địa loại mẫu vật: 10/2009 đến 8/2010

3.2 Địa điểm nghiên cứu

- Nghiên cứu thực địa: tiến hành trên địa bàn Rừng Nà - Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi

- Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm: phòng Động Thực vật Sinh thái,Khoa Sinh học, trường Đại học Khoa học, Đại học Huế

3.3 Phương pháp nghiên cứu

+ Với nhóm nghiên cứu đa dạng Thực vật

- Ngoài thực địa:

Trang 13

- Áp dụng phương pháp điều tra theo hệ thống tuyến băng qua các khuvực rừng Nà và lập các ô tiêu chuẩn điển hình (kích thước ô tiêu chuẩn10x10m).

- Thu mẫu thực vật, xử lý và bảo quản theo phương pháp của Klein(1970) Mẫu được chụp ảnh, bảo quản và lưu giữ tại phòng thí nghiệm khoaSinh học, trường Đại học Khoa học Huế

Sử dụng máy định vị (GPS) để xác định các điểm khảo sát thực địa

- Vạch tuyến và điểm nghiên cứu: Dựa theo phương pháp điểm tối ưu của

Colin Bibby và nnk (2003) kết hợp với việc khảo sát thực tế địa hình vùngnghiên cứu

- Thu thập, quan sát mẫu vật: thu mẫu trực tiếp bằng tay hoặc nhờ cácdụng cụ hỗ trợ (gậy bắt rắn, bẫy hố ); quan sát trực tiếp bằng hoặc nhờ thiết bị

hỗ trợ (máy ảnh, ống nhòm, telescop ) Các thông tin về mẫu vật được ghi chéplại các đặc điểm chẩn loại vào sổ nhật ký và chụp ảnh Ngoài ra, mẫu vật đượcthu thập nhờ mạng lưới cộng tác viên địa phương

- Phỏng vấn người dân về thành phần động vật và các thông tin liên quanđến mục tiêu đề tài bằng việc sử dụng bộ phiếu phỏng vấn kết hợp với bộ ảnhmàu để đối chiếu Người phỏng vấn phải là người có quan tâm, hiểu biết vềđộng vật của Rừng Nà, phỏng vấn được lặp lại ở nhiều người để tăng độ tincậy thông tin được xử lý thống kê

- Trong phòng thí nghiệm:

- Định loại mẫu vật: định danh mẫu vật bằng phương pháp so sánh hìnhthái dựa vào các tài liệu chuyên dụng và phương pháp chuyên gia

+ Định loại cá dựa vào các tài liệu của Nguyễn Hữu Phụng (2001)

+ Định loại Lưỡng cư, Bò sát dựa vào các tài liệu của Cox (1998);Nguyễn Văn Sáng, Nguyễn Quảng Trường, Hồ Thị Thu Cúc (2005)

+ Định loại Chim dựa vào các tài liệu của Võ Quý (1975, 1981); Robson,

C R (2000); Nguyễn Cử, Lê Trọng Trải, Karen Phillips (2005)

+ Định loại Thú dựa vào các tài liệu của Cao Văn Sung, Đặng HuyHuỳnh, Bùi Kính (1980), Đào Văn Tiến (1985)

- Đánh giá mức độ quý hiếm, đe doạ dựa vào các ấn phẩm được nhà nước

và các tổ chức bảo tồn ban hành: Sách đỏ Việt Nam (2007), Nghị định 32/NĐ

-CP (2006), Danh lục đỏ IUCN (2009)

Trang 14

- Phân tích một số yếu tố tác động đến đa dạng động sinh học động vật cóxương sống: xử lý số liệu phỏng vấn, các số liệu liên quan kết hợp với các quanđiểm bảo tồn

Trang 15

CHƯƠNG 3 GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VĂN HOÁ KHU VỰC RỪNG NÀ - MỘ ĐỨC

Rừng Nà nằm ở thôn Lương Nông Nam và Lương Nông Bắc thuộc xãĐức Thạnh, huyện Mộ Đức, cách đường Quốc lộ 1A chừng 4 km về hướng tây

và cách huyện lỵ Mộ Đức khoảng 7 km về hướng đông – bắc Với vị trí gầnnhư trung tâm của các xã vùng đông Mộ Đức, phía bắc là các xã Đức Lợi, ĐứcThắng, phía đông là xã Đức Minh, phía nam là các xã Đức Phong, Đức Chánhnên rừng Nà có vai trò quan yếu trên hành lang liên lạc giữa các xã ven biểnphía đông và là điểm nối giữa các xã khu đông với khu tây huyện Mộ Đức đểtạo thể liên hoàn và hỗ trợ trong quá trình triển khai lực lượng tác chiến chốngđịch Vì vậy, trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và đế quốc Mỹ rừng Nà đãtrở thành một trong những căn cứ kháng chiến quan trọng nằm ở phía đông vàcùng với căn cứ kháng chiến núi Lớn (Đức Phú) nằm ở phía tây huyện Mộ Đức,đóng góp quan trong về sức người, sức của để chi viện cho các địa phương trongtỉnh và khu V, đồng thời cũng là chỗ dựa vững chắc cho các lực lượng dân quân

du kích vùng đông Mộ Đức và các lực lượng vũ trang bộ đội địa phương đóngquân và xuất kích tấn công địch

Rừng Nà là khu rừng rậm với nhiều gò đồi và bãi sình lầy chạy dọc theochiều Bắc - Nam của xã Đức Thạnh Rừng có diện tích hơn 350.000m2 vớinhiều cây cối, đầm lầy, ao lũng bao quanh tạo nên thế hiểm yếu có thể dựa vào

để làm căn cứ phòng thủ, trú ẩn và phát triển lực lượng cũng như tổ chức đánhđịch của các lực lượng vũ trang trong tỉnh Vì thế trong 2 cuộc kháng chiếnchống Pháp và Mỹ - Nguỵ rừng Nà là căn cứ vững chắc của lực lượng vũ trangđịa phương Từ căn cứ rừng Nà, du kích và bộ đội địa phương đã tổ chức phòngthủ chống càn và xuất kích đánh địch giành nhiều thắng lợi vang dội Trongnhững năm 1930 -1936, rừng Nà là nơi hoạt động và trú ẩn của một số cán bộlãnh đạo chủ chốt của Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi và huyện Mộ Đức trong nhữngtháng năm Đảng ta còn hoạt động bí mật để lãnh đạo phong trào quần chúng vàxây dựng cơ sở cách mạng chuẩn bị lực lượng cho cuộc đấu tranh giành chínhquyền sau này Cũng trong thời gian này, đồng chí Trần Lương (Trần NamTrung) - Thường vụ Tỉnh uỷ và Bí thư Huyện uỷ Mộ Đức đã ở tại xã Đức Thạnh

bí mật hoạt động và ẩn nấu tại rừng Nà để chỉ đạo phong trào cách mạng huyện

Mộ Đức Vì vậy trong thời gian này phong trào đấu tranh của quần chúng ở xãĐức Thạnh đòi dân sinh, dân chủ, đòi ruộng đất và các quyền lợi kinh tế dođồng chí Trần Lương lãnh đạo; các tổ chức đoàn thể như Đoàn thanh niên dânchủ, nông hội đỏ, được thành lập dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng đã lãnh đạo

và phát triển mạnh phong trào đòi dân sinh dân chủ tại địa phương và lan rộng rakhắp địa bàn huyện Mộ Đức

Rừng Nà đã được UBND tỉnh Quảng Ngãi quyết định xếp hạng di tíchlịch sử văn hoá Hiện nay rừng Nà vẫn còn giữ được cảnh quan thiên nhiênhoang sơ vốn có, tuy nhiên do chưa có quy hoạch bảo vệ cụ thể nên trong thờigian qua rừng Nà bị lấn chiếm, diện tích tự nhiên dần bị thu hẹp đáng kể Có thể

Trang 16

thấy, ngoài giá trị lịch sử, phản ánh ý chí đấu tranh cách mạng của quân và dân

xã Đức Thạnh và nhân dân huyện Mộ Đức, rừng Nà còn là một thắng cảnh đẹp,với rừng cây tự nhiên, có đầm lầy, gò đồi, được bao bọc bởi xóm làng, đồngruộng và nằm gần bãi biển Đức Minh, nếu biết bảo tồn, đầu tư khai thác rừng Nà

sẽ trở thành một di tích lịch sử cách mạng và thắng cảnh đẹp hấp dẫn kháchtham quan du lịch

Trang 17

CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG ĐA DẠNG SINH HỌC KHU VỰC RỪNG NÀ

1 Kết quả về điều tra, lấy mẫu phân tích động vật tại khu vực nghiên cứu:

1.1 Thành phần loài động vật có xương sống ở khu vực Rừng nà

-Mộ Đức

Qua quá trình khảo sát thực địa, phân tích mẫu vật và xử lý các thông tinphỏng vấn, lần đầu tiên chúng tôi đã ghi nhận được 123 loài động vật có xươngsống thuộc 5 lớp, 21 bộ, 57 họ và 92 giống có ở khu vực rừng nà Đây là công

bố đầu tiên về thành phần loài động vật có xương sống ở Rừng nà, tuy nhiên đâychưa phải là danh sách cuối cùng

Động vật có xương sống Rừng Nà có 3 nhóm là nhóm di cư mùa đông,nhóm di cư mùa hè và nhóm định cư, đối với nhóm di cư thì chủ yếu là lớpchim Trong đó, nhóm di cư mùa đông có 23 loài (chiếm 18,7% tổng số loài),nhóm di cư mùa hè có 17 loài (chiếm 13,8 % tổng số loài), nhóm định cư có sốlượng loài nhiều nhất (83 loài, chiếm 67,5%)

1.2 Cấu trúc thành phần loài

Qua phân tích thành phần loài cho thấy lớp Chim (Aves) có 84 loài thuộc

57 giống, 29 họ, 11 bộ là lớp có số bậc taxon đa dạng nhất Tiếp theo là lớp Bòsát (Reptilia) có 17 loài thuộc 15 giống, 7 họ, 1 bộ; lớp Lưỡng cư (Amphibia) có

11 loài thuộc 9 giống, 15 họ, 2 bộ; lớp Cá xương (Osteichthyes) có 7 loài thuộc

7 giống, 5 họ, 4 bộ; đơn giản nhất là lớp Thú (Mamamlia) chỉ có 4 loài thuộc 4giống, 3 họ, 3 bộ

Số lượng về thành phần loài ĐVCXS ở Rừng nà như vậy cũng chưa đầy

đủ so với thực tế vốn có của nó Tuy nhiên, những số liệu này cũng thể hiệnđược tính đa dạng của các bậc taxon

1.3 Các chỉ số đa dạng

Trong tổng số 123 loài động vật được phát hiện thuộc 92 giống, 49 họ, 21

bộ Như vậy trung bình mỗi giống có 5,8 loài, mỗi họ có 8,5 giống và 10,2 loài.Mỗi bộ chứa 33,2 loài, 27,8 giống và 14,35 họ

Bảng 3.5: Tỷ số đa dạng giữa các bậc taxon của các nhóm ĐVCXS ở Rừng nà

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy ở taxon bậc giống hầu hết là giống đơnloài (có đến 71 giống đơn loài, chiếm 77,2% tổng số giống), có 21 giống có từ 2loài trở lên

2 Điều tra, lấy mẫu thực vật phân tích tại khu vực nghiên cứu:

2.1 Đặc điểm thảm thực vật rừng Nà huyện Mộ Đức tỉnh Quảng Ngãi

Trang 18

Rừng Nà gồm 6 khoảnh rừng nhỏ, cây phát triển trên các vũng đầm lầyngập nước ở xã Đức Thạnh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi So với cấu trúc 5tầng mà Thái Văn Trừng đã phân chia cho thảm thực vật rừng Việt Nam thì rừng

Nà có cấu trúc phân tầng đơn giản hơn, chỉ gồm 2 tầng sau:

- Tầng tán gồm các cây gỗ vừa, có đường kính ngang ngực thường đạt từ

7 - 41 cm, chiều cao vút ngọn từ 7 - 14m, ưu thế là Gáo (Glochidion zeylanicum), Kháo (Machilus chinensis), Bùi tụ tán (Ilex cymosa), Dung (Symplocos sp1.), Ba chạc (Euodia lepta) Tầng này được xem là tầng ưu thế

sinh thái của rừng Độ tàn che từ 70-80%

- Tầng thảm gồm các cây bụi nhỏ có chiều cao dưới 2m và các loài cỏ quyết Thường gặp ở rừng Nà là các loài: Ráng hình dải (Taenitis blechnoides), Ráng thân lân có lông (Nephrolepsis hirsutula), Riềng mép ngắn (Alpinia breviligulata), Lấu (Psychotria montana), Ngái (Ficus spp.), Đùng đình (Caryota sp.), Lác (Cyperus sp.)

2.2 Đa dạng về cấu trúc thành phần loài thực vật bậc cao có mạch ở rừng Nà

2.2.1 Đa dạng các bậc taxon thực vật ở rừng Nà

Trong 52 loài và dưới loài thực vật xác định được ở rừng Nà, ngànhDương Xỉ (Polypodiophyta) chỉ có 4 họ và 4 loài (chiếm 11,8% tổng số họ và7,7% tổng số loài), ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta) chiếm ưu thế với 30 họ và

48 loài (chiếm 88,2% tổng số họ và 92,3% tổng số loài) Số lượng các taxontrong ngành Ngọc Lan tập trung chủ yếu vào lớp Ngọc lan - Magnoliopsida với

21 họ, 31 chi và 39 loài, trong khi lớp Loa kèn - Liliopsida ít hơn với 9 họ, 9 chi

và 9 loài

Trong số 34 họ thực vật ở rừng Nà, 3 họ Dâu tằm (Moraceae), Sim(Myrtaceae) và Thầu dầu (Euphorbiaceae) là đa dạng nhất bởi cùng có 5 loài.Các họ Rubiaceae, Lauraceae, Caesalpiniaceae, Symplocaceae có 2 - 4 loài, các

họ còn lại chỉ có 1 loài

Ở bậc chi, hầu hết các chi ở khu hệ thực vật rừng Nà chỉ có 1 loài, ngoại

trừ chi Ficus có 5 loài, Psychotria có 3 loài và 2 chi Symplocos, Syzygium có 2

Tuy không nằm trong danh lục thành phần loài thực vật rừng Nà, nhưngtrong quá trình khảo sát thực địa chúng tôi nhận thấy có sự xuất hiện của 2 loài

Trang 19

ngoại lai xâm hại là Mai dương Mimosa pigra L (họ Trinh nữ Mimosaceae) và bèo Lục bình Eichhornia crassipes Solms (họ Pontederiaceae) phân bố ven Nà

Đôn Lương Theo quan sát thấy cây Mai dương có khả năng phát triển rất tốt vàđang có xu hướng lấn chiếm các khoảng đất trống ở bìa rừng Nà Loài ngoại laixâm hại này có khả năng phát tán nhanh, thích hợp với môi trường ẩm ướt, bánngập [10] nên cần đặc biệt lưu ý và có biện pháp loại bỏ khi thực hiện các biệnpháp quản lý và bảo tồn rừng Nà

2.2.3 Đa dạng về giá trị tài nguyên thực vật rừng Nà

Trong tổng số 52 loài đã xác định ở rừng Nà có 28 loài có giá trị sử dụng,một số loài chỉ có 1 mục đích sử dụng nhưng cũng có nhiều loài được sử dụngvới nhiều mục đích khác nhau Trong đó nhóm cây làm thuốc có số loài lớn nhấtvới 21 loài chiếm 40,4 % tổng số loài, tiếp đến là nhóm cây lấy gỗ (12 loài,chiếm 23,1%), nhóm cây làm cảnh (7 loài, chiếm 13,5%), nhóm cây ăn quả (5loài, chiếm 9,6%) và cuối cùng là nhóm cây cho tinh dầu chỉ có 2 loài (chiếm3,8%)

Ngoài ra, ở rừng Nà còn gặp loài Sơn dây (Strophanthus sp.), thân và lá

loại cây leo nhiều năm này chứa nhựa mủ và có thể gây sưng ngứa nếu da ngườitiếp xúc với nhựa mủ này

Ngày đăng: 21/06/2015, 23:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w