phòng ngừa ô nhiễm, phòng tránh sự cố môi trường
a. Cải thiện điều kiện làm việc
- Cung cấp đầy đủ các phương tiện và vật dụng phòng hộ cá nhân cho công nhân như: khẩu trang, mũ bảo hộ, thiết bị bịt tai chống ồn trong khu vực sản xuất có tiếng ồn cao, quần áo công nhân…
- Tăng cường cơ giới hóa sản xuất, tránh lao động gắng sức và giảm số lượng người lao động hít thở trong môi trường khói bụi và tiếng ồn cao gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
- Đảm bảo các yếu tố bảo hiểm và an toàn cho công nhân trong khu vực lao động.
- Tiến hành định kỳ khám sức khỏe, khám bệnh cho cán bộ công nhân viên trong nhà máy mỗi năm 1 lần. Kịp thời phát hiện bệnh nghề nghiệp để có chế độ bồi dưỡng chữa bệnh theo quy định của nhà nước.
- Bảo dưỡng định kỳ thiết bị và theo dõi chế độ vận hành theo thiết kế thường xuyên để giảm thiểu các tai nạn trong lao động.
b. Đào tạo giáo dục về môi trường
- Đối với các cán bộ quản lý của Nhà máy cần được huấn luyện về an toàn môi trường, an toàn lao động.
- Huấn luyên về hoạt động trong trường hợp khẩn cấp về sự cố môi trường tại Nhà máy cho các cán bộ và công nhân .
- Tiến hành báo cáo định kì đầy đủ về các yếu tố môi trường để tiến hành theo dõi, đánh giá về hiện trạng môi trường để có những biện pháp khắc phục và điều chỉnh phù hợp.
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường bằng cách tổ chức các đợt tổng vệ sinh nhân dịp ngày tết trồng cây, ngày môi trường thế giới và các dịp lễ khác.
- Khen thưởng các cá nhân, tập thể có thành tích trong công tác bảo vệ môi trường.
- Tuyên truyền đầy đủ về các chính sách và quy định về bảo vệ môi trường trên các phương thông tin công cộng hay các thông tin chung của nhà
máy và thông tin chung của Phường Quan Triều cho cán bộ - công nhân viên nói riêng và công đồng dân cư xung quanh nói chung.
c. Phòng tránh các sự cố môi trường
- Công ty cần trang bị hệ thống báo cháy, nổ và chữa cháy tự động đầy đủ để kịp ứng phó khi sự cố xảy ra, đặc biệt tại các phòng ban, phân xưởng có nguy cơ cháy nổ cao như: phòng điều khiển trung tâm, lò hơi ,…
- Đào tạo công nhân làm việc ở những nơi dễ cháy nổ tuân theo nội quy an toàn phòng cháy chữa cháy của Bộ Công an. Công nhân phải nắm vững phương pháp xử lý sự cố.
- Tại khu vực có thể gây cháy nổ, công nhân không được sử dụng các dụng cụ và phương tiện có thể tạo lửa.
- Kiểm tra hệ thống cột điện, biến áp, nhà xưởng, ống khói có biện pháp sửa chữa những chỗ nứt, vỡ có khả năng gây đổ.
- Xây dựng các phương tiện phòng chống bão, lũ, lụt như: Cột chống, thang, dây buộc, bao tải đất, áo mưa, đèn pin, ủng ...
- Xây dựng các phương án di chuyển người, tài sản khi có lũ lụt xẩy ra. - Kiểm tra, sửa chữa hệ thống thu lôi, tiếp địa tại nhà xưởng, ống khói, trạm biến áp vv... trước mùa mưa (tháng 6 hàng năm).
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ