1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học khu bảo tồn biển đảo cù lao chàm

152 161 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 152
Dung lượng 4,73 MB

Nội dung

Do đó việc nghiên cứu về các điều kiện địa lý của khu vực bao gồm điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế-xã hội, các vấn đề trong công tác quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên là hết

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

CHU ANH DŨNG

NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN

ĐA DẠNG SINH HỌC KHU BẢO TỒN

BIỂN ĐẢO CÙ LAO CHÀM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

HÀ NỘI - 2019

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

CHU ANH DŨNG

NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN

ĐA DẠNG SINH HỌC KHU BẢO TỒN BIỂN

ĐẢO CÙ LAO CHÀM Chuyên ngành: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Người hướng dẫn: PGS.TS Uông Đình Khanh

XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG

văn thạc sĩ khoa học

PGS.TS Uông Đình Khanh PGS.TS Đặng Văn Bào

HÀ NỘI - 2019

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc

Tác giả

Chu Anh Dũng

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn, Học viên đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của Quý thầy cô, các nhà khoa học, các đồng nghiệp, gia đình và bạn bè Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:

PGS.TS Uông Đình Khanh, Viện Địa lý - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ học viên trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này

Cục thống kế tỉnh Quảng Nam, Chi cục thống kê thành phố Hội An; UBND thành phố Hội An, UBND xã Tân Hiệp, Ban quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm đã cung cấp số liệu quý báu, người dân xã Tân Hiệp đã nhiệt tình giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Tác giả xin chân thành cảm ơn Đề tài độc lập cấp Quốc gia “Luận cứ khoa

học nhằm hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn đa dạng sinh học với sinh kế bền vững

và phát triển kinh tế - xã hội ở Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm - Hội An”, mã

số ĐTĐL.XH-02/16 đã hỗ trợ và cung cấp số liệu để thực hiện luận văn

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2019

Tác giả

Chu Anh Dũng

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

2 MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2

2.1 Mục tiêu nghiên cứu 2

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

3.1 Đối tượng nghiên cứu 2

3.2 Phạm vi nghiên cứu 2

4 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 3

5 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN 3

CHƯƠNG 1 4

TỔNG QUAN 4

1.1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC 4

1.1.1 Các nghiên cứu ngoài nước 4

1.1.2 Các nghiên cứu trong nước 6

1.1.3 Các nghiên cứu ở Khu bảo tổn biển Cù Lao Chàm 10

1.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC 13

1.2.1 Bảo tồn đa dạng sinh học 13

1.2.2 Nghiên cứu điều kiện địa lý phục vụ công tác bảo tồn đa dạng sinh học 18

1.3 MỐI QUAN HỆ GIỮA BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 19

1.3.1 Phương châm bảo tồn cho phát triển và phát triển cho bảo tồn 19

1.3.2 Bảo tồn để phát triển 20

1.3.3 Phát triển để bảo tồn 20

1.4 QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21

1.4.1 Quan điểm nghiên cứu 21

1.4.2 Phương pháp nghiên cứu 22

Trang 6

CHƯƠNG 2 24

ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘIKHU BẢO TỒN BIỂN CÙ LAO CHÀM 24

2.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CỦA KHU BTB CÙ LAO CHÀM 24

2.1.1.Xây dựng, thực hiện Dự án Khu BTB Cù Lao Chàm (2003 – 2006) 24

2.1.2 Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm (2006 – 2009) 26

2.1.3 Khu BTB Cù Lao Chàm – Vùng lõi của Khu DTSQTG Cù Lao Chàm – Hội An (từ năm 2009 đến nay) 27

2.2 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU BẢO TỒN BIỂN ĐẢO CÙ LAO CHÀM 30

2.2.1 Vị trí địa lý 30

2.2.2 Đặc điểm địa chất 32

2.2.3 Đặc điểm địa hình - địa mạo 33

2.2.5 Đặc điểm thủy, hải văn, nước dưới đất 38

2.2.6 Đặc điểm thổ nhưỡng 40

2.3 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ -XÃ HỘI CỦA KHU BẢO TỒN BIỂN ĐẢO CÙ LAO CHÀM 42

2.3.1 Hành chính, dân số, dân tộc và lao động 42

2.3.2 Hiện trạng các ngành kinh tế 44

2.3.3 Hiện trạng văn hóa, xã hội và cơ sở hạ tầng 48

CHƯƠNG 3 52

ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ CÁC GIẢI PHÁP BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC Ở KHU BẢO TỒN BIỂN ĐẢO CÙ LAO CHÀM 52

3.1 ĐA DẠNG SINH HỌC KHU BẢO TỒN BIỂN ĐẢO CÙ LAO CHÀM 52

3.3.1 Hệ sinh thái rừng thường xanh Cù Lao Chàm 52

3.1.2 Hệ sinh thái vùng triều, bờ đá 59

3.1.3 Hệ sinh thái rạn san hô 60

3.1.4 Hệ sinh thái cỏ biển 63

3.1.5 Hệ sinh thái rong biển 64

3.2 HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN GÂY SUY THOÁI ĐA DẠNG SINH HỌC Ở KHU BẢO TỒN BIỂN CÙ LAO CHÀM 66

3.2.1 Thực trạng khai thác, sử dụng tài nguyên ĐDSH 66

3.2.2 Công tác quản lý bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học 69

Trang 7

3.2.3 Các dạng tài nguyên đa dạng sinh học có nguy cơ suy thoái 73

3.2.4 Nguyên nhân gây suy thoái tài nguyên ĐDSH 78

3.2.5 Tác động qua lại giữa bảo tồn đa dạng sinh học và hoạt động phát triển kinh tế, sinh kế của người dân 84

3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 87

3.3.1 Cơ sở và nguyên tắc bảo tồn 87

3.3.2 Một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học 88

3.3.2.1 Giải pháp liên quan đến công tác quản lý 88

3.3.2.2 Giải pháp liên quan đến nâng cao nhận thức 90

3.3.2.3 Giải pháp liên quan đến phát triển nguồn nhân lực 92

3.3.2.4 Giải pháp liên quan đến khoa học, công nghệ thông tin 92

3.3.2.5 Giải pháp liên quan đến hợp tác trong nước và quốc tế 93

3.3.2.6 Giải pháp liên quan đến các mô hình phát triển sinh kế cho người dân 93

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 96

TÀI LIỆU THAM KHẢO 98

PHỤ LỤC

Trang 8

LMPA : Hợp phần Sinh kế Bền vững bên trong và xung quanh

các khu Bảo tồn biển PTBV : Phát triển bền vững

UNEP : Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc

(United Nations Envornmental Program) TNTN : Tài nguyên thiên nhiên

TNNV : Tài nguyên nhân văn

TVPD : Thực vật phù du

TTQLBTDT : Trung tâm quản lý bảo tồn du lịch

Trang 9

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Bản đồ phân vùng Khu BTB Cù Lao Chàm thuộc tỷ lệ 1:25.000 26

Hình 2.2: Phân vùng Khu DTSQ Cù Lao Chàm - Hội An năm 2015 29

Hình 2.3: Vị trí địa lý của Khu BTB Cù Lao Chàm 31

Hình 2.4: Bản đồ nền địa hình vùng đảo Cù Lao Chàm 34

Hình 2 5: Hòn chồng (ảnh trái) hang Yến (ảnh phải) 35

Hình 2.6: Một số bãi biển ở Cù Lao Chàm: Bãi Bắc (ảnh trái), Bãi Ông ( ảnh giữa), Bãi Xếp ( ảnh phải) 36

Hình 2.7: Đảo Yến ( ảnh trái) và tổ yến Cù Lao Chàm ( ảnh phải) 48

Hình 2.8: Chùa Hải Tạng ( ảnh trái) và giếng cổ xóm Cấm ( ảnh phải) 49

Hình 2.9: Cầu cảng tại Bãi Làng ( ảnh trái) và tại Bãi Hương ( ảnh phải) 50

Hình 3 1: Cầu cảng tại Bãi Làng ( ảnh trái) và tại Bãi Hương ( ảnh phải) 53

Hình 3 2: Bản đồ thảm thực vật vùng đảo Cù Lao Chàm 53

Hình 3.3: Các loài thực vật quí hiếm trên đảo Cù Lao Chàm: Sơn Tuế ( ảnh trái), Lá Gấm (ảnh giữa), Bình Vôi ( ảnh phải) 56

Hình 3.4: Các cây di sản Việt Nam trên đảo Cù Lao Chàm: cây Ngô đồng đỏ ( ảnh trái), cây đa 600 tuổi ( ảnh giữa) và cây Nánh ( ảnh phải) 56

Hình 3 5: Loài tôm càng Macrobrachium lar, ghi nhận mới cho Việt Nam, thu được trên suối nước ngọt ở đảo Cù Lao Chàm năm 2018 (ảnh trái) và Loài cua đá (Gecarcoidea lalandii) thu được trên đảo hòn Tai (ảnh phải) 60

Hình 3 6: Khảo sát hệ sinh thái san hô quần đảo Cù Lao Chàm 62

Hình 3.7: Cỏ biển Cù Lao Chàm (Nguồn: Chu Thế Cường) 65

Hình 3.8: Bản đồ đa dạng sinh học tổng thể vùng đảo Cù Lao Chàm 65

Hình 3.9: Bản đồ đa dạng sinh học chi tiết vùng đảo Cù Lao Chàm 66

Hình 3.10: Khai thác hải sản trong đó có cả tôm hùm bông ở Khu BTB 68

Hình 3.11: Khai thác hải sâm ở khu BTB Cù Lao Chàm 68

Hình 3.12: Khai thác cua đá đảo Cù Lao Chàm 69

Hình 3.13: Khai thác sản phẩm lá, cây rừng bán cho du khách 69

Hình 3.14: Tôm hùm vùng biển Cù Lao Chàm 74

Hình 3.15: Cua đá Cù Lao Chàm được dán nhãn sinh thái 76

Hình 3.16: Làm đường trên đảo 79

Trang 10

Hình 3.17: Đào san lấp mặt bằng làm khu du lịch sinh thái tại Bãi Bìm 79

Hình 3.18: Biểu đồ lượng khách tham quan xã đảo Tân Hiệp ( 2005-2017) 81

Hình 3.19: Bãi Hương nằm trong các khu vực giảm mạnh độ mặn nước biển 82

Hình 3.20: Sự đồng thuận của các bên trong công tác bảo tồn ĐDSH 90

Hình 3.21: Sơ đồ tour Bãi Hương, từ vườn ươm san hô gắn kết

với các điểm đến lân cận 95

DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Diện tích, dân số, mật độ dân số xã Tân Hiệp đến 31/12/2016 42

Bảng 2 2: Dân số theo giới tính và lao động xã Tân Hiệp đến 31/12/2016 43

Bảng 2.3: Số người trong độ tuổi lao động chia theo việc làm

xã Tân Hiệp năm 2016 43

Bảng 2.4: Hoạt động của ngành du lịch - dịch vụ ở Cù Lao Chàm 45

Bảng 2.5: Số lượng tàu thuyền khai thác hải sản tại đảo Cù Lao Chàm 46

Bảng 2.6: Số lao động ngư nghiệp năm 2015 - 2016 ở xã Tân Hiệp 46

Bảng 2.7: Biến động số lượng gia súc gia cầm ở xã Tân Hiệp

giai đoạn 2012-2016 47

Bảng 3.1: Hiện trạng rừng khu BTB Cù Lao Chàm 52

Bảng 3.2: Danh sách các loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm 55

Bảng 3.3: Danh sách các loài chim quí hiếm tại Cù Lao Chàm 57

Bảng 3.4: Danh sách các loài lưỡng cư và bò sát quý hiếm

ở quần đảo Cù Lao Chàm 58

Bảng 3.5: Thành phần loài san hô cứng quần đảo Cù Lao Chàm 61

Bảng 3.6: Số lượng thành phần loài cá rạn san hô tại Cù Lao Chàm 62

Bảng 3.7: Ảnh hưởng của hoạt động sinh kế đến ĐDSH 84

Bảng 3.8: Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với sinh kế người dân 87

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH) là một trong những vấn đề hết sức quan trọng hiện nay do nhiều loài động, thực vật đang bị đe dọa một cách nghiêm trọng

và đứng trước nguy cơ tuyệt chủng Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa bảo tồn ĐDSH và phát triển kinh tế - xã hội đã chính thức được công nhận tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Môi trường và Phát triển ở Rio de Janeiro tháng 6 năm 1992 Nhận thức được giá trị to lớn và đang đứng trước sự suy thoái nghiêm trọng của nguồn tài nguyên này, trong những năm qua, Nhà nước ta đã rất quan tâm đến công tác bảo tồn ĐDSH và có hàng loạt chính sách cũng như hoạt động thực tiễn nhằm bảo tồn ĐDSH

Khu dự trữ sinh quyển thế giới (DTSQTG) Cù Lao Chàm - Hội An được UNESCO công nhận vào năm 2009 với diện tích khoảng 33.737 ha, gồm 3 phân vùng chính: Vùng lõi với diện tích 11.560 ha (bao gồm toàn bộ diện tích của Khu bảo tồn biển đảo Cù Lao Chàm), vùng đệm (20.660 ha) và vùng chuyển tiếp 1.517

ha (bao gồm thành phố Hội An) Khu DTSQTG Cù Lao Chàm - Hội An có những điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển các hệ sinh thái (HST), có tiềm năng ĐDSH cao với sự hiện diện của các sinh cư (habitats) điển hình quan trọng (rừng dừa nước, thảm cỏ biển, rong biển, rạn san hô và vùng triều) và nguồn lợi

sinh vật khá phong phú (Nguyễn Văn Long và cộng sự, 2008 ) [18]

Khu BTB Cù Lao Chàm nằm trong vùng lõi của Khu DTSQTG có những điều kiện về mặt địa lý hết sức thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, xã hội và du lịch Tuy nhiên khu vực này đã và đang phải đối mặt với không ít khó khăn và thách thức từ các hoạt động phát triển kinh tế cùng với các hoạt động sinh kế của cộng đồng dân cư trong khu vực Những tác động này sẽ làm ảnh hưởng đến công tác bảo tồn ĐDSH cũng như môi trường sống của nhiều loài sinh vật quý hiếm, đặc hữu Do

đó việc nghiên cứu về các điều kiện địa lý của khu vực (bao gồm điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế-xã hội, các vấn đề trong công tác quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên) là hết sức cần thiết nhằm đưa ra các biện pháp quản lý, sử dụng, khai thác

và bảo tồn tài nguyên ĐDSH một cách hiệu quả, kinh tế cùng với sự tham gia tích cực của cộng đồng

Chính vì vậy học viên đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu và đề xuất giải pháp

bảo tồn đa dạng sinh học Khu bảo tồn biển đảo Cù Lao Chàm" làm nội dung

Trang 12

2 MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Đưa ra được những cơ sở khoa học về điều kiện địa lý cho việc đề xuất các biện pháp góp phần bảo tồn các giá trị tài nguyên ĐDSH tại Khu BTB Cù Lao Chàm với sự tham gia của cộng đồng địa phương và hướng tới phát triển bền vững

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng quan cơ sở lý luận về ĐDSH và các công trình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam có liên quan

- Đánh giá thực trạng về điều kiện tự nhiên và các hoạt động phát triển kinh

tế - xã hội, hoạt động sinh kế của cộng đồng dân cư ở khu BTB Cù Lao Chàm

- Điều tra về tài nguyên ĐDSH, công tác quản lý tài nguyên ĐDSH, thực trạng khai thác, sử dụng tài nguyên ĐDSH ở khu BTB Cù Lao Chàm

- Nghiên cứu những dạng tài nguyên có nguy cơ bị suy thoái; xác định những nguyên nhân gây ra suy thoái tài nguyên ĐDSH trong quá trình phát triển kinh tế của người dân khu BTB Cù Lao Chàm

- Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp bảo tồn tài nguyên ĐDSH ở Khu BTB Cù Lao Chàm

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Các điều kiện về mặt địa lý (tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn) và tài nguyên ĐDSH trong hoạt động phát triển kinh tế, sinh kế của cộng đồng dân cư tại Khu BTB Cù Lao Chàm

Trang 13

4 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

- Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung dữ liệu

đa dạng sinh học Khu BTB Cù Lao Chàm, cùng với các dạng tài nguyên thiên nhiên, hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực nghiên cứu

- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học cho các nhà quản

lý trong công tác xây dựng các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học trong chiến lược phát triển bền vững KT-XH gắn với BVMT khu BTB Cù Lao Chàm nói riêng và tỉnh Quảng Nam nói chung theo quan điểm “bảo tồn để phát triển” và “phát triển phục vụ bảo tồn”

5 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được cấu trúc thành 3 chương Chương 1: Tổng quan

Chương 2: Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm

Chương 3: Đa dạng sinh học và các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học ở khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm

Trang 14

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC

Ngày nay vấn đề nghiên cứu và bảo tồn ĐDSH được cả thế giới quan tâm, nhất là sau khi Công ước ĐDSH đã được phê duyệt tại Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới ở Rio de Janeiro năm 1992 Thuật ngữ ĐDSH được dùng lần đầu tiên vào năm

1988 (Wilson, 1988) và sau khi Công ước ĐDSH được ký kết (1993), đã được dùng phổ biến trên các diễn đàn Quốc tế

1.1.1 Các nghiên cứu ngoài nước

Trên thế giới, các khu bảo tồn biển đã xuất hiện từ lâu Năm 1913, Khu bảo tồn biển đầu tiên được thành lập tại Công viên quốc gia Cabrillo, California và đến cuối năm 2013, Hoa Kỳ đã có hơn 1.700 khu bảo tồn biển [23] Theo World Wide Fund For Nature (WWF), tính đến 2015 đã có 4% diện tích biển được bảo tồn [30]

Trong hệ thống các khu BTB trên thế giới có rất nhiều khu BTB thuộc vùng lõi của khu DTSQTG với những đặc thù sinh thái khá tương đồng với khu BTB Cù Lao Chàm, trong đó một số khu BTB đã nghiên cứu và áp dụng tương đối thành công các mô hình bảo tồn ĐDSH gắn với phát triển kinh tế xã hội với mục tiêu phát triển bền vững

Điển hình là Vườn Quốc gia Halla (thuộc vùng lõi của khu DSTQ đảo Jeju – Hàn Quốc, nằm ở phần phía nam của bán đảo Triều Tiên với một ngọn núi lửa có

độ cao 1.950 mét so với mực nước biển) có hai dòng sông bao bọc xung quanh và

ba hòn đảo nhỏ Sự đa dạng của các hệ sinh thái được trong khu vực bao gồm các khu rừng lá kim, rừng lá rụng ôn đới, rừng thường xanh ôn đới và đồng cỏ ôn đới

Ba hòn đảo nhỏ không người ở có tầm quan trọng trong bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học rừng và hệ thống các rạn san hô Với sự đa dạng sinh học cao, địa hình núi lửa độc đáo và nền văn hóa đặc sắc của đảo Jeju đã thu hút nhiều khách du lịch Phát triển du lịch bền vững kết hợp bảo tồn các giá trị TNTN đã được chính phủ Hàn Quốc và chính quyền đảo Jeju hết sức quan tâm Mô hình được chính quyền nơi đây nghiên cứu và áp dụng là phát triển du lịch sinh thái và kinh tế sinh thái gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, cụ thể:

Trang 15

- Khu vực vùng lõi: là nơi được phép diễn ra các hoat động tham quan và đi

bộ vào Vườn quốc gia Halla, bên cạnh đó là những hoạt động liên quan đến giám sát và nghiên cứu, và 1 số khu vực cho phép là nơi trồng nấm hương (Lentinus edodes) cho người dân địa Trong khu vực ba hòn đảo không có người ở được cho phép diễn ra các hoạt động câu cá và vùng thung lũng dọc hai con sông thường được diễn ra các hoạt động tham quan cắm trại mùa hè

- Vùng đệm: trồng nấm hương, trồng rừng và bảo vệ rừng, câu cá, ngắm cảnh, các hoạt động giám sát và nghiên cứu, các hoạt động du lịch tàu được cho phép trên vùng biển quanh ba đảo nhỏ, nơi đây được thiết kế thành công viên biển dành cho du lịch

- Vùng chuyển tiếp: Các loại đất trong vùng chuyển tiếp chủ yếu là những đồng cỏ, rừng, đất canh tác nông nghiệp, các trang trại chăn nuôi, vườn cây ăn trái

và các nhà kính, các cơ sở du lịch liên quan như sân golf và các khóa học cưỡi ngựa, và khu vực chủ yếu tập trung dân cư sinh sống Những hoạt động bảo tồn kết hợp phát triển kinh tế sinh thái, kinh tế bền vững nơi đây đã gặt hái được nhiều thành công đáng kể, đưa đảo Jeju trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn, tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho người dân và nguồn thu ngân sách cho chính quyền địa phương đồng thời vẫn gìn giữ được các giá trị to lớn mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất này

Công viên Quốc gia Yakushima (thuộc vùng lõi của khu DTSQ đảo Yakushima – Nhật Bản nằm ở tỉnh Kagoshima, Kyushu ở phía nam của Nhật Bản) Khu vực có các HST rừng nguyên sinh nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới, rừng lá kim thường xanh với cây tuyết tùng Nhật Bản đặc thù (Cryptomeria japonica) - một

số trong số đó có tuổi đời lên đến hơn 1.000 năm, đồng cỏ, HST ven biển với giá trị ĐDSH cao với nhiều loài sinh vật đặc trưng quý hiếm Dân số trên đảo vào khoảng 14.000 người sinh sống bằng du lịch, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và các ngành công nghiệp khác Cộng đồng dân cư trên đảo có một nền văn hóa truyền thống độc đáo có mối quan hệ gần gũi với thiên nhiên, đặc biệt chặt chẽ với loài hươu (Cervus nippon) – loài động vật đặc trưng và chiếm số lượng rất lớn trên đảo, rùa biển (Caretta) và cá thu (Scomberomorus niphonius) Cùng với nhiều lợi thế về nguồn TNTN và TNNV phong phú, đa dạng và độc đáo, Yakushima cũng từng phải đối mặt với rất nhiều thách thức trong công tác bảo tồn ĐDSH trong bối cảnh phát triển kinh tế Khi đảo Yakushima được công nhận là khu DTSQ và được thế giới

Trang 16

biết đến nhiều hơn thì lượng khách du lịch đến tham quan đảo cũng tăng dần hàng năm, lúc này lại gây ra nhiều áp lực lên các nguồn TNTN khi du khách hầu như chỉ tập trung vào những nơi cụ thể gây quá tải và ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường tự nhiên những nơi này (như Jomon Sugi) Bên cạnh đó việc bảo vệ nghiêm ngặt loài hươu (không có kẻ thù tự nhiên trên đảo) cũng gây nên sự gia tăng số lượng đàn hươu quá mức, ảnh hưởng đến mùa màng của người dân và gây hư hại nặng nề thảm thực vật tự nhiên Do vậy chính quyền Yakushima đã nghiên cứu và áp dụng các kế hoạch tích hợp giữa khoa học kỹ thuật, quản lý và quy hoạch để tăng cường phát triển nền kinh tế địa phương dựa vào việc sử dụng bền vững nguồn TNTN, bảo tồn ĐDSH bằng cách tăng cường du lịch sinh thái kết hợp với du lịch văn hóa Khái niệm “Làng văn hóa môi trường Yakushima” được đề ra với việc nhấn mạnh mối quan hệ lịch sử giữa thiên nhiên hùng vĩ nơi đây với nền văn hóa truyền thống đặc trưng Khái niệm này chia đảo Yakushima thành 3 khu vực dựa trên quan điểm của người dân về thiên nhiên từng khu vực và mỗi khu vực có chính sách bảo tồn và sử dụng bền vững riêng:

- Khu vực bảo vệ: là vùng lõi của đảo Yakushima, nơi đây ngoài là khu di sản thế giới thì còn là không gian cho tín ngưỡng của người dân Khu vực này là nơi tôn trọng các mối quan hệ lịch sử giữa con người và thiên nhiên, cấm các tác động của con người và kiểm soát lượng du khách chặt chẽ

- Khu vực sử dụng bền vững: tiếp giáp và bao bọc xung quanh vùng lõi, là nơi có các HST được bảo tồn, các hoạt động của còn người có giới hạn, được đầu tư

để phát triển du lịch sinh thái thân thiện với thiên nhiên, là nơi phát triển ngành lâm nghiệp bền vững với các loài cây bản địa

- Khu dân sinh và văn hóa: bao bọc phía ngoài cùng của đảo, là nơi thúc đẩy một nền văn hóa phong phú và người dân sống hài hòa với thiên nhiên, nơi xây dựng các cơ sở du lịch theo hướng phân tán sự tập trung của khách du lịch ra xung quanh đảo

1.1.2 Các nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam, vấn đề nghiên cứu khai thác, sử dụng TNTN và Bảo tồn đa

dạng sinh học đã được quan tâm khá sớm, đặc biệt sau khi Đất nước hoàn toàn

thống nhất (năm 1975), khi tiếp thu kinh nghiệm từ các nước trên thế giới, Việt Nam đã có được những thành quả đáng kể các về mặt lý luận khoa học và xây dựng các kế hoạch, chiến lược bảo tồn ĐDSH Đối với khu vực biển và ven bờ, hải đảo

Trang 17

đã có những nghiên cứu cơ bản như điều tra tổng hợp, điều tra cơ bản tài nguyên như: Chương trình KH&CN phục vụ quản lý biển, hải đảo và phát triển kinh tế biển (KC.09/11-15); Chương trình KH&CN phục vụ bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai (KC.08); các đề tài/nhiệm vụ KH&CN độc lập cấp Nhà nước; Chương trình điều tra tổng hợp hệ thống đảo ven bờ phục vụ phát triển KT-XH và di dân ra đảo; các công trình cấp nhà nước về đánh giá điều kiện tài nguyên sinh vật và HST, nguồn lợi thủy sản; các công trình về động lực bờ và quá trình bồi tụ xói lở; công trình đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, KT-XH hệ thống đảo ven

bờ Việt Nam trong chiến lước phát triển kinh tế biển; Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020; hay Chương trình 47: Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên - môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 (Quyết định số 47/2006/QĐ-TTg ngày 01/03/2006), trong đó có dự án thành phần "Điều tra tổng thể ĐDSH và nguồn lợi thủy hải sản vùng biển Việt Nam; Quy hoạch và xây dựng

hệ thống các khu bảo tồn biển phục vụ phát triển bền vững" giao cho Bộ

NN&PTNT thực hiện [8]

Hợp phần "Sinh kế bền vững bên trong và xung quanh các khu bảo tồn biển"

thuộc Chương trình hợp tác phát triển Việt Nam - Đan Mạch trong lĩnh vực môi trường do Bộ NN&PTNT chủ trì thực hiện từ năm 2005 - 2011 và thí điểm cho 3 khu bảo tồn biển: Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Hòn Mun (Khánh Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang) Mục tiêu phát triển của hợp phần nhằm khôi phục và bảo vệ các sinh cảnh quan trọng và ĐDSH ở vùng biển và ven biển mà không làm ảnh hưởng đến

nhu cầu sinh kế của người nghèo và các cộng đồng dễ bị tổn thương ở xung quanh

Nguyễn Thùy Dương (2009) [12] đã nghiên cứu “Sự biến động cảnh quan và ĐDSH đất ngập nước ven biển tỉnh Thái Bình” phục vụ định hướng quy hoạch sử dụng vùng cho phát triển bền vững Đề tài đặt mục tiêu (i) nghiên cứu cấu trúc và

xu hướng biến động của các loại cảnh quan; (ii) nghiên cứu hiện trạng đa dạng sinh học và biến động các hệ sinh thái; (iii) định hướng quy hoạch sử dụng vùng cho phát triển bền vững Trong đề tài này, tác giả đã xây dựng được hệ thống phân vị và chỉ tiêu cụ thể đối với từng bậc phân loại cảnh quan vùng đất ngập nước ven biển tỉnh Thái Bình; thành lập các bản đồ lớp phủ thực vật, bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ địa mạo, bản đồ sinh thái cảnh quan, bản đồ phân vùng cảnh quan và bản đồ biến động cảnh quan theo thời gian Tác giả đã phân tích cấu trúc sinh thái cảnh quan

cũng như nguyên nhân gây biến động cảnh quan và ĐDSH

Gần đây, tiếp cận lượng giá kinh tế dịch vụ các HST được quan tâm nghiên cứu nhằm đánh giá giá trị kinh tế các loại hình dịch vụ (dịch vụ cung cấp, dịch vụ

Trang 18

điều tiết, dịch vụ hỗ trợ, dịch vụ văn hóa) của các HST tự nhiên Trong đề tài cấp

Nhà nước mã số KC.09.08/11-15 “Lượng giá kinh tế các HST biển - đảo tiêu biểu

phục vụ phát triển bền vững một số đảo tiền tiêu ở vùng biển ven bờ Việt Nam” TS

Trần Đình Lân làm chủ nhiệm [17] Kết quả của công trình này đã định giá kinh tế tài nguyên từ các giá trị sử dụng trực tiếp, gián tiếp và giá trị chưa sử dụng của một

số HST biển - đảo tiêu biểu (HST cỏ biển, HST rạn san hô, HST bãi cát, HST đáy mềm) của đảo Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ và Thổ Chu Như vậy, tiếp cận lượng giá kinh tế các dịch vụ HST sẽ cung cấp cơ sở khoa học cho các giải pháp khai thác và

sử dụng hợp lý các giá trị kinh tế của các HST và ĐDSH nhằm hài hòa giữa khai thác và bảo vệ tài nguyên, phục vụ PTBV các HST biển - đảo của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay

Tiếp cận hệ sinh thái trong quản lý ĐDSH được coi là giải pháp quản lý tổng

hợp các hợp phần trong HST bao gồm đất, nước và các tài nguyên sinh học, cũng như các mối quan hệ qua lại giữa chúng với nhau nhằm thúc đẩy bảo tồn, sử dụng bền vững, chia sẻ công bằng lợi ích có được từ các nguồn tài nguyên đó và dịch vụ

có được từ HST Đối với Việt Nam khái niệm “Tiếp cận HST” là khá mới, nhưng

đã được nghiên cứu và nhanh chóng áp dụng trong các ngành lâm nghiệp, thủy sản, các địa phương và một số khu bảo tồn thiên nhiên như Vườn Quốc gia U Minh Hạ, Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, phá Tam Giang - Cầu Hai, Trong đó, các hoạt động ở Cần Giờ và vùng đất ngập nước rừng tràm ở đồng bằng sông Cửu Long là những thí dụ điển hình về sử dụng phương pháp tiếp cận HST, như giải quyết đồng

bộ vấn đề bảo tồn, sự chia sẻ công bằng các lợi ích và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên; các loại hàng hóa, dịch vụ đã được xác định; người dân địa phương được giao đất, giao rừng để trồng rừng và quản lý các sản phẩm Vì thế, ngày càng

có nhiều khu bảo tồn được quy hoạch và đưa vào quản lý trên quy mô cảnh quan hoặc vùng sinh học, phản ánh cách tiếp cận HST của Công ước ĐDSH mà Việt Nam là một thành viên

Cách tiếp cận này mở rộng quy mô bảo tồn ra khỏi các vùng lõi phải bảo vệ nghiêm ngặt Điều đó dẫn tới là phải xây dựng các hành lang xanh/hành lang ĐDSH nối giữa các khu bảo tồn thiên nhiên Một số dự án đã sử dụng phương pháp tiếp cận HST như xây dựng hành lang xanh nối giữa các khu bảo tồn ở Thừa Thiên Huế

- Quảng Nam - Gia Lai, Quản lý tổng hợp dải ven biển ở các tỉnh Nam Định, Thừa Thiên Huế và Bà Rịa Vũng Tàu… Tuy vậy, theo đánh giá của các chuyên gia, việc áp dụng phương pháp tiếp cận HST trong bảo tồn ĐDSH ở Việt Nam thường gặp những trở ngại chính Đó là sự tham gia của các bên đối tác trong việc lập kế hoạch và quản lý còn chưa đạt hiệu quả cao Các thuật ngữ và định nghĩa được sử

Trang 19

dụng còn chưa nhất quán, kể cả trong cách sử dụng thuật ngữ “Phương pháp tiếp

cận HST”

Một số mô hình bảo tồn ĐDSH dựa vào cơ sở địa lý của từng khu vực dưới

sự tham gia của cộng đồng cũng đã được triển khai và đạt được hiệu quả:

- Mô hình sử dụng bền vững rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng: Áp dụng

thử nghiệm đối với khu rừng ngập mặn Đồng Rui (Quảng Ninh); mô hình ao tôm sinh thái Tiền Hải (Thái Bình); mô hình bảo tồn và khai thác bền vững đất ngập nước, triển khai áp dụng thí điểm tại khu đất ngập nước Vân Long (Ninh Bình); các

mô hình nuôi cá trên ruộng lúa nước được thực hiện tại xã Gia Thanh, Gia Tân, Liên Sơn, huyện Gia Viễn (Ninh Bình) Ghép tôm sú cùng cá rô phi ở Cồn Chim, đầm Thị Nại (Bình Định) được thực hiện nhằm đem lại lợi nhuận tối đa trong việc

sử dụng đất ngập nước áp dụng cho ngành thủy sản

- Mô hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng: Du lịch sinh thái cộng đồng

tại khu vực vùng đệm Vườn Quốc gia Xuân Thủy (Nam Định); mô hình khu du lịch sinh thái U Minh Thượng; mô hình “Phát triển sinh kế và sử dụng bền vững tài nguyên có sự tham gia của cộng đồng” được thực hiện tại ấp K9, xã Phú Đức và ấp Phú Lâm, xã Phú Thành B, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp; thử nghiệm mô hình cộng đồng cùng tham gia quản lý và sử dụng tài nguyên đất ngập nước Các mô hình này đã mang lại thu nhập, cải thiện sinh kế cho cộng đồng địa phương, đồng thời đảm bảo mục tiêu bảo tồn ĐDSH Đây chính là một trong các giải pháp nhằm hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn ĐDSH với sinh kế bền vững và phát triển KT-XH

ở các khu bảo tồn thiên nhiên hiện nay

- Mô hình “Sinh kế bền vững và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên đất ngập nước dựa vào cộng đồng: Mô hình này được thực hiện tại Khu bảo tồn đất ngập

nước Láng Sen đã góp phần cải thiện sinh kế người dân vùng đệm, nâng cao nhận thức về đất ngập nước và thử nghiệm cơ chế đồng quản lý; mô hình “Nuôi cấy, bảo tồn rạn san hô” được thực hiện tại Khu vực 1, phường Ghềnh Ráng, thành phố Quy Nhơn và mô hình “Bảo tồn và khai thác đồng cỏ Bàng” được thực hiện tại xã Phú

Mỹ, huyện Kiên Lương, Kiên Giang nhằm khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên

thực vật trong khu vực đất ngập nước

- Mô hình đồng quản lý và cơ chế chia sẻ lợi ích: Năm 2012, VQG Xuân

Thủy là một trong 03 khu rừng đặc dụng của Việt Nam được lựa chọn để thực hiện Quyết định số 126/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ thí điểm cơ chế chia sẻ lợi ích trong quản lý bảo vệ và phát triển bền vững rừng đặc dụng Ngày 07/05/2013 Tổng cục lâm nghiệp đã ký Quyết định số 1010/QĐ-BNN-TCLN phê

Trang 20

duyệt Phương án chia sẻ lợi ích trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng

đặc dụng tại VQG Xuân Thủy, theo đó phương án chia sẻ lợi ích đối với cộng đồng gồm: Chia sẻ lợi ích về nguồn lợi tài nguyên hải sản tự nhiên dưới tán rừng ngập mặn và đồng quản lý rừng ngập mặn tại vùng đệm; chia sẻ lợi ích về nguồn lợi cây thuốc nam; chia sẻ lợi ích về nguồn lợi ngao giống; chia sẻ lợi ích về nguồn lợi ngao nuôi quảng canh Tiếp đến, VQG Xuân Thủy đã ban hành Sổ tay “Hướng dẫn cộng đồng sử dụng khôn khéo và bền vững nguồn lợi” trong dự án “Sử dụng bền vững tài nguyên rừng ngập mặn mang lại lợi ích cho phụ nữ nghèo thông qua thí điểm cơ chế đồng quản lý trong vùng lõi VQG Xuân Thủy” Đến nay, các mô hình chia sẻ lợi ích về “Đồng quản lý Khu nuôi ngao quảng canh bền vững”, Đồng quản

lý Khu bảo tồn giống ngao bản địa” hay “Cộng đồng quản lý tài nguyên rừng ngập mặn” thực sự đã trở thành chìa khóa để giải quyết triệt để bài toán hóc búa về hài hòa lợi ích giữa bảo tồn ĐDSH của VQG Xuân Thủy với phát triển KT-XH của cộng đồng địa phương

1.1.3 Các nghiên cứu ở Khu bảo tổn biển Cù Lao Chàm

Các nghiên cứu liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học, phục hồi các HST ở

Cù Lao Chàm - Hội An được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu từ khá sớm

Tiêu biểu là các công trình nghiên cứu của Nguyễn Văn Long, Võ Sỹ Tuấn “Đa

dạng sinh học và chất lượng môi trường Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, giai đoạn 2004-2008” [18]; công trình “Khảo sát đa dạng sinh học rừng dừa nước Cẩm Thanh” do Nguyễn Hữu Đại và cộng sự thực hiện năm 2008 [13]; đề tài do GS.TS

Lê Đức Tố làm chủ nhiệm“ Luận chứng khoa học về mô hình phát triển kinh tế-

sinh thái trên một số đảo, cụm đảo lựa chọn thuộc vùng biển ven bờ Việt Nam KC.09-12,”năm 2005 [31] Các nghiên cứu trên đã tổng hợp được các đặc điểm

của điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội, sự đa dạng, phong phú về hệ sinh thái và đa dạng sinh học của Khu BTB Cù Lao Chàm, Khu DTSQ Cù Lao Chàm - Hội An: đã đưa ra một danh mục gồm 947 loài sinh vật sống trên vùng nước quanh các đảo Cù Lao Chàm; trong đó, cá biển sổng trên rạn san hô có 178 loài thuộc 80 giống và 32 họ, rong biển có 122 loài, thực vật phù du có 215 loài, động vật phù du

có 87 loài, san hô 134 loài thuộc 40 giống, thân mềm 144 loài, giáp xác 25, da gai

21 loài và giun 21 loài Đặc biệt công trình “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ phục

hồi san hô cứng ở một số khu bảo tồn biển trọng điểm ”, đề tài cấp Bộ của Võ Sĩ Tuấn [38] Kết quả của đề tài này đã triển khai phục hồi san hô cứng trên diện tích

là 5.200 m2 với 6.005 mảnh tập đoàn san hô được di dời và cố định ở 2 khu vực chính là Bãi Bấc (2.500 m2) và Bãi Hương (2.000 m2) và hai khu vực vườn ươm để

Trang 21

cung cấp giống bố sung cho phục hồi được xây dựng ở Rạn Mè và Hòn Tai với diện tích tương ứng là 300, 400m2 Tỷ lệ sống trung bình của san hô đạt 78,30% cho loàn khu vực phục hồi Tốc độ tăng trưởng trung bình của san hô phục hồi ở Cù Lao Chàm đạt 2,11 mm/tháng Kết quả đánh giá ghi nhận độ phủ san hô cứng ở khu vực

Bãi Hương và khu vực Bãi Bấc đều tăng 4% đáng kể nhất là các giống Acropora,

Montipora và Pachyceris ; mật độ trung bình tổng số và theo nhóm kích thước đều

có sự gia tăng tương ứng gần 1,6 lần tại Bãi Bắc và hơn 1,2 lần tại Bãi Hương; mật

độ sinh vật đáy không được cải thiện, thậm chí suy giảm vào thời điểm sau 17 tháng thực hiện

Bên cạnh đó, có thể kể đến các công trình nghiên cứu về mô hình quản lý bền vững nhằm bảo tồn, phục hồi hệ sinh thái, sử dụng tài nguyên đa dạng sinh học gắn với sinh kế bền vững và phát triển kinh tế xã hội địa phương dựa trên sự tham gia của doanh nghiệp - cộng đồng và Nhà nước ở Cù Lao Chàm - Hội An Tiêu biểu có thể kể đến các mô hình sau:

Chu Mạnh Trinh; Hứa Chiến Thắng (2012) với công trình:“Khu bảo tồn biển

Cù Lao Chàm - Một mô hình thành công về quản lý theo cách tiếp cận hệ sinh thái, dựa vào cộng đồng” [33] đã xác định rằng Khu BTB Cù Lao Chàm là một đối

tượng phù hợp để được lựa chọn xây dựng và tiến hành một mô hình Khu BTB theo hệ sinh thái, dựa vào cộng đồng và đã áp dụng phương pháp Quản lý tổng hợp

để tiến hành với những yếu tố cơ bản là: xây dựng được cơ chế phối hợp, tạo điều kiện để các bên tham gia, đặc biệt vai trò trung tâm của cộng động được khẳng định; đã hình thành được kế hoạch tố chức thực hiện trên cơ sở xác định rõ mục tiêu, bước đi, đối tượng và phạm vi triển khai; xác định được nguồn kinh phí và huy động được các nguồn lực khác nhau để thực hiện, đặc biệt cơ chế tài chính bền vững đã xuất hiện trong hoạt động của Khu BTB; Chính quyền các cấp từ tỉnh đến

xã đã ủng hộ và đóng vai trò quan trọng trọng chỉ đạo và giúp đỡ việc tố chức thực

hiện Khu BTB Cù Lao Chàm

Chu Mạnh Trinh (2013), với công trình“Xây dựng khả năng thích ứng cho

thành phố Hội An, Quảng Nam thông qua Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm” [34]

Kết quả nghiên cứu cho thấy từ năm 2009, Hội An đã chính thức công bố tầm nhìn phấn đấu trở thành thành phố sinh thái vào năm 2030 Để thực hiện chiến lược thành phố sinh thái, Hội An đã và đang triển khai hơn 40 dự án khác nhau Một trong những chương trình hướng đến xây dựng tính thích ứng cho thành phố Hội

Trang 22

An là xây dựng và phát triển Khu BTB Cù Lao Chàm, cũng như Khu dự trữ Sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An với mục dích xây dựng khả năng thích ứng lâu dài với biến đổi khí hậu (BĐKH) và hiện tượng thời tiết cực đoan, bảo tồn và quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên gia tăng khả năng chịu đựng của môi trường với những thảm họa thiên nhiên Nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thích ứng thông qua xây dựng cơ chế quản lý, kế hoạch đồng quản lý, giám sát và thực thi pháp luật

Chu Mạnh Trinh (2014), “Mô hình phát triển sinh kế địa phương góp phần

sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường ở Cù Lao Chàm - Hội An”[35]

Nghiên cứu cho thấy việc kêu gọi bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và môi trường ở các khu bảo tồn thường gặp nhiều thử thách Một trong những thử thách lớn, đó là làm thế nào để chăm lo dến sinh kế của các cộng đồng người dân sinh sống trong và xung quanh các khu bảo tồn này Đặc biệt ở những địa phương, mà trong đó người dân phần lớn sinh sống phụ thuộc nặng nề vào tài nguyên thiên nhiên và môi trường Chia sẻ quyền hạn, trách nhiệm và lợi ích (đồng quản lý) trong việc bảo vệ và sử dụng một cách hợp lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường ở địa phương là một trong những phương thức đang được nghiên cứu ứng dụng Trong đó, có việc xây dựng mô hình đồng quản lý phát triển sinh kế địa phương Thông qua trường hợp xây dựng và phát triển sinh kế hải sản khô Cù Lao Chàm Mô hình sẽ cung cấp một ví dụ cụ thể về đồng quản lý phát triển sinh kế và đồng thời giới thiệu với người đọc về quy trình tiến hành sinh kế địa phương và các kết quả đạt được ở Cù Lao Chàm, góp phần bảo vệ và sử dụng Bền vững tài nguyên thiên nhiên và môi trường ở đây

Chu Mạnh Trinh (2014), “Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới Cù Lao Chàm -

Hội An Định hướng phát triển bề vững”[36] Một số mô hình đã được nghiên cứu

và thực hiện trong thực tế: Mô hình cộng đồng bảo vệ và khai thác cua Đá ở Cù Lao Chàm; Điều tra thành phần loài, phân bố và xây dựng mô hình đồng quản lý tôm hùm và tôm vú nàng tại Cù Lao Chàm; xây dựng cơ chế quản lý rạn san sô và thí thực hiện thí điểm phục hồi 2.000 m2 rạn san hô cứng có sự tham gia của cộng đồng tại thôn Bãi Hương, xã Tân Hiệp

Chu Mạnh Trinh (2015), “Mô hình đồng quản lý tài nguyên và môi trường để

phát triển Bền vững ở Cù Lao Chàm - Hội An” [37] Nghiên cứu đã dã bước đầu

làm sáng tỏ khái niệm và các bài học thực tiễn về khái niệm đồng quản lý (ĐQL)

Trang 23

nói chung và ĐQL khu bảo tồn biển nói riêng Đó là mô hình mà nhà nước với nhân dân cùng làm và cùng hưởng Mô hình ĐQL được lồng ghép và đã trở thành một khung logic, nhằm định hướng việc hướng dẫn thực thi các hành động tham gia của cộng đồng trong quá trình, tổ chức thực hiện các hoạt động thực tiễn tại Khu BTB Cù Lao Chàm Hiện tại mô hình đã và đang ứng dụng có hiệu quả tại Khu BTB Cù Lao Chàm Nghiên cứu cũng rút ra các bài học cốt lõi là cần chú ý đến lợi ích cộng đồng vì đây là trung tâm giải quyết các mâu thuẫn và là động lực thúc đẩy việc chia sẻ trách nhiệm

1.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC

1.2.1 Bảo tồn đa dạng sinh học

1.2.1.1 Khái niệm

Có thể coi, thuật ngữ “Đa dạng sinh học” lần đầu tiên được Norse and

McManus, 1980 [44] định nghĩa bao hàm hai khái niệm có liên quan với nhau là:

Đa dạng di truyền (tính đa dạng về mặt di truyền trong một loài) và Đa dạng sinh thái (số lượng các loài trong một quần xã sinh vật) Hiện nay có nhiều định nghĩa về ĐDSH, học viên xin được trích dẫn một phần định nghĩa về ĐDSH do các tổ chức thế giới công bố như sau:

Định nghĩa do Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (1989) (World Wide Fund

For Nature) (WFF) quan niệm: “ĐDSH là sự phồn thịnh của sự sống trên Trái đất,

là hàng triệu loài thực vật, động vật và vi sinh vật, là những gen chứa đựng trong các loài và là những hệ sinh thái vô cùng phức tạp tồn tại trong môi trường”[48]

Theo Công ước ĐDSH (CBD) định nghĩa: “ĐDSH là sự phong phú của mọi

cơ thể sống có từ tất cả các nguồn trong các hệ sinh thái trên cạn, ở biển và các hệ sinh thái dưới nước khác, và mọi tổ hợp sinh thái mà chúng tạo nên”[10]

Do vậy, ĐDSH bao gồm ba cấp độ: đa dạng nguồn gen, đa dạng loài, đa dạng hệ sinh thái Đa dạng loài bao gồm toàn bộ các loài sinh vật sống trên Trái đất,

từ vi khuẩn đến các loài động, thực vật và các loài nấm Ở mức độ vi mô hơn, ĐDSH bao gồm cả sự khác biệt về di truyền giữa các loài, khác biệt về di truyền giữa các quần thể sống cách ly, về địa lý cũng như sự khác biệt giữa các cá thể cùng chung sống trong một quần thể ĐDSH còn bao gồm cả sự khác biệt giữa các quần

xã mà trong đó các loài sinh vật sinh sống, các hệ sinh thái nơi mà các loài cũng

Trang 24

như các quần xã sinh vật tồn tại và cả sự khác biệt của các mối tương tác giữa

chúng với nhau

a, Đa dạng về hệ sinh thái

Đa dạng hệ sinh thái là sự đa dạng về môi trường sống của các sinh vật trong việc thích nghi với điều kiện tự nhiên của chúng

Bảo vệ đa dạng hệ sinh thái là bảo vệ môi trường sống của các loài, có vai trò rất lớn trong việc bảo vệ đa dạng sinh học Để phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, có thể phân biệt các hệ sinh thái đặt trưng như sau:

- Hệ sinh thái trên cạn:, Hệ sinh thái rừng, HST savan, đồng cỏ; HST đất khô hạn, HST núi đá vôi, HST nông nghiệp

- Hệ sinh thái dưới nước: HST đất ngập nước: hồ, ao, đầm phá,… HST sông, suối, HST ven biển, hải đảo, HST biển và đại dương, HST rừng ngập mặn

b, Đa dạng loài

Loài là một nhóm cá thể, có quan hệ họ hàng gần nhau, có khả năng trao đổi thông tin di truyền, tức là giao phối với nhau tạo thành các thế hệ trong quần thể, làm phong phú về số lượng

Đa dạng về loài là sự phong phú về số lượng các loài trong quần xã, là cơ sở

để tạo nên một lưới thức ăn với nhiều mắt xích cho một hệ sinh thái ổn định và bền vững

Khoa học về đa dạng về loài có liên quan chặt chẽ với khoa học về hệ thống học, phân loại học và phát triển tiến hóa của sinh giới

c, Đa dạng về di truyền hay còn gọi là đa dạng về nguồn gen

Đa dạng di truyền là sự đa dạng về gen trong mỗi quần thể và giữa các quần thể với nhau

Đa dạng di truyền được hiểu là tần số và sự đa dạng của các gen và bộ gen trong mỗi quần thể và giữa các quần thể với nhau, bao gồm cả những biến dị trong cấu trúc di truyền của các cá thể trong quần thể hoặc giữa các quần thể, những biến dịtrong các loài hoặc giữa các loài

Đa dạng di truyền là đa dạng ở cấp độ phân tử và đa dạng trao đổi chất, đem lại những khác nhau cốt lõi quyết định sự đa dạng của sự sống

Trang 25

Mỗi cá thể trong loài đều có một bộ gen, quyết đinh khả năng di truyền cho thế hệ sau Trong bộ gen đó, có đại bộ phận được di truyền từ thế hệ trước, phần còn lại (rất ít) những gen mới, đột biến sinh ra trong quá trình sinh sản hữu tính Như vậy, đa dạng về quỹ gen lớn hơn nhiều lần đa dạng loài Sự đa dạng về gen trong tự nhiên là điều kiện cơ bản góp phần tuyển chọn lai tạo các giống, loài cây trồng và vật nuôi có năng suất cao, có tính chống chịu thích nghi cao với môi trường

1.2.1.2 Các phương pháp bảo tồn

Bảo tồn đa dạng sinh học là việc bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện; bảo vệ môi trường sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của loài hoang dã, cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của

tự nhiên; nuôi, trồng, chăm sóc loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được

ưu tiên bảo vệ; lưu giữ và bảo quản lâu dài các mẫu vật di truyền[20]

Bảo tồn đa dạng sinh học là quá trình quản lý mối tác động qua lại giữa con người với các gen, các loài và các hệ sinh thái nhằm mang lại lợi ích lớn nhất cho thế hệ hiện tại và vẫn duy trì tiềm năng của chúng để đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của các thế hệ tương lai Để có thể tiến hành các hoạt động quản lý nhằm bảo tồn đa dạng sinh học, điều cần thiết là phải tìm hiểu những tác động tiêu cực, các nguy cơ mà loài hiện đang đối mặt và từ đó xây dựng các phương pháp quản lý phù hợp nhằm giảm đi các tác động tiêu cực của các nguy cơ đó và đảm bảo sự phát triển của loài và hệ sinh thái đó trong tương lai

Mục tiêu của bảo tồn ĐDSH là nhằm giữ được sự cân bằng tối đa giữa bảo tồn sự đa dạng của thiên nhiên và tăng cường chất lượng cuộc sống của con người

Để có thể thực hiện được mục tiêu nói trên và phát triển bền vững, các chính phủ, các công dân, các tổ chức quốc tế, các tổ chức kinh doanh và các tổ chức phi chính phủ cần phải cộng tác chặt chẽ với nhau để tìm ra con đường phát triển mà không làm đảo lộn các quá trình cơ bản và bảo tồn được sự ĐDSH

Để thúc đẩy quá trình nghiên cứu, điều phối cũng như quản lý bảo tồn ĐDSH

và PTBV, Công ước Đa dạng sinh học của Liên Hợp Quốc đã được tất cả các nước

ký từ năm 1992 tại Rio de Janeiro, cùng với việc thông qua Chương trình Nghị sự

21 về Phát triển bền vững Từ đó, các nước trên thế giới đã coi Công ước này là một định hướng chiến lược lớn cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học của quốc gia mình, đồng thời gắn chặt với tiến trình bảo tồn đa dạng sinh học trên thế giới Theo

Trang 26

sự điều phối của Ban Thư ký thực hiện Công ước đa dạng sinh học, các nước đều gửi báo cáo quốc gia về thực trạng thực hiện công tác bảo tồn đa dạng sinh học của nước mình, gắn với mục tiêu bảo tồn thống nhất trên toàn thế giới

Cho đến nay, Hội nghị các bên tham gia (COP) của Công ước Đa dạng sinh học đã tổ chức 12 cuộc họp thường kỳ và một cuộc họp bất thường Từ năm 1994 đến năm 1996, Hội nghị các bên tham gia tổ chức các cuộc họp thường kỳ hàng năm và bắt đầu từ năm 2000, hội nghị sẽ được tổ chức hai năm một lần

Đặc biệt là, Hội nghị các bên lần thứ 10, tổ chức từ ngày 18-29/10/2010 tại Nagoya, tỉnh Aichi, Nhật Bản, đã thông qua một sửa đổi và cập nhật Kế hoạch chiến lược cho Đa dạng sinh học, bao gồm các Mục tiêu Aichi Đa dạng sinh học cho giai đoạn 2011-2020 [49] Kế hoạch này cung cấp một khuôn khổ tổng thể về ĐDSH, không chỉ đối với các nước tham gia Công ước Đa dạng sinh học, mà còn ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống Liên Hợp Quốc và các đối tác khác tham gia quản

lý ĐDSH và xây dựng chính sách Mục tiêu Aichi giai đoạn 2011-2020 của Ban Thư ký Công ước Đa dạng sinh học đã thúc đẩy bảo tồn ĐDSH gắn với sử dụng bền vững tài nguyên đa dạng sinh học, nâng cao phúc lợi và sinh kế của cộng đồng địa

phương theo phương châm “sống hài hòa với thiên nhiên (living in harmony with

nature)” (CBD, 2010) Cuộc họp thứ 12 của Hội nghị các bên tham gia Công ước

về Đa dạng sinh học được tổ chức tại Pyeongchang, Hàn Quốc từ 0617/10/2014 đã nhấn mạnh tầm quan trọng của lồng ghép ĐDSH vào mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015 (CBD, 2014) [41] Theo đó, có hai phương pháp bảo tồn ĐDSH hiện nay:

• Bảo tồn nguyên vị

Bảo tồn nguyên vị bao gồm các phương pháp và công cụ nhằm mục đích bảo

vệ các loài, các chủng và các sinh cảnh, các hệ sinh thái trong điều kiện tự nhiên Tuỳ theo đối tượng bảo tồn để áp dụng các hình thức quản lý thích hợp Có thể nói đây là biện pháp hữu hiệu nhất bảo tồn tính ĐDSH Bởi chỉ trong tự nhiên, các loài mới có khả năng tiếp tục quá trình thích nghi tiến hóa đối với môi trường đang thay đổi trong các quần xã tự nhiên của chúng

Thông thường bảo tồn nguyên vị được thực hiện bằng cách thành lập các khu bảo tồn và đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp với mục đích nhằm:

- Bảo tồn ĐDSH

Trang 27

- Bảo tồn cảnh quan địa lý, môi trường sinh thái, di tích lịch sử vănhoá

- Khu vực để nghiên cứu khoa học

- Nơi thăm quan học tập và du lịch sinh thái

• Bảo tồn chuyển vị

Bảo tồn chuyển vị là biện pháp chuyển dời và bảo tồn các loài cây, con và các sinh vật ra khỏi môi trường sống thiên nhiên của chúng Mục đích của việc di dời này là để nhân giống, lưu giữ, nhân nuôi vô tính hay cứu hộ trong trường hợp:

- Nơi sinh sống bị suy thoái hay huỷ hoại không thể lưu giữ lâu hơn các loài nói trên

- Dùng để làm vật liệu cho nghiên cứu, thực nghiệm và phát triển sản phẩm mới, để nâng cao kiến thức cho cộng đồng

Bảo tồn chuyển vị bao gồm các vườn thực vật, vườn động vật, các bể nuôi thuỷ hải sản, các bộ sưu tập sinh vật, các bảo tàng, các ngân hàng hạt giống, bộ sưu tập các chất mầm, mô cấy Do các sinh vật hay các phần của cơ thể sinh vật được lưu giữ trong môi trường nhân tạo, nên chúng bị tách khỏi quá trình tiến hoá tự nhiên vì thế mà mối liên hệ gắn bó giữa bảotồn chuyển vị với bảo tồn nguyên vị rất

có giá trị cho công tác bảo tồn ĐDSH

1.2.1.3 Quản lý đa dạng sinh học

Quản lý đa dạng sinh học là sự quan tâm, chăm sóc đối với tài nguyên thiên

nhiên, các HST, các loài và nguồn tài nguyên di truyền, hay đối với một địa phương, một vùng, một lưu vực, những nơi có giá trị cao về bảo tồn Quản

lý ĐDSH liên quan đến việc xác định các đối tượng, đề xuất các biện pháp bảo vệ, ngăn chặn sự suy thoái, hồi phục các HST, các sinh cảnh, các loài có nguy cơ bị tiêu diệt, sử dụng hợp lý và bền vững các loài và tài nguyên sinh học Có nhiều nhiều cách tiếp cận, phương pháp và công cụ khác nhau để quản lý ĐDSH Tuỳ điều kiện

cụ thể của mỗi nước mà chọn lựa cách tiếp cận, phương pháp và công cụ cho phù hợp [42]

Việc lựa chọn các phương pháp và công cụ cho việc quản lý đa dạng sinh học sẽ tuỳ thuộc vào trình độ hiểu biết hiện có của đa số nhân dân, của các cấp lãnh đạo chính quyền và các đoàn thể quần chúng Ở đâu trình độ hiểu biết thấp, các hoạt động khởi đầu là phải tập trung vào việc tuyên truyền phổ biến các thông tin, đồng

Trang 28

thời tổ chức các mô hình trình diễn Ngược lại, nếu nơi đó có trình độ hiểu biết cao, thì các hành động có thể nhằm trực tiếp vào việc củng cố, xây dựng khu bảo tồn, phát triển các chương trình bảo tồn đa dạng sinh học, hoặc thực hiện các biện pháp

sử dụng bền vững các HST, các tài nguyên sinh học

Cách tiếp cận về quản lý ĐDSH có thể thay đổi một cách đáng kể tuỳ theo mức độ phát triển kinh tế của địa phương Điều rõ ràng là ở các nước đang phát triển hay các địa phương có tỷ lệ nghèo cao, điều đầu tiên cần chú ý là công tác xoá đói giảm nghèo, giảm bớt những khó khăn về kinh tế

Quản lý ĐDSH là công việc cần thiết phải có sự tham gia của nhiều ngành Các nhà sinh vật học, kinh tế học, nhân chủng học, lâm nghiệp, nông nghiệp, các nhà khoa học về biển và được nhiều tổ chức quần chúng, các cấp chính quyền cùng tham gia thì thành công sẽ vững chắc Quản lý ĐDSH là sự quản lý đa ngành

Đa dạng di truyền trong các loài mà chúng ta nuôi trồng có quan hệ hết sức mật thiết với các loài sinh sống trong thiên nhiên và chính các loài này cung cấp những khả năng hết sức lớn cho nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản Nhìn chung các sản phẩm ngắn ngày của nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản không ảnh hưởng trực tiếp đến ĐDSH; tuy nhiên sự suy giảm đa dạng trong các HST sẽ lại tác động đến các ngành nói trên như khả năng phục hồi, mở rộng khả năng sản xuất, ổn định năng suất hay tăng năng suất Cũng có một số ngành không liên quan trực tiếp lên ĐDSH như ngành giao thông, chế tạo, năng lượng, khai khoáng nhưng lại có vai trò lớn trong việc làm suy thoái tính đa dạng các HST, các loài, chủng quần và cả mức độ

di truyền

1.2.2 Nghiên cứu điều kiện địa lý phục vụ công tác bảo tồn đa dạng sinh học

Khu BTB Cù Lao nằm ở vị trí độc tôn trên vùng biển miền Trung, cũng là nơi được xếp vào vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm – Hội An; cụm đảo Cù Lao Chàm có nhiều tiềm năng cho bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển du lịch Những ưu thế đó thể hiện qua:

- Cụm đảo Cù Lao Chàm nằm trong đai nội chí tuyến gió mùa Đông Nam Á với nền nhiệt-ẩm cao, là điều kiện rất thuận lợi về mặt khí hậu để hình thành một thế giới sinh vật đa dạng về giống loài, dồi dào về sinh vật lượng Có giá trị về nguồn gen động, thực vật trên cạn và nguồn lợi kinh tế lớn là các hệ sinh thái vùng triều, hệ sinh thái san hô và cỏ biển

Trang 29

- Cù Lao Chàm là một cụm đảo có lịch sử phát triển địa chất lâu dài, để lại nhiều dấu ấn độc đáo trên nền đá gốc và địa hình, đó là tính bất đối xứng với sườn đông dốc đứng, sườn tây thoải; là các bề mặt san bằng, các bậc thềm biển, bãi biển, các sườn có hình thái và độ dốc khác nhau

- Thiên nhiên đã ban tặng cho Cù Lao Chàm các tài nguyên du lịch địa mạo quý giá, đó là các bãi biển thoải với nền cát mịn, sạch, nằm xen giữa các mỏm nhô

đá với những nét chạm trổ độc đáo, các vách đá kỳ vĩ, khối đá đa dạng về hình thể

và đặc biệt là Hang Yến trên các bờ vách đá dốc Đây là những tiền đề và tiềm năng cho phát triển du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng, tham quan

- Trên đảo Cù Lao Chàm còn lưu giữ nhiều giá trị tài nguyên văn hoá- lịch sử quí giá Đó là các di chỉ khảo cổ từ thời kỳ văn hoá Sa Huỳnh có cách đây từ 3000 năm; các di tích cổ tín ngưỡng tôn giáo có từ thế kỷ thứ XVI, cùng nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật minh chứng truyền thống văn hóa lâu đời của vùng đảo Cù Lao Chàm

Do vậy việc nghiên cứu các điều kiện địa lý phục vụ cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học là hết sức quan trọng và cần thiết Điều kiện địa lý ở đây bao gồm toàn bộ các thành phần của tự nhiên như: địa hình, khí hậu, thủy hải văn, các sinh vật, các HST…cho đến các hoạt động sinh kế, hoạt động phát triển kinh tế-xã hội, các phong tục, tập quán, các lễ hội…của người dân trên đảo Do vậy trên thực tế, việc đánh giá các điều kiện địa lý (tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn, tài nguyên ĐDSH) trong công tác bảo tồn cho mục đích phát triển kinh tế - xã hội là xác định các giá trị của các hợp phần tự nhiên (giá trị các tài nguyên ĐDSH và các HST) trong khu BTB Cù Lao Chàm Thông qua việc đánh giá các giá trị tài nguyên của khu BTB Cù Lao Chàm dựa trên việc nghiên cứu các điều kiện địa lý có sẵn, học viên đã nghiên cứu và đề xuất một số phương pháp nhằm bảo tồn đa dạng sinh học tại khu vực nghiên cứu

1.3 MỐI QUAN HỆ GIỮA BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

1.3.1 Phương châm bảo tồn cho phát triển và phát triển cho bảo tồn

Sinh quyển là phần của trái đất có các sinh vật sinh sống kể cả con người, từ những loài sinh vật sống dưới đáy biển sâu đến những loài sinh vật trong không khí hoặc sâu trong lòng đại dương đều thuộc về sinh quyển Các khu BTB là những vùng đại diện cho các HST, vùng địa lý sinh học có ý nghĩa bảo tồn ĐDSH, có cơ

Trang 30

hội cho phát triển bền vững địa phương và có diện tích đủ lớn để thực hiện 3 chức năng cơ bản: bảo tồn, hỗ trợ và phát triển Khu BTB Cù Lao Chàm thuộc vùng lõi của Khu DTSQTG, là khu vực dành riêng cho bảo tồn ĐDSH, các hoạt động giám sát, nghiên cứu, giáo dục tối thiểu tới các HST Các vùng đệm thường bao quanh vùng lõi, là khu vực ưu tiên cho phát triển kinh tế trên cơ sở bền vững sinh thái như

du lịch sinh thái, giáo dục môi trường, Cấu trúc của khu BTB được thể hiện rất mềm dẻo và đa dạng tùy theo tình hình địa phương, đảm bảo đáp ứng tối đa được chức năng là vùng lõi của khu DTSQ và đảm bảo được phương châm cơ bản là bảo tồn và phát triển cùng song hành và bổ trợ cho nhau

Năm 1996, Ủy ban MAB – UNESCO đề xuất sáng kiến sử dụng các khu DTSQ như những phòng thí nghiệm học tập cho phát triển bền vững, coi khu DTSQ như một “phòng thí nghiệm học tập cho phát triển bền vững”, tức là: coi khu DTSQ như là “phòng thí nghiệm” để kết hợp hài hòa 2 “chất thí nghiệm” là “bảo tồn” và

“phát triển” Việc bảo vệ tốt vùng lõi là các VQG, khu di sản, công viên địa chất, khu Bảo tồn thiên nhiên hay các khu BTB sẽ tạo điều kiện cho phát triển kinh tế, đặc biệt là du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch khám phá, học tập nghiên cứu

1.3.2 Bảo tồn để phát triển

Bảo tồn là công cụ để phát triển kinh tế - xã hội Việc nghiên cứu các điều

kiện địa lý sẽ làm cơ sở cho việc bảo tồn các giá trị TNTN, TNNV, tài nguyên ĐDSH Đây chính là việc khai thác một cách khôn khéo các nguồn tài nguyên này

để vừa bảo vệ, không làm suy thoái tài nguyên vừa tạo được công ăn việc làm, tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương Các khu BTB bản thân đều giàu có về các nguồn TNTN, cảnh quan, TNNV, sẽ là thuận lợi lớn để thu hút du khách và phát triển du lịch cùng những nguồn tài trợ khác để bảo tồn các nguồn TN Đối với việc phát triển dịch vụ du lịch được xem như ngành “công nghiệp không khói”, nếu biết quy hoạch hợp lý và đầu tư bài bản thì sẽ tạo được nhiều nguồn thu nhập, công ăn việc làm cho cộng đồng địa phương, cải thiện sinh kế, phát triển CSHT, phát triển giáo dục, Nguồn thu nhập từ hoạt động du lịch sẽ có được nhiều giá trị gia tăng nếu biết phát triển kinh tế chất lượng, bao gồm cả việc đăng ký nhãn mác sản phẩm, nhãn hiệu hàng hóa chất lượng cao, nhãn sinh thái, nhãn sinh quyển,

1.3.3 Phát triển để bảo tồn

Kinh tế phát triển thì cuộc sống người dân được cải thiện, khi đời sống vật chất được nâng cao thì cũng là điều kiện để nâng cao dân trí, nhận thức, tiếp cận công nghệ, khi đó các doanh nghiệp và người dân mới có thể sẵn sàng chi trả cho

Trang 31

các dịch vụ như phí sử dụng nguồn nước sạch, nguồn tài nguyên, chi trả cho các dịch vụ sinh thái và tuân theo nguyên tắc chi trả cho nguồn phát thải Nhà nước hoặc BQL các khu BTB sẽ có thêm nguồn thu thuế, phí, để tái đầu tư cho các hoạt động bảo tồn ĐDSH Đặc biệt khi dân trí và ý thức của người dân được nâng cao thì

áp lực lên các khu bảo tồn sẽ giảm đi rất nhiều

Một trong các giá trị của khu BTB là tính ĐDSH cao, đồng nghĩa với việc hấp thu các chất thải khí nhà kính, hạn chế hiệu ứng nhà kính và BĐKH Các công ước quốc tế về giảm phát thải khí nhà kính sẽ tạo ra các hoạt động thương mại và thị trường phát thải carbon, khi đó các quốc gia hay tập đoàn lớn sẽ phải bỏ tiền để mua tín chỉ carbon của các khu BTB và đây sẽ là nguồn thu đáng kể trong tương lai

1.4 QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.4.1 Quan điểm nghiên cứu

1.4.1.1 Quan điểm hệ thống và tổng hợp

Tiếp cận hệ thống và tổng hợp là quan điểm xuyên suốt trong các nội dung nghiên cứu của đề tài Tài nguyên ĐDSH ở Khu DTSQ Cù Lao Chàm - Hội An nói chung và ở Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm nói riêng được hình thành dưới sự tác động của các điều kiện tự nhiên (địa chất, địa hình - địa mạo, khí hậu - thời tiết, chế

độ thủy hải văn, tương tác sông - biển, ) Vì vậy, cần nhìn nhận các dạng TNTN, các HST, tài nguyên ĐDSH như một thể tổng hợp tự nhiên hoàn chỉnh trong mối liên hệ tác động qua lại với các hoạt động của con người (văn hóa, phong tục, tập quán, chính sách, hoạt động khai thác tài nguyên, các hoạt động kinh tế khác, ) Quan điểm này chỉ ra rằng, khu vực nghiên cứu là một bộ phận không thể tách rời của hệ thống phát triển KT-XH của Thành phố Hội An và tỉnh Quảng Nam Vì vậy, tác giả đã xem xét đảo Cù Lao Chàm (thuộc vùng lõi của khu DTSQ) là một hệ thống mà trong đó bao gồm rất nhiều yếu tố, trong đó các yếu tố này có mối quan

hệ tương hỗ tác động lẫn nhau trong quá trình hình thành và phát triển Thông qua

mô hình phát triển bền vững, tác giả xem xét một cách có hiệu quả các giải pháp để bảo tồn các yếu tố tài nguyên, trong đó có tài nguyên ĐDSH nhằm tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế, sinh kế cho người dân địa phương và cũng nhờ sự phát triển kinh tế đó để đảm bảo cho việc bảo tồn các tài nguyên ĐDSH đạt hiệu quả nhất

Trang 32

1.4.1.2 Quan điểm phát triển bền vững

Quan điểm này chi phối việc đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên ĐDSH ở Khu BTB Cù Lao Chàm PTBV trước hết là một quá trình phát triển, trong đó quan hệ giữa kinh tế - xã hội - môi trường luôn được điều chỉnh tối

ưu, mối quan hệ theo thời gian về nhu cầu và lợi ích giữa các thế hệ được giải quyết hài hòa Thực tế, PTBV không dễ dàng đạt được, vì yếu tố phát triển luôn thay đổi, thậm chí thay đổi rất nhanh so với khả năng điều chỉnh Vì vậy, PTBV chỉ là mục tiêu mong đợi trong quá trình phát triển KT-XH và khai thác TNTN, nhưng lại là xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của loài người, của các ngành kinh tế, vùng lãnh thổ và các địa phương; vì nhu cầu sinh hoạt và sản xuất ngày càng tăng, vượt quá khả năng chịu tải và khả năng tái tạo TNTN Trong thời gian qua, điều kiện tự nhiên, tài nguyên ĐDSH, các HST ở Khu BTB Cù Lao Chàm đã bị tác động và suy thoái Đồng thời, tồn tại những bất cập trong công tác quản lý, sử dụng TNTN và BVMT; nhận thức của người dân về bảo tồn ĐDSH còn hạn chế; thiếu các thông tin

dữ liệu về TNTN; ĐDSH và các HST, thiếu vốn đầu tư cho các hoạt động quản lý, bảo tồn và phát triển TNTN, ĐDSH Vì vậy, tiếp cận PTBV được xác định là một trong những quan điểm nghiên cứu chính của đề tài

1.4.2 Phương pháp nghiên cứu

1.4.2.1 Phương pháp kế thừa và tổng hợp tài liệu

Nghiên cứu đã kế thừa các số liệu, tài liệu, dữ liệu và các kết quả nghiên cứu

về hiện trạng ĐDSH, các dạng TNTN, tại Khu BTB Cù Lao Chàm Phương pháp

này nhằm phân tích hệ thống các nguồn tài liệu, tư liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu Vận dụng phương pháp này nhằm đảm bảo tính kế thừa, sử dụng các thông tin, số liệu đã được kiểm nghiệm, công nhận và công bố chính thức nhằm tiết kiệm được công sức và thời gian nghiên cứu, đồng thời dùng để đối chiếu, so sánh với thực tế và kết quả nghiên cứu

1.4.2.2 Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa

Phương pháp này nhằm mục đích thu thập bổ sung thông tin, số liệu hiện trạng về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, tài nguyên ĐDSH; thu thập ý kiến các nhà quản lý và nhân dân địa phương trong khu vực nghiên cứu, so sánh giữa tài liệu trong phòng với thực địa, Học viên đã tham gia đi khảo sát thực địa trong 2 đợt năm 2017 và 2018 tại KBT biển Cù Lao Chàm; thu thập tài liệu, phỏng vấn người

Trang 33

dân; tham dự hội thảo, hội nghị cùng các nhà khoa học, nhà quản lý và ban quản lý các cấp chính quyền địa phương của Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

1.4.2.3 Phương pháp thống kê và xử lý số liệu

Từ các nguồn tài liệu thứ cấp thu thập được qua các cuộc điều tra khảo sát như niên giám thống kê, các số liệu về kinh tế học viên sử dụng phương pháp thống kê và xử lý số liệu, tài liệu để tổng hợp nên các con số tổng quát liên quan đến các vấn đề mà luận văn hướng đến, đưa ra được các số liệu trên các bảng biểu

về hiện trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, các tài nguyên ĐDSH trong vùng nghiên cứu

1.4.2.4 Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng địa phương

Phương pháp này được sử dụng để các thành viên trong cộng đồng dân cư địa phương tự đánh giá được những cơ hội, thách thức, các mối nguy cơ đối với hoạt động bảo tồn tài nguyên ĐDSH trong khu vực Học viên đã áp dụng phương pháp này để phỏng vấn, đánh giá dựa trên các câu hỏi có sẵn nhằm làm rõ các nội dung:

- Điều kiện kinh tế - xã hội của người dân địa phương, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhân văn, tài nguyên ĐDSH của khu vực nghiên cứu

- Hiện trạng các hoạt động du lịch, dịch vụ, hoạt động sinh kế của người dân

- Nhận thức của người dân sống trong vùng lõi của khu DTSQ, các vấn đề về khai thác, sử dụng tài nguyên ĐDSH

- Những lợi ích mà khu BTB đem lại, những thế mạnh và hẹn chế của người dân địa phương trong công tác bảo tồn tài nguyên ĐDSH

Trang 34

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI KHU BẢO TỒN BIỂN CÙ LAO CHÀM 2.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CỦA KHU BTB CÙ LAO CHÀM

2.1.1.Xây dựng, thực hiện Dự án Khu BTB Cù Lao Chàm (2003 – 2006)

Thực hiện chủ trương nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng các khu BTB ở Việt Nam của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, từ năm 1995, Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng (cũ) đã phối hợp với Viện Hải dương học Nha Trang điều tra, nghiên cứu tài nguyên biển tại Cù Lao Chàm Hoạt động này được coi là khởi đầu cho việc nghiên cứu và xây dựng khu BTB Cù Lao Chàm

Đến năm 1997, tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng được chia tách và thành lập 2 đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương là Tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, thì Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường tiếp tục cùng Viện Hải Dương học Nha Trang nghiên cứu đa dạng sinh học ở Cù Lao Chàm Kết quả nghiên cứu

đã được đề xuất với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường để đưa Cù Lao Chàm vào danh mục quy hoạch 15 Khu Bảo tồn của Việt Nam vào năm 1999, trong đó diện tích đề xuất khu BTB Cù Lao Chàm gồm cả rừng và biển là 6.719ha (phần rừng chiếm 1.544ha và phần biển chiếm 5.175ha) [15]

Để tiến hành xây dựng khu BTB Cù Lao Chàm, ngày 11/5/2001 UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Quyết định số 1626/QĐ-UB về “Giao nhiệm vụ chủ đầu tư

Dự án xây dựng Khu bảo tồn thiên nhiên Cù Lao Chàm, thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam”, đã giao cho Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường tỉnh Quảng Nam làm chủ đầu tư nghiên cứu và xây dựng Dự án Từ năm 2001 đến năm 2003, Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã phối hợp với Sở Thủy sản tỉnh Quảng Nam, Viện Hải Dương học Nha Trang tiến hành tổ chức điều tra nguồn lợi phục vụ xây dựng

Dự án khu BTB Cù Lao Chàm [5]

Đến năm 2003, Dự án xây dựng Khu BTB Cù Lao Chàm đã được Bộ Thủy sản và Cơ quan Phát triển Quốc tế Đan Mạch (DANIDA) đưa vào thực hiện, là một Tiểu dự án cấp tỉnh thuộc Dự án “Hỗ trợ mạng lưới các Khu bảo tồn biển tại Việt Nam”, dự án hoạt động trong 3 năm, từ năm 2003 đến năm 2006 Mục tiêu chính

Trang 35

của Tiểu dự án là quản lý bền vững nguồn lợi biển và ven biển, đồng thời xây dựng

Cù Lao Chàm thành một khu BTB của Việt Nam

Sau 3 năm hoạt động, với các mục tiêu của Dự án đã cơ bản được hoàn thành, ngày 19/12/2005, UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Quyết định số 4680/QĐ-UBND thành lập Ban Quản lý Khu BTB Cù Lao Chàm, Quảng Nam Tiếp đến ngày 20/12/2005 UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Quyết định số 88/2005/QĐ-UBND ban hành Quy chế Quản lý khu BTB Cù Lao Chàm Đây là những văn bản pháp quy làm cơ sở pháp lý cho việc quản lý khu BTB Cù Lao Chàm

Theo Quy chế Quản lý Khu BTB Cù Lao Chàm và kèm theo Quyết định số 88/2005/QĐ-UBND, thì Khu BTB Cù Lao Chàm gồm có 7 đảo: Hòn Lao ( Cù Lao Chàm), Hòn Cụ, Hòn Khô, Hòn Lá, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Tai và vùng biển quanh các đảo có tọa độ nằm trong phạm vi từ 150

- Vùng bảo vệ nghiêm ngặt (Vùng lõi): Là vùng có hệ sinh thái rạn san hô và

đa dạng sinh học biển được bảo toàn nguyên vẹn, được quản lý và bảo vệ chặt chẽ, hạn chế tối đa các ảnh hưởng tiêu cực đến sinh cảnh, tạo điều kiện cho việc nghiên cứu khoa học và giáo dục đào tạo

- Vùng phục hồi sinh thái: Là vùng được quản lý, bảo vệ và tổ chức các hoạt

động nhằm phục hồi hệ sinh thái, đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản tự nhiên nhằm mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng Một số diện tích trong khu vực này có thể sẽ được bổ sung cho Vùng bảo vệ nghiêm ngặt trong tương lai

- Vùng phát triển: Bao gồm vùng phát triển du lịch, vùng phát triển cộng

đồng và vùng khai thác hợp lý

+ Vùng phát triển du lịch: Là vùng tập trung các hoạt động du lịch tạo thu

nhập cho nhân dân địa phương có sự kiểm soát của Ban Quản lý Khu Bảo tồn biển như lặn có bình khí thở, tham quan, xem san hô bằng tàu đáy kính, lướt ván, đua

Trang 36

thuyền buồm, bơi, lặn xem cá và cho hoạt động nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo, vui chơi giải trí mang tính giáo dục cộng đồng

+ Vùng phát triển cộng đồng: Bao gồm phần đất trên cạn có dân cư sinh

sống tại các Thôn Bãi Làng, Thôn cấm, Bãi Ông và Bãi Hương thuộc Hòn Lao

+ Vùng khai thác hợp lý: Đây là vùng được xác định để tổ chức khai thác

nguồn lợi một cách hợp lý, phát triển ngành nghề phù hợp (khai thác, nuôi trồng thủy sản và các nghề phù hợp khác) nhằm tăng thu nhập, nâng cao đời sống, cải thiện sinh kế cộng đồng dân cư Khu Bảo tồn biển Vùng khai thác hợp lý bao bọc các vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng phục hồi sinh thái, vùng phát triển của Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm

Nguồn: Quyết định số 20/2013/QĐ-UBND Quy chế quản lý tiểu khu đồng quản lý bảo tồn biển thôn Bãi Hương

Hình 2.1: Bản đồ phân vùng Khu BTB Cù Lao Chàm thuộc tỷ lệ 1:25.000 2.1.2 Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm (2006 – 2009)

Sau khi Dự án xây dựng Khu BTB Cù Lao Chàm kết thúc, UBND tỉnh đã tiếp tục triển khai Hợp phần Sinh kế Bền vững bên trong và xung quanh các khu

Biển Đông

Trang 37

Bảo tồn biển (LMPA) Hợp phần LMPA được bộ Thủy sản chủ trì, triển khai từ năm 2006 và kết thúc vào tháng 12 năm 2011 Hợp phần LMPA là giai đoạn 2 của

Dự án Khu BTB Cù Lao Chàm, tập trung vào mục tiêu “Những cộng đồng bị tổn thương, sống bên trong và xung quanh các Khu BTB trình diễn được chọn có thể đáp ứng được nhu cầu sinh sống mà không làm suy giảm tài nguyên biển hoặc hủy hoại môi trường” với các đầu ra chính là: (1) Cộng đồng tham gia vào công tác quản

lý Khu BTB (2) Hệ sinh thái trong khu BTB được bảo tồn bền vững (3) Sinh kế của cộng đồng trong Khu BTB được cải thiện theo hướng bền vững

Trên cơ sở các mục tiêu của Hợp phần LMPA, Ban Quản lý Khu BTB Cù Lao Chàm đã đề xuất các hoạt động, trong đó có 3 nội dung chính:

(1) Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, bảo vệ ĐDSH cho Cộng đồng Cù Lao Chàm và vùng lân cận

(2) Tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao năng lực quản lý Khu BTB

(3) Hỗ trợ thu thập thay thế và phát triển bền vững cộng đồng Cù Lao Chàm

Để tiếp nhận và thực hiện Hợp phần LMPA, Ban quản lý Khu BTB Cù Lao Chàm đã được UBND tỉnh Quảng Nam ban hành quyết định thành lập vào ngày 24/3/2006 theo Quyết định số 888/QĐ-UBND

Trong quá trình thực hiện Hợp phần LMPA, với sự giúp đỡ của các chuyên gia trong và ngoài nước, Ban Quan lý Khu BTB Cù Lao Chàm đã xây dựng được

Kế hoạch quản lý tổng hợp Khu BTB Cù Lao Chàm, kế hoạch này mang tính đa ngành và được UBND tỉnh ký và ban hành theo quyết định số 4532/QĐ-UBND ngày 31/12/2008 Kế hoạch đảm bảo thống nhất lợi ích giữa các bên nhằm đạt được mục tiêu của Hợp phần đề ra, cũng như tạo được nguồn lực tài chính quan trong cho hoạt động Quản lý Khu BTB Cù Lao Chàm

2.1.3 Khu BTB Cù Lao Chàm – Vùng lõi của Khu DTSQTG Cù Lao Chàm – Hội An (từ năm 2009 đến nay)

Ngày 26/5/2009, tại phiên hợp thứ 21, Ủy ban điều phối quốc tế Chương trình con người và sinh quyển thế giới của UNESCO, tổ chức tại đảo Jeju – Hàn Quốc, đã công nhận Cù Lao Chàm – Hội An là khu DTSQTG Tổng diện tích tự nhiên của Khu DTSQ Cù Lao Chàm - Hội An là 33.146 ha; trong đó được chia thành 3 vùng:

Trang 38

BTB Cù Lao Chàm, với đặt trưng các HST rừng thường xanh trên đảo, rạn san hô, thảm cỏ biển Thực hiện nhằm mục đích bảo tồn lâu dài, đa dạng loài, các cảnh quan, HST

- Vùng đệm (vùng cửa sông Thu Bồn): Diện tích 8.455 ha (trong đó, diện tích

đất liền là 2.410 ha, biển là 6.045 ha) Vùng này được đặc trưng bởi HST chính là rừng dừa nước (Cẩm Thanh), HST cửa sông; được thiết lập để tiến hành các hoạt động kinh tế, nghiên cứu, giáo dục và giải trí nhưng không ảnh hưởng đến Vùng lõi

- Vùng chuyển tiếp: Diện tích 22.220 ha, trong đó diện tích biển là 11.951 ha,

, diện tích đất liền là 3.523 ha( bao gồm các khu vực chính là Khu phố cổ Hội An, làng rau Trà Quế, làng mộc Kim Bồng, làng gốm Thanh Hà)

Ba chức năng bao gồm bảo vệ, phát triển và hỗ trợ sẽ được thực hiện ở các vùng này dựa trên các quy định hiện tại và sự tham gia của cộng đồng Mỗi vùng chức năng của Khu DTSQ có vai trò khác nhau, mức độ, tính chất tương tác giữa thiên nhiên và con người khác nhau tuy nhiên giữa các vùng đều có mối liên hệ mật thiết, gắn kết chặt chẽ về mặt sinh thái và con người

Đến năm 2015, UBND Thành phố Hội An ký Quyết định số UBND ban hành Quy chế Quản lý Khu DTSQ Cù Lao Chàm - Hội An, Quy chế có hiệu lực từ ngày 20/6/2015

04/2015/QĐ-Quy chế quản lý Khu DTSQ Cù Lao Chàm - Hội An gồm 6 chương, 23 điều quy định mục tiêu, nguyên tắc, cơ chế và phương thức quản lý Khu DTSQ Cù Lao Chàm - Hội An [40]

Mục tiêu quản lý Việc quản lý KDTSQ nhằm mục tiêu chung là giữ gìn hệ sinh thái đang có, từng bước phục hồi HST đã mất, bảo tồn được ĐDSH, PTBV và phát huy tốt giá trị của Khu DTSQ cả về tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội và khoa học Mục tiêu cụ thể là bảo đảm 07 tiêu chí của Khu DTSQ mà UNESCO đã công nhận gồm:

- Bảo tồn và phát triển các hệ sinh thái trong Khu DTSQ

- Bảo tồn tính đa dạng sinh học trong Khu DTSQ

- Bảo đảm sự bền vững trong khai thác và trong các mô hình trình diễn

- Đảm bảo kích thước để thực hiện được 03 chức năng của một Khu DTSQ

- Đảm bảo sự phân vùng chức năng rõ ràng gồm vùng lõi - vùng đệm và

Trang 39

- Vùng lõi: Gồm toàn bộ những đảo nổi và các vùng chức năng (vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng phục hồi sinh thái, vùng phát triển, vùng khai thác hợp lý) trong phạm vi Khu BTB Cù Lao Chàm Vùng lõi có diện tích 11.560 ha, là nơi thực hiện chủ yếu chức năng bảo tồn của Khu DTSQ thông qua hoạt động của Khu BTB và lực lượng bảo tồn rừng đặc dụng Cù Lao Chàm

Nguồn: UBND Tỉnh Quảng Nam, 2015 Hình 2.2: Phân vùng Khu DTSQ Cù Lao Chàm - Hội An năm 2015

(Theo Quyết định số 04/2015/QĐ-UBND tỉnh Quảng Nam)

Biển Đông

Trang 40

- Vùng đệm: Gồm phần biển bao xung quanh vùng lõi cùng với toàn bộ diện tích hệ thống sông, kênh rạch, ao hồ tự nhiên, vùng đất ngập nước tự nhiên, bãi biển thuộc Thành phố Hội An với diện tích 32.220 ha Nơi đây tập trung các HST quan trọng và có tương tác mật thiết với vùng lõi Các HST, sinh cảnh quan trọng trong vùng đệm bao gồm: Biển, sông, đất ngập nước, rừng ngập mặn, bãi triều, bãi biển, doi cát, cửa sông, Vùng đệm có vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát chất lượng nước trước khi ra biển và liên kết sinh thái giữa lục địa - đại đương

- Vùng chuyển tiếp: Là phần diện tích tự nhiên còn lại của Hội An với diện tích 1.517 ha, trong đó, nổi bật là Khu Phố cổ Hội An - Di sản văn hóa thế giới, các làng nghề truyền thống đặc trưng thể hiện sự giao thoa, tương tác giữa con người và

thiên nhiên

Như vậy có thể khẳng định rằng Khu BTB Cù Lao Chàm có vị trí quan trọng của Khu DTSQ Cù Lao Chàm – Hội An trong mối quan hệ hữu cơ với nhau Đó là mối quan hệ giữa bảo tồn thiên nhiên, môi trường biển của Cù Lao Chàm, vùng Cửa Đại với bảo tồn văn hóa của khu phố cổ Hội An và mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người sinh sống tại khu vực này

2.2 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU BẢO TỒN BIỂN ĐẢO CÙ LAO CHÀM 2.2.1 Vị trí địa lý

Cù Lao Chàm là quần đảo ven bờ, cách thị xã Hội An khoảng 15 km về phía Đông - Đông Bắc, cách TP Đà Nẵng khoảng 30 km về Đông Nam, thuộc phạm vi hành chính xã Tân Hiệp, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam Trong quá khứ, Cù Lao Chàm là cửa ngõ thông thương giữa nước ta với nhiều nước khác trong khu vực và trên thế giới, nhất là với Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia…

Quần đảo Cù Lao Chàm bao gồm 8 hòn đảo lớn nhỏ: Hòn Lao (Cù Lao Chàm), Hòn Dài, Hòn Lá, Hòn Mồ, Hòn Khô Mẹ, Hòn Khô Con, Hòn Tai và Hòn Ông phân bố thành hình cánh cung, hướng mặt về Biển Đông tạo bức bình phong che chắn cho đất liền Đây là nơi có nhiều ưu thế cho phát triển du lịch sinh thái

(hình 2.3)

Hòn Lao (hay còn gọi là đảo Cù Lao Chàm) có diện tích lớn nhất (15km2) với các đỉnh núi cao như đỉnh Tục Cả (187m) nằm ở tận cùng phía Đông Nam của

Ngày đăng: 28/05/2020, 14:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Hùng Anh, 2018. Đánh giá hiện trạng Đa dạng sinh học và tài nguyên thiên nhiên ở Khu DTSQTG Cù Lao Chàm – Hội An, Báo cáo chuyên đề của đề tài“Luận cứ khoa học nhằm hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn đa dạng sinh học với sinh kế bền vững ở Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm – Hội An” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luận cứ khoa học nhằm hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn đa dạng sinh học với sinh kế bền vững ở Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm – Hội An
2. Nguyễn Quang Hòa Anh, 2019. Đa dạng sinh học rừng và định hướng bảo tồn tại Cù Lao Chàm, Quảng Nam. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Cù Lao Chàm : Đa dạng tài nguyên thiên nhiên- văn hóa và phát triển bền vững, tr.56-77, Hội An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đa dạng sinh học rừng và định hướng bảo tồn tại Cù Lao Chàm, Quảng Nam
6. Đặng Văn Bào, Nguyễn Hiệu, Cát Nguyên Hùng, Đặng Kinh Bắc, 2016. Đặc điểm địa chất-địa mạo Hội An. Thông tin Nghiên cứu địa lý –sinh thái Hội An, tr.9-31, Hội An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm địa chất-địa mạo Hội An
11. Chu Thế Cường và nnk, 2018. Đánh giá hiện trạng Đa dạng sinh học và tài nguyên thiên nhiên ở Khu DTSQTG Cù Lao Chàm – Hội An, Báo cáo chuyên đề của đề tài “Luận cứ khoa học nhằm hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn đa dạng sinh học với sinh kế bền vững ở Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm – Hội An” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chu Thế Cường và nnk, 2018. Đánh giá hiện trạng Đa dạng sinh học và tài nguyên thiên nhiên ở Khu DTSQTG Cù Lao Chàm – Hội An, Báo cáo chuyên đề của đề tài “"Luận cứ khoa học nhằm hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn đa dạng sinh học với sinh kế bền vững ở Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm – Hội An
12. Nguyễn Thùy Dương, 2009. Nghiên cứu sự biến động cảnh quan và đa dạng sinh học đất ngập nước ven biển tỉnh Thái Bình. Luận án Tiến sỹ chuyên ngành Sinh thái học, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội, 170 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu sự biến động cảnh quan và đa dạng sinh học đất ngập nước ven biển tỉnh Thái Bình
13. Nguyễn Hữu Đại, Donald Macintosh, 2008. Hiện trạng tài nguyên đất ngập nước ( chủ yếu là dừa nước) ở hạ lưu sông Thu Bồn ( Quảng Nam) và vấn đề quản lý, bảo vệ, phục hồi. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển T8 (2008), số 4, tr 51-66 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiện trạng tài nguyên đất ngập nước ( chủ yếu là dừa nước) ở hạ lưu sông Thu Bồn ( Quảng Nam) và vấn đề quản lý, bảo vệ, phục hồi
Tác giả: Nguyễn Hữu Đại, Donald Macintosh, 2008. Hiện trạng tài nguyên đất ngập nước ( chủ yếu là dừa nước) ở hạ lưu sông Thu Bồn ( Quảng Nam) và vấn đề quản lý, bảo vệ, phục hồi. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển T8
Năm: 2008
14. Lê Hữu Hùng, 2016. Đặc điểm khí hậu, thời tiết ở Hội An. Thông tin Nghiên cứu địa lý – sinh thái Hội An, tr. 75-101, Hội An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm khí hậu, thời tiết ở Hội An. Thông tin Nghiên cứu địa lý – sinh thái Hội An
16. Trần Quang Kiến, 2016. Tài nguyên sinh vật vùng biển, đảo Cù Lao Chàm. Thông tin Nghiên cứu địa lý – sinh thái Hội An, tr. 152-172, Hội An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài nguyên sinh vật vùng biển, đảo Cù Lao Chàm
17. Trần Đình Lân (chủ nhiệm) 2015. Lượng giá kinh tế các hệ sinh thái biển - đảo tiêu biểu phục vụ phát triển bền vững một số đảo tiền tiêu ở vùng biển ven bờ Việt Nam. Đề tài cấp nhà nước mã số KC.09.08/11-15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lượng giá kinh tế các hệ sinh thái biển - đảo tiêu biểu phục vụ phát triển bền vững một số đảo tiền tiêu ở vùng biển ven bờ Việt Nam
18. Nguyễn Văn Long, Võ Sĩ Tuấn, Hoàng Xuân Bền và nnk, 2008. Đa dạng sinh học và chất lượng môi trường Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm 2004-2008. Báo cáo tổng kết đề tài, lưu trữ tại Viện Hải dương học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đa dạng sinh học và chất lượng môi trường Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm 2004-2008
21. Phạm Ngọc Minh (chủ biên), Lê Thanh Cường, Hoàng Ngọc Cừ và nnk, 2002. Báo cáo điều tra địa chất thủy văn- địa chất công trình và tìm kiếm nguồn nước đảo Cù Lao Chàm, tỉnh Quảng Nam. Tài liệu lưu trữ Trung tâm Thông tin tư liệu, Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo điều tra địa chất thủy văn- địa chất công trình và tìm kiếm nguồn nước đảo Cù Lao Chàm, tỉnh Quảng Nam
22. Võ Tấn Phong, 2017. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của quần thể loài chim yến tổ trắng Aerodramus fuciphagus (Thunberg, 1812) trong điều kiện tự nhiên tại quần đảo Cù Lao Chàm, Hội An, tỉnh Quảng Nam. Luận án tiến sĩ chuyên ngành động vật học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của quần thể loài chim yến tổ trắng Aerodramus fuciphagus (Thunberg, 1812) trong điều kiện tự nhiên tại quần đảo Cù Lao Chàm, Hội An, tỉnh Quảng Nam
25. Lê Ngọc Thảo, 2011. Báo cáo Chuyên đề phát triển sinh kế tại khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm và ảnh hưởng của biển đổ khí hậu. Đề tài “Đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến các loài sinh vật đặc trưng của đảo Cù Lao Chàm và đề xuất các biện pháp bảo tồn các loài sinh vật đặc hữu, cải thiện sinh kế cho cộng đồng” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Chuyên đề phát triển sinh kế tại khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm và ảnh hưởng của biển đổ khí hậu". Đề tài “Đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến các loài sinh vật đặc trưng của đảo Cù Lao Chàm và đề xuất các biện pháp bảo tồn các loài sinh vật đặc hữu, cải thiện sinh kế cho cộng đồng
27. Lê Đình Thủy, 2017. Điều tra, đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn, sử dụng bền vững các loài động vật có xương sống trên cạn ( thú, chim, bò sát, ếch nhái) ở quần đảo Cù Lao Chàm. Báo cáo đề tài VAST 04.07/15-16, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra, đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn, sử dụng bền vững các loài động vật có xương sống trên cạn ( thú, chim, bò sát, ếch nhái) ở quần đảo Cù Lao Chàm
28. Nguyễn Văn Tiến, Lê Thị Thanh và Từ Thị Lan Hương, 2007. Quản lý nguồn lợi thảm cỏ biển Quảng Nam. Báo cáo Hội nghị Khoa học Toàn quốc về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 2. Nhà xuất bản Nông nghiệp; tr.141-146 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý nguồn lợi thảm cỏ biển Quảng Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp; tr.141-146
29. Hồ Xuân Tịnh, 2007. Cù Lao Chàm trong “Con đường tơ lụa” trên Biển Đông. Kỷ yếu Cù Lao Chàm, vị thế- tiềm năng và triển vọng, trang 125-130, Hội An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cù Lao Chàm trong “Con đường tơ lụa” trên Biển Đông
30. Dư Văn Toán, 2013. Hiện trạng mô hình hợp tác quốc tế về bảo tồn thiên nhiên tại các vùng biển cận biên và một số gợi ý ban đầu cho Việt Nam; Tạp chí Môi Trường, số 9/2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiện trạng mô hình hợp tác quốc tế về bảo tồn thiên nhiên tại các vùng biển cận biên và một số gợi ý ban đầu cho Việt Nam
31. Lê Đức Tố (chủ nhiệm), 2005. Luận chứng khoa học về mô hình phát triển kinh tế - sinh thái trên một số đảo, cụm đảo lựa chọn thuộc vùng biển ven bờ Việt Nam. Đề tài KC.09.12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luận chứng khoa học về mô hình phát triển kinh tế - sinh thái trên một số đảo, cụm đảo lựa chọn thuộc vùng biển ven bờ Việt Nam
37. Chu Mạnh Trinh, 2015. Mô hình đồng quản lý tài nguyên và môi trường để phát triển bền vững ở Cù Lao Chàm - Hội An. Tài liệu lưu trữ KBT biển Cù Lao Chàm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mô hình đồng quản lý tài nguyên và môi trường để phát triển bền vững ở Cù Lao Chàm - Hội An
38. Võ Sĩ Tuấn, 2013. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ phục hồi san hô cứng ở một số khu bảo tồn biển trọng điểm. Báo cáo đề tài cấp Bộ NN và PTNT. Tài liệu lưu trữ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ phục hồi san hô cứng ở một số khu bảo tồn biển trọng điểm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w