Biện pháp về giáo dục

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tạo lập cơ sở dữ liệu, đề xuất giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học, môi trường và lịch sử rừng nà mộ đức” (Trang 35)

2.1. Xây dựng nguồn nhân lực

Thành công của việc thực hiện chiến lược, chương trình, dự án bảo tồn ĐDSH tuỳ thuộc vào khả năng của đội ngũ cán bộ có liên quan. Cho nên cần thiết phải đào tạo đội ngũ cán bộ về nhiều lĩnh vực để thực hiện chương trình quản lý ĐDSH. Có đội ngũ cán bộ có năng lực thì mới có thể đề xuất và thực hiện các chương trình quản lý. Đồng thời cũng cần phải đầu tư cơ sở vật chất và nguồn tài chính phù hợp để hỗ trợ cho mọi công việc được tiến hành một cách thuận lợi.

Để bảo vệ ĐDSH cho Rừng Nà, cần đào tạo một nguồn nhân lực có đủ khả năng để thực hiện các biện pháp quản lý. Hiện nay, Rừng Nà thuộc thẩm quyền quản lý của UBND xã Đức Thạnh chính vì thế cần có các lớp đào tạo, tập huấn để nâng cao sự hiểu biết của các cá nhân trực tiếp tham gia quản lý Rừng Nà.

Một số biện pháp có thể áp dụng để nâng cao trình độ quản lý cho người thực hiện quản lý ĐDSH tại Nà như sau:

- Lớp ngắn hạn về khoá học chuyên ngành, về kỹ thuật quản lý, hay về vấn đề hành chính.

- Hội thảo, tập huấn về vấn đề riêng.

- Tập huấn ngắn ngày cho cán bộ thực địa.

- Chương trình soạn thảo tài liệu chuyên môn và phân phát tài liệu.

- Tổ chức xây dựng chiến lược địa phương có sự tham gia của các nhà khoa học để bảo tồn ĐDSH cho Rừng Nà.

2.2. Mở rộng các hoạt động truyền thông và nâng cao nhận thức về đadạng sinh học. dạng sinh học.

Truyền thông và nâng cao nhận thức trong bảo tồn và phát triển bền vững ĐDSH là một công cụ nhằm thúc đẩy những thái độ tích cực đối với ĐDSH, đồng thời cung cấp những kỹ năng giúp phân tích và đưa ra những quyết định sáng suốt về cách ứng xử đối với ĐDSH. Chính vì thế cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức của cộng đồng nhằm chia sẻ thông tin và chủ động tham gia của người dân vào việc bảo vệ đa dạng sinh học:

- Giáo dục trong nhà trường: Lồng ghép tầm quan trọng của ĐDSH rừng Nà vào các chương trình giảng dạy không những ở các trường học ở Xã Đức Thạnh mà các xã lân cận khu vực. Việc lồng ghép này có thể đưa vào các môn học về Địa lý, sinh học hoặc môn học tự nhiên và xã hội ở cấp tiểu học. Bên

cạnh việc học tập trên lớp, nhà trường cần bố trí các buổi tham quan thực tế tại Rừng Nà để học sinh hiểu biết hơn về đa dạng sinh học của khu vực từ đó góp phần thay đổi nhận thức và hành động với việc bảo vệ ĐDSH rừng Nà.

- Giáo dục ngoài nhà trường: Nâng cao nhận thức về ĐDSH nhất thiết phải được đẩy mạnh thực hiện ngoài phạm vi nhà trường mà đối tượng là đông đảo quần chúng, cộng đồng dân cư, nhất là những người sống chủ yếu dựa vào khai thác nguồn tài nguyên sinh học trong rừng Nà. Công việc này cũng cần được thực hiện ở những buổi họp thôn, ngày hội đại đoàn kết của xã, thôn… Việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các hộ dân sống sống xung quanh Nà và những hộ dân sống dựa vào việc khai thác, đánh bắt ở Nà là cực kỳ quan trọng, khi nhận thức được về tầm quan trọng của ĐDSH của Rừng Nà trong cộng đồng cư dân thay đổi thì hoạt động khai thác, săn bắt trong Nà sẽ thay đổi và theo chiều hướng tích cực hơn, đảm bảo khai thác đi đôi với bảo vệ và phát triển.

- Thành lập bộ phận kiêm nhiệm về giáo dục, nâng cao nhận thức về ĐDSH, đảm nhận công tác giáo dục ĐDSH tại xã Đức Thạnh, cán bộ thực hiện công tác văn hoá thông tin xã là nhân lực quan trọng và hợp lý nhất thực hiện công việc này tại xã. Để làm tốt việc này, cán bộ làm công tác văn hoá – xã hội cần được trang bị kiến thức về tầm quan trọng của ĐDSH để từ đó thực hiện công việc hiệu quả hơn.

+ Xây dựng chương trình giáo dục, nâng cao nhận thức về ĐDSH.

+ Nghiên cứu và xây dựng các hình thức giáo dục về nâng cao nhận thức ĐDSH phù hợp với từng đối tượng, từng lứa tuổi.

+ Tổ chức in các tờ tin về giáo dục và truyền thông ĐDSH.

+ Xây dựng mạng lưới giáo dục, liên kết, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức thực hiện công tác giáo dục, nâng cao nhận thức ĐDSH.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tạo lập cơ sở dữ liệu, đề xuất giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học, môi trường và lịch sử rừng nà mộ đức” (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w