Bảo tồn bên ngoài các khu bảo tồn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tạo lập cơ sở dữ liệu, đề xuất giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học, môi trường và lịch sử rừng nà mộ đức” (Trang 33)

I. Biện pháp kỹ thuật

1.2. Bảo tồn bên ngoài các khu bảo tồn

Để bảo tồn đa dạng sinh học Rừng Nà một cách có hiệu quả, không những chỉ thực hiện bên trong các khu bảo tồn mà phải bảo tồn cả ngoài khu bảo tồn. Mối nguy hiểm là các loài hay quần xã nằm trong các khu bảo tồn thì được bảo vệ nghiêm ngặt trong khi môi trường tự nhiên và các loài động thực vật bên ngoài khu bảo tồn chúng lại bị khai thác mạnh mẽ và ngày còn suy thoái. Điều rõ ràng là nếu khu vực nằm xung quanh khu bảo tồn bị suy thoái thì ĐDSH bên trong cũng sẽ bị suy giảm, nhất là đối với các khu bảo tồn có diện tích nhỏ như Rừng Nà. Sự suy giảm này xảy ra vì nhiều loài cần phải di chuyển ra khỏi ranh

giới các khu bảo tồn để tìm kiếm thức ăn và các vật chất khác mà trong khu vực sống của chúng không có.

Hiện nay, khu vực địa lý xung quanh rừng Nà chủ yếu là đất canh tác nông nghiệp của nhân dân, nếu như diện tích này bị thu hồi để phát triển công nghiệp hoặc dân cư thì cảnh quan môi trường sinh thái xung quanh Nà sẽ thay đổi, chính vì thế để bảo vệ đa dạng sinh học của Nà, biện pháp trước mắt và lâu dài là phải bảo vệ được cảnh quan vùng đệm xung quanh Nà. Như nhà sinh vật học Western đã nói: “Nếu chúng ta không thể bảo vệ thiên nhiên bên ngoài các khu bảo tồn thì thiên nhiên cũng chẳng tồn tại bao nhiêu bên trong các khu đó”

Vì thế việc giáo dục, khuyến khích nhân dân cũng như việc ban hành luật pháp về bảo tồn ĐDSH, bảo vệ các loài quý hiếm ở tất cả các nơi, trong khu bảo tồn cũng như ngoài khu bảo tồn, rõ ràng mang tính then chốt đối với sự tồn tại lâu dài của các loài.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tạo lập cơ sở dữ liệu, đề xuất giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học, môi trường và lịch sử rừng nà mộ đức” (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w