• Nước thải sinh hoạt tại nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ
Nước thải sinh hoạt của Công ty là nước thải sinh hoạt thông thường chủ yếu chứa các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD, COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và các vi sinh vật. Lưu lượng nước thải sinh hoạt được tính toán dựa trên nhu cầu cấp nước, định mức cấp nước 100lít/người.ngày. Lưu lượng nước thải sinh hoạt tính bằng 80% lượng nước cấp. Do tổng số cán bộ, công nhân viên và thuê lao động bên ngoài của Công ty là 286 người nên lưu lượng nước thải sinh hoạt phát sinh tối đa khoảng 22,88 m3/ngày. Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm chính trong nước thải sinh hoạt chưa xử lý phát sinh từ hoạt động của công ty được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 4.9: Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm chính trong nước thải sinh hoạt Công ty CP giấy Hoàng Văn Thụ
Chất ô
nhiễm (g/người/ngày)Khối lượng Tải lượng (kg/ngày) Nồng độ (mg/l)
QCVN 14:2008/BTNMT (mức B) BOD5 45 - 54 12,87 – 15,444 562,5 - 675 50 mg/l COD 72 - 102 20,592 – 29,172 900 - 1275 - TSS 70 - 145 20,02 – 41,47 875 - 1812 100 mg/l ∑N 6 - 12 3,432 – 1,716 75 - 150 - Amôni 2,4 - 4,8 0,686 – 1,373 30- 60 10 mg/l ∑P 0,4 - 0,8 0,114 – 0,229 5 - 10 10 mg/l Coliform 106 - 109 MPN/100ml 5000 MPN/100ml
Nhận xét : Qua bảng 4.9 cho thấy các chất ô nhiễm BOD5, COD, TSS,
∑N, Amôni, ∑Pc, Coliform có trong nước thải sinh hoạt khi chưa xử lý cao hơn hàng chục lần so với giới hạn cho phép trong quy chuẩn về nước thải sinh hoạt QCVN 14:2008/BTNMT (mức B). Việc xử lý nước thải sinh hoạt là bắt buộc, tránh gây ô nhiễm cho môi trường nước mặt và môi trường đất
• Nước thải sản xuất tại nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ
Nước thải sản xuất của Công ty CP giấy Hoàng Văn Thụ chủ yếu phát sinh ở công đoạn xeo, ngoài ra còn một lượng nước rửa máy móc thiết bị, Theo tính toán để sản xuất ra 1 tấn sản phẩm là giấy ximăng, cần cung cấp cho dây chuyền sản xuất 70m3 nước
Trên thực tế, Công ty áp dụng các biện pháp tuần hoàn nội vi, do vậy trung bình để sản xuất 1 tấn sản phẩm đầu ra lượng nước thải thực tế vào khoảng 14 m3. Như vậy lượng nước thải ứng với công suất 31.000 tấn sản phẩm/năm của Công ty là: 53,82 (m3/h)
Nước thải sản xuất được tuần hoàn nội vi một phần, phần còn lại được đưa vào xử lý tại hệ thống xử lý nước thải, sau khi xử lý toàn bộ lượng nước thải này được xả ra sông
Thành phần nước thải:
• Nước thải sản xuất khi chưa xử lý
Bảng 4.10. Kết quả phân tích nước thải sản xuất khi chưa xử lý công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ
STT Tên chỉ tiêu Đơn vị Kết quả NT- 3.21-2 QCVN 12:2008/BTNMT (B1) 1 pH - 7,6 5,5 – 9 2 Độ màu Co-Pt <5 100 3 BOD5 mg/l 52,3 50 4 COD mg/l 107,8 200 5 TSS mg/l 146,4 100
(Nguồn: Công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ, 2013)[7]
Vị trí lấy mẫu:
Quy chuẩn so sánh: QCVN 12:2008/BTNMT (B1) – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệpg giấy và bột giấy, cột B1 áp dụng với cơ sở chỉ sản xuất giấy
Nhận xét: Qua bảng 4.10 kết quả phân tích mẫu nước thải của công ty lấy tại bể điều hòa (lấy tại hố bơm) cho thấy nước thải trước khi xử lý của công ty có các chỉ tiêu BOD5, và TSS vượt quá giới hạn cho phép trong quy chuẩn QCVN 12:2008/BTNMT (B1) lần lượt như sau
+ BOD5: vượt 1,046 lần + TSS: vượt 1,464 lần
Để xử lý nước thải sản xuất, công ty đã đầu tư, xây dựng một hệ thống xử lý nước thải tập trung theo sự tư vấn của trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Đây là hệ thống xử lý có công suất 1.300 m3/ngày đêm với công nghệ xử lý hiếu khí. Nước thải sau xử lý đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn trước khi thải ra môi trường.
Nước thải sau khi sử lý
Bảng 4.11: Kết quả phân tích nước thải sản xuất sau khi xử lý của công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ
STT Kí hiệu mẫu Kết quả
pH Độ màu (Co-Pt) BOD5 (mg/l) COD (mg/l) TSS (mg/l) 1 NT-1.12.2-1 6,6 <5 45 67 <2,5 2 NT-1.12.4-1 7,8 <5 35 66,7 14 3 NT-1.12.3-1 6,9 <5 42,1 80 44,1 QCVN 12:2008/BTNTM (B1) 5,5 - 9 100 50 200 100
(Nguồn: Công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ, 2013)[8][9][10]
Ghi chú:
- Giá trị sau dấu “<” thể hiện giới hạn phát hiện của phương pháp phân tích - Vị trí lấy mẫu:
NT-1.12.2-1: Tại cửa xả nước thải sau khi qua hệ thống xử lý của Công ty ra ngoài môi trường (Tọa độ X: 21*37.081’N ; Y: 105*48.346’E)
NT-1.12.4-1: Tại cửa xả nước thải sau khi xử lý của Công ty ra ngoài môi trường (Tọa độ X: 21*37.025’N ; Y: 105*48.426’E
NT-1.12.3-1: Tại cửa xả nước thải sản xuất sau khi xử lý ra ngoài môi trường (Tọa độ X: 21*37.023’N ; Y: 105*48.462’E
- Quy chuẩn QCVN 12:2008/BTNTM (B1)– Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp giấy. Cột B1 áp dụng với cơ sở chỉ sản xuất giấy
Nhận xét: Qua bảng 4.11 kết quả phân tích nước thải của công ty tại các thời điểm khác nhau trong năm 2013 cho thấy nước thải sau xử lý của công ty có tất cả các chỉ tiêu phân tích đều có giá trị nằm trong giới hạn cho phép trong QCVN 12:2008/BTNTM (B1).
Nước thải sau xử lý được thải ra sông Cầu bằng biện pháp tự chảy, cửa xả của Công ty tại vị trí có tọa độ : X: 2391378325; Y: 428211420
* Đánh giá ảnh hưởng của nước thải tới chất lượng nước mặt: đánh giá ảnh hưởng của nước thải của Công ty tới chất lượng nước sông Cầu là nguồn tiếp nhận nước thải của Công ty, Kết quả phân tích các mẫu nước này cụ thể như sau:
Bảng 4.12: Chất lượng môi trường nước sông Cầu đoạn chảy qua khu vực Công ty CP giấy Hoàng Văn
STT Tên chỉ tiêu Đơn vị NM -1.12 .3-1 NM- 1.12. 3-2 NM- 1.12. 4 – 1 NM – 1.12. 4 - 2 NM- 1.12.2- 1 NM- 1.12. 2-2 QCVN 08:2008/ BTNMT (A2) QCVN 08:2008/ BTNMT (B1) 1 pH - 6,9 7 7 6,7 6,5 6,8 6-8,5 5,5 - 9 2 Độ màu Co-Pt <5 <5 <5 <5 <5 <5 - - 3 BOD5 mg/l 8 6 8,5 5 7,1 6 6 15 4 COD mg/l 16,2 12,4 19,7 9,2 16,8 13,3 15 30 5 TSS mg/l 92,2 97,3 11,1 15,5 41,3 70,9 30 50
(Nguồn: Công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ, 2013)[8][9][10]
Chú thích
- Dấu “-”: Trong quy chuẩn, tiêu chuẩn không quy định
- Tình trạng mẫu: Mẫu được lấy và bảo quản theo TCVN 6663 - 6:2008; TCVN 6663-3:2008
- Vị trí lấy mẫu
+ NM -1.12.3-1: Trên sông Cầu, trước cửa xả nước thải của Công ty 50m về phía thượng lưu (21* 37.131’N E:105*48.573’E)
NM-1.12.3-2: Trên sông Cầu, sau cửa xả nước thải của Công ty 150m về phía hạ lưu (21* 36.385’N E:105*48.732’E)
+ NM- 1.12.4 – 1 : Trên sông Cầu, trước điểm tiếp nhận nước thải của Công ty khoảng 60m về phía thượng lưu (21* 37.040’N E:105*48.460’E)
+ NM- 1.12.4 – 2 : Trên sông Cầu, sau điểm tiếp nhận nước thải của Công ty khoảng 100m về phía hạ lưu (21* 37.032’N E:105*48.470’E)
+ NM-1.12.2-1: Trên sông Cầu, trước cửa xả nước thải của Công ty 50m về phía thượng lưu (21* 37.100’N E:105*48.348’E)
+ NM-1.12.2-2: Trên sông Cầu, sau cửa xả nước thải của Công ty 100m về phía hạ lưu (21* 37.077’N E:105*48.382’E)
Kết quả phân tích các mẫu nước mặt được so sánh với giới hạn cho phép trong QCVN 08:2008/BTNMT (A2) và (B1) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. Cột A2 – Dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp; bảo tồn động thực vật thủy sinh, hoặc các mục đích sử dụng như loại B1 và B2;
Cột B1: Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2.
Nhận xét : Qua bảng 4.12 kết quả cho thấy các mẫu nước của sông Cầu tại vị trí trước và sau điểm tiếp nhận nước thải của Công ty đều có các chỉ tiêu
như BOD5 và COD không đảm bảo giới hạn cho phép về quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia chất lượng nước mặt loại quy định tại cột A2. Tuy nhiên nước sông vẫn đảm bảo chất lượng quy định tại cột B1 của QCVN 08:2008/BTNMT.