Môi trường không khí

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường của công ty cổ phần giấy hoàng văn thụ (Trang 51)

Nguồn phát sinh, thải lượng phát thải chất thải khí bao gồm + Khí thải giao thông

+ Khí thải từ lò hơi

+ Bụi từ sản xuất dăm mảnh

Khí thải giao thông: Loại khí này được phát thải từ các phương tiện giao thông sử dụng trong khu vực Công ty như ô tô và các xe nâng, hạ. Thành phần thải bao gồm các loại khí thông thường trong sản phẩm cháy như khí CO2, CO, SO2, VOC và bụi. Nguồn thải không liên tục, không tập trung tuy nhiên vẫn có những tác động nhất định đến môi trường.

Công ty có 18 xe vận tải các loại, trong đó gồm 2 xe xúc, 2 xe ben, 5 xe nâng và 10 xe ôtô vận tải. Các xe ben có trọng tải 5 tấn, xe ôtô vận tải có hai loại có trọng tải là 7 tấn và 19 tấn.

Bảng 4.6 : Tổng hợp khối lượng dầu diezel phục vụ cho hoạt động vận tải

Loại xe Định mức tiêu thụ nhiên liệu (lít diezel/ca) Lượng tiêu thụ (/ngày) Lượng tiêu thụ (/tháng) Máy xúc 38,76 232,56 6511,68 Xe ben tự đổ 40,5 243 6804 Xe nâng 7,92 118,8 3326,4 Ôtô tự đổ (loại 7 tấn) 45,9 688,5 19278 Ôtô tự đổ (loại 19 tấn) 75,6 1134 31752 Tổng 2416,86 67672,08

Bảng 4.7: Kết quả đo, phân tích môi trường không khí Công ty CP giấy Hoàng Văn Thụ

STT Ký hiệu Mẫu Kết Quả Tiếng ồn NO2 (mg/m3) SO2 (mg/m3) CO (mg/m3) Bụi (mg/m3) 1 KK – 1.12.4-1 81,3 <0.05 <0,026 <2 0,15 2 KK – 1.12.4-2 70 <0,05 0,0026 <2 0,25 3733/2002QĐ-BYT 85 10 10 40 4 3 KK – 1.12.4-3 60,0 <0,05 <0,026 <2 <0,1 QCVN 05:2009/BTNMT QCVN 26:2010/BTNMT 70 0,2 0,35 30 0,3

(Nguồn: Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Th , 2013) [10]

Ghi chú: Vị trí lấy mẫu:

- KK-1.12.4-1: Tại phân xưởng xeo giấy (Tọa độ X: 21*37.005’ N ; Y: 105*48.444’E)

- KK-1.12.4-2: Tại khu vực lò hơi (Tọa độ X: 21*36.982N’; Y: 105*48.410’E)

- KK-1.12.4-3: Tại khu vực văn phòng công ty (Tọa độ X: 21*36.857’E; Y: 105*48.426’E)

3733/2002/QĐ-BYT: tiêu chuẩn vệ sinh lao động ban hành kèm theo Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT của Bộ Y tế

N

ận xét : : Qua bảng 4.7 kết quả phân tích mẫu không khí trong khu vực sản xuất và tại khu văn phòng của công ty có tất cả các chỉ tiêu đo đạc, phân tích đều đảm bảo nằm trong giới hạn cho phép của 3733/2002/QĐ-BYT.

+ Khí thải từ lò hơi: Quá trình đốt sinh khối của lò hơi làm phát sinh các chất khí như CO2, SO2, bụi… Toàn bộ lượng khí thải phát sinh được quạt hút đưa vào hệ thống xử lý khí của lò hơi (hệ thống ống kín). Khí thải sau khi được xử lý được thải ra ngoài môi trường qua ống khói cao 18 m.

Kết quả phân tích khí thải ống khói của lò hơi tầng sôi như sau (sau khi qua hệ thống xử lý

Bảng 4.8 Kết quả phân tích khí thải ống khói lò hơi

STT Tên chỉ

tiêu Phương pháp Đơn vị

Kết quả KTOK- 4.13-1 QCVN 19:2009/BTNM T (A) 1 NO2 TCVN 6137:1996 mg/Nm3 197 1.000 2 SO2 TCVN 5971:1995 mg/Nm3 134 1.500 3 CO TCVN 5972:1995 mg/Nm3 924 1.000 4 Bụi TCVN 6067:1995 mg/Nm3 339,12 400

(Nguồn: Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ ,2013) [7] Chú thích:

- Nhiệt độ của khí thải tại vị trí lấy mẫu (độ cao khoảng 10 m) là 1340C, nhiệt độ của môi trường xung quanh là 30,60C, thời gian lấy mẫu là 5 phút.

Quy chuẩn so sánh: QCVN 19:2009/BTNMT (A) – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ

- Vị trí lấy mẫu:

+ KTOK-4.13-1: Tại ống khói lò hơi mới (Tọa độ X: 0583471; Y: 2390501).

Nhận xét : Qua bảng 4.8 và hình 4.8 kết quả phân tích mẫu khí thải ống khói lò hơi cho thấy các chỉ tiêu phân tích NO2, SO2, CO, Bụi, đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 19:2009/BTNTM (A).

+ Bụi từ sản xuất dăm mảnh: Dây chuyền dăm mảnh sản xuất với công suất 4000 tấn/năm. Lượng bụi phát sinh chủ yếu từ công đoạn chặt dăm với khối lượng thực tế khoảng 50 kg/ngày (1,4 tấn/tháng). Bụi này có thành phần chính là mạt gỗ, các mạt gỗ có kích thước nhỏ, nhẹ có thể bay trong không khí gây ảnh hưởng đến đường hô hấp, da và mắt của công nhân sản xuất tại dây chuyền

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường của công ty cổ phần giấy hoàng văn thụ (Trang 51)