Nguyênliệu đầu vào nhập ngoại 100%, đảm bảo chất lượng cao để sản xuất ra giấygiấy và giấy bao gói cao cấp, góp phần cung cấp ổn định nguồn nguyên liệucho sản xuất công nghiệp của tỉnh T
Trang 1BTNMT Bộ tài nguyên môi trường
VPPA Hiệp hội giấy và bột giấy Việt Nam
Trang 2Hoàng Văn Thụ 42
Bảng 4.2 Kết quả, phân tích bùn thải của hệ thống xử lý nước thải 42
Bảng 4.3: Thống kê khối lượng chất thải nguy hại của Công ty CP giấy Hoàng Văn Thụ 43
Bảng 4.4: Kết quả đo cường độ ồn tại Công ty CP giấy Hoàng Văn Thụ 44
Bảng 4.5: Tiếng ồn tại các vị trí khác nhau do máy móc của Công ty gây ra 45
Bảng 4.6 : Tổng hợp khối lượng dầu diezel phục vụ cho hoạt động vận tải 46
Bảng 4.7: Kết quả đo, phân tích môi trường không khí 47
Công ty CP giấy Hoàng Văn Thụ 47
Bảng 4.8 Kết quả phân tích khí thải ống khói lò hơi 48
Bảng 4.9: Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm chính trong nước thải sinh hoạt Công ty CP giấy Hoàng Văn Thụ 49
Bảng 4.10 Kết quả phân tích nước thải sản xuất khi chưa xử lý công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ 50
Bảng 4.11: Kết quả phân tích nước thải sản xuất sau khi xử lý của 51
công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ 51
Bảng 4.12: Chất lượng môi trường nước sông Cầu 52
đoạn chảy qua khu vực Công ty CP giấy Hoàng Văn 52
Bảng 4.13: Kết quả điều tra người dân xung quanh nhà máy xi măng Quán Triều về chất lượng môi trường 56
Trang 3Hình 4.2 : Sơ đồ công nghệ dây chuyền xeo giấy Duplex 35Hình 4.3: Sơ đồ công nghệ dây chuyền tận thu bột thải của hệ thống xử lý
nước thải (Xeo V) 36Hình 4.4 : Sơ đồ công nghệ dây chuyền sản xuất giấy bao gói ximăng 37Hình 4.5: Sơ đồ công nghệ dây chuyền sản xuất dăm mảnh 40Hình 4.6 Biểu đồ kết quả đo cường độ ồn tại Công ty CP giấy Hoàng Văn
Thụ 44Hình 4.7 Biểu đồ tiếng ồn tại các vị trí khác nhau do máy móc của công ty
gây ra 45Hình 4.8 Biểu đồ kết quả phân tích khí thải ống khói lò hơi 48Hình 4.9: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ % người dân đánh giá mức độ ô
nhiễm môi trường không khí 57Hình 4.10: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ % người dân đánh giá mức độ ô nhiễm
môi trường nước thải 58Hình 4.11: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ % người dân đánh giá mức độ ô nhiễm
môi trường của chất thải rắn 59
Trang 41.2 Mục đích và yêu cầu 3
1.2.1 Mục đích 3
1.2.2 Yêu cầu 3
1.3 Ý nghĩa của đề tài 3
1.3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn 4
PHẦN 2 TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU 5
2.1 Cơ sở khoa học của đề tài 5
2.1.1 Cơ sở pháp lý 5
2.1.2 Khái niệm về môi trường 6
2.1.3 Khái niệm về ô nhiễm môi trường 8
2.2 Cơ sở thực tiễn 8
2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ giấy trên thế giới và Việt Nam 8
2.2.2 Tình hình ô nhiễm do sản xuất giấy trên thế giới và ở Việt Nam 15
2.3 Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm cho nghành giấy nội địa 20
PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
3.1 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 22
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 22
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 22
3.2 Địa điểm thực hiện và thời gian thực hiện 22
3.3 Nội dung 22
3.3.1 Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu .22
3.3.2 Tổng quan về công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ 22
3.3.3 Ảnh hưởng của hoạt động sản xuất và chế biến nguyên liệu giấy tới môi trường 22
3.3.4 Đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất giấy tại công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ 23
3.4 Phương pháp nghiên cứu 23
3.4.1 Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu, thông tin thứ cấp 23
3.4.2 Phương pháp khảo sát thực địa 23
Trang 54.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực ngiên cứu 25
4.1.1 Điều kiện tự nhiên 25
4.1.2 Điều kiện kinh tế-xã hội 29
4.2 Tổng quan về nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ 31
4.2.1 Vị trí địa lý của công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ 31
4.2.2 Tóm tắt quy trình công nghệ sản xuất 34
4.3 Ảnh hưởng của việc sản xuất giấy tới môi trường 40
4.3.1 Nguồn chất thải rắn thông thường 40
4.3.2 Chất thải nguy hại 43
4.3.3 Tiếng Ồn 44
4.3.4 Môi trường không khí 46
4.3.5 Môi trường nước 49
4.3.6 So sánh kết qủa hiện trạng môi trường với bản Đề án bảo vệ môi trường chi tiết của nhà máy Giấy Hoàng Văn Thụ 54
4.3.7 Đánh giá khả năng ảnh hưởng của hoạt động sản xuất giấy tới cộng đồng dân cư xung quanh 56
4.4 Đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục, phòng ngừa, xử lý ô nhiễm môi trường tại Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ 60
4.4.1 Một số giải pháp nhằm khắc phục, phòng ngừa, xử lý ô nhiễm môi trường không khí 60
4.4.2 Một số giải pháp nhằm khắc phục, phòng ngừa, xử lý ô nhiễm môi trường nước 61
4.4.3 Một số giải pháp nhằm khắc phục, phòng ngừa, xử lý ô nhiễm trong quản lý rác thải rắn 61
4.4.4 Một số giải pháp góp phần đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường, phòng ngừa ô nhiễm, phòng tránh sự cố môi trường 62
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 64
5.1 Kết luận 64
5.2 Đề nghị 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
Trang 6PHẦN 1
MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề
Môi trường là nơi con người khai thác nguồn vật liệu và năng lượngcần thiết cho hoạt động sống để tồn tại và phát triển Các sản phẩm do conngười sản xuất đều bắt nguồn từ các dạng vật chất tồn tại trên trái đất vàkhông gian bao quanh trái đất Tồn tại trong môi trường là nước, đất, khôngkhí là những yếu tố không thể thiếu cho sự sống, sự tồn tại, phát triển của conngười và sinh vật Tuy nhiên cùng với sự phát triển của sự sống, quá trình đôthị hóa, công nghiệp hóa và thâm canh nông nghiệp ngày càng phát triển đã
có nhiều ảnh hưởng xấu đến các dạng tài nguyên này Nhiều nơi môi trườngđất, nước, không khí đã bị ô nhiễm nặng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe conngười, động vật, làm giảm năng xuất và chất lượng cây trồng Hiện nay trênthế giới đang rung hồi chuông báo động về thực trạng ô nhiễm môi trườngtoàn cầu Môi trường đã trở thành vấn đề chung của nhân loại và được toànthế giới quan tâm
Nằm ở khu vực Đông Nam Châu Á, Việt Nam với sự phát triển nhanhchóng của nền kinh tế công nghiệp đã có rất nhiều công ty, nhà máy và cáckhu công nghiệp được ra đời và hoạt động trong nhiều năm vừa qua đã trởthành những nhân tố tích cực của sự nghiệp công nghiêp hóa hiện đại hóa củađất nước
Trong đó có Thái Nguyên là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa – xãhội lớn của vùng trung du và miền núi phía Bắc cùng với những lợi thế về vịtrí địa lí, điều kiện tự nhiên, tiềm năng khoa học, Thái Nguyên đã có rất nhiều
cố gắng để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, được đánh giá là một trongnhững địa phương có tốc độ tăng trường kinh tế nhanh Phát huy thế mạnh vềsản xuất công nghiệp, dịch vụ, nền kinh tế đã có những bước phát triển mạnh
mẽ Và công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ là một trong những đơn vị cónhiều đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế – xã hội mạnh mẽ của tỉnh,trải qua quá trình lịch sử phát triển lâu dài, công ty cổ phần giấy Hoàng VănThụ (tiền thân là Nhà máy Giấy Đáp Cầu - Nhà máy Giấy Hoàng Văn Thụ) đã
Trang 7có những đóng góp xuất sắc trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước,được Nhà nước phong tặng Anh hùng lực lượng vũ trang
Là đơn vị đầu tiên trong cả nước sản xuất giấy in tiền trong thời kỳkháng chiến chống Pháp, cũng là đơn vị đầu tiên của ngành giấy đăng ký sảnxuất giấy xi măng, tuy nhiên, nhiều năm qua, Công ty “nổi tiếng” vì xả nướcthải gây ô nhiễm nghiêm trọng, thuộc diện phải xử lý triệt để theo Quyết định
64 của Thủ tướng Chính phủ
Kể từ 25/6/2007, công ty đã tiến hành cổ phần hóa và hoạt động theo
mô hình 100% vốn cổ đông đóng góp Thời gian qua, công ty đã thiết lập hệthống chặt chẽ giữa nhà cung cấp - nhà sản xuất và người tiêu dùng Nguyênliệu đầu vào nhập ngoại 100%, đảm bảo chất lượng cao để sản xuất ra giấygiấy và giấy bao gói cao cấp, góp phần cung cấp ổn định nguồn nguyên liệucho sản xuất công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế là sự gia tăng khối lượng cácchất gây ô nhiễm thải vào môi trường sống, theo đánh giá của các nhà kinh tế
- môi trường : tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 1% thì chất lượng môi trườngsuy giảm 2% Bên cạnh các mặt tích cực đạt được, chúng ta cũng đang phảiđối mặt với nhiều vấn đề về môi trường do quá trình sản xuất công ngiệp, chếbiến nguyên liệu đã ảnh hưởng tới điều kiện sinh thái tự nhiên, gây ô nhiễmđất, nước, không khí, Vấn đề môi trường trong quá trình sản xuất ,và chếbiến nguyên liệu phục vụ cho nhà máy đang chở nên cấp bách vì vậy việcđánh giá hiện trạng hoạt động và tác động của nó tới môi trường là hết sứccần thiết để từ đó làm cơ sở cho việc hình thành công nghệ ít hoặc không phếthải nhằm bảo vệ tài nguyên, môi trường và con người, hướng tới sự pháttriển bền vững kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên nói riêng và Việt Nam nóichung xuất phát từ thực tế nói trên và nguyện vọng của bản thân cùng với sựđồng ý của Ban Giám Hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Môi Trường,dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Giảng Viên : Ths Hà Đình Nghiêm, em tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường của công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ”.
Trang 81.2 Mục đích và yêu cầu
- Tăng cường công tác quản lí môi trường trong hoạt động sản xuất vàchế biến nguyên liệu tại khu vực
1.3 Ý nghĩa của đề tài
1.3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Vận dụng và phát huy được những kiến thức đã học tập và nghiên cứu
- Nâng cao kiến thức, kỹ năng và có cơ hội cọ xát với thực tế để rút ranhững bài học kinh nghiệm cho bản thân phục vụ cho các công tác sau này
- Kết quả của đề tài là nguồn tài liệu tham khảo, nguồn tài liệu thứ cấp
và là nguồn thông tin cơ sở cho các nghiên cứu khoa học sau có liên quan tớimảng kiến thức này
- Đồng thời đề tài là nguồn thông tin, số liệu bổ sung, tham khảo trongcông tác đánh giá hiện trạng môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trườngcủa Công ty cổ phần Giấy Hoàng Văn Thụ
Trang 9- Qua quá trình tìm hiểu và đánh giá có cái nhìn tổng quan về hiệntrạng môi trường và sự hiểu quả của các biện pháp bảo vệ môi trường đang sửdụng trong nhà máy Đó là tiền đề để có những biện pháp, đề xuất điều chỉnhcho công tác bảo vệ môi trường của nhà máy phù hợp hơn với điều kiện sảnxuất Giấy trong tương lai.
- Làm cơ sở cho công tác quy hoạch, lập kế hoạch xây dựng chính sáchbảo vệ môi trường và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
- Nâng cao nhận thức, tuyên truyền giáo dục về bảo vệ môi trường chomọi công nhân viên của công ty và người dân xung quanh khu vực nhà máy
- Biết được thực trạng các vấn đề về môi trường của nhà máy để từ đó
đề xuất ra các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm, phục vụ cho công tácbảo vệ môi trường của nhà máy
- Đưa ra cái nhìn tổng quan để góp phần nâng cao trách nhiệm của banlãnh đạo công ty cũng như các phòng ban trước hoạt động sản xuất gây tácđộng ô nhiễm, từ đó có những hoạt động tích cực trong công tác bảo vệ môi trường
Trang 10PHẦN 2 TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1 Cơ sở pháp lý
- Luật bảo vệ Môi trường Việt Nam năm 2005 được Quốc hội nướcCộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày29/11/2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2006;
- Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 ngày 13/11/2008
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/6/2012
- Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ quyđịnh việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thảivào nguồn nước
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc quyđịnh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
- Nghị định 108/2008/NĐ-CP của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hànhluật hoá chất;
- Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của chính phủ về quản lýchất thải rắn;
- Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường Quy định về Quản lý chất thải nguy hại
- Quyết định 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của Thủ tướng Chínhphủ về việc phê duyệt chiến lược bảo vệ Môi trường Quốc gia đến năm 2010
và định hướng đến năm 2020;
- Tiêu chuẩn, quy chuẩn Nhà nước Việt Nam về Môi trường:
- Các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường ban hành theo Quyếtđịnh số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài nguyên
Trang 11+ QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thảisinh hoạt.
- Các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường ban hành theo Thông
tư số 16/2009/TT-BTNMT ngày 07 tháng 10 năm 2009 về quy định quychuẩn Quốc gia về môi trường, gồm:
+ QCVN 05:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chấtlượng không khí xung quanh;
+ QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một sốchất độc hại trong không khí xung quanh;
- Các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường ban hành theo Thông
tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009 về quy định quychuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường, gồm:
+ QCVN 07:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡngchất thải nguy hại;
+ QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thảicông nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ;
+ QCVN 20:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thảicông nghiệp đối với một số chất hữu cơ;
+ QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thảicông nghiệp;
+ QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;+ QCVN 27:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung;+ Quyết định Số: 3733/2002/QĐ-BYT về việc ban hành 21 tiêu chuẩn
vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động
+ QCVN 12:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thảicông nghiệp giấy và bột giấy
2.1.2 Khái niệm về môi trường
“Môi trường” là một khái niệm rất rộng, được định nghĩa theo nhiềucách khác nhau, đã được thảo luận rất nhiều và từ lâu Nhìn chung cónhững quan niệm về môi trường như sau:
- Môi trường bao gồm các vật chất hữu cơ và vô cơ quanh sinh vật.Theo định nghĩa này thì không thể nào xác định được môi trường một
Trang 12cách cụ thể, vì mỗi cá thể, mỗi loài, mỗi chi vẫn có một môi trường và mộtquần thể, một quần xã lại có một môi trường rộng lớn hơn.
- Môi trường là những gì cần thiết cho điều kiện sinh tồn của sinh vật.Theo định nghĩa này thì rất hẹp, bởi vì trong thực tế có yếu tố này là cần thiết cho loài này nhưng không cần thiết cho loài kia dù cùng sống chungmột nơi, hơn nữa cũng có những yếu tố có hại hoặc không có lợi vẫn tồn tại
và tác động lên cơ thể và ta không thể loại trừ nó ra khỏi môi trường tự nhiên
- Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo
có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên(Luật Bảo Vệ Môi Trường của Việt Nam, 1993)[1]
- Môi trường là một phần của ngoại cảnh, bao gồm các hiện tượng vàcác thực thể của tự nhiên mà ở đó, cá thể, quần thể, loài có quan hệ trựctiếp hoặc gián tiếp bằng các phản ứng thích nghi của mình Từ định nghĩa này
ta có thể phân biệt được đâu là môi trường của loài này mà không phải là môitrường của loài khác Chẳng hạn như mặt biển là môi trường của sinh vật màng nước (Pleiston và Neiston), sông không phải là môi trường của nhữngloài sống ở đáy sâu hàng ngàn mét và ngược lại
Đối với con người, môi trường chứa đựng nội dung rộng hơn.Theo định nghĩa của UNESCO (1981) thì môi trường của con người bao gồmtoàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, những cái hữu hình (đô thị, hồ chứa ) và những cái vô hình (tập quán, niềm tin, nghệthuật ), trong đó con người sống bằng lao động của mình, họ khai thác cáctài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thoả mãn những nhu cầu của mình.Như vậy, môi trường sống đối với con người không chỉ là nơi tồn tại, sinhtrưởng và phát triển cho một thực thể sinh vật là con người mà còn là “khungcảnh của cuộc sống, của lao động và sự nghỉ ngơi của con người”
Thuật ngữ Trung Quốc gọi môi trường là “hoàn cảnh” đó là từchính xác chỉ điều kiện sống của cá thể hoặc quần thể sinh vật Sinh vật vàcon người không thể tách rời khỏi môi trường của mình Môi trường nhân văn(Human environment - môi trường sống của con người) bao gồm các yếu tố
Trang 13vật lý, hóa học của đất, nước, không khí, các yếu tố sinh học và điềukiện kinh tế - xã hội tác động hàng ngày đến sự sống của con người
Để thống nhất về mặt nhận thức, chúng ta sử dụng định nghĩa trongLuật bảo vệ Môi trường Việt Nam năm 2005 được Quốc hội nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005
và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2006 định nghĩa khái niệm môi trườngnhư sau:
“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo,quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống,sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên” (Bộ Tài Nguyên
và môi trường, 2005) [2]
2.1.3 Khái niệm về ô nhiễm môi trường
Trước khi loài người xuất hiện, môi trường trên trái đất hoàn toànnguyên thủy, chỉ có biển xanh tuyết trắng, rừng nguyên sinh xanh tươi màkhông có đô thị, hầm mỏ, nhà máy, ô tô Từ khi con người xuất hiện, quátrình sinh hoạt và sản xuất của con người đã gây nên ô nhiễm môi trường
Ngày nay, thuật ngữ ô nhiễm được sử dụng rất nhiều để diễn tả cáchành động phá hoại môi trường tự nhiên
Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồngthời các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây táchại tới đời sống của con người và các sinh vật khác
Theo khoản 6 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trương Việt Nam 2005: “Ônhiễm môi trường là sự biến đổi của thành phần môi trường không phù hợpvới tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật”
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ giấy trên thế giới và Việt Nam
2.2.1.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ giấy trên thế giới
Hiện nay dân số thế giời khoảng hơn 7 tỷ người; mức tiêu thụ giấy bìnhquân là 42,6 kg/ người, đứng đầu là Phần lan : 317,5 kg/người; Hoa Kỳ: 303,9kg/người; Hà Lan: 302,5 kg/người; Thuỵ Điển: 289,1 kg/ người; Nhật : 267kg/ người Nước tiêu thụ Ýt nhất là Tago và Mali 0,5 kg/ người (NguyễnTrung Tấn, 2012) [20]
Trang 14Sản lượng giấy carton: 233,2 tr tấn/ năm.
Trong đó : giấy in báo là 42 tr tấn Giấy in viết là 73 tr tấn caston là67,6 tr tấn
Quốc gia sản xuất giấy nhiều nhất là 49,5 tr tấn/ năm; ; Trung Quốc19,5tr tấn/ năm
Trong những năm trở lại đây, mức tăng trưởng trung bình của toànngành đạt 4%/ năm( riêng khu vực Châu Á Thái Bình Dương đạt 7%/ năm).theo dự toán của các nhà nghiên cứu từ nay đến năm 2019, mức tăng trưởngcủa thế giới sẽ đạt 3,7 %/ năm về mức tiêu thụ và mức tiêu thụ trung bình sẽđạt 45 kg/ người/ năm với sự phân bố:
Bắc Mỹ: 294 kg/người / năm
Tây Âu : 166 kg / người / năm
Nhật : 233 kg / người / năm
Các loại còn lại : 13 kg / người / năm
Bên cạnh sự cải tiến về công nghệ, máy móc thiết bị cũng không ngừngđược hiện đại hoá về mọi mặt Ngày nay đã có những máy xeo giấy báo cókhổ rộng 9,15m, tốc độ có thể đạt 170 cm/phút, công suất 150 ngàn tấn/năm.đến năm 2011 tốc độ máy xeo có thể đạt 2500m/phút, toàn bộ kích thước củamột máy xeo hoạt động hiện đại như vậy có thể dài tới 300m, rộng 50m
Nằm trong sự vận động, chuyển mình mạnh mẽ của công nghiệp giấytrên thế giới Khu vực Châu Á và các nước vùng Đông Á với dân số 3,5 tỷngười chiếm 53,8 % dân số Thế giới đã và đang có những chuyển biến: tăng
về số lượng sản phẩm( hiện tại sản xuất được 53,6 tr tấn/năm, tiêu thụ 58,6 trtấn/năm và các nước tiêu thụ bình quân tính theo đầu người là 19,2 kg/người/năm) (Nguyễn Trung Tấn, 2012)[20]
Các nước Đông Á gồm Philipin, Đài Loan, Thái Lan, Việt Nam, Lào,Campuchia, Miến Điện, Malayxia, Indonexia,Trung Quốc, Bắc Triều Tiên.Dân số khoảng 2 tỷ người, mức tiêu thụ bình quân theo đầu người năm 2012 :
Nhật Bản 233 kg
Đài Loan 158,7 kg
Hàn Quốc 91,2 kg
Thái Lan 28,2 kg
Trang 152.2.1.2.Tình hình sản xuất và tiêu thụ giấy ở Việt Nam
Ngành giấy là một trong những ngành được hình thành từ rất sớm tạiViệt Nam, khoảng năm 284 Từ giai đoạn này đến đầu thế kỷ 20, giấy đượclàm bằng phương pháp thủ công để phục vụ cho việc ghi chép, làm tranh dângian, vàng mã…
Năm 1912, nhà máy sản xuất bột giấy đầu tiên bằng phương pháp côngnghiệp đi vào hoạt động với công suất 4.000 tấn giấy/năm tại Việt Trì Trongthập niên 1960, nhiều nhà máy giấy được đầu tư xây dựng nhưng hầu hết đều
có công suất nhỏ (dưới 20.000tấn/năm) như Nhà máy giấy Việt Trì; Nhà máybột giấy Vạn Điểm; Nhà máy giấy Đồng Nai; Nhà máy giấy Tân Mai v.v.Năm 1975, tổng công suất thiết kế của ngành giấy Việt Nam là 72.000tấn/năm nhưng do ảnh hưởng của chiến tranh và mất cân đối giữa sản lượngbột giấy và giấy nên sản lượng thực tế chỉ đạt 28.000 tấn/năm (Công tyChứng Khoán Habubank, 2013) [11]
Năm 1982, Nhà máy giấy Bãi Bằng do Chính phủ Thụy Điển tài trợ đã
đi vào sản xuất với công suất thiết kế là 53.000 tấn bột giấy/năm và 55.000tấn giấy/năm, dây chuyền sản xuất khép kín, sử dụng công nghệ cơ-lý và tựđộng hóa Nhà máy cũng xây dựng được vùng nguyên liệu, cơ sở hạ tầng, cơ
sở phụ trợ như điện, hóa chất và trường đào tạo nghề phục vụ cho hoạt độngsản xuất Ngành giấy có những bước phát triển vượt bậc, sản lượng giấy tăngtrung bình 11%/năm trong giai đoạn 2000 – 2006; tuy nhiên, nguồn cung nhưvậy vẫn chỉ đáp ứng được gần 64% nhu cầu tiêu dùng (năm 2012) phần cònlại vẫn phải nhập khẩu Mặc dù đã có sự tăng trưởng đáng kể tuy nhiên, tới
Trang 16nay đóng góp của ngành trong tổng giá trị sản xuất quốc gia vẫn rất nhỏ.(Công ty Chứng Khoán Habubank, 2013) [11]
Cuối năm 2012, toàn ngành có trên 239 nhà máy với tổng công suất đạt 1,38triệu tấn/năm; 66 nhà máy sản xuất bột giấy, tổng công suất 600.000 tấn/năm
Hiện nay Việt Nam có khoảng gần 500 doanh nghiệp giấy tuy nhiên đaphần là các doanh nghiệp nhỏ, hộ sản xuất cá thể Toàn ngành chỉ có hơn 90doanh nghiệp có công suất trên 1.000 tấn/năm Nguyên liệu chính để sản xuất bộtgiấy là sợi xenluylô có hai nguồn chính là từ gỗ và phi gỗ Bên cạnh đó giấy loạiđang ngày càng trở thành nguồn nguyên liệu chủ yếu trong sản xuất giấy
• Bột giấy từ nguyên liệu nguyên thủy (gỗ hay phi gỗ)
• Nguyên liệu từ gỗ là các loại cây lá rộng hoặc lá kim
• Nguyên liệu phi gỗ như các loại tre nứa, phế phẩm sản xuất nông nghiệp như rơm rạ, bã mía và giấy loại Nguyên liệu để sản xuất bộtgiấy từ các loại phi gỗ có chi phí sản xuất thấp nhưng không phù hợp với nhàmáy có công suất lớn do nguyên liệu loại này được cung cấp theo mùa vụ vàkhó khăn trong việc cất trữ (Công ty Chứng Khoán Habubank, 2013) [11]
công-Tại Việt Nam năng lực sản xuất bột giấy mới chỉ đáp ứng được ½ nhucầu sản xuất giấy Do đó ngành công nghiệp giấy luôn phải phụ thuộc vàonguồn bột giấy nhập khẩu Hiện nay chỉ có Công ty Giấy Bãi Bằng và Công
ty cổ phần Giấy Tân Mai chủ động đáp ứng được khoảng 80% tổng số bộtcho sản xuất giấy của mình
Báo cáo của VPPA cho biết, tổng lượng giấy tiêu thụ cả nước ta trongnăm 2013 vừa qua lên tới 2,9 triệu tấn giấy các loại Trong khi các nước pháttriển tiêu thụ giấy trên 130 kg/người/năm, thì người dân các nước châu Á cómức tiêu thụ giấy chưa nhiều, bình quân đạt 40 kg/người/năm Mức tiêu thụgiấy bình quân đầu người ở Việt Nam còn thấp hơn, mới chỉ đạt hơn 30kg/năm Sức tiêu thụ giấy của người dân nước ta đã liên tục tăng nhanh trongnhững năm qua: năm 2011bình quân sử dụng 26,44 kg/năm/người; năm2012đạt 29,61 kg/năm/người; năm 2013đạt 32,7 kg/năm/người Với 88 triệudân và mức sống ngày càng được nâng cao đã mở ra thị trường rộng lớn chongành giấy Việt Nam (Công ty cổ phần giấy Sài Gòn, 2012) [12]
Tổng cầu giấy không ngừng tăng lên qua từng năm
Trang 17Năm 2010, cả nước tiêu dùng 2,294 triệu tấn giấy, bao gồm: 45,2 nghìntấn giấy in báo; 444 nghìn tấn giấy in, giấy viết; 1.551,9 nghìn tấn giấy baobì; 43,3 nghìn tấn giấy tissue; 210 nghìn tấn giấy vàng mã.
Năm 2011 tổng tiêu thụ 2,599 triệu tấn giấy, bao gồm: 57,8 nghìn tấngiấy in báo; 515 nghìn tấn giấy viết và in; 1.730 nghìn tấn giấy bao bì; 76,1nghìn tấn giấy tissue và 220 nghìn tấn giấy vàng mã
Năm 2012, tổng lượng tiêu dùng giấy đã lên 2,9 triệu tấn, bao gồm 70nghìn tấn giấy in báo; 595 nghìn tấn giấy viết và in; 1.975 nghìn tấn giấy baobì; 83,1 nghìn tấn giấy tissue, riêng tiêu dùng giấy vàng mã sụt giảm chỉ còn
190 nghìn tấn – thấp hơn cả năm 2009
Năm 2013 tổng lượng tiêu thụ 3.1 triệu tấn bao gồm 92 nghìn tấn giấy
in báo ; 650 nghìn tấn giấy viết và in ; 2140 nghìn tấn giấy bao bì ; 90,5 nghìntân giấy tissue và 200 nghìn tấn giấy vàng mã
Tổng thư ký VPPA cho biết, xuất khẩu giấy và các sản phẩm từ giấycủa Việt Nam đã có mặt ở thị trường 18 nước trên thế giới (thị phần nhiềunhất là vào các thị trường Mỹ, Đài Loan, Nhật Bản…), với kim ngạch năm
2012 đạt 425 triệu USD Tuy vậy, kim ngạch xuất khẩu giấy hiện chỉ bằng 1/3
so với kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này Năm 2012, cả nước đã nhập khẩu1,216 triệu tấn giấy các loại với trị giá 1,164 triệu USD, nguồn nhập nhiều từTrung Hoa và Indonesia) (Công ty cổ phần giấy Sài Gòn, 2012) [12]
Năng lực sản xuất bột giấy của Việt Nam cũng tăng rất nhanh Sảnlượng bột giấy sản xuất trong nước năm 2010 đạt 345,9 nghìn tấn; năm 2011đạt 373,4 nghìn tấn Năm 2012, sản lượng bột giấy nước ta thiết lập mức tăngtrưởng khủng, cao hơn 30% so với năm 2011, đạt tới 484,3 nghìn tấn
Tuy nhiên, với khối lượng này còn xa mới đáp ứng được nhu cầu chongành sản xuất giấy, bởi vậy hàng năm nước ta vẫn còn phải nhập khẩu lượng bộtgiấy và các sản phẩm giấy với lượng gần tương đương sản lượng trong nước
Với tài nguyên rừng trù phú có thể phát triển các vùng nguyên liệuphục vụ công nghiệp giấy, nhưng lợi thế này đến nay vẫn chưa được pháttriển hiệu quả Dăm gỗ bạch đàn và gỗ keo lai, một dạng nguyên liệu thôtrong ngành giấy, thế nhưng loại nguyên này gần như được xuất khẩu hết ranước ngoài, với lượng xuất khẩu tăng gần 10 lần trong 10 năm qua Năm
Trang 182001, cả nước chỉ xuất khẩu 400 ngàn tấn dăm gỗ, nhưng năm 2011 xuất khẩutới 5,4 triệu tấn để vươn tới vô địch thế giới về xuất khẩu dăm gỗ Năm 2012,xuất khẩu dăm gỗ tuy giảm, nhưng vẫn còn ngất ngưởng tới 3 triệu tấn dămkhô Có một nghịch lý là, các nước mua nguyên liệu dăm của Việt Nam, rồisản xuất ra giấy thành phẩm hoặc bột giấy, sau đó bán trở lại Việt Nam vớigiá cao Giá xuất khẩu dăm gỗ của Việt Nam sang Trung Quốc và Nhật Bảntrong năm vừa qua chỉ khoảng 110 đến 120 USD/tấn trong khi giá nhập khẩubột giấy ở mức trung bình 900 đến 1.000 USD/tấn (Công ty cổ phần giấy SàiGòn, 2012) [12]
Để đối phó với tình trạng thiếu nguyên liệu, ngành sản xuất giấy củaViệt Nam phát triển mạnh ở lĩnh vực tái chế giấy Tỷ lệ thu hồi giấy đã qua sửdụng dùng làm nguyên liệu trong tổng nguyên liệu sản xuất giấy ở Việt Nam
là 70% Các loại giấy thu hồi gồm giấy carton (OCC), giấy báo (NP) và tạpchí (OMG), giấy lề (phế thải trong gia công)… được nhập vào Việt Nam từnhiều nước, chủ yếu từ Mỹ, Nhật, New Zealand Gần 100% giấy bao bì, 90%giấy tissue và 60% giấy in báo đều làm từ giấy tái chế
Tái sử dụng giấy tối đa là mục tiêu nhiều nước đang nhắm đến để tậndụng nguồn nguyên liệu, giảm giá thành, giảm phá rừng và bảo vệ môi trường
Năng lực tái chế giấy của Việt Nam đã tăng trưởng rất nhanh Năm
2000 sản lượng giấy tái chế tiêu thụ là 240 nghìn tấn, bao gồm tái chế trongnước 121 nghìn tấn, nhập khẩu 120 nghìn tấn, tỷ lệ thu hồi giấy đã qua sửdụng đạt 24% Năm 2010, tổng lượng giấy tái chế tiêu thụ 1.004 nghìn tấn,trong đó thu hồi trong nước đạt 734,2 nghìn tấn, nhập khẩu 269,7 nghìn tấn.Năm 2011, tổng lượng giấy tái chế được tiêu thụ đạt 1.193,2 nghìn tấn, baogồm 883,6 nghìn tấn thu hồi trong nước và 309,6 nghìn tấn nhập khẩu Năm
2012, tổng lượng giấy tái chế được tiêu thụ 1.450,4 nghìn tấn, bao gồm 987,1nghìn tấn thu hồi trong nước và 463,2 nghìn tấn nhập khẩu.(Công ty cổ phầngiấy Sài Gòn, 2012) [12]
• Những tồn tại của ngành giấy
Nhiều năm qua, nước ta vẫn phải nhập hơn 1 triệu tấn bột giấy/năm vớigiá 900 - 1.000 USD/tấn, trong khi đó Việt Nam liên tục đứng đầu thế giới vềxuất khẩu dăm gỗ Riêng năm 2012, xuất khẩu 6 triệu tấn dăm gỗ (tương
Trang 19đương 2,7 triệu tấn bột giấy), với giá 110- 120 USD/tấn Thực trạng “xuấtthô, nhập tinh” này đã khiến giá trị kim ngạch thu về cho đất nước từ xuấtdăm gỗ chỉ đạt khoảng 300 triệu USD/năm, còn số tiền phải chi ra để nhậpkhẩu bột giấy lên tới hàng tỷ USD/năm
Các DN trong nước muốn cạnh tranh phải nhanh chóng đẩy mạnh đầu tưvào dây chuyền sản xuất, đổi mới công nghệ, tiết giảm chi phí và nâng caochất lượng sản phẩm; xây dựng vùng nguyên liệu ổn định dưới hình thức kýhợp đồng bao tiêu sản phẩm với người trồng rừng Tuy nhiên, với khả năngtài chính của phần lớn các DN hiện nay, việc huy động được vốn đề đầu tưmáy móc, thiết bị vào ngành bột giấy không phải đơn giản.Bên cạnh khó khăn
về tài chính, những DN sản xuất giấy từ phế liệu đang gặp nhiều bất cập nhưkhông có hóa đơn, chứng từ để chứng minh đầu vào, nhưng khi xuất hóa đơnđầu ra vẫn phải chịu thuế 10%, trong khi ở nhiều nước khác, tái chế các sảnphẩm từ giấy không phải chịu thuế.Nhiều DN giấy đang có nguy cơ đứng trên
bờ vực phá sản, nhất là năm 2015 ngày càng tới gần, Cộng đồng Kinh tếASEAN sẽ được thành lập, mặt hàng giấy từ các nước trong khu vực sẽ trànvào Việt Nam với mức thuế 0% Nếu không nhanh chóng tìm giải pháp thìgiấy Việt Nam khó đứng vững ngay trên sân nhà chứ đừng nói chuyện lấnsang “sân khách” Để cạnh tranh, các doanh nghiệp trong nước buộc phảinhanh chân hơn, tăng cường đầu tư vào dây chuyền sản xuất, tiết giảm chi phí
và nâng cao chất lượng sản phẩm (Trần Mạnh Hùng, 2013) [14]
Các chuyên gia nhận định, mặc dù năng lực sản xuất giấy tăng lên,nhưng năm 2014 sẽ gặp khó khăn ở đầu ra Theo VPPA, suy thoái kinh tế vẫnđang ảnh hưởng lớn tới tỷ lệ tồn kho của ngành giấy Số liệu thống kê mớinhất từ Bộ Công thương, sau 2 tháng đầu năm nay, lượng giấy tồn kho đãtăng 33,7% so với cùng kỳ năm 2013 VPPA nhận định rằng : “Do lượng tiêuthụ giảm, nên năm 2014, một số đơn vị sản xuất giấy trong nước buộc phảicắt giảm sản lượng, thậm chí là ngừng sản xuất, nhằm giảm thấp nhất sốlượng giấy thành phẩm tồn kho, đồng thời thị trường đang có sự cạnh tranhlớn về chính sách bán hàng giữa các đơn vị sản xuất, thương mại (Trần MạnhHùng, 2013) [14]
Trang 20Bộ Công thương dự báo, sản lượng giấy trong nước năm 2014 dự kiến
sẽ đạt 2,19 triệu tấn giấy các loại, tăng 17,8% so với năm 2013 Do sản xuấttrong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu, nên trong năm 2014, ngành giấy tiếp tụcphải nhập khẩu khoảng 1,3 triệu tấn giấy, trị giá 1.350 triệu USD, bao gồmbột giấy, giấy in báo, giấy bao bì công nghiệp (Công ty cổ phần giấy SàiGòn, 2012) [12]
2.2.1.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ giấy ở Thái Nguyên
Trong 3 tháng đầu năm 2014, mặc dù gặp phải nhiều khó khăn liênquan đến vần đề giá cả nguyên vật liệu đầu vào, trang thiết bị, sự thiếu hụtnăng lượng phục vụ trong sản xuất, sông công ty Cổ phần giấy Hoàng VănThụ vẫn đạt được mức tăng trưởng ổn định
Trong 3 tháng đầu năm, sản lượng sản xuất của công ty đạt gần 7000tấn, sản lượng tiêu thụ trên 6000 tấn, tổng doanh thu hơn 60 tỷ, duy trì việclàm ổn định cho hơn 240 lao động với mức thu nhập bình quân 3 triệuđồng/một tháng Đặc biệt, với sự đầu tư các dây chuyền và công nghệ sảnxuất hiện đại, cho đến nay công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ đã khắc phụctriệt để vấn đề ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất Đứng trướcnhững khó khăn do giá cả vật tư đầu vào tăng cao, tình trạng mất điện thườngxuyên gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, công ty cổ phầngiấy Hoàng Văn Thụ đang tập trung thực hiện nhiều giải pháp tích cực nhằmhoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất 13 nghìn tấn giấy trong năm 2014.(Công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ) [4]
2.2.2 Tình hình ô nhiễm do sản xuất giấy trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.2.1 Tình hình ô nhiễm do sản xuất giấy trên thế giới
Bột giấy và nhà máy giấy gây ô nhiễm nước, không khí và đất Giấy vàbột giấy công nghiệp là một trong những ngành công nghiệp lớn nhất và gây ônhiễm nhất trên thế giới; nó là ngành công nghiệp gây ô nhiễm nhất thứ ba ởBắc Mỹ
Có khoảng 500 nhà máy kraft (trong đó có khoảng 45 ở Canada và 100
ở Mỹ), và hàng ngàn loại khác của các nhà máy giấy và bột giấy, trên thếgiới Mối quan tâm chính bao gồm việc sử dụng các chất tẩy clo và dựa trênlượng khí thải độc hại kết quả với không khí, nước và đất Với dự báo tăng
Trang 21trưởng toàn cầu hàng năm 2,5%, ngành công nghiệp, và các tác động tiêu cựccủa nó, có thể tăng gấp đôi mỗi 28 năm.(Bách khoa toàn thư tự do của ngườiViệt) [3]
Mọi người cần sản phẩm giấy và chúng ta cần, sản xuất an toàn với môitrường bền vững
Năm 2008, tổng số nước thải nhà máy thải ra từ các nhà máy bột giấytẩy trắng Canada trung bình 137 mét khối mỗi tấn hoặc 104.000 m3/ngày đêm(từ 25.300 đến 311.100 m3/ngày) là tương đương với dòng chảy của sông StLawrence ở Cornwall, Ontario hoặc của sông Columbia ở BritishColumbia Tổng khối lượng nước thải nhà máy phụ thuộc vào lớp và số lượngbột giấy được sản xuất
British Columbia, hơn nữa minh họa tải chất gây ô nhiễm có thẩm quyền
từ nguồn điểm, bao gồm cả khí thải vào không khí, nước thải lỏng, và thảichất thải rắn (Số liệu từ Bộ Môi trường, Đất đai và cơ sở dữ liệu lệ phí quản
lý chất thải Park, Tháng Mười Một, 2000.) 20 ~ 23 nhà máy giấy và bột giấytrên địa bàn tỉnh rõ ràng đóng góp đáng kể để tải ô nhiễm môi trường
(Bách khoa toàn thư tự do của người Việt) [3]
Theo một tổ chức công dân Canada, "Mọi người cần sản phẩm giấy vàchúng ta cần, sản xuất an toàn với môi trường bền vững." Số lượng giấy vàsản phẩm giấy là rất lớn, do đó, các tác động môi trường cũng rất quantrọng Nó đã được ước tính đến năm 2020 nhà máy giấy sẽ sản xuất gần500.000.000 tấn giấy và bìa mỗi năm, những nỗ lực tuyệt vời như vậy là cầnthiết để đảm bảo rằng môi trường được bảo vệ trong quá trình sản xuất, sửdụng và tái chế / xử lý khối lượng khổng lồ này vật liệu (Bách khoa toàn thư
tự do của người Việt) [3]
Giấy và bột giấy là gây ô nhiễm lớn thứ ba công nghiệp với không khí,nước và đất trong cả Canada và Hoa Kỳ, và phát hành hơn 100 triệu kg của ônhiễm độc hại mỗi năm .(Bách khoa toàn thư tự do của người Việt) [3]
Kể từ đầu những năm 1970 gây ô nhiễm lớn ở Trung Quốc đã đến từngành công nghiệp giấy
Kết quả là, chính quyền trung ương đã đóng cửa hàng trăm nhà máy ônhiễm dễ bị
Trang 22Tất cả các nhà máy giấy nhỏ có khả năng sản xuất 30.000-50.000 tấnbột giấy đã được đóng cửa tại tỉnh Sơn Đông phía đông Trung Quốc để ngăncản họ làm ô nhiễm nước dọc theo dòng nước dự án Nam-Bắc đầy tham vọngcủa Trung Quốc, được thiết kế để dẫn nước từ sông Dương Tử trong phía namtới hạn hán miền Bắc Trung Quốc.(Đỗ Cao Ngọc, 2011) [17]
Trên thế giới, ngành công nghiệp giấy và bột giấy là nước tiêu thụ lớnthứ năm của năng lượng, chiếm bốn phần trăm của tất cả các sử dụng nănglượng của thế giới Giấy và bột giấy công nghiệp sử dụng nhiều nước hơn đểsản xuất một tấn sản phẩm hơn bất kỳ ngành công nghiệp
2.2.2.2 Tình hình ô nhiễm do sản xuất giấy ở Việt Nam
Theo thống kê, cả nước có khoảng 500 doanh nghiệp sản xuất giấy,trong đó, khoảng 10% doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép,cònlại hầu hết các nhà máy sản xuất đều không có hệ thống xử lý chất thải, hoặc
có nhưng không đạt yêu cầu Vì thế tình trạng gây ô nhiễm môi trường từ sảnxuất giấy đang là vấn đề được nhiều người quan tâm.Việc xử lý nước thảitrước khi thải vào môi trường, nhìn toàn cục hầu như chưa có ở phần lớn cácnhà máy giấy và bột giấy, chỉ có một số xí nghiệp ở khu vực I (khu vực kinh
tế Nhà nước) là có hệ thống xử lý nước thải ngoại vi, sông cũng chỉ đạt được80% như Công ty Giấy Bãi Bằng, còn lại hầu hết các cơ sở khu vực II (côngnghiệp địa phương), khu vực III (kinh tế tư nhân) đều không có hệ thống xử
lý nước thải Việc xử lý khí thải trong sản xuất giấy và bột giấy cũng chưađược chú ý và giải quyết thoả đáng Khí có mùi trong sản xuất chưa đượckhắc phục Khí thải từ ống khói lò hơi đốt than và đốt dầu, do không đượctrang bị hệ thống lọc bụi tĩnh điện(trừ Công ty Giấy Bãi Bằng) nên nồng độbụi trong khí thải là rất cao (Trần Hồng Phượng, 2007) [18]
Phong Khê : có gần 200 cơ sở sản xuất giấy, mỗi năm cung cấp cho thịtrường gần 200 nghìn tấn Một ngày, lượng giấy sản xuất ra ở đây không dưới
500 tấn
Theo các hộ sản xuất, để cho ra được một tấn giấy thành phẩm cần phải
sử dụng khoảng 5 đến 6 tạ than Như vậy, lượng than và củi các cơ sở sảnxuất giấy ở đây dùng để “hun” làng mỗi ngày lên tới 400 đến 500 tấn
Trang 23Những ống khói đen ngòm mọc lên xả thẳng vào bầu không khí chunggiữa khu dân cư với hàng nhìn hộ dân Cả làng luôn thường trực một mùi khóikhét lẹt và mùi hóa chất nồng nồng từ các cống nước thải Bụi than cuốn tungmỗi dịp có xe cộ chạy qua Làng Phú Lâm ngay bên canh Phong Khê cũng cóngót 20 dây chuyền hoạt động và cũng chung tình trạng ô nhiễm từ hơn chụcnăm nay.
Tất cả các dây chuyền tại đây đều là tái sản xuất giấy phế liệu Đầulàng cuối xóm ngổn ngang than, củi và giấy bẩn từ khắp nơi theo ô tô chuyển
về tập kết Khắp nơi là rác Dọc tuyến đê con sông Ngũ Huyện Khê là nơi lítưởng để các hộ sản xuất thải loại các phế liệu sản xuất Lớn nhất là bãi rácnằm giáp ranh giữa hai xã Phong Khê và Phú Lâm
Các loại rác, túi ni-lông, thải ra thành từng gò cao tới vài mét trên mộtdiện tích hàng nghìn mét vuông Biện pháp duy nhất xử lí đối với những loạirác này là đốt Chúng cứ âm ỉ cháy suốt ngày đêm hàng chục năm qua, mangkhói bụi và mùi xú uế bay vào làng
Ấy vậy mà vẫn không hết rác Rác cứ cao lên từng ngày, ngập cả conđường ven đê dẫn vào xã Phú Lâm
Con sông chết
Sông Ngũ Huyện Khê là một nhánh của sông Đuống, dài hơn 20 cây
số, chảy qua Phú Lâm và Phong Khê Đây là nguồn cung cấp nước chính chosản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân hai bên bờ
Đã 5, 6 năm qua, dòng sông bị ô nhiễm quá nặng Nước sông đen đặc
và bốc mùi hôi thối nồng nặc Những đường ống từ các cống rãnh của các cơ
sở sản xuất giấy xuyên qua bờ con đê xối thẳng nước thải chưa qua xử líxuống dòng sông, mang theo các loại hóa chất độc hại Nguồn nước ngầmcũng bị ô nhiễm nghiêm trọng Nước giếng khoan bơm lên sủi bọt, không thểdùng làm nươc sinh hoạt, nước làm giấy cũng phải đào giếng thật sâu và lọc kĩ
Mỗi ngày, gần 5000 mét khối nước thải nhờ nhờ hóa chất đổ ra cáccống rãnh rồi lại bơm trực tiếp ra dòng sông Dự án bể lắng lọc nước tạiPhong Khê thì đã chết từ chục năm qua Con sông vẫn cứ phải oằn mình gánhchịu những dòng nước thải độc hại đang giết dần sự sống
Trang 24Các hộ sản xuất giấy tại làng cho biết, để sản xuất được 1 tấn giấythành phẩm, cần từ 1,2 đến 1,3 tấn giấy phế liệu Như vậy, mỗi tấn giấy sảnxuất được lại thải ra 0,2 đến 0,3 tấn rác đó là một lượng hóa chất lớn nhưcác loại kiềm, sút có tính chất ăn mòn mạnh được dùng trong tẩy và làm trắng giấy.
Nước thải chứa hóa chất, các sơ sợi giấy mủn và màu không được xử líthải trực tiếp ra môi trường, ngấm xuống đất và thải trực tiếp ra sông làm ônhiễm nguồn nước là nguyên nhân dẫn đến các bệnh ngoài da, viêm họng,viêm phế quản…Các chất hữu cơ tích tụ trong cơ thể là những tiền chất củacác bệnh mãn tính và không loại trừ ung thư Mặc dù chưa có nghiên cứu cụthể nhưng theo các báo cáo hàng tháng của Trạm y tế xã Phong Khê thì tỉ lệmắc các bệnh ngoài da tại khu vực này cao hơn hẳn so với các nơi khác.(ĐinhHữu Dư, 2011) [13]
Thị xã Bắc Kạn hơn 30 hộ dân ở tổ 1B, phường Ðức Xuân,
(Bắc Kạn) bức xúc trước việc Công ty cổ phần Lâm sản Bắc Kạn sản xuấtgiấy đế gây ô nhiễm môi trường, làm cuộc sống của người dân bị đảo lộn
Công ty cổ phần Lâm sản Bắc Kạn nằm lọt thỏm giữa khu dân cư tổ1B, sau thời gian dài ngừng hoạt động, từ tháng 7-2013 đến nay sản xuất giấy
đế trở lại, gây ô nhiễm môi trường trầm trọng Ông Lê Quang Ðàn từng cónhiều năm làm việc tại công ty, nay về hưu sinh sống cạnh doanh nghiệp nàycho biết: "Sản xuất giấy đế sử dụng nhiều loại hóa chất, nước thải trong quátrình sản xuất phải được thu gom vào bể chứa để xử lý, sau đó chảy vào bểlắng lọc rồi mới thải ra môi trường Do công ty đã ngừng hoạt động trong thờigian dài, các công trình xử lý chất thải đã hư hỏng hết, công ty lại không đầu
tư cho việc xử lý nước thải làm cho mùi xú uế độc hại, khó chịu phát tán rachung quanh"
Bà con trong tổ 1B phải sống trong tình trạng ô nhiễm khó chịu, khổnhất là trẻ em, người già, phụ nữ mang thai, nhiều người phải đeo khẩu trang,
đi ngủ phải trùm chăn kín đầu" Không những gây ô nhiễm môi trường chungquanh, việc Công ty cổ phần Lâm sản Bắc Cạn sản xuất giấy còn gây tiếng ồnlớn ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân chung quanh, xả thẳng nước thải cóhóa chất không qua xử lý bằng đường ống dẫn ra sông Cầu, làm cho nửa dòngsông nhuộm mầu đục nhờ nhờ Nhân dân các thôn Bản Vẻn, Tổng Nẻng
Trang 25thuộc xã Mỹ Thanh (huyện Bạch Thông) ở phía dưới sử dụng nước sông Cầusinh hoạt, tắm giặt, tưới rau bị ô nhiễm hóa chất, nhiều trẻ nhỏ tắm ở sôngCầu bị bệnh ngoài da, ngứa.(Văn phòng Tổng cục môi trường ,2009) [19]
Tình hình ô nhiễm do sản xuất giấy ở nước ta đang rất đáng được lưu tâm
2.2.2.3 Tình hình ô nhiễm do sản xuất giấy ở Thái Nguyên
Những năm trước Công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ nổi cộm tìnhtrạng xả thải, gây ô nhiễm môi rường Phần lớn nước thải của nhà máy vẫnđược thải ra sông Cầu mà không qua xử lý, gây ô nhiễm môi trường nướcnghiêm trọng Từng dòng bột trắng theo đòng nước chảy ra ven sông kếtthành những bè lớn nhỏ bốc mùi và huỷ hoại môi trường nước
Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ và Công ty cổ phần giấy xuất khẩu TháiNguyên là 2 nhà máy thuộc diện phải xử lý triệt để theo Quyết định 64 củaThủ tướng Chính phủ (Công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ,2013) [7]
2.3 Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm cho nghành giấy nội địa
Trước thực trạng trên, dự thảo về “Nước thải công nghiệp giấy” đangđược Bộ Tài nguyên và Môi trường hoàn thiện và chuẩn bị ban hành Quyđịnh này sẽ đưa ra những tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng nước trước khithải ra môi trường tự nhiên
Theo đó, với những cơ sở sản xuất giấy gây ô nhiễm nặng, lại nằmtrong khu vực thượng lưu đầu nguồn nước, chính quyền các cơ sở phải có cácbiện pháp và chế tài cần thiết yêu cầu các đơn vị sản xuất đảm bảo tốt khâu
xử lý nước thải hoặc phải ngừng sản xuất nếu không đảm bảo, như Việt Trì
bỏ nấu bột giấy, Đồng Nai lắp hệ thống thu hồi kiềm và xử lý nước thải…Những doanh nghiệp nhỏ không có khả năng đầu tư hệ thống xử lý nước thảithì chính quyền sở tại cần có các biện pháp quy hoạch, hỗ trợ tài chính chocác đơn vị này để lập ra các khu công nghiệp giấy tập trung và hướng tới xử
lý nguồn nước thải liên hoàn.(Hiệp hội giấy và bột giấy Việt Nam ) [15]
Mặt khác, theo Hiệp hội Giấy và bột giấy Việt Nam, để hạn chế tác hại
về môi trường do ngành sản xuất giấy gây ra, ngoài việc ban hành tiêu chuẩn
về nước thải, còn phải quản lý chặt chẽ công nghệ, thiết bị và quy mô côngsuất của các nhà máy giấy
Trang 26Bên cạnh đó, vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường cần được quan tâm đặcbiệt bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người dân Các cơ sở cần gắnsản xuất với xử lý ô nhiễm môi trường, đổi mới công nghệ theo hướng thânthiện với môi trường.
Hiện nay, việc xử lý dịch đen thường có ba phương thức: phương phápthu hồi kiềm theo công nghệ tiên tiến nhất những năm gần đây, tuy nhiên hiệuquả không cao vì vốn đầu tư quá lớn; phương pháp xử lý sinh hóa bằng hệthống xử lý nước thải, cũng đòi hỏi kỹ thuật cao và sự chính xác tuyệt đối;phương pháp thứ ba là thay đổi tính chất của lignin trong dịch đen Đây làmột công nghệ xử lý mang tính khả thi, có thể giảm vốn đầu tư, có khả nănggiúp ngành giấy tiến một bước dài trong những nỗ lực bảo vệ tài nguyên môitrường (Phạm Khôi Nguyên, 2011) [16]
Trang 27PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
- Hoạt động sản xuất của công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ
- Một số người dân sống xung quanh khu vực sản xuất của công ty
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu
- Công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ, phường Quan Triều, thành phốThái Nguyên
3.2 Địa điểm thực hiện và thời gian thực hiện
- Địa điểm thực hiện : Công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ
- Thời gian thực hiện : từ 15/01/2014 – 30/04/2014
3.3 Nội dung
3.3.1 Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên :
+ Vị trí địa lý
+ Địa hình, địa chất
+ Khí hậu, thủy văn
+ Hệ thống giao thông vận tải
- Điều kiện kinh tế - xã hội :
+ Hiện trạng kinh tế + Văn hóa – xã hội
3.3.2 Tổng quan về công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ
3.3.3 Ảnh hưởng của hoạt động sản xuất và chế biến nguyên liệu giấy tới môi trường
- Ảnh hưởng của việc sản xuất giấy tới môi trường nước tại công ty cổphần giấy Hoàng Văn Thụ
- Ảnh hưởng của việc sản xuất và chế biến nguyên liệu môi trườngkhông khí
- Chất thải do hoạt động sản xuất và chế biến nguyên liệu giấy thải ramôi trường
Trang 283.3.4 Đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất giấy tại công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu, thông tin thứ cấp
- Tài liệu về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội (dân số, việclàm …) khu vực công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ
- Tài liệu về quá trình phát triển cuat hoạt động sản xuất chế biếnnguyên liệu giấy
- Thu thập số liệu thứ cấp ở tỉnh và công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ
- Thu thập thông tin liên quan đến đề tài qua thực địa, qua sách báo,internet : số liệu, hiện trạng
- Các báo cáo hiện trạng môi trường của địa phương và kết quả quantrắc môi trường hàng năm tại công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ
- Tài liệu về công tác quản lý môi trường tại địa bàn nghiên cứu
- Tài liệu về các văn bản pháp quy chế biến và sản xuất giấy, về bảo vệmôi trường, các tiêu chuẩn Việt Nam … Và các tài liệu liên quan
3.4.2 Phương pháp khảo sát thực địa
- Quan sát các cổng thải
- Quan sát các dây chuyền và thiết bị xử lý chất thải
- Quan sát các quá trình vận hành và sản xuất
3.4.3 Phương pháp tổng hợp so sánh với TCVN và QCVN
- Nước : TCVN 5945:2005 , QCVN 08:2008/BTNMT
- Không khí : TCVN 5939:2005 TCVN 5940:2005
Từ những số liệu thứ cấp cộng với số liệu đo đạc khảo sát thực tế, kếtquả phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm, tính toán tải lượng ô nhiễm, khuvực sản xuất chế biến để đưa ra kết luận về các thành phần môi trường Sosánh với TCVN để đưa ra những ảnh hưởng của hoạt động sản xuất và chếbiến giấy tới môi trường khu vực
3.4.4 Phương pháp điều tra phỏng vấn
Xây dựng bộ câu hỏi điều tra và tiến hành điều tra 70 hộ dân quanh
khu vực của nhà máy giấy để tiến hành xác định mức độ ảnh hưởng của hoạt
Trang 29động sản xuất giấy tới môi trường sống và sinh hoạt của cộng đồng dân cưxung quanh nhà máy
+ Số phiếu sử dụng: 70 phiếu điều tra cho 70 hộ dân quanh khu vực sảnxuất của nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ
Chọn 4 tổ dân phố khu vực xung quanh nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ :
tổ 3, tổ 4, tổ 5, tổ 6, và số phiếu lần lượt là 20, 20, 15, 15
+ Cách chọn hộ: Ngẫu nhiên – Chọn 70 người ngẫu nhiên trong 4 tổxung quanh khu vực nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ trong phương pháp này,mỗi đơn vị của tổng thể đều có khả năng được chọn như nhau Dùng phươngpháp ngẫu nhiên để chọn ra số mẫu từ tổng thế với số lượng cần theo yêu cầuphỏng vấn
+ Phương pháp điều tra: Điều tra tự do - là phương pháp điều tra phỏngvấn với các câu hỏi khung đã quy định, còn các câu hỏi thăm dò khác có thểthay đổi cho phù hợp với người được hỏi và hoàn cảnh tiến hành phỏng vấn
3.4.5 Phương pháp xử lý , kế thừa số liệu
- Xử lý số liệu thô bằng Exel, word
Trang 30PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực ngiên cứu
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
* Đặc điểm khí hậu
Khu vực công ty mang đặc trưng khí hậu miền núi Bắc Bộ có 02 mùa
rõ rệt: mùa nóng mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10, hướng gió chủ đạo làhướng Đông Nam; mùa lạnh mưa ít từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, hướnggió chủ đạo là hướng Đông Bắc
Quá trình lan truyền và chuyển hoá các chất ô nhiễm phụ thuộc rấtnhiều vào điều kiện khí hậu tại khu vực sản xuất Các yếu tố đó là:
- Các yếu tố khí hậu bất thường (giông, bão nhiệt đới,…)
(Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ ,2007) [5]
* Nhiệt độ
Nhiệt độ không khí có ảnh hưởng đến sự lan truyền và chuyển hoá cácchất ô nhiễm trong không khí Nhiệt độ không khí có liên quan đến quá trìnhbay hơi của các chất hữu cơ Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí
và môi trường lao động là những yếu tố gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khoẻcon người và đời sống hệ sinh thái động thực vật Điều đó cũng giải thích tạisao yếu tố nhiệt độ không khí được dùng để tính toán mức độ ô nhiễm môitrường không khí và trong thiết kế kiểm soát ô nhiễm môi trường Nhiệt độkhông khí càng cao thì tác động của các độc tố càng mạnh, có nghĩa là tốc độlan truyền và chuyển hoá các chất ô nhiễm trong môi trường càng lớn Tạikhu vực xây dựng sản xuất có:
+ Nhiệt độ trung bình năm: 22 oC
+ Nhiệt độ cao nhất trung bình của tháng nóng nhất: 28,50C (tháng 7)
Trang 31+ Nhiệt độ thấp nhất trung bình của tháng lạnh nhất: 15,60C (tháng12)(Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ ,2007) [5]
* Chế độ mưa
Mưa có tác dụng làm sạch môi trường không khí và pha loãng chất thảilỏng Các hạt mưa kéo theo các hạt bụi và hoà tan một số chất độc hại trongkhông khí rồi rơi xuống đất, có khả năng gây ô nhiễm đất và ô nhiễm nước.Mưa làm sạch bụi ở các lá cây do đó làm tăng khả năng hút bụi của các dảicây xanh cách ly bảo vệ khu dân cư
Lượng mưa trên toàn khu vực được phân bổ theo 2 mùa: mùa mưa kéodài từ tháng 5 đến tháng 10,lượng mưa tăng dần từ đầu mùa tới giữa mùa đạttới cực đại vào tháng 8 (tháng nhiều bão nhất trong vùng), mùa khô (ít mưa)
từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau
- Lượng mưa trung bình năm : 1500 - 2000 mm
- Số ngày mưa trong năm : 150 đến 160 ngày
- Lượng mưa trung bình tháng lớn nhất : 489 mm (tháng 8)
- Lượng mưa trung bình tháng nhỏ nhất: 22mm (tháng 12)
- Lượng mưa ngày lớn nhất: 353 mm
(Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ ,2007) [5]
* Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí là một trong những yếu tố cần thiết khi đánh giá mức
độ tác động tới môi trường không khí Đây là tác nhân ảnh hưởng trực tiếpđến sự phát tán, lan truyền các chất gây ô nhiễm Trong điều kiện độ ẩm lớn,các hạt bụi trong không khí có thể liên kết với nhau tạo thành các hạt to hơn
và rơi nhanh xuống đất Từ mặt đất các vi sinh vật phát tán vào môi trườngkhông khí, độ ẩm lớn tạo điều kiện vi sinh vật phát triển nhanh chóng và bámvào các hạt bụi ẩm lơ lửng trong không khí bay đi xa, gây truyền nhiễm bệnh
Độ ẩm còn có tác dụng với các chất khí như: SO2, NOx,… hoà hợp với hơinước trong không khí tạo thành các axit
Tại khu vực có:
- Độ ẩm tương đối trung bình năm của không khí: 82%
- Độ ẩm tương đối trung bình tháng lớn nhất (tháng 3, 7): 94%
- Độ ẩm tương đối trung bình tháng thấp nhất (tháng 2, 11): 73%
Trang 32Lượng bốc hơi hàng năm khoảng 40 mm, tháng 5 là tháng có lượng bốchơi nhiều nhất (5 mm) (Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ ,2007) [5]
* Chế độ gió
Gió là yếu tố khí tượng cơ bản có ảnh hưởng đến sự lan truyền các chất
ô nhiễm trong khí quyển và xáo trộn các chất ô nhiễm trong nước Tốc độ giócàng cao thì thì chất ô nhiễm không khí càng lan toả xa nguồn ô nhiễm vànồng độ chất ô nhiễm càng được pha loãng bởi không khí sạch Ngược lại khitốc độ gió càng nhỏ hoặc không có gió thì chất ô nhiễm sẽ bao chùm xuốngmặt đất tại chân các nguồn thải làm cho nồng độ chất gây ô nhiễm trongkhông khí xung quanh nguồn thải sẽ đạt giá trị lớn nhất Hướng gió thay đổilàm cho mức độ ô nhiễm và khu vực ô nhiễm cũng bị thay đổi
Tại khu vực nghiên cứu, trong năm có 2 mùa chính, mùa Đông gió cóhướng Bắc và Đông Bắc, mùa Hè gió có hướng Nam và Đông Nam
- Tốc độ gió trung bình năm : 1,9 m/s
- Tốc độ gió lớn nhất : 24 m/s
* Nắng và bức xạ
- Số giờ nắng trung bình trong năm : 1588 giờ
- Số giờ nắng trung bình lớn nhất trong tháng : 187 giờ
- Số giờ nắng trung bình nhỏ nhất trong tháng : 46 giờ
Bức xạ trung bình năm : 108 kcal/cm2/ năm(Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ ,2007) [5]
*Thủy văn
Sông Cầu là sông chính trong hệ thống sông Thái Bình (diện tích3,478 km2, chiếm 47% toàn bộ diện tích hệ thống) với tổng chiều dài là288km Sông cầu bắt nguồn từ vùng núi Vạn On (đỉnh cao 1,326) chạy quaChợ Đồn, đi qua phía tây Bạch Thông - Chợ Mới (Bắc Kạn) chảy về PhúLương, Đồng Hỷ, Thành phố Thái Nguyên, Yên Phong, Quế Võ (Bắc Ninh),Hiệp Hòa, Việt Yên, Yên Dũng, Bắc Giang và tới Phả Lại (Hải Dương) Sôngcầu chảy qua gần nhất khu vực dự an chỉ cách 20m ở khu vực giáp gianh Lưuvực sông cầu có môdun dòng chảy trung bình từ 22 – 24l/s.km2 Dòng chảynăm dao động không nhiều, năm nhiều nước chỉ gấp 1,8 – 2,3 lần so với năm
ít nước Hệ số biến đổi dòng chảy khoảng 0,28 Dòng chảy của sông cầu chia
Trang 33thành hai mùa rõ rệt : mùa lũ và mùa cạn Mùa lũ thường bắt đầu vào tháng 6
và kết thúc vào tháng 9 hoặc tháng 10 Lượng chảy mùa lũ không vượt quá75% lượng nước cả năm Tháng có dòng chảy lớn nhất là tháng 8, chiếm 18 –
20 % lượng dòng chảy cả năm Tháng can nhất là tháng 1 hoặc tháng 2, lượngdòng chảy khoảng 1,6 – 2,5 %
Chảy qua ranh giới của Công ty còn có suối Phượng Hoàng, là con suốitiếp nhận nước thải của dân cư vem suối thuộc hai phường Tân Long vàQuan Triều, ngoài ra suối Phượng Hoàng còn là nơi tiếp nhận nước thải của
mỏ than Khánh Hòa và công ty Giấy xuất khẩu Thái Nguyên Khoảng 2msuối tiếp giáp với khu đất của công ty CP giấy Hoàng Văn Thụ (Công ty Cổphần giấy Hoàng Văn Thụ ,2007) [5]
* Đa dạng sinh học
a/ Hệ sinh thái trên cạn
Ở khu xung quanh Công ty chủ yếu là các hộ dân, một đồi cây nhỏ ởphía Đông-Nam và không có ruộng canh tác, nên hệ sinh thái cạn của khu vựcxung quanh Công ty tương đối nghèo nàn Thảm thực vật chủ yếu là một sốcây ăn quả(Bưởi, Cam, Hồng, Táo…) và một số loại rau mà các hộ gia đìnhtrồng trong mảnh vườn chật hẹp của mình để làm thực phẩm Ngoài ra, còn cócác loại cây lâm nghiệp như tràm, tre, bạch đàn,…được trồng ở đồi cây cạnhCông ty
Đối với hệ động vật cạn chủ yếu là các động vật nuôi như gà, ngan, vịt,chó… Xung quanh khu vực dự dán vẫn tìm thấy các loại động vật như rắn, chuột…
b/ Hệ sinh thái nước
Trước đây khi Công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ (khi đó là Nhàmáy giấy Hoàng Văn Thụ) còn sản xuất giấy đi từ các nguyên liệu tre nứa đãthải ra sông cầu rất nhiều nước thải ô nhiễm, gây ảnh hưởng lớn đến các loàithủy sinh của khu vực sông Nhưng mấy năm trở lại đây, do chuyển đổi hìnhthức sản xuất, không thải ra môi trường những loại nước thải độc hại cao nên
hệ sinh thái nước của lưu vực sông cầu sau Cônt ty đã phục hồi, chất lượng nướcsạch hơn, không còn màu đen của nước thải giấy như lúc trước Hệ sinh tháinước ở khu vực là các loại động vật thủy sinh, các loại cá nước ngọt và thực vật
Trang 34thủy sinh thông thường Ngoài ra không có các loài thuộc diện quý hiếm cần bảo
vệ tránh tuyệt chủng.(Công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ ,2007) [5]
4.1.2 Điều kiện kinh tế-xã hội
4.1.2.1 Điều kiện kinh tế
a/ Về kinh tế
Phường Quán Triều là một trong những phường có nền kinh tế pháttriển của thành phố Thái Nguyên Nguồn thu nhập chủ yếu của người dântrong phường chủ yếu từ các hoatj động sản xuất kinh doanh và sản xuất côngnghiệp Toàn phường có 213 hộ kinh doanh thường xuyên, 29 cơ sở sản xuấtkinh trong đó có 3 cơ sở sản xuất công nghiệp à Công ty CP Giấy Hoàng VănThụ, Công ty nhiệt điện Cao Ngạn và nhà máy Z27
Hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn của phường cũng tưởngđối phát triển Diện tích đất trồng lúa trong năm là 76,5 hd, trong đó: vụ xuân
36 ha và vụ mùa là 40,5 ha; năng suất bình quân đạt 45,41 tạ/ha Diện tích đấttrồng màu trên địa bàn với tổng diện tích khoảng 8ha, trong đó : Cây dỗ tương
2 ha, cây lạc 5 ha, còn lại là diện tích của các hộ dân
Về chăn nuôi, trên địa bàn phường hiện có khoảng 175 con trâu, bò;
2000 con lợn và các loại gia cầm của hộ gia đình trên toàn phường cũngtương đối lớn Có 300 con chó trên địa bàn đã được tiêm phòng dại, 10300gia cầm được tiêm vác xin cúm gia cầm trong 9 tháng đầu năm 2007
Mức thu nhập bình quân của xã khoảng 700.000 đồng/tháng/người
b/ Về cơ sở hạ tầng
-Về giao thông : Ngoài tuyến đường Quốc lộ 3 chạy xuyên qua địaphần phường Quán Triều còn lại 80% tuyến đường dân sinh trong phường đãđược bê tông hóa, 15% đường đất và 5% đướng cấp phối
-Về cấp điện: 100% các hộ dân trong phường đều được cấp điện
-Về cấp nước: Phần lớn các hộ dân trong phường đều dùng nước từmạng lưới cấp nước của thành phó Thái Nguyên khoảng 98% Mặt kháckhoảng 400 hộ dân thuộc ba tổ : 23, 24, 25 hiện đang được Dự án DANIDAcủa Đan Mạch tài trợ xây dựng một hệ thống cấp nước sạch đến từng hộ giađình (dự dán đang được triển khai thực hiện)
Trang 35Năm 2010 các tuyến đường đều được nâng cấp bê tông hóa toàn bộ,100% số hộ trở nên được dùng nước sạch.
4.1.2.2 Điều kiện xã hội
a/ Dân cư
Phường Quán Triều, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên có diệntích đất tự nhiên là 278,99 ha, trong đó : đất nông nghiệp là 112 ha; đất côngnghiệp khoảng 41,8 ha Dân số theo thông kê năm 2006 là 8370 người, trong
đó nam : 3863 người và nữ : 4507 người Bình quân 3,8 người/hộ Tỷ lệ dân
số trung bình là 0,7%/năm
Tổng số hộ dân là 2150 hộ; trong đó số hộ làm nông nghiệp là 210 hộ,
số hộ sản xuất phi nông nghiệp là 1940 hộ
- Lao động : Số người trong độ tuổi lao động là 3470 người, trong đólao động nữ chiếm 53,75% Về trình độ lao động, tay nghề tương đối cao, sốngười làm việc trong các cơ sở sản xuấ kinh doanh trên toàn phường khoảng
700 người, cho thu nhập rất ổn định và là trụ cột về kinh tế của gia đình
b/ Về văn hóa- xã hội
Các hoạt động văn hóa xã hội tại khu vực này phát triển mạnh mẽ Có
08 nhà văn hóa, đây làn ơi tuyên truyền chủ trường đường lối của Đảng vàNhà nước cũng như tổ chức các hoạt động văn hóa xã hội theo nếp sống mới.Các tổ chức, đoàn thể như hội Phụ nữ, Hội Người cao tuổi, hội Cựu chiếnbinh, Đoàn thanh niên, hội Chữ thập đỏ, y tế, Mặt trận tổ quốc…hoạt độngthường xuyên và hiệu quả Công tác Đảng phối hợp với các tổ chức xã hộikhác thực sự đi vào đời sống của nhân dân, nhằm nâng cao nhân thức củanhân dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời kỳ mới Các hoạtđộng văn nghê, thể dục thể thao của phường cũng rất phát triển Thườngxuyên tổ chức và tham gia đầy đủ các hoạt động như hội thi văn nghê, giảicầu lông, bóng đá cấp phường cấp thành phố
c/ Về y tế- giáo dục
- Về y tế : Trạm ý tế phường Quán Triều được trang bị tương đối đầy
đủ các trang thiệt bị để phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhândân địa phương Các trang thiết bị y tế thông thường bao gồm : Bộ khámchuyên khoa Tai-Mũi-Họng ; Máy đo huyết áp ống nghe, nhiệt kế, Máy xét
Trang 36nghiệm 9 thông số nước tiểu, máy chạy khỉ dung… công tác tổ chức tại trạm
y tế như sau : 01 bác sĩ trưởng trạm, 01 y sĩ và 01 y tá đảm nhiệm công táckhám, chữa bệnh thông thường Theo số liệu thống kê năm 2006, số lượtkhám và điều trị tại trạm y tế phường là 4848 lượt người, số bệnh nhân ngoạitrý là 4848 người, không có bệnh nhân nào nội trú Số bệnh nhân mắc bệnhtruyền nhiễm là 06 người, trong đó tất cả đều là bệnh lao phổi theo như nhậnxét của bà Lê Thị Nga, trạm trưởng trạm y tế phường thì các bệnh thường gặptrên địa bàn phường chủ yếu là bệnh về đường hô hấp, ngoài da, gần đây tiếntriển một số ca ung thư phổi, đại tràng và gan Các bệnh nghề nghiệp như bụiphổi chiếm 06%
- Về giáo dục :
Trên địa bàn xã hiện có 01 trường tiểu học cơ sở ; 01 trường trung học
cơ sở và 03 trường mẫu giáo Tổng số học sinh trong xã là 1.300 em học sinh
và 100 giáo viên Theo đánh giá chung, trình độ dân trí khu vực tương đốicao Số học sinh cấp tiểu học cơ sở 100%, số học sinh ở các cấp trung học cơ
sở và trung học phổ thông khoảng 90%, số lượng học sinh ở các bậc học caohơn giảm dần số người dân được qua đào tạo dạy nghề cùng như có trình độ
từ trung cấp trở lên tương đối lớn
4.2 Tổng quan về nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ
4.2.1 Vị trí địa lý của công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ
Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ thuộc địa bàn tổ 6, phườngQuan Triều, thành phố Thái Nguyên Công ty nằm cách đường tròn trung tâmthành phố Thái Nguyên khoảng 5 km về hướng Bắc, đến chợ Quan Triều, rẽtay phải vào ngõ 505 thêm khoảng 300 m Tiếp giáp các bên của Công ty như sau:
Phía Bắc, phía Tây Bắc, phía Tây giáp với khu dân cư tổ 4 phường TânLong, thành phố Thái Nguyên
Phía Tây Nam, phía Nam và Đông Nam giáp với khu dân cư tổ 1phường Quan Triều, thành phố Thái Nguyên
Phía Đông Nam giáp với đồi cây
Phía Đông giáp với Sông Cầu
Phía Đông Bắc giáp với suối Phượng Hoàng là nơi tiếp nhận nước thảicủa dân cư các phường Quan Triều, Tân Long cũng như nước thải của một số
Trang 37cơ sở sản xuất khác như Công ty TNHH MTV than Khánh Hòa, Nhà máyximăng Quan Triều.
Công ty nằm cách trụ sở UBND phường Quan Triều khoảng 350 m vềphía Đông Bắc, cách Trạm Y tế phường Quan Triều khoảng 700 m
Giao thông khu vực Công ty rất thuận lợi, về tuyến đường bộ có đườngDương Tự Minh (đường Quốc lộ 3) nằm cách Công ty khoảng 300 m về phíaTây, từ đường này rẽ phải vào Công ty là đường cấp phối rộng khoảng 5 m
Gần Công ty có một số cơ sở sản xuất khác như Công ty Cổ phần Nhiệtđiện Cao Ngạn nằm cách Công ty khoảng 500 m về phía Đông Nam, Công ty
Cổ phần ximăng Quan Triều, Công ty TNHH MTV than Khánh Hòa – VVMIcách công ty khoảng 3 km về phía Tây và Tây Bắc
Chợ Quan Triều nằm cách Công ty khoảng 350 m (chợ nằm giáp vớikhu cửa hàng bách hóa và giáp với trụ sở UBND phường Quan Triều)
Gần khu vực công ty có Trường Mầm non Hoàng Văn Thụ cách tườngrào công ty khoảng 100m Trường Tiểu học Hoàng Văn thụ cách công tykhoảng 1,5 km
Trong phạm vi bán kính khoảng 2 km tính từ Công ty có các nguồnnước mặt chính gồm suối Tân Long, sông Cầu, suối Mỏ Bạch… Trong phạm
vi này không có các khu di tích lịch sử, văn hóa, di sản văn hóa đã xếp hạng
Hiện tại nguồn tiếp nhận nước thải của công ty là sông Cầu, công ty có
1 cửa xả nước thải đã được Sở Tài nguyên và môi trường Thái Nguyên cấpphép xả thải (Giấy phép xả thải số 41 ngày 2/7/201), lưu lượng xả là 960
m3/ngày đêm, phương thức và chế độ xả là tự chảy Tọa độ xả X:2391378325; Y: 428211420, vị trí xả thải là Phường Quan Triều, thành phốThái Nguyên (Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ ,2013) [7]
Sông Cầu cũng sẽ là nguồn tiếp nhận nước thải của Công ty trong quátrình hoạt động sau này Ngoài mục đích sử dụng cho sản xuất nông nghiệp vàcác hoạt động kinh tế, xã hội khác, nước sông Cầu còn phục vụ cho mục đíchsinh hoạt Vì vậy nhất thiết Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ phải xử lýtriệt để nước thải của mình trước khi thải ra môi trường, đảm bảo nước thảiphải đáp ứng được tiêu chuẩn quy định tại các tiêu chuẩn, quy chuẩn về nướcthải hiện hành (QCVN 12:2008/BTNMT và QCVN 40:2011/BTNMT) trướckhi thải ra môi trường, hạn chế tối tác động xấu của nước thải tới môi trường
Vị trí xây dựng dự án trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên được thể hiện tại hình 4.1.