Trước thực trạng trên, dự thảo về “Nước thải công nghiệp giấy” đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường hoàn thiện và chuẩn bị ban hành. Quy định này sẽ đưa ra những tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng nước trước khi thải ra môi trường tự nhiên.
Theo đó, với những cơ sở sản xuất giấy gây ô nhiễm nặng, lại nằm trong khu vực thượng lưu đầu nguồn nước, chính quyền các cơ sở phải có các biện pháp và chế tài cần thiết yêu cầu các đơn vị sản xuất đảm bảo tốt khâu xử lý nước thải hoặc phải ngừng sản xuất nếu không đảm bảo, như Việt Trì bỏ nấu bột giấy, Đồng Nai lắp hệ thống thu hồi kiềm và xử lý nước thải… Những doanh nghiệp nhỏ không có khả năng đầu tư hệ thống xử lý nước thải thì chính quyền sở tại cần có các biện pháp quy hoạch, hỗ trợ tài chính cho các đơn vị này để lập ra các khu công nghiệp giấy tập trung và hướng tới xử lý nguồn nước thải liên hoàn.(Hiệp hội giấy và bột giấy Việt Nam ) [15]
Mặt khác, theo Hiệp hội Giấy và bột giấy Việt Nam, để hạn chế tác hại về môi trường do ngành sản xuất giấy gây ra, ngoài việc ban hành tiêu chuẩn về nước thải, còn phải quản lý chặt chẽ công nghệ, thiết bị và quy mô công suất của các nhà máy giấy.
Bên cạnh đó, vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường cần được quan tâm đặc biệt bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người dân. Các cơ sở cần gắn sản xuất với xử lý ô nhiễm môi trường, đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường.
Hiện nay, việc xử lý dịch đen thường có ba phương thức: phương pháp thu hồi kiềm theo công nghệ tiên tiến nhất những năm gần đây, tuy nhiên hiệu quả không cao vì vốn đầu tư quá lớn; phương pháp xử lý sinh hóa bằng hệ thống xử lý nước thải, cũng đòi hỏi kỹ thuật cao và sự chính xác tuyệt đối; phương pháp thứ ba là thay đổi tính chất của lignin trong dịch đen. Đây là một công nghệ xử lý mang tính khả thi, có thể giảm vốn đầu tư, có khả năng giúp ngành giấy tiến một bước dài trong những nỗ lực bảo vệ tài nguyên môi trường. (Phạm Khôi Nguyên, 2011) [16]
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU