Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và việc hội nhập ngày càng sâu rộng của Việt Nam với nền kinh tế thế giới mở ra cho nước ta rất nhiều cơ hội cũng như thách thức.
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VỐN ODA VÀ QUẢN LÝ CHO VAY LẠI NGUỒN VỐN ODA THÔNG QUA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 9
1.1 Tổng quan về vốn ODA 9
1.1.1 Khái niệm vốn ODA 9
1.1.2 Phân loại vốn ODA 10
1.1.3 Vai trò của vốn ODA đối với sự phát triển kinh tế 11
1.1.4 Ưu điểm và hạn chế của vốn ODA 13
1.2 Quản lý cho vay lại nguồn vốn ODA tại Ngân hàng thương mại .15 1.2.1 Một số khái niệm 15
1.2.2 Điều kiện cho vay lại nguồn vốn ODA 17
1.2.2.1 Đồng tiền cho vay lại và đồng tiền thu hồi nợ 17
1.2.2.2 Lãi suất cho vay lại 18
1.2.2.3 Một số điều kiện khác 19
1.2.3 Cơ chế quản lý, thu hồi nguồn vốn ODA cho vay lại 19
1.2.4 Lợi thế của việc quản lý nguồn vốn ODA cho vay lại thông qua ngân hàng thương mại 20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHO VAY LẠI NGUỒN VỐN ODA TẠI SỞ GIAO DỊCH III - NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 23
2.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của sở giao dịch III 23
2.1.1 Sự hình thành của sở giao dịch III 23
2.1.2 Cơ cấu, chức năng và nhiệm vụ của sở giao dịch III 24
2.1.3 Khái quát tình hình kinh doanh của sở giao dịch III 25
2.1.4 Đánh giá tình hình kế hoạch kinh doanh năm 2009 27
Trang 22.2 Thực trạng quản lý nguồn vốn ODA cho vay lại tại SGD III 29
2.2.1 Dự án tài chính nông thôn I 31
2.2.2 Dự án tài chính nông thôn II 38
2.2.3 Dự án tài chính nông thôn III 51
2.3 Đánh giá tình hình quản lý cho vay lại nguồn vốn ODA tại sở giao dịch III 55
2.3.1 Kết quả đạt được 55
2.3.2 Những hạn chế 58
2.3.2.1 Hạn chế trong thu hút vốn ODA 59
2.3.2.2 Hạn chế trong công tác thẩm định, kiểm tra giám sát 59
2.3.2.3 Hạn chế trong công tác trích lập dự phòng rủi ro 59
2.3.2.4 Một số hạn chế khác 60
2.3.3 Nguyên nhân 60
2.3.3.1 Nguồn nhân lực hạn chế về chất lượng và số lượng 60
2.3.3.2 Thẩm định quyền cho vay của PFIs còn nhiều hạn chế 61
2.3.3.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đáp ứng yêu cầu hoạt động 62
2.3.3.4 Một số nguyên nhân khác 62
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HIỆU QUẢ NGUỒN VỐN ODA CHO VAY LẠI TẠI SỞ GIAO DỊCH III - NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 64
3.1 Định hướng phát triển của sở giao dịch III trong thời gian tới 64
3.1.1 Quan điểm của Đảng và Chính phủ Việt Nam 64
3.1.2 Định hướng phát triển của sở giao dịch III trong thời gian tới 65 3.2 Một số giải pháp quản lý hiệu quả nguồn vốn ODA cho vay lại tại sở giao dịch III 67
3.2.1 Đảm bảo sự hài hòa về lợi ích giữa các bên tham gia dự án 67
3.2.2 Sử dụng lãi suất thị trường không bao cấp 67
3.2.3 Cung cấp vốn phải đi liền với hỗ trợ năng lực thể chế 68
Trang 33.2.4 Xây dựng hệ thống chính sách và thủ tục rõ ràng, minh bạch và
bình đẳng 69
3.2.5 Tăng cường công tác thẩm định và kiểm tra giám sát 69
3.2.6 Phát huy vai trò chủ động của ngân hàng bán buôn (BIDV) 70
3.3 Một số kiến nghị 73
3.3.1 Đối với các chính sách của chính phủ 73
3.3.2 Đối với Ngân hàng nhà nước 74
3.3.3 Đối với tổ chức tài trợ vốn ODA 75
3.3.4 Đối với sở giao dịch III 76
KẾT LUẬN 77
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài.
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và việc hộinhập ngày càng sâu rộng của Việt Nam với nền kinh tế thế giới mở ra chonước ta rất nhiều cơ hội cũng như thách thức Chúng ta phấn đấu đến năm
2020, thu nhập bình quân đầu người là 1500 USD Muốn như vậy thì tăngtrưởng bình quân phải đạt 8%/năm Và vốn đầu tư phải tăng ít nhất 20%/năm,tức là tăng 6,2 lần so với năm 1995 vào khoảng 60 tỷ USD, trong đó nguồnvốn ODA chiếm 9 tỷ USD Nguồn vốn ODA vào Việt Nam thường thông quacác dự án do các nước phát triển (Nhật bản, Úc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, ThụyĐiển ) hay các định chế tài chính (WB, IMF, ADB…) Qua quá trình triểnkhai các dự án cho thấy kết quả sử dụng vốn là khá cao Trong thời kỳ 1993 -
2008 (tính đến hết tháng 10 năm 2008), tổng vốn ODA giải ngân đạt 22,065
tỷ USD, chiếm 52% tổng vốn ODA cam kết và 62,65% tổng vốn ODA ký kết,với thời hạn từ 25-30 năm, lãi suất ưu đãi Như vậy nguồn vốn ODA có tầmquan trọng hết sức to lớn đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam nói chung vàtiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói riêng Do vậy vấn đề đặt ra làquản lý nguồn vốn ODA như thế nào để nó mang lại hiệu quả thực sự cho nềnkinh tế Do yêu cầu của thực tế Sở giao dịch III - Ngân hàng đầu tư và pháttriển Việt Nam đã ra đời để đáp ứng nhu cầu đó Với nhiệm vụ chủ yếu là trựctiếp thực hiện chức năng chủ dự án (ngân hàng bán buôn), Sở giao dịch IIIquản lý và cho vay tiếp toàn bộ số vốn vay từ Ngân hàng thế giới (WB), cácđối tác nước ngoài đến các định chế tài chính Đây là mô hình khá mới ở ViệtNam - ngân hàng bán buôn nguồn vốn ODA Hoạt động này không chỉ giúptăng cường năng lực thể chế cho các ngân hàng, nâng cao khả năng cạnhtranh với các ngân hàng nước ngoài mà còn phát triển các chi nhánh ra nước
Trang 5Sở giao dịch III với nhiệm vụ chính là tiếp quản nguồn vốn ODA từ dự
án tài chính nông thôn của Ngân hàng thế giới cho Việt Nam đã thu đượcnhững kết quả như đã nêu ở trên Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những khókhăn trong quá trình quản lý nguồn vốn ODA cho vay lại tới các định chế tàichính, tổ chức quản lý còn mang tính chất thụ động, chủ quan duy ý chí; côngtác thẩm định lựa chọn định chế còn nhiều khó khăn; việc định hướng tíndụng vẫn chưa tới được các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng sa… Xuất phát
từ thực trạng trên, cần nghiên cứu việc “Quản lý nguồn vốn ODA cho vay
lại tại sở giao dịch III – ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam Thực trạng và giải pháp” để có thể nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này
không chỉ trong giai đoạn giải ngân mà cả giai đoạn quay vòng vốn, để nómang lại ý nghĩa thực tiễn cho sự phát triển của nền kinh tế
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về vốn ODA và việc quản
lý cho vay lại nguồn vốn ODA thông qua ngân hàng bán buôn
- Nhận định, đánh giá thực trạng hoạt động quản lý cho vay lại vốnODA trong những năm gần đây Trên cơ sở đó tổng kế những mặt đạt được
và những khó khăn trong quá trình triển khai các dự án ODA
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động quản lý cho vay lại nguồn vốnODA tại sở giao dịch III - Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu: Trong khuân khổ đề tài nghiên cứu 3 dự án tàichính nông thôn I, II, III do ngân hàng Thế giới tài tại sở giao dịch III
4 Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp được sử dụng là phương pháp thu thập thống kê, phươngpháp tổng hợp, phương pháp phân tích và xử lý thông tin nhằm nghiên cứucác vấn đề lý thuyết và thực tế
Trang 6Chương 3: Giải pháp quản lý hiệu quả nguồn vốn ODA cho vay lại tại
sở giao dịch III – Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (14 trang)
Trang 7CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VỐN ODA VÀ QUẢN LÝ CHO VAY LẠI NGUỒN VỐN ODA THÔNG QUA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM.
1.1 Tổng quan về vốn ODA
1.1.1 Khái niệm vốn ODA
Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance - ODA)
là một hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài Vốn ODA phản ánh mối quan
hệ quốc tế giữa các nước phát triển hoặc các tổ chức quốc tế và các nước đangphát triển thông qua việc cung cấp các khoản viện trợ phát triển Đối với cácnước đang phát triển nói chung và với Việt Nam nói riêng, vốn ODA là một
bộ phận quan trọng trong cơ cấu vốn đầu tư của toàn xã hội Vai trò của nóngày càng được khẳng định trong tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo.Vậy ODA được hiểu như thế nào, cho đến nay vẫn còn nhiều quan điểm khácnhau:
Định nghĩa sớm về ODA được đưa ra bởi Tổ chức hợp tác kinh tế củaChâu Âu (nay là OECD) từ những năm 60 của thế kỉ XX Định nghĩa phátbiểu: “ODA là nguồn tài chính do các cơ quan chính thức (chính quyền nhànước hay địa phương) của một nước viện trợ cho các nước đang phát triển vàcác tổ chức nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và phúc lợi của các nước này Nómang tính chất trợ cấp (ít nhất là cho không 25% kể từ ngày 1-1-1973)”
Trên góc độ về bản chất tài chính, Ngân Hàng Thế Giới (WB) địnhnghĩa: “ODA là vốn bao gồm các khoản viện trợ không hoàn lại cộng với cáckhoản vay ưu đãi có thời gian dài và lãi suất thấp hơn so với mức lãi suất thịtrường tài chính quốc tế Mức độ ưu đãi của một khoản vay được đo lườngbằng yếu tố cho không Một khoản tài trợ không phải hoàn lại sẽ có yếu tốcho không là 100% (gọi là viện trợ không hoàn lại) Một khoản vay ưu đãiđược coi là ODA phải có yếu tố cho không không ít hơn 25%”
Trang 8Theo Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP): “Vốn ODA hayvốn hỗ trợ phát triển chính thức bao gồm cả các khoản cho không và cáckhoản vay đối với các nước đang phát triển, đó là nguồn vốn do các bộ phậnchính thức cam kết (nhà tài trợ chính thức) nhằm mục đích cơ bản là pháttriển kinh tế và phúc lợi xã hội và được cung cấp bằng các điều khoản tàichính ưu đãi (nếu là khoản vay sẽ có yếu tố cho không không ít hơn là 25%)”.
Như vậy có rất nhiều quan điểm khi định nghĩa ODA, trong luận vănnày ODA được hiểu như sau:
Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là nguồn tài trợ ưu đãi của một hay
một số quốc gia hoặc tổ chức tổ chức tài chính quốc tế cung cấp cho mộtchính phủ nào đó nhằm hỗ trợ và thúc đẩy việc khôi phục và phát triển kinhtế- xã hội Đây là một hình thức chủ yếu và chính thức để tài trợ cho cácChính phủ (chủ yếu là các nước đang phát triển) hiện nay và nó trở thành hoạtđộng tài chính quốc tế quan trọng nhất của các Chính phủ
1.1.2 Phân loại vốn ODA
Tuỳ theo tính chất, mục đích, điều kiện khác nhau mà có nhiều cáchphân loại ODA Việc phân loại này hết sức cần thiết nhất là đối với nướcnhận viện trợ Phân loại đúng ODA sẽ giúp cho việc sử dụng được đúng mụcđích và đạt hiệu quả cao hơn
a) Theo tính chất tài trợ:
Viện trợ không hoàn lại
Tài trợ có hoàn lại
Tài trợ hỗn hợp
b) Theo mục đích sử dụng:
Hỗ trợ cơ bản
Hỗ trợ kĩ thuật
Trang 9 ODA không ràng buộc
e) Theo người cung cấp tài trợ:
ODA song phương
ODA đa phương
ODA của các tổ chức phi chính phủ( NGO)
1.1.3 Vai trò của vốn ODA đối với sự phát triển kinh tế
Tại Việt Nam, ODA có tầm quan trọng to lớn trong sự phát triển kinh
tế Đặc biệt, khi nước ta đang thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đạihóa theo đường lối đại hội Đảng lần thứ VIII với mục tiêu thu nhập bình quânđầu người lên tới 1500 USD vào năm 2020 Để thực hiện được mục tiêu nàythì mức tăng trưởng bình quân hàng năm phải là 8%/năm Và muốn đạt đượcmức tăng trưởng này vốn đầu tư phải tăng ít nhất là 20%/năm tức là phải tănggấp 6,2 lần so với năm 1995 vào khoảng 60 tỷ USD, trong đó vốn ODAchiếm khoảng 9 tỷ Điều đó khẳng định ODA chiếm tỷ trọng không nhỏ trongtổng vốn đầu tư toàn xã hội Điều đó được thể hiện ở những khía cạnh sau:
Thứ nhất, ODA là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho đầu tư phát triển
Sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước mà Việt Nam đang thựchiện đòi hỏi một lượng vốn lớn Vốn đầu tư trong nước không đáp ứng được
do đó vốn đầu tư nước ngoài trong đó có ODA trở thành nguồn vốn quantrọng để đáp ứng nhu cầu cho đầu tư phát triển Nguồn vốn ODA được sửdụng hầu hết cho các công trình công cộng như phát triển mạng lưới giao
Trang 10thông, cầu đường, mạng lưới bưu chính viễn thông, xây dựng nhiều cảngbiển, cụm cảng hàng không và đặc biệt là sự ra đời của hàng loạt các khucông nghiệp, khu chế xuất…Điều này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho ViệtNam trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Bên cạnh đó, các dự ánODA phát triển cho nông thôn người nghèo, hoạt động y tế, giáo dục cũnggóp phần nâng cao chất lượng sống của người dân, thúc đẩy kinh tế phát triểntoàn diện.
Thứ hai, ODA giúp cho việc tiếp thu những thành tựu khoa học, côngnghệ hiện đại và phát triển nguồn nhân lực Một trong các yếu tố quan trọnggóp phần thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là thành tựukhoa học kỹ thuật công nghệ mới Thông qua các dự án ODA, các nhà tài trợ
có những hoạt động nhằm giúp Việt Nam nâng cao trình độ công nghệ cũngnhư quản lý như: cung cấp tài liệu kĩ thuật, tổ chức các buổi hội tọa với sựtham gia của chuyên gia nước ngoài, cử cán bộ đi học nước ngoài, cử trực tiếpchuyên gia sang Việt Nam hỗ trợ thực hiện dự án và cung cấp những thiết bị
kỹ thuật, dây chuyền công nghệ hiện đại Đây chính là một trong những lợiích lâu dài cho Việt Nam
Thứ ba, ODA giúp điều chỉnh cơ cấu kinh tế Các dự án mà nhà tài trợdành cho Việt Nam thường ưu tiên vào phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, pháttriển nguồn nhân lực tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển cân đối giữacác ngành, các vùng khác nhau trong cả nước Bên cạnh đó một số dự án còngiúp Việt Nam cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả của các cơ quan quản
lý nhà nước Tất cả những vấn đề đó làm thúc đẩy điều chỉnh cơ cấu kinh tếhợp lý ở nước ta
Thứ tư, ODA góp phần tăng khả năng thu hút FDI và tạo điều kiện mởrộng đầu tư phát triển Các nhà đầu tư nước ngoài khi quyết định bỏ vốn đầu
Trang 11vốn đầu tư tại nước đó Do đó, một cơ sở hạ tầng yếu kém như giao thôngchưa hoàn chỉnh, phương tiện liên lạc thiếu thốn và lạc hậu, hệ thông cungcấp năng lượng không đủ cho nhu cầu sẽ làm nản lòng các nhà đầu tư vìnhững tổn phí mà họ phải trả cho việc sử dụng các tiện ích hạ tầng Một hệthống ngân hàng lạc hậu cũng là lý do e ngại của các nhà đầu tư vì nhữngchậm trễ trong hệ thống thanh toán và dịch vụ ngân hàng, dẫn tới hiệu quảđầu tư kém.
Như vậy, ODA là một nguồn vốn đem lại cho nước ta những lợi ích lâudài, dọn đường cho việc thu hút vốn FDI và không những thế nó còn cải thiệnđáng kể đời sống của nhân dân, đặc biệt là người nghèo, những nơi vùng sâu,vùng xa…
1.1.4 Ưu điểm và hạn chế của vốn ODA
Nguồn vốn ODA có ưu điểm là thời gian ân hạn và hoàn trả vốn dài.Chẳng hạn, vốn ODA của WB, ADB, JBIC có thời gian hoàn trả là 40 năm vàthời gian ân hạn là 10 năm Một phần vốn ODA là viện trợ không hoàn lại(>25%) Thành tố cho không được xác định dựa vào thời gian cho vay, thờigian ân hạn và so sánh lãi suất viện trợ với mức lãi suất tín dụng thương mại.Phần vốn ODA hoàn lại có mức lãi suất thấp hơn mức lãi suất vay thương mạiquốc tế Đây cũng chính là điểm phân biệt giữa viện trợ và cho vay thươngmại
Bên cạnh ưu điểm là một số hạn chế của vốn ODA có thể kể đến như:
- Về kinh tế, nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận rỡ bỏ dần hàng ràothuế quan bảo hộ của các ngành công nghiệp non trẻ và bảng thuế xuất nhậpkhẩu hàng hóa của nước nhận tài trợ Nước tiếp nhận ODA cũng được yêucầu từng bước mở cửa thị trường bảo hộ cho những danh mục hàng hóa mớicủa nước tài trợ; yêu cầu có những ưu đãi đối với các nhà đầu tư trực tiếp
Trang 12nước ngoài như cho phép họi đầu tư vào những lĩnh vực hạn chế, có khả năngsinh lời cao.
- Về chính trị, Viện trợ của các nước phát triển không chỉ đơn thuần làviệc trợ giúp hữu nghị mà còn là một công cụ lợi hại để thiết lập và duy trì lợiích kinh tế và vị thế chính trị cho các nước tài trợ Những nước cấp tài trợ đòihỏi nước tiếp nhận phải thay đổi chính sách phát triển cho phù hợp vơí lợi íchcủa bên tài trợ Khi nhận viện trợ các nước nhận cần cân nhắc kỹ lưỡng nhữngđiều kiện của các nhà tài trợ không vì lợi ích trước mắt mà đánh mất nhữngquyền lợi lâu dài Quan hệ hỗ trợ phát triển phải đảm bảo tôn trọng toàn vẹnlãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng
và cùng có lợi
- Nguồn vốn ODA từ các nước giàu cung cấp cho các nước nghèo cũngthường gắn liền với việc mua các sản phẩm từ các nước này mà không hoàntoàn phù hợp, thậm chí không cần thiết với các nước nghèo Nước cấp ODAbuộc nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận một khoản ODA là hàng hóa, dịch
vụ do họ sản xuất Hoặc ví dụ như dự án ODA vào lĩnh vực giáo dục đào tạo,lập dự án và tư vấn kỹ thuật, phần trả cho các chuyên gia nước ngoài thườngchiếm đến hơn 90% Bên tài trợ ODA thường yêu cầu trả lương cho cácchuyên gia, cố vấn cho dự án của họ quá cao so với chi phí thực tế để thuêmột chuyên gia như vậy trên thị trường lao động thế giới
- Nước tiếp nhận ODA tuy có toàn quyền quản lý sử dụng ODA nhưngthông thường các danh mục dự án ODA cũng phải có sự thỏa thuận, đồng ýcủa nước viện trợ, dù không trực tiếp điều hành dự án nhưng họ có thể thamgia gián tiếp dưới hình thức nhà thầu hoặc hỗ trợ chuyên gia
- ODA là nguồn vốn có khả năng gây nợ Khi tiếp nhận và sử dụngnguồn vốn ODA do tính chất ưu đãi nên gánh nặng nợ thường chưa xuất hiện
Trang 13nhất thời nhưng sau một thời gian lại lâm vào vòng nợ nần do không có khảnăng trả nợ Vấn đề là ở chỗ vốn ODA không có khả năng đầu tư trực tiếpcho sản xuất, nhất là cho xuất khẩu trong khi việc trả nợ lại dựa vào xuất khẩuthu ngoại tệ Do đó, trong khi hoạch định chính sách sử dụng ODA phải phốihợp với các nguồn vốn để tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng xuấtkhẩu.
Ngoài ra, tác động của yếu tố tỷ giá hối đoái cũng có thể làm cho giá trịvốn ODA phải hoàn lại tăng lên Bên cạnh đó, tình trạng thất thoát, lãng phí,xây dựng chiến lược quy hoạch thu hút và sử dụng vốn ODA vào các lĩnh vựcchưa hợp lý, trình độ quản lý thấp, thiếu kinh nghiệm trong tiếp nhận cũngnhư xử lý, điều hành dự án… cũng khiến cho hiệu quả và chất lượng các côngtrình đầu tư bằng nguồn vốn này còn thấp, có thể đẩy nước tiếp nhận ODAvào tình trạng nợ nần
1.2 Quản lý cho vay lại nguồn vốn ODA tại Ngân hàng thương mại
1.2.1 Một số khái niệm
Hiệp định vay hoặc viện trợ nước ngoài là các Điều ước quốc tế doChính phủ hoặc Nhà nước Việt Nam ký hoặc do Cơ quan được ủy quyền củaNhà nước hoặc Chính phủ Việt Nam ký với Bên nước ngoài (bên cung cấp tàichính) nhằm cung cấp vốn cho Việt Nam để thực hiện chương trình, dự án.Nguồn vốn ODA này thường được giao cho Bộ tài chính quản lý trực tiếp chovay lại hoặc ủy quyền cho cơ quan cho vay lại Trong trường hợp vốn ODAđược ủy quyền cho cơ quan cho vay lại thì Bộ Tài chính (thay mặt chính phủ)
và Cơ quan cho vay lại ký hợp đồng Ủy quyền cho vay lại Trong giới hạn đềtài nghiên cứu, chúng ta nghiên cứu việc quản lý nguồn vốn ODA do Bộ tàichính thay mặt chính phủ ủy quyền cho ngân hàng thương mại (dưới mô hìnhngân hàng bán buôn) là cơ quan cho vay lại Để tìm hiểu rõ hơn vấn đề này, ta
đi tìm hiểu một vài khái niệm
Trang 14Theo quyết định của thủ tướng chính phủ số 181/2007/QĐ-TTg ngày
26 tháng 11 năm 2007 về ban hành quy chế cho vay lại từ nguồn vốn vay,viện trợ nước ngoài của chính phủ:
Cho vay lại là việc Bộ Tài chính thay mặt Chính phủ:
Trực tiếp hoặc ủy quyền cho Cơ quan cho vay lại thực hiện cho vaylại các doanh nghiệp toàn bộ hoặc một phần vốn nước ngoài từ nguồn vay,viện trợ nước ngoài của Chính phủ để đầu tư cho các dự án đầu tư có khảnăng thu hồi vốn, hoặc;
Cho tổ chức tín dụng trong nước vay lại để cho vay tiếp theo mộtchương trình tín dụng hoặc hợp phần tín dụng trong một dự án sử dụng vốnvay nước ngoài, hoặc;
Cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vay lạitheo quy định của pháp luật hoặc theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực
tiền tệ - tín dụng, với các hoạt động thường xuyên là nhận tiền gửi, cho vay vàcung cấp các dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế quốc dân Dựa vào tính chất
và mục tiêu hoạt động của ngân hàng ta có thể phân chia thành:
- Ngân hàng bán buôn: là ngân hàng với hoạt động chủ yếu là cung cấpdịch vụ cho ngân hàng thương mại khác, những công ty lớn với những khoảntiền lớn
- Ngân hàng bán lẻ: là ngân hàng có hệ thống chi nhánh rộng khắp vàgiao dịch với người đi vay cuối cùng (cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp vừa
và nhỏ)
Phí cho vay lại là khoản phí do Chính phủ thông qua Cơ quan cho vay
lại thu của người vay lại trong trường hợp cho vay lại đối với nguồn vốn vaythương mại nước ngoài của Chính phủ
Trang 15Phí dịch vụ cho vay lại là khoản phí do Bộ Tài chính trả cho Cơ quan
cho vay lại trong trường hợp Bộ Tài chính ủy quyền cho Cơ quan cho vay lạithực hiện quản lý, thu hồi khoản cho vay lại và không chịu rủi ro tín dụng
Từ những khái niệm trên có thể hiểu việc quản lý cho vay lại nguồnvốn ODA tại ngân hàng thương mại là việc Bộ tài chính thay mặt chính phủcho tổ chức tín dụng trong nước vay lại để cho vay tiếp theo một chương trìnhtín dụng hoặc hợp phần tín dụng trong một dự án sử dụng vốn vay nướcngoài Cơ quan cho vay lại mà ở đây là ngân hàng bán buôn sẽ tiếp tục chovay lại các ngân hàng bán lẻ, vốn sẽ tiếp tục được chuyển đến người vay cuốicùng thông qua ngân hàng bán lẻ được lựa chọn
1.2.2 Điều kiện cho vay lại nguồn vốn ODA
Điều kiện chung đối với các tổ chức tín dụng:
- Được Chính phủ cho phép sử dụng vốn vay, viện trợ và được nhà tàitrợ chấp thuận (trường hợp Hiệp định vay nước ngoài quy định phải có sựchấp thuận của nhà tài trợ);
- Đảm bảo được khả năng trả nợ theo phương án tài chính được thẩm định
1.2.2.1 Đồng tiền cho vay lại và đồng tiền thu hồi nợ
* Đồng tiền cho vay lại:
Đối với nguồn vốn ODA của Chính phủ: người vay lại có thể lựachọn đồng tiền vay lại là nội tệ (đồng Việt Nam) hoặc bằng ngoại tệ gốc vaycủa nước ngoài tuỳ theo khả năng trả nợ Tỷ giá quy đổi từ ngoại tệ sang đồngViệt Nam là tỷ giá hạch toán do Bộ Tài chính quy định
* Đồng tiền thu hồi nợ:
Đối với vốn ODA: về nguyên tắc người vay lại nhận vay lại theoloại tiền nào thì trả nợ bằng loại tiền đó Trường hợp người vay lại yêu cầuhoàn trả cho Chính phủ bằng Đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ tự do chuyển đổikhác với đồng tiền nhận vay lại, Cơ quan cho vay lại áp dụng tỷ giá hối đoái
Trang 16do Bộ Tài chính quy định hoặc tỷ giá do Cơ quan cho vay lại thoả thuận vớingười vay lại ghi trong Thoả thuận vay lại để thu nợ.
1.2.2.2 Lãi suất cho vay lại
a) Trường hợp vay lại bằng đồng Việt Nam:
Lãi suất cho vay lại được xác định theo ngành kinh tế - kỹ thuật vàkhông vượt quá mức lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước quyđịnh trong từng thời kỳ Một số ngành, lĩnh vực theo Phụ lục I kèm Quy chế181/2007/QĐ-TTg được hưởng mức lãi suất ưu đãi theo các mức 33,3% và55,5% so với lãi suất tín dụng đầu tư của nhà nước Mức lãi suất này bao gồm
cả phí dịch vụ cho vay lại Trường hợp mức lãi suất tín dụng đầu tư của nhànước thay đổi, các mức lãi suất ưu đãi được thay đổi theo tương ứng
Lãi suất cho vay lại được áp dụng không thay đổi trong suốt thời gianvay lại
b) Trường hợp vay lại bằng đồng ngoại tệ:
Lãi suất cho vay lại bằng mức lãi suất cho vay lại bằng Đồng Việt Namquy định trong mục (a) nói trên trừ đi tỷ lệ rủi ro hối đoái tương ứng của đồngtiền cho vay lại, nhưng không thấp hơn mức lãi suất đi vay của nước ngoài vàkhông cao hơn hai phần ba (2/3) lãi suất thương mại tham chiếu (CIRR) do
Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế (OECD) công bố vào cùng thời điểm xácđịnh lãi suất cho vay lại
Trên cơ sở mức biến động tỷ giá của Đồng Việt Nam tương ứng với từngloại ngoại tệ và biến động chỉ số lạm phát bình quân trong 5 năm gần nhất củaViệt Nam so với các nước/khu vực: Mỹ, Liên minh châu Âu và Nhật Bản,mức rủi ro tỷ giá áp dụng cho ba loại ngoại tệ là Đô La Mỹ (USD), Euro(EUR) và Yên Nhật Bản (JPY) Hàng năm không muộn hơn ngày 15 tháng 3,căn cứ vào biến động của thị trường tài chính tiền tệ, Bộ Tài chính tính toán
Trang 17hết ngày 15 tháng 3 của năm kế tiếp Trường hợp đặc biệt có biến động lớn,
Bộ Tài chính có thể thực hiện công bố lại mức rủi ro tỷ giá ngay trong kỳ ápdụng
Trường hợp ngoại tệ gốc trong Hiệp định vay khác với ba loại ngoại tệ nóitrên, mức rủi ro hối đoái được áp dụng theo mức rủi ro hối đoái của đồng USD.Lãi suất cho vay lại sau khi xác định được áp dụng không thay đổi trongsuốt thời gian vay lại
Các tổ chức tín dụng được quyền quyết định lãi suất cho vay đối vớingười sử dụng vốn cuối cùng và chịu rủi ro tín dụng về việc cho vay này Các
tổ chức tín dụng được hưởng chênh lệch giữa lãi suất cho vay ra và lãi suấtvay lại từ Bộ Tài chính
1.2.2.3 Một số điều kiện khác
Phí dịch vụ cho vay lại được tính theo tỷ lệ 1,5% trên số thu hồi nợ thực
tế (bao gồm cả gốc, lãi và lãi chậm trả nếu có) không phân biệt đồng tiền thuhồi nợ
Phí dịch vụ cho vay lại được Cơ quan cho vay lại thông báo cho Bộ Tàichính theo từng kỳ thu nợ và Cơ quan cho vay lại được phép tự trích từ số nợthu hồi thực tế trước khi chuyển trả cho Bộ Tài chính
Thời hạn vay lại bằng thời hạn của Hiệp định vay ODA của Chính phủnhưng không vượt quá 20 năm (bao gồm cả thời gian ân hạn)
1.2.3 Cơ chế quản lý, thu hồi nguồn vốn ODA cho vay lại
* Cơ chế quản lý:
Bộ Tài chính thực hiện thẩm định phương án sử dụng vốn vay và trả nợ củacác tổ chức tín dụng tham gia chương trình trước khi ký thỏa thuận cho vay lại.Các tổ chức tín dụng thực hiện cho vay đến người sử dụng vốn cuối cùng,chịu trách nhiệm thẩm định dự án và chọn đối tượng cho vay tiếp phù hợp với
Trang 18chương trình tín dụng đã thoả thuận với nhà tài trợ hoặc Người cho vay, đồngthời chịu mọi rủi ro trong quá trình cho vay lại đối với những đối tượng này.
* Thu hồi nợ cho vay lại
Người vay lại thực hiện trả nợ đúng hạn, đầy đủ theo nghĩa vụ trả nợghi trong Thoả thuận cho vay lại cho Cơ quan cho vay lại
Cơ quan cho vay lại thực hiện trả nợ đúng hạn, đầy đủ theo nghĩa vụ trả
nợ ghi trong Hợp đồng ủy quyền cho vay lại vào Quỹ tích luỹ trả nợ nướcngoài do Bộ Tài chính quản lý theo hướng dẫn cụ thể của Bộ Tài chính.Trường hợp Bộ Tài chính ủy quyền cho Cơ quan cho vay lại trả nợ trực tiếpcho nước ngoài, Cơ quan cho vay lại chỉ chuyển cho Bộ Tài chính phần cònlại sau khi đã thực hiện trả cho nước ngoài
Trong trường hợp có thay đổi về chính sách hoặc điều chỉnh điều kiệncho vay lại, Cơ quan cho vay lại hoặc Bộ Tài chính không hoàn trả lại cáckhoản nợ cho vay lại đã được thu hồi trước đó
Ngoài ra, để quản lý nguồn ODA cho vay lại hiệu quả, chính phủ cũng
đã phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về cho vay lại từ nguồn vay, việntrợ nước ngoài của Chính phủ đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ tài chính,Ngân hàng nhà nước…
1.2.4 Lợi thế của việc quản lý nguồn vốn ODA cho vay lại thông qua ngân hàng thương mại.
Thứ nhất, việc quản lý nguồn vốn ODA cho vay lại thông quan ngân
hàng thương mại giúp kết hợp hài hòa chức năng quản lý nguồn vốn và kinhdoanh nguồn vốn ODA Trong đó công cụ quản lý nhà nước về ODA thể hiện
ở các “hợp đồng vay phụ” ký kết giữa bộ tài chính và BIDV đối với toàn bộnguồn vốn vay của dự án Và thực tế kinh nghiệm thế giới cho thấy, nguồnlực sẽ được sử dụng hiệu quả hơn khi hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận
Trang 19Nhờ áp dụng hài hòa và hiệu quả giữa mô hình quản lý cùng với cơ chếbán buôn tín dụng nên dự án đã huy động được tối đa nguồn vốn đối ứng củacác tổ chức tín dụng tham gia Việc các tổ chức tín dụng tự trang trải vốn đốiứng trong dự án đã góp phần giảm thiểu gánh nặng ngân sách nhà nước trongviệc bố trí vốn đối ứng hàng năm cho dự án Hơn nữa ngân sách nhà nước cònthu được khoản tiền chênh lệch lãi suất bán buôn Đây là lợi thế nổi bật nhất
mà các tổ chức tín dụng có được so với các PMU (ban quản lý dự án) kháchiện đang quản lý vốn ODA
Thứ hai, việc quản lý nguồn vốn ODA cho vay lại thông quan ngân
hàng thương mại đảm bảo chắc chắn khả năng hoàn trả, phạm vi thực hiện dự
án rộng Việc chính phủ ủy quyền cho cơ quan cho vay lại là ngân hàngthương mại (Ngân hàng bán buôn), sau đó ngân hàng bán buôn lại thẩm địnhcho vay lại tiếp các định chế tài chính, các định chế tài chính thẩm định cáctiểu dự án đối với người vay cuối cùng Cơ chế thẩm định cho vay lại thôngqua cơ quan cho vay lại là ngân hàng bán buôn được thực hiện chặt chẽ từtrên xuống dưới phù hợp với tiêu chí mà bên tài trợ đưa ra, đồng thời có sựgiám sát của các bộ ngành liên quan Điều này giảm hạn chế tối đa rủi ro cóthể mang lại do vậy đảm bảo chắc chắn khả năng hoàn trả Ngoài ra, kênhchuyển vốn này thực sự hữu hiệu vì các định chế tài chính được lựa chọn đều
là những ngân hàng hàng đầu Việt Nam, có các chi nhánh và phòng giao dịchrộng khắp cả nước Do vậy, nguồn vốn sẽ được lưu chuyển nhanh và đến vớingười vay cuối cùng thuận tiện nhất Vì vậy, tốc độ giải ngân cũng như hiệuquả khoản vay được cải thiện đáng kể
So với việc bộ tài chính trực tiếp cho vay lại nguồn vốn ODA tới ủy bannhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương Đồng tiền cho vay lại: đồngngoại tệ theo Hiệp định vay ký giữa Chính phủ và Nhà tài trợ; Lãi suất cho
Trang 20vay lại: bằng lãi suất vay nước ngoài của Chính phủ Phạm vi thực hiện một
dự án thường bó hẹp trong tỉnh/thành phố đó Việc quản lý vốn ODA cho vaylại thông qua ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố thực sự chưa hiệu quả, mỗi tỉnh/thành phố chỉ có một ban quản lý dự án, vốn đối ứng phụ thuộc nhiều vàongân sách trung ương, việc trả nợ vốn vay chủ yếu từ ngân sách địa phương,tốc độ giải ngân của dự án còn chậm
Tuy nhiên, việc quản lý cho vay lại nguồn vốn ODA dưới mô hình ngânhàng bán buôn tín dụng vẫn còn khá mới ở Việt Nam hiện nay Mặc dù cómột số lợi thế nhất định song nó lại chỉ phù hợp với những dự án có quy môlớn, phạm vi rộng Với những nguồn vốn mang tính chất cấp phát cho từngvùng thì cho vay lại thông qua PMUs lại tỏ ra hiệu quả hơn./
Trang 21CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHO VAY LẠI NGUỒN VỐN ODA TẠI SỞ GIAO DỊCH III - NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
2.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của sở giao dịch III
2.1.1 Sự hình thành của sở giao dịch III
Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV) trước đây được gọi là ngânhàng kiến thiết Việt Nam (thuộc Bộ Tài Chính), được thành lập theo quyếtđịnh số 177 – TTg của thủ tướng chính phủ vào ngày 26/4/1957 Ngân hàng
ra đời chủ yếu làm nhiệm vụ là cấp phát, quản lý vốn kiến thiết cơ bản từngân sách nhà nước cho sự phát triển của kinh tế đất nước
Ngân hàng đầu tư và phát triển được gọi chính thức vào ngày14/11/1990 Đến nay đã trở thành một trong năm ngân hàng quốc doanh lớnnhất, xét về mạng lưới hoạt động và mặt tài sản là ngân hàng lớn thứ hai.Hiện nay ngân hàng có 103 chi nhánh chính và 202 chi nhánh cấp cơ sở Trảiqua hơn 50 năm xây dựng và hoạt động ngân hàng đã đem lại rất nhiều lợi íchcho ngân sách và nền kinh tế
Trên cơ sở quyết định số 285/QĐ-TTg ngày 18/4/2002 của Thủ tướngChính phủ, quyết định số 617/QĐ-NHNN ngày 14/6/2002 của thống đốc ngânhàng nhà nước Việt Nam về việc tiếp nhận chuyển giao nguồn vốn dự án Tàichính nông thôn (TCNN) từ ngân hàng Nhà nước, và quyết định số 39/QĐ-HĐQT ngày 2/7/2002 của hội đồng quản trị Ngân hàng đầu tư và phát triểnViệt Nam (BIDV) Từ đó, sở giao dịch III đã được thành lập với nhiệm vụchủ yếu là trực tiếp thực hiện chức năng chủ dự án (ngân hàng bán buôn),quản lý và cho vay tiếp toàn bộ số vốn vay từ Ngân hàng thế giới (WB), cácđối tác nước ngoài đến các định chế tài chính Bên cạnh đó, sở giao dịch IIIcòn được giao thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng theo Luật các tổ chức tín
Trang 22dụng theo điều lệ và quy định của BIDV Sở giao dịch III thực hiện dịch vụngân hàng đại lý, quản lý vốn đầu tư cho các dự án theo yêu cầu của kháchhàng; dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng và các nghiệp vụ khác theo ủynhiệm của Tổng giám đốc BIDV
2.1.2 Cơ cấu, chức năng và nhiệm vụ của sở giao dịch III
Biểu 2.1: Cơ cấu tổ chức của sở giao dịch III - BIDV
P Ngân hàng đại lý
và ủy thác
P quản lý rủi ro
P quản lý
và dịch vụ kho quỹ
P thanh toán quốc tế
P dịch vụ khách hàng
P quản trị tín dụng
P tổ chức hành chính
P kế hoạch tổng hợp
P tài chính
kế toán
P điện toán
Trang 23Ngoài chức năng là ngân hàng bán buôn tiếp quản dự án tài chính nôngthôn, sở giao dịch III còn đóng vai trò đầu mối quản lý hoạt động đại lý ủythác của toàn ngành và thực hiện các dịch vụ ngân hàng như một ngân hàngthương mại bình thường.
2.1.3 Khái quát tình hình kinh doanh của sở giao dịch III
Trong bẩy năm thành lập và hoạt động của mình, sở giao dịch III đã cónhững bước phát triển khá mạnh, ổn định và mang lại lợi nhuận kinh doanhrất lớn cho ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam Sau đây là bảng báo cáotình hình kết quả kinh doanh của sở giao dịch III tính đến ngày 31/12/2009:
Trang 24- Dư nợ đối với các dự án nông thôn I và II lại tăng so với năm trước.
Dư nợ của dự án I là 1.059,22 tăng 30,97 tỷ đồng tương đương với tỷ lệ 3%
so với năm 2008 Bên cạnh đó, dư nợ của dự án II là 2.823,7 tỷ đồng tăng340,07 tỷ đồng tương đương với 14% so với năm 2008 Sự tăng lên của tổng
dư nợ hai dự án trên có nguyên nhân do:
+ Năm 2008 nền kinh tế nước ta bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tàichính toàn cầu, làm cho các hoạt động kinh doanh và đầu tư có phần giảm sút.Nhưng năm 2009, việc chính phủ đưa ra các gói kích cầu và chính sách lãisuất đã khuyến khích tiêu dùng và đầu tư, dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế
+ Tình hình thu hồi nợ được cải thiện do người vay cuối cùng trả nợđúng hạn
- Hoạt động đại lý ủy thác phát huy tốt vai trò đầu mối quản lý hoạtđộng dịch vụ đại lý ủy toàn ngành Tính đến cuối năm 2009 đã đạt 8.739 tỷđồng hoàn thành 47% so với năm 2008
- Đặc biệt dư nợ tín dụng tăng 163 tỷ đồng, tương đương 82% so vớinăm 2008
- Chỉ tiêu nợ quá hạn trong năm 2009 theo kế hoạch là 1%, nhưngtrong quá trình thực hiện đạt 0% Chứng tỏ trong năm 2009, PFIs hoàn thànhrất tốt công tác trả nợ
Trang 25- Trích lập quỹ dự phòng rủi ro của sở giao dịch III năm 2009 giảmđáng kể so với năm 2008 là 100,1 tỷ đồng tương đương với giảm 70% Điềunày chứng tỏ tính an toàn của dự án là khá cao, việc trả nợ của các PFIs cũngnhư tiềm lực của BIDV là rất tốt
2.1.4 Đánh giá tình hình kế hoạch kinh doanh năm 2009
* Về hoạt động dự án TCNT:
Sở giao dịch III đã quản lý và kiểm soát tốt việc thực hiện dự án TCNT
I, II và III đảm bảo cáo tiêu chí mà dự án theo yêu cầu của WB trong bối cảnhthị trường có nhiều biến động Dự án TCNT II được WB đánh giá là dự ánđược triển khai tốt nhất tại Việt Nam Đến nay, dự án tài chính nông thôn II
đã hoàn tất quá trình giải ngân, chất lượng tín dụng tốt, không phát sinh nợquá hạn giữa sở giao dịch III và các PFIs Dự án tài chính nông thôn II đãchính phủ Việt Nam chấp thuận việc gia hạn dự án để thực hiện hỗ trợ kỹthuật đến hết tháng 9/2009 và đến nay đã hoàn tất
Đối với dự án tài chính nông thôn III, sở giao dịch III là đầu mối tổchức phối hợp, đàm phán thành công và đã được tiếp nhận dự án theo đúng lộtrình kế hoạch Vào tháng 11/ 2008 Hiệp định tài trợ dự án được ký kết chínhthức giữa WB và chính phủ Việt Nam với tổng giá trị dự án là 200 triệu USD
Dự án đang trong quá trình giải ngân và mọi tiến trình diễn ra tương đối tốt
* Về hoạt động đại lý ủy thác:
Với vai trò là đầu mối quản lý hoạt động đại lý ủy thác của toàn ngành,
sở giao dịch III thay mặt ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam trong việctiếp cận các bộ, ngành và các nhà tài trợ quốc tế Đồng thời xây dựng cơ chế,hướng dẫn triển khai dự án trong toàn hệ thống, góp phần nâng cao uy tín và
vị thế của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam Số vốn mới đại lý ủy thácnăm 2009 băng 109% so với kế hoạch năm Việc giải ngân các nguồn vốn
Trang 26thương mại từ các nguồn NIB, JBIC được đẩy mạnh Dư nợ đại lý ủy thác hếttháng 12/2009 đạt 8.739 tỷ đồng, đạt 323% kế hoạch năm.
* Về hoạt động thương mại:
Trước áp lực cạnh tranh huy động vốn khốc liệt giữa các ngân hàng, sởgiao dịch III đã chủ động, tích cực huy động vốn vì mục tiêu, lợi ích chungcủa toàn ngành Sở giao dịch III đã triển khai đa dạng và toàn diện các hìnhthức huy động vốn hiện có trong hệ thống ngân hàng đầu tư và phát triển ViệtNam; tăng cường quan hệ hợp tác với các khách hàng truyền thống, đồng thờitiếp cận và triển khai các khách hàng mới
Về hoạt động tín dụng thương mại, sở giao dịch III đã bám sát địnhhướng chỉ đạo của hội sở chính, từng bước tăng trưởng dư nợ và phát triểnkhách hàng theo hướng chất lượng và bền vững Sở giao dịch III đã tiếp cậnmột số khách hàng tiềm năng như Tổng công ty cổ phần dung dịch khoan vàhóa phẩm dầu khí, Tổng công ty truyền tải điện quốc gia Sở giao dịch II cũngtiếp tục bám sát những dự án đã được hội sở chính đồng ý cho tham gia đồngtài trợ như dự án Xi măng Sơn La Đến hết năm 2009, tổng dư nợ thương mạiđạt 362 tỷ đồng và không phát sinh nợ quá hạn, tăng so với năm 2008 là 163
Trang 27vì vậy sở giao dịch III được hội sở chính ghi nhận là cánh chim đầu đàn củatoàn ngành.
2.2 Thực trạng quản lý nguồn vốn ODA cho vay lại tại SGD III
Trong những năm vừa qua Việt Nam là một trong những quốc gia cóchỉ số tăng trưởng vượt bậc Tỷ lệ người nghèo giảm đáng kể song theo dựtính hiện nay vẫn còn khoảng 33% dân số sống trong đói nghèo, khoảng 85%người nghèo sống ở vùng nông thôn và 40% dân số nông thôn sống dưới mứcđói nghèo Nâng cao mức sống của nhân dân đang là một vấn đề hết sức khókhăn đối với chính phủ Muốn nâng cao cần phải thay đổi tư duy trong các môhình chăn nuôi, trồng trọt, cần thương mại hóa các sản phẩm nông nghiệp vàphi nông nghiệp Bên cạnh đó còn rất nhiều trở ngại như thiếu thông tin thịtrường, công nghệ lạc hậu, các dịch vụ tiết kiệm còn hạn chế, thiếu sự hỗ trợtín dụng… Xuất phát từ vấn đề trên, chính phủ đã ký kết một hiệp định hỗ trợvay vốn ưu đãi với ngân hàng thế giới (WB) thông qua các dự án tài chínhnông thôn
Năm 1996 hiệp định của dự án TCNT được ký kết giữa chính phủ ViệtNam và ngân hàng Thế Giới (WB) do bộ tài chính đứng ra nhận vốn Sau đó
bộ tài chính chuyển nhượng nguồn vốn này cho ngân hàng đầu tư thực hiện.Trong 6 năm thực hiện, do yêu cầu của công việc khá lớn vì thế mà Ngânhàng đầu tư đã quyết định thành lập sở giao dịch III để chuyên biệt mảngngân hàng bán buôn, thực hiện cho vay lại vốn ODA tới các định chế tàichính được lựa chọn
Cả ba dự án TCNT đều được tổ chức dưới mô hình hoạt động ngânhàng bán buôn (Wholesale Banking Operations) với ba chủ thể chính là ngânhàng bán buôn, các ngân hàng bán lẻ và người vay cuối cùng
Trang 28Biểu 2.2: Mô hình tài trợ dự án TCNT
Mô hình tài trợ: Bộ tài chính là cơ quan tiếp nhận vốn ODA tại một tàikhoản đặc biệt tại một ngân hàng do WB chỉ định Số tiền tối đa cho mỗi lầnrút vốn là 20 triệu USD, sau đó khoản tín dụng này được chuyển về sở giaodịch III – Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam dưới sự giám sát của ngânhàng nhà nước Từ đó, nguồn vốn này sẽ được cho vay lại đối với các ngânhàng được lựa chọn (gọi là các định chế tài chính - PFI) Ngân hàng bán buônchịu rủi ro ở cấp PFI, các PFI chịu toàn bộ rủi ro cho vay tới người sử dụngcuối cùng Hiện nay, đã có 25 định chế tài chính được lựa chọn tham gia giảingân cho ba dự án tài chính nông thôn I, II, III Trong đó, dự án tài chínhnông thôn I, II đang trong quá trình thực hiện quay vòng vốn sau khi kết thúc
5 năm đầu tiên thực hiện dự án Dự án tài chính nông thôn III mới được thực
Nhà tài trợ (WB)
Bộ tài chính
Ngân hàng bán buôn
Người hưởng lợi(SME, cá nhân, hộ gia đình nông thôn)
Trang 29hiện vào tháng 3/2009 Dưới đây là kết quả thực hiện ba dự án từ năm 2006 2009.
sở giao dịch III thì ta thấy một nhận xét chung là trong năm 2009 là năm mà
dư nợ cho vay đạt hiệu quả cao nhất 4.207,67 tỷ VNĐ do Ngân hàng đầu tư
và phát triển tiếp quản thêm dự án TCNT III và nền kinh tế Việt Nam phụchồi sau giai đoạn suy giảm kinh tế Thấy rõ dư nợ của hai năm 2007 và 2008tổng dư nợ của ba dự án giảm đi đáng kể so với năm 2009 và 2006 do ảnhhưởng của lạm phát và khung kinh tế toàn cầu
2.2.1 Dự án tài chính nông thôn I
Hiệp định Tín dụng Phát triển cho Dự án Tài chính Nông thôn I (KhoảnTín dụng số 2855 - VN) được ký kết tháng 7/1996 giữa Ngân hàng Thế giới(WB) và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và có hiệu lực từ tháng2/1997 Theo Hiệp định, WB tài trợ cho Việt Nam số tiền tương đương 113triệu USD để thực hiện dự án Dự án đã kết thúc vào ngày 31/12/2001 và sẽđược quay vòng trong 25 năm tiếp theo
* Mục tiêu của dự án:
- Hỗ trợ Việt Nam trong các nỗ lực cải thiện điều kiện sống của ngườidân nông thôn qua việc khuyến khích đầu tư cá nhân
Trang 30- Nâng cao năng lực của hệ thống ngân hàng trong việc cung cấp tàichính cho khu vực tư nhân.
- Giúp đỡ người nghèo ở nông thôn tiếp cận được các dịch vụ tài chính
* Yêu cầu với PFIs:
- Tính hợp pháp: các ngân hàng được lựa chọn phải tuân thủ đầy đủ cácyêu cầu về kiểm toán và luật ngân hàng
- Khả năng thanh toán: các PFI đáp ứng được các tiêu chí về giá trị tàisản đủ để trang trải các hoạt động của nó, đặc biệt các khoản nợ Các chỉ tiêuyêu cầu như: tỷ lệ nợ quá hạn ròng <10% so với tổng dư nợ vay, tỷ lệ nợ quáhạn ròng so với vốn tự có <25%, tỷ lệ an toàn tối thiểu 8%
- Khả năng thanh khoản: có thể chuyển đổi nhanh các tài sản của mình
để trang trải các khoản nợ ngắn hạn Tỷ lệ thanh khoản không được thấp hơn30% (được xác định bởi tài sản có động trên các tài sản nợ ngắn hạn)
- Khả năng sinh lời và tính hiệu quả: xem xét chỉ tiêu ROE > tỷ lệ lạmphát hàng năm và chỉ tiêu ROA > 3%
- Chất lượng năng lực của đội ngũ quản lý và các bộ phận nhân viên:Các PFI phải có đội ngũ nhân viên có trình độ quản lý và chuyên môn đảmbảo khả năng triển khai có hiệu quả các hoạt động của ngân hàng và hoạtđộng cho vay lại từ RDF Đồng thời các PFI cũng phải có hệ thống quản lý tàichính lành mạnh bao gồm hệ thống hạch toán kế toán, kiểm toán, kiểm toánnội bộ tốt nhằm đảm bảo cho vốn RDF được sử dụng đúng mục đích và cóhiệu quả
* Cấu phần của dự án:
Nguồn vốn của Dự án được phân bổ cho 3 Cấu phần:
Trang 31(A) Quĩ Phát triển Nông thôn I (RDF I): Quỹ RDF là hạn mức tín dụngchung dùng để tài trợ cho các hoạt động khả thi của hộ gia đình và doanhnghiệp tư nhân nông thôn với 67,76 triệu SDR tương đương 94,69 triệu USDcho vay ngắn, trung và dài hạn thông qua PFIs.
(B) Quĩ Cho vay Người nghèo Nông thôn (FRP): Quỹ FRP được thiết
kế để dành riêng cho người nghèo nông thôn nhằm mục đích khắc phụcnhững yếu kém trong tín dụng nông thôn với việc mở cửa thị trường cho cácnhóm người trước đó chưa tiếp cận được với vốn do các điều kiện vay khôngđược đáp ứng như không có tài sản thế chấp, thiếu nguồn vốn của các địnhchế tài chính, rủi ro trong thu hồi nợ… Quỹ có tổng số tiền vay là 8,13 triệuSDR tương đương 11,06 triệu USD
(C) Cấu phần Tăng cường năng lực thể chế: Cấu phần này được tài trợ6.81 triệu SDR tương đương khoảng 7,5 triệu USD bao gồm các hoạt độngtrợ giúp và đào tạo để: (i) Hỗ trợ cán bộ của Ban quản lý dự án và giám sáthoạt động cho vay lại vốn ODA của ngân hàng bán buôn, trong đó có việcđánh giá lựa chọn các PFI, (ii) Nâng cao năng lực cho VBARD và VBP trongviệc cung cấp dịch vụ tài chính cho khu vực nông thôn, (iii) Hỗ trợ đào tạotăng cường năng lực cho cộng đồng nông thôn trong việc tiếp cận các dịch vụtài chính, thành lập tổ nhóm tín dụng tiết kiệm… Dự án cũng tài trợ chochương trình xe ngân hàng lưu động để mở rộng phạm vi hoạt động tài chínhđến các vùng sâu, vùng xa
* Các định chế tài chính được lựa chọn:
Trong quá trình từ khi dự án bắt đầu đến khi dự án kết thúc thì đã có 6ngân hàng tham gia giải ngân nguồn vốn dự án bao gồm: Ngân hàng Nôngnghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam; Ngân hàng TMCP Bắc Á; Ngân
Trang 32hàng TMCP Đông Á; Ngân hàng TMCP Á Châu; Ngân hàng TMCP RạchKiến (Nay là Ngân hàng Đại Tín); và Ngân hàng TMCP Phương Nam
* Lãi suất cho vay lại:
- Cho vay bằng VNĐ: Lãi suất cho vay lại từ NHĐT tới các tổ chức tíndụng được tính bằng lãi suất cơ bản hiện hành trừ đi một biên độ Biên độ này
sẽ được cố định trong 3 tháng và sẽ được xác định bằng cách lấy lãi suất cơbản hiện hành trừ đi lãi suất trung bình trọng số của các khoản tiền gửi 3tháng, 6 tháng, 12 tháng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam được điều chỉnhtheo các yêu cầu về dự trữ bắt buộc do Ngân hàng nhà nước quy định vàkhông thấp hơn 5%/năm
- Cho vay bằng USD: Trong từng trường hợp cụ thể, NHĐT có thể chocác tổ chức tín dụng vay lại bằng USD với lãi suất bằng lãi suất Libor cộngvới một khoản chênh lệch, song không thấp hơn 2,75%/năm
Lãi suất bán lẻ: các PFI được tự do xác định lãi suất cho vay đến ngườivay cuối cùng, phù hợp với chính sách lãi suất của từng tổ chức tín dụng
* Kết quả giải ngân tín dụng (31/12/2001)
Tại thời điểm 31/12/2001 toàn bộ số vốn của cấu phần (A) và (B) đãđược giải ngân hết cho 6 PFIs với dư nợ đạt 1.461 tỷ VNĐ và tỷ lệ sử dụnghạn mức tín dụng của các PFIs đạt 98% Lũy kế cho vay nguồn vốn tín dụng(giải ngân vòng 1 và cho vay quay vòng) đạt 3.475 tỷ VNĐ Nguồn vốn đãtạo ra tổng mức đầu tư ở khu vực nông thôn lên đến 6.581 tỷ VNĐ và đầu tưcho khoảng 636.000 khoản vay
Bảng 2.3: Kết quả giải ngân dự án TCNT I
Trang 33(A) Quỹ phát triển nông thôn (RDF)
- Dư nợ cho vay
- Lũy kế giải ngân
1.286 3.324 (B) Quỹ cho vay người nghèo (FRP)
- Dư nợ cho vay
- Lũy kế giải ngân
151 151 Tổng nguồn vốn của 2 quỹ
Lũy kế giải ngân của 2 quỹ
3.475
(Theo tỷ giá USD/ VNĐ = 14000)
Tỷ lệ cho vay theo các quỹ như sau:
- Dư nợ quỹ RDF đạt 1.286 trong đó có 74% là cho vay trung và dàihạn Lũy kế giải ngân cho vốn RDF đạt 3.324 tỷ VNĐ và tài trợ trên 595.000khoản vay ở khu vực nông thôn Trung bình quỹ RDF sẽ tài trợ 52,3%, cácPFI tài trợ bổ sung 11,2% và người vay cuối cùng đóng góp 36,5% tổng chiphí tiểu dự án, các món vay chủ yếu là nhỏ, bình quân khoảng 6,8 triệu VNĐ
- Dư nợ quỹ FRP đạt 151 tỷ và số món vay khoảng 41.000 Trung bìnhquỹ FRP tài trợ 66,5%, các PFI tài trợ 12,1% và người đi vay cuối cùng đónggóp 21,4% chi phí tiểu dự án Bình quân các món vay khoảng 4,4 triệu VNĐ
Đối với cấu phần tín dụng RDF và FRP thì toàn bộ số vốn của dự án đã
sử dụng để tài trợ cho 63.000 dự án bao gồm các phương án kinh doanh củacác cá nhân, hộ gia đình, các doanh nghiệp nông thôn ở hầu hết các tỉnh thànhtrên cả nước Dự án đã giúp cho khoảng 375.000 hộ được tiếp cận với cácdịch vụ tài chính chính thức, trong đó có khoảng 6.000 hộ được vay trực tiếp
từ FRP và khoảng 325.000 hộ được hưởng các dịch vụ từ 159 xe ngân hànglưu động Điều này đã tạo ra được khối lượng đầu tư lớn hơn gấp nhiều lần sovới dự kiến Ước tính cứ 1 USD thì tạo ra khoảng 4 USD tính đến
Trang 3431/12/2001 Đối với cấu phần tăng cường năng lực thể chế thì dự án I mới chỉ
sử dụng được 1/3 số tiền của phần nâng cao này cho nên chưa đáp ứng đượcyêu cầu
* Kết quả dự án TCNT I tính đến thời điểm 31/12/2009
Dự án TCNT I được đánh giá là dự án khá thành công khi lần đầu tiênđược triển khai tại Việt Nam Dự án TCNT I đã kết thúc giai đoạn rút vốn giảingân và hoàn thành vào ngày 31/12/2001 Toàn bộ nguồn vốn của khoản Tíndụng đã được giải ngân theo các Cấu phần của Dự án cho các Ngân hàngđược lựa chọn tham gia
Dự án TCNT I đã kết thúc giai đoạn thực hiện, song từ nguồn trả nợgốc của các Ngân hàng tham gia, Dự án đã tạo ra một Quĩ Quay vòng (số vốngốc do các Ngân hàng hoàn trả) có thời gian tồn tại 20 năm (đến 2022)
Bảng 2.4: Dư nợ dự án TCNT I giai đoạn 2006 - 2009
Trang 35Có thể nhận thấy trong bảng thống kê trên, trong năm 2006 tổng dư nợ
là cao hơn các năm triển khai dự án tiếp theo, đạt 1.121,02 tỷ VNĐ Bước vàonăm 2007 do ảnh hưởng của lạm phát và khủng hoảng tài chính toàn cầunhưng chưa sâu rộng nên mức dư nợ giảm nhẹ là 12 tỷ Trong năm 2008, mức
dư nợ đã giảm khá nhiều 92,77 tỷ VNĐ do nền kinh tế suy thoái dẫn đến việccho vay của các ngân hàng hẹp và tổng mức dư nợ giảm Năm 2009 tổng dư
nợ tăng so với năm 2008 là 31 tỷ VNĐ, một dấu hiệu khá rõ khi nền kinh tếViệt Nam phục hồi
Bảng 2.5: Dư nợ cho các PFIs vay, thời điểm 31/12/2009
Trang 36ngắn hạn trong quỹ người nghèo và là ngân hàng duy nhất cho vay ngườinghèo.
Ngân hàng Á Châu thì chủ yếu cho vay trung dài hạn chiếm tới 75%,chứng tỏ ngân hàng này có tiềm lực khá lớn, đủ để trang trải cho những rủi rotín dụng Trong khi đó, ngân hàng Phương Nam việc sử dụng vốn vay của họlại tập trung toàn bộ vào ngắn hạn để giảm rủi ro tối đa Ngoài ra, các ngânhàng còn tùy vào điều kiện mà cho vay ngắn, trung - dài hạn tùy theo chiếnlược kinh doanh của mình
* Những tác động đến nền kinh tế xã hội:
- Hỗ trợ tích cực cho sự phát triển nông nghiệp nông thôn và xóa đóigiảm nghèo của Việt Nam: Nguồn vốn đã tạo ra tổng mức đầu tư ở khu vựcnông thôn tương đương 647 triệu USD
- Tỷ lệ hoàn trả từ người đi vay cuối cùng đến các PFIs theo báo cáoluôn ở mức cao trên 98%, cho thấy nguồn vốn được sử dụng hiệu quả vàmang lại lợi nhuận cao cho người vay
- Phụ nữ nông thôn được hưởng lợi bình đẳng từ dự án Người đi vay làphụ nữ chiếm 45% trong tổng người đi vay Nguồn vốn đã tạo thêm việc làmcho khoảng 400,000 lao động ở khu vực nông thôn
- Dự án đã kích thích cạnh tranh lành mạnh, cung cấp dịch vụ ngânhàng ở khu vực nông thôn, năng lực quản lý và cho vay cũng được cải thiệnthông qua sự trợ giúp kỹ thuật và đào tạo
2.2.2 Dự án tài chính nông thôn II
Dự án Tài chính Nông thôn II (TCNT II) được xây dựng trên cơ sở kếtquả và kinh nghiệm thành công của Dự án TCNT I Tại Quyết định số
Trang 37(Khoản Tín dụng số 3648 - VN) được ký kết ngày 9/9/2002 và có hiệu lực từngày 14/4/2003 Giai đoạn thực hiện Dự án dự kiến kết thúc vào tháng3/2008 Tuy nhiên, quĩ quay vòng của Dự án sẽ tiếp tục tồn tại đến năm 2027.
Phạm vi cho vay của Dự án được thực hiện trên toàn quốc, trừ khu vựcnội thành của 4 thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và Tp, Hồ ChíMinh
* Yêu cầu đối với PFIs:
Nguồn vốn sẽ được cho vay theo từng hạn mức tín dụng theo sự đánhgiá dựa trên các tiêu chí của WB như tính hợp pháp, khả năng thanh toán, khảnăng thanh khoản, khả năng sinh lời và tính hiệu quả, chất lượng của đội ngũquản lý và nhân viên
Các Tổ chức Tín dụng muốn tham gia Dự án TCNT III và sử dụng vốncủa Dự án để cho vay theo các mục tiêu của Dự án cần gửi cho Sở Giao dịchIII - NHĐT một bộ hồ sơ theo qui định để làm căn cứ đánh giá lựa chọn Saukhi nhận đầy đủ các tài liệu trên, NHĐT sẽ tiến hành tính toán các chỉ số tàichính theo qui định của WB, cụ thể các Chỉ số theo qui định của WB:
Bảng 2.6: Các chỉ số tài chính theo qui định của WB