Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn vốn ODA cho vay lại tại sở giao dịch III – ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. Thực trạng và giải pháp (Trang 55 - 58)

Dự án TCNT I, II và III do WB tài trợ cho chính phủ Việt Nam. Cả ba dự án này đều được thực hiện dưới mô hình ngân hàng buôn tín dụng, trong ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam làm đầu mối cho vay lại các định chế tài chính trong nước. Mọi quá trình thực hiện triển khai dự án đều đảm bảo những yêu cầu do WB đặt ra. Quá trình thực hiện các dự án đã mang lại những kết quả nhất định đó là:

* Kết hợp hài hòa chức năng quản lý nguồn vốn và kinh doanh nguồn vốn ODA

Qua quá trình thực hiện triển khai dự án TCNT, BIDV đã phối hợp với ban chỉ đạo liên ngành dự án TCNT và WB lựa chọn được 25 tổ chức tín dụng tham gia với tư cách là ngân hàng bán lẻ và cung cấp dịch vụ cho người vay cuối cùng. Mô hình quản lý của dự án đã kết hợp hài hòa giữa chức năng quản lý nhà nước về ODA với chức năng kinh doanh nguồn vốn ODA. Trong đó công cụ quản lý nhà nước về ODA thể hiện ở các “hợp đồng vay phụ” ký kết giữa bộ tài chính và BIDV đối với toàn bộ nguồn vốn vay của dự án.

Nhờ áp dụng hài hòa và hiệu quả giữa mô hình quản lý cùng với cơ chế bán buôn tín dụng nên dự án đã huy động được tối đa nguồn vốn đối ứng của các tổ chức tín dụng tham gia. Việc các tổ chức tín dụng tự trang trải vốn đối ứng trong dự án đã góp phần giảm thiểu gánh nặng ngân sách nhà nước trong việc bố trí vốn đối ứng hàng năm cho dự án. Đây là lợi thế mà các tổ chức tín dụng có được so với các PMU (ban quản lý dự án) khác hiện đang quản lý vốn ODA.

Tính đến 31/12/2009, toàn bộ số vốn của dự án TCNT I (113 triệu USD) đã được giải ngân. Dự án tài chính nông thôn II giải ngân được 233,6 triệu USD đạt 99,5% tổng số vốn vay đã ký kết. Dự án TCNT III được ký kết 14/11/2008 và đang trong quá trình giải ngân.

Trong đó, dự án TCNT I, II được WB đánh giá là 2 dự án có tốc độ giải ngân nhanh nhất và hiệu quả nhất từ trước tới nay. Riêng dự án TCNT II đã tài trợ cho trên 350.000 tiểu dự án, trải rộng trên khắp 60 tỉnh thành phố trong cả nước, tạo ra trên 250.000 việc làm mới ở khu vực nông thôn. Thu nhập tăng thêm trên 1 USD từ đầu tư dự án TCNT II là 0,8 USD.

Do áp dụng chặt chẽ cơ chế thẩm định, giải ngân và giám sát sử dụng vốn dự án TCNT theo đúng quy định của hiệp định vay và luật các tổ chức tín dụng nên chưa phát sinh nợ quá hạn trong quá trình cho vay lại vốn ODA giữa sở giao dịch III (ngân hàng bán buôn) với 25 định chế tài chính (ngân hàng bán lẻ).

Tỷ lệ nợ quá hạn giữa người vay cuối cùng và các ngân hàng bán lẻ chỉ chiếm dưới 1%, trong khi đó WB cho phép tỷ lệ này là 10%. Bên cạnh đó, việc bảo toàn 100% số vốn gốc của dự án. BIDV đã nộp vào ngân sách nhà nước khoản tiền chênh lệch lãi suất bán buôn hàng trăm tỷ đồng.

* Tín dụng và tăng cường phát triển sản xuất kinh doanh

Nguồn vốn của các dự án đã giúp tăng thêm vốn tín dụng trung và dài hạn để mở rộng cho vay và đầu tư ở khu vực nông thôn, với tỷ lệ cho vay trung dài hạn trên 90%. Dư nợ của 3 dự án vào cuối năm 2009 đạt 4.207 tỷ đồng và đã tài trợ cho khoảng trên 1,3 triệu khoản vay của các cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp nông thôn trên 60 tỉnh thành cả nước. Tỷ lệ thu hồi vốn của các tổ chức tín dụng đến người vay cuối cùng đạt mức cao, trên 99%. Điều này cho thấy tính hiệu quả và khả năng cải thiện đời sống qua việc tăng thu nhập của các dự án đầu tư của người dân nông thôn.

Hai dự án TCNT I và II đã tạo ra các quỹ tín dụng quay vòng có giá trị tương đương 348 triệu USD với thời gian tương ứng đến 2022 đối với dự án TCNT I và 2027 với dự án TCNT II để tiếp tục phục vụ cho sự nghiệp phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam với mục tiêu xóa đói giảm nghèo.

* Hiệu quả kinh tế xã hội

Nguồn vốn dự án sau khi được triển khai đã cho thấy những tác động tích cực mang tính đa dạng hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong đó 50% là nông nghiệp nhưng nông nghiệp thuần túy chỉ chiếm 20% còn lại là nông nghiệp áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và thương mại dịch vụ, sản xuất. Nhiều hộ nông dân, doanh nghiệp nhỏ và người nghèo ở vùng sâu vùng xa, nơi mà chưa có các chi nhánh của ngân hàng thì đã được tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng thông qua hoạt động của 402 xe ngân hàng lưu động được mua bằng nguồn vốn của dự án. Không chỉ vậy mà dự án đã tạo ra hàng trăm ngàn việc làm cho người lao động nông thôn, cải thiện thu nhập cho họ.

Mặt khác khi tham gia vào việc giải ngân vốn cho dự án đã tạo thêm vốn hoạt động để mở rộng đầu tư và thị trường hoạt động, tăng thu nhập cải thiện tình hình tài chính cho các định chế tham gia.

Một trong những thành công quan trọng nữa là giúp nâng cao nhận thức của người dân nông thôn. Họ không chỉ gia tăng sản xuất, làm giầu cho bản thân, gia đình, xã hội mà còn nâng cao ý thức bảo vệ môi trường - một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay.

Có thể nói, hiệu quả kinh tế xã hội mà dự án mang lại là rất lớn và rộng rãi. Dân số nước ta tập trung 70% ở nông thôn, vì vậy việc phát triển đầu tư ở khu vực nông thôn mang lại ý nghĩa thực sự. Không những phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao nhận thức của người dân, tạo nhiều công ăn việc làm, mức sống cho người dân ngày càng được nâng cao và do vậy thu nhập bình quân theo đầu người của cả nước cũng tăng theo. Bên cạnh đó, dự án còn góp

phần thúc đẩy bình đẳng giới ở Việt Nam bằng việc lồng ghép thúc đẩy giới vào trong chương trình, chính sách của dự án. Cụ thể là phụ nữ nông thôn ngày càng có quyền chủ động trong phát triển kinh tế và nâng cao vị thế xã hội, khoảng 58% khoản vay dự án là do phụ nữ tham gia cũng đủ nói lên điều này.

* Tăng cường năng lực cho các ngân hàng tham gia dự án

Tại thời điểm 31/12/2009 đã có 25 định chế tài chính được lựa chọn tham gia 3 dự án TCNT. Trong đó có 2 ngân hàng thương mại nhà nước, 22 ngân hàng TMCP và quỹ tín dụng nhân dân trung ương. Theo đánh giá của các chuyên gia trong nước và ngoài nước thì nhìn chung các định chế tài chính đã có những tiến bộ quan trọng trong việc bổ sung thêm nguồn vốn tự có (đặc biệt là ngân hàng TMCP), xử lý nợ quá hạn, gia tăng huy động vốn và khối lượng cho vay, cải thiện chất lượng cho vay và áp dụng các công nghệ ngân hàng hiện đại. Thông qua chương trình đào tạo kỹ năng và năng lực cho hàng chục nghìn cán bộ trong ngành giúp cho hoạt động giúp cho hoạt động ngân hàng ngày càng được hoàn thiện và phát triển bền vững, phục hồi tốt hơn cho nền kinh tế đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn vốn ODA cho vay lại tại sở giao dịch III – ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. Thực trạng và giải pháp (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w