Bảo vệ ĐDSH bằng pháp chế:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tạo lập cơ sở dữ liệu, đề xuất giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học, môi trường và lịch sử rừng nà mộ đức” (Trang 37)

Thực tế nghiên cứu tại Rừng Nà Đức Thạnh, Mộ Đức cho thấy, việc xử công cụ pháp chế trong bảo vệ Nà gần như không được áp dụng.

Hiện nay, Việt Nam có luật ĐDSH số 20/2008/QH12 được Quốc hội thông qua ngày 13/11/2008 và có hiệu lực ngày 01/7/2009 cũng như một số Luật

khác như Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004… tất cả các luật này đều cấm các hành vi như: khai thác, đánh bắt các nguồn tài nguyên sinh vật bằng phương tiện, công cụ, phương pháp huỷ diệt, không đúng thời vụ và sản lượng theo quy định (Luật Bảo vệ môi trường năm 2005).

Hiện nay tại Nà chưa có bất kỳ một đơn vị, cơ quan chức năng nào áp dụng các biện pháp xử phạt đối với việc khai thác động vật, thực vật bằng các biện pháp mà pháp luật nghiêm cấm. Vì vậy, để bảo vệ ĐDSH tại Nà nhất thiết cần áp dụng các biện pháp pháp chế. Các ngành chức năng, đặc biệt là UBND cấp xã cần chỉ đạo cá bộ phận chuyên môn là công an xã tăng cường kiểm tra, thu giữ, xử phạt đối với các đối tượng khai thác, đánh bắt tại Nà bằng các biện pháp mà pháp luật nghiêm cấm.

Đưa việc bảo vệ đa dạng sinh học Nà vào các cuộc họp bình xét về gia đình văn hoá, KDC văn hoá của các thôn.

B. Về lâu dài:

Để bảo vệ ĐDSH Rừng Nà theo hướng bền vững không những là khu di tích, lịch sử văn hoá mà còn là khu vực có đa dạng sinh học cao, trong tương lai cần quy hoạch Rừng Nà thành khu du lịch sinh thái - gắn liền với du lịch lịch sử. Để làm được việc này, cần có chiến lược quy hoạch, đầu tư và phát triển phù hợp đảm bảo việc phát triển du lịch không ảnh hưởng đến ĐDSH của Nà như:

+ Cần nghiêm cấm việc săn bắt động vật, khai thác thực vật trong Rừng Nà với mục đích thương mại.

+ Thực hiện cơ chế xã hội hoá trong công tác bảo vệ đa dạng sinh học, theo đó giao từng khu vực Nà cho nhân dân xung quanh Nà quản lý. Việc khai thác tại các Nà cần có sự hướng dẫn, quy hoạch của cơ quan chức năng.

+ Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của một số loài động vật, đặc biệt là chim sinh sống ở các vùng có điều kiện khí hậu, tự nhiên tương tự như Nà để làm cho đa dạng sinh học của Nà thêm phong phú, thu hút khách du lịch thăm quan.

+ Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần cho cộng đồng dân cư xung quanh Nà chính là tiền đề căn bản và bền vững nhất để bảo vệ ĐDSH tại Nà.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tạo lập cơ sở dữ liệu, đề xuất giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học, môi trường và lịch sử rừng nà mộ đức” (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w