Dự án tài chính nông thôn III

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn vốn ODA cho vay lại tại sở giao dịch III – ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. Thực trạng và giải pháp (Trang 50 - 55)

Dự án Tài chính Nông thôn III (TCNT III) được xây dựng trên cơ sở kết quả và kinh nghiệm thành công của Dự án TCNTII, Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư Dự án TCNT III (Hiệp định tín dụng số 4447 - VN ký ngày 14/11/2008).

Thời gian Thực hiện Dự án là 5 năm, Dự án sẽ kết thúc vào năm 2013, Tuy nhiên, tương tự như Dự án TCNT II, nguồn vốn Quĩ Quay vòng của Dự án TCNT III (được thành lập từ nguồn trả nợ vốn gốc từ các Ngân hàng tham gia Dự án) sẽ tồn tại đến năm 2032 và được tiếp tục cho vay qua các Tổ chức Tín dụng để thực hiện các mục tiêu của Dự án.

- Tăng cường việc vay vốn của các hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân nông thôn để phát triển kinh tế, đầu tư hiệu quả thông qua việc nâng cao khả năng quản lý và lập kế hoạch kinh doanh, tăng cường năng lực của các định chế tài chính

- Xây dựng năng lực phát triển sản phẩm mới:

+ Đào tạo kỹ năng quản trị và hoạt động ngân hàng hiện đại, + Triển khai các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ các chiến lược kinh doanh và năng lực cho vay ở các khu vực nông thôn,

+ Mua sắm các trang thiết bị để phục vụ cho hoạt động quản lý dự án,

* Các Cấu phần của Dự án:

Theo Hiệp định, WB tài trợ cho Dự án nguồn vốn tương đương 200 triệu USD và được phân bổ thành 3 Cấu phần:

- Cấu phần Tín dụng với số vốn tương đương 185 triệu USD được chia thành 2 tiểu cấu phần: (A) Quĩ Phát triển Nông thôn III (RDF III) có số vốn 175 triệu USD, và (B) Quĩ Cho vay Tài chính Vi mô (MLFIII), 10 triệu USD.

- (C) Cấu phần Tăng cường Năng lực Thể chế cho các ngân hàng tham gia Dự án, các hiệp hội doanh nghiệp, quỹ TDND có số vốn tương đương 15 triệu USD (trong đó có 5 triệu USD quản lý theo cơ chế cấp phát ngân sách).

* Yêu cầu đối với PFIs:

Các Tổ chức Tín dụng muốn tham gia Dự án TCNT III và sử dụng vốn của Dự án để cho vay theo các mục tiêu của Dự án cần gửi cho Sở Giao dịch III - NHĐT một bộ hồ sơ theo qui định để làm căn cứ đánh giá lựa chọn. Sau khi nhận đầy đủ các tài liệu trên, NHĐT&PTVN sẽ tiến hành tính toán các chỉ số tài chính và đánh giá các tiêu chí khác theo qui định của WB, cụ thể:

STT Tiêu chí lựa chọn Yêu cầu Dự án Sự phù hợp về mặt chiến lược

1 PFI phải có kế hoạch kinh doanh phù hợp với mục tiêu của

Dự án Phù h

ợp Chất lượng quản lý

2 PFI được cấp phép hoạt động >= 3 năm

3 Mức độ tuân thủ luật và các quy định về ngân hàng Không bị kiểm soát đặc biệt 4 Tuân thủ các quy định về quản trị doanh nghiệp Tuân thủ đầy đủ

5 Báo cáo kiểm toán >= 2 năm

Chất lượng tài sản

6 Nợ xấu,Tổng dư nợ <= 6%

An toàn vốn

7 Vốn tự có /Tổng tài sản có rủi ro >= 8% Khả năng thanh khoản

8 Tài sản có thanh khoản/Tài sản nợ ngắn hạn >= 25% Khả năng sinh lời

9 ROE >= 10%

10 ROA >= 0,5%

(Nguồn: Sở giao dịch III - BIDV)

* Các định chế tài chính được lựa chọn:

Thông qua Sở Giao dịch III với vai trò là Ngân hàng Bán buôn của Dự án để cho vay lại đến các Tổ chức Tín dụng được lựa chọn tham gia Dự án. Các Tổ chức tín dụng phải đáp ứng yêu cầu về thủ tục lựa chọn như trên. Khi được lựa chọn, các Tổ chức tín dụng được gọi là các định chế tài chính tham gia (PFI) hoặc định chế tài chính vi mô (MFI). Bao gồm: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương, Ngân hàng Sài Gòn Công Thương, Ngân hàng TMCP nhà Hà Nội, Ngân hàng TMCP Kiên Long, Ngân hàng TMCP Quân Đội, Ngân hàng TMCP Miền Tây, NH TMCP Hàng hải.

* Lãi suất cho vay lại:

- Cho vay bằng VNĐ: là lãi suất biến động và sẽ được điều chỉnh hàng tháng, lãi suất này sẽ bằng lãi suất cơ bản (hoặc một lãi suất khác có thể xác định được) trừ đi “biên độ” (biên độ được định nghĩa bằng lãi suất cơ bản trừ đi bình quân gia quyền (quý) lãi suất các khoản tiền gửi kỳ hạn 3, 6 và 12 tháng trong hệ thống Ngân hàng, có tính chi phí dự trữ bắt buộc theo quy định của NHNN). Lãi suất này do Ngân hàng nhà nước tính toán và thông báo cho BIDV để thông báo lại cho các PFI.

- Cho vay bằng USD: các định chế tài chính tham gia được vay lại từ Sở Giao dịch III - NHĐT nguồn vốn Dự án để thực hiện các hoạt động đào tạo, tăng cường năng lực thể chế với lãi suất ưu đãi (0,75%/năm).

Lãi suất cho vay giữa PFI và người vay cuối cùng: Các Tổ chức Tín dụng được tự do xác định lãi suất cho vay đến người vay cuối cùng, phù hợp với chính sách lãi suất của từng Tổ chức Tín dụng.

* Kết quả dự án TCNT III tính đến thời điểm 31/12/2009

Hai mươi triệu USD là số vốn giải ngân đợt 1 trong tổng số vốn 200 triệu USD của Dự án Tài chính Nông thôn III do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ. Số tiền này sẽ được chuyển ngay vào tài khoản Dự án tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

Dự kiến, sẽ có khoảng 5.000 đối tượng ở khu vực nông thôn được tiếp cận nguồn vốn để thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh. BIDV cho biết, nhằm đưa nhanh nguồn vốn đến với các đối tượng thụ hưởng, thời gian qua, BIDV đã chủ động thông tin về dự án và đã tiến hành lựa chọn những định chế tài chính đủ điều kiện tham gia Dự án. BIDV đã chính thức ký kết Hợp đồng Vay phụ đợt I và cấp hạn mức sử dụng vốn Dự án cho 8 ngân hàng

nói trên, đồng thời đề nghị WB cho giải ngân số tiền 20 triệu USD. Số tiền này đã được giải ngân hết trong tháng 6/2009.

Bảng 2.11: Dư nợ cho PFIs vay (Thời điểm 31/12/2009)

PFIs Dư nợ (tỷ VNĐ) Ngắn Tr - dài hạn Quỹ RDF III 0 314,25 314,25 1. NH SG T.Tín 0 99,23 99,23 2. NH Kỹ Thương 0 100 100 3. NH SG C.Thương 0 23,56 23,56 4. NH Nhà HN 0 8,36 8,36 5. NH Kiên Long 0 19,25 19,25 6. NH Quân Đội 0 45,01 45,01 7. NH Miền Tây 0 17,23 17,23 8. NH Hàng Hải 0 1,61 1,61 Quỹ MLF III 10,5 0 10,5 1. NH Kiên Long 10,5 0 10,5 Tổng dự án 10,5 314,25 324,75

(Nguồn: sở giao dịch III - BIDV) Nhìn vào bảng ta thấy, việc giải ngân quỹ RDF III tới các định chế tài tính đến 31/12/2009 hầu hết là trung dài hạn, chiếm 100%. Điều này chứng tỏ các PFIs được lựa chọn có tiềm lực khá lớn, đủ để trang trải cho những rủi ro tín dụng. Riêng ngân hàng TMCP Kiên Long còn có vốn vay ngắn hạn ở quỹ MLF III với số vốn là 10,5 tỷ VNĐ. Dự án tài chính nông thôn III vẫn đang trong quá trình giải ngân nhưng theo đánh giá của giới chuyên môn, dự án đang tiến triển tốt và tuân thủ tốt các yêu cầu của chính phủ và WB.

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn vốn ODA cho vay lại tại sở giao dịch III – ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. Thực trạng và giải pháp (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w