Nguồn chất thải rắn thông thường

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường của công ty cổ phần giấy hoàng văn thụ (Trang 45)

4.3.1.1. Chất thải rắn sinh hoạt

Nguồn phát sinh, thải lượng và thành phần:

Chất thải rắn sinh hoạt của Công ty gồm lượng chất thải phát sinh từ sinh hoạt của 267 cán bộ, công nhân viên của công ty, thêm đó là lượng chất thải của 4 cán bộ quản giáo và 15 phạm nhân do Công ty thuê để tham gia sản xuất tại dây chuyền chặt dăm mảnh (mặc dù các quản giáo và các phạm nhân không thuộc quyền quản lý của Công ty, nhưng những người này có ăn trưa

Sàng rung Máy băm dăm

Băng tải Đóng bao, xuất xưởng Máy bóc vỏ Gỗ (gỗ keo nguyên vỏ) Điện Bụi, tiếng ồn Bụi, tiếng ồn, vỏ cây

tại Công ty, do vậy lượng chất thải rắn sinh hoạt vẫn tính đến lượng phát sinh từ các đối tượng này). Như vậy tổng lượng cán bộ, công nhân viên và người lao động tại Công ty là 286 người.

Với tổng số lao động là 286, tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của Công ty là khoảng 143 kg/ngày (ước tính với khối lượng chất thải phát sinh là 0,5 kg/người.ngày).

Với thành phần gồm các chất hữu cơ, giấy vụn các loại, nylon, nhựa, kim loại, các vật dụng sinh hoạt hàng ngày bị hư hỏng,… khi thải vào môi trường mà không được thu gom xử lý thích hợp sẽ gây ra tác hại cho môi trường sống. Khi thải vào môi trường các chất thải này sẽ phân huỷ hoặc không phân huỷ là gia tăng nồng độ các chất dinh dưỡng, tạo ra các hợp chất vô cơ, hữu cơ độc hại,… làm ô nhiễm nguồn nước, gây hại cho hệ vị sinh vật đất, các sinh vật thuỷ sinh trong nước, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại, ruồi muỗi phát triển và là nguyên nhân gây ra dịch bệnh. (Công ty cổ phần giấy Hòang Văn Thụ (2013) [7]

4.3.1.2. Chất thải rắn sản xuất

- Nguồn phát sinh:

+ Đinh ghim, nilon, băng dính, các tạp chất lẫn trong nguyên liệu… phát sinh từ công đoạn nghiền thủy lực và sàng phân ly

+ Cát, đinh ghim, sắt… phát sinh từ các công đoạn nghiền

+ Vỏ thùng đựng các loại nguyên liệu, hóa chất phục vụ cho sản xuất + Vỏ bao tải đựng mùn cưa, nhựa thông…

+ Giấy không đạt chất lượng, thanh nan, giấy đứt, rách… phát sinh trong các công đoạn sản xuất

+ Bột giấy thải từ hệ thống xử lý nước thải

+ Bùn thải phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải công suất 1.300 m3/ngày

+ Tro xỉ từ hoạt động của lò hơi

Bảng 4.1: Thống kê khối lượng chất thải rắn sản xuất của Công ty CP giấy Hoàng Văn Thụ

STT Loại chất thải Đơn vị tính

Khối lượng phát sinh Theo công suất thiết kế (31.000 tấn sp/năm) Theo công suất hoạt động (19.000 tấn sp/năm)

1 Đinh ghim, nilon, băng dính,

cát, sắt, các tạp chất tấn/tháng 31 19,0 2 Vỏ thùng đựng hóa chất kg/tháng 60,7 37,2

3 Bao tải tấn/tháng 2,4876 15,2

4 Giấy không đạt chất lượng,

thanh nan, giấy đứt, rách tấn/tháng

64,58

39,6

5 Bột giấy thải tấn/tháng 754,333 462,3

6

Bùn thải phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải công

suất 1.300 m3/ngày

m3/ngày 13,05 8,0

7 Tro xỉ từ hoạt động của lò hơi tấn/tháng 50,4 30,9 8

Vỏ cây, mạt gỗ phát sinh từ dây chuyền sản xuất dăm

mảnh

tấn/tháng 444,4 272,4

(Nguồn: Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ, 2013)[7]

Bảng 4.2 Kết quả, phân tích bùn thải của hệ thống xử lý nước thải

STT Tên chỉ tiêu Đơn vị BY-1.12.3-1Kết quả 07:2009/BTNMTQCVN

1 pH - 5,8 2,0 -12,5 2 As mg/l <0,005 2 3 Cd mg/l 0,034 0,5 4 Pb mg/l 0,956 15 5 Hg mg/l 0,002 0,2 6 Zn mg/l 2,88 250

Chú thích

* Vị trí lấy mẫu

- BT-1.12.3-1 : Tại bể chứa bùn thải của hệ thống xử lý nước thải (21˚ 37.050’N 105˚48.481’E)

* Tiêu chuẩn so sánh

- QCVN 07:2009/BTNMT : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại

Nhận xét : Qua bảng 4.2, các chỉ tiêu As, Cd, Pd, Hg, Zn phân tích được trong mẫu bùn thải đều năm dưới ngưỡng chất thải nguy hại theo QCVN 07:2009/BTNMT

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường của công ty cổ phần giấy hoàng văn thụ (Trang 45)