3.1. Quản lý vùng đệm:
Thực trạng hiện nay vấn đề bảo tồn ĐDSH, vấn đề chất lượng của các HST và các cảnh quan trong Rừng Nà đã và đang bị suy thoái do sức ép của nhân dân sinh sống xung quanh khu vực, chính vì thế việc xây dựng các vùng dựng các vùng đệm, tạo thành vành đai bảo vệ bổ sung rừng Nà để loại trừ ảnh hưởng từ phía ngoài được cho là vấn đề bức thiết. Rừng Nà là khu vực có diện tích không lớn. Cần xác định rõ về diện tích và ranh giới của Nà, khu vực vùng đệm quanh Nà sẽ không có rừng mà là diện tích đồng ruộng của nhân dân xung quanh nà.
Cần có các giải pháp cụ thể để nâng cao năng suất lúa của khu vực xung quanh nà để mang lại lợi ích cho người dân bằng cách áp dụng các hoạt động phát triển cụ thể, hoạch định về kế hoạch sản xuất rõ ràng, đưa tiến bộ khoa học vào sản xuất nông nghiệp….
Bên cạnh đó, cần ưu tiên hỗ trợ dân chúng các vùng đệm, áp dụng thành tựu công nghệ tiên tiến, nâng cao cơ sở hạ tầng, cải thiện đời sống xã hội nhằm mục đích đảm bảo thu nhập ổn định cho nhân dân, nhờ đó ngăn chặn việc tiếp tục xâm lấn, khai thác động thực vật không hợp lý tại nà.
Các cấp chính quyền địa phương cụ thể là Xã Đức Thạnh và UBND huyện Mộ Đức cần quy hoạch, quản lý theo cách hỗ trợ (và không đi ngược lại) các mục tiêu bảo tồn ĐDSH đã được đề ra cho Nà và vùng đệm.
3.2. Bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng.
Đây là một trong những biện pháp bảo tồn ĐDSH trên quan điểm sinh thái nhân văn mang tính chất xã hội hoá cao. Thực tế ở các quốc gia trên TG và Việt Nam đã minh chứng cho việc quản lý và bảo tồn ĐDSH dựa vào cộng đồng dân cư địa phương có thể đạt được hiệu quả cao về nhiều mặt:
- Giải quyết được các mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên bao gồm cả ĐDSH.
- Quản lý và sử dụng ổn định bền vững tài nguyên thiên nhiên.
- Hạn chế các mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế xã hội và bảo tồn thiên nhiên.
- Giảm thiểu được các tác động tới đa dạng sinh học và môi trường sống tự nhiên.
- Giảm thiểu mức đầu tư ngân sách nhà nước đối với công tác bảo tồn thiên nhiên;….
Thực tế quá trình quản lý, khai thác và đánh bắt các nguồn lợi thiên nhiên tại Rừng Nà cho thấy, để bảo vệ đa dạng sinh học tại Nà cần có những cơ chế bảo tồn ĐDSH dựa vào cộng đồng dân cư sống xung quanh Nà. Việc giao rừng cho các hộ dân để bảo vệ, khai thác là một biện pháp hữu hiệu và sẽ mang lại hiệu quả cao đối với việc bảo vệ ĐDSH trước mắt tại Rừng Nà.
3.3. Thành lập BQL rừng Nà thuộc UBND xã Đức Thạnh.
Thành lập BQL rừng Nà thuộc UBND xã Đức Thạnh, BQL là cán bộ kiêm nhiệm do UBND xã thành lập nhằm thực hiện một số công việc như: tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo vệ rừng Nà cho cộng đồng dân cư, phối hợp với các đơn vị chức năng kiểm tra, nghiêm cấm, tịch thu các phương tiện dùng đánh bắt bị cấm theo quy định tại rừng Nà như dùng điện, súng săn…
Kinh phí để hoạt động của BQL được trích từ kinh phí của UBND huyện Mộ Đức, UBND xã Đức Thạnh và huy động từ các nguồn lực bên ngoài.