Trong những năm vừa qua Việt Nam là một trong những quốc gia có chỉ số tăng trưởng vượt bậc. Tỷ lệ người nghèo giảm đáng kể song theo dự tính hiện nay vẫn còn khoảng 33% dân số sống trong đói nghèo, khoảng 85% người nghèo sống ở vùng nông thôn và 40% dân số nông thôn sống dưới mức đói nghèo. Nâng cao mức sống của nhân dân đang là một vấn đề hết sức khó khăn đối với chính phủ. Muốn nâng cao cần phải thay đổi tư duy trong các mô hình chăn nuôi, trồng trọt, cần thương mại hóa các sản phẩm nông nghiệp và phi nông nghiệp. Bên cạnh đó còn rất nhiều trở ngại như thiếu thông tin thị trường, công nghệ lạc hậu, các dịch vụ tiết kiệm còn hạn chế, thiếu sự hỗ trợ tín dụng… Xuất phát từ vấn đề trên, chính phủ đã ký kết một hiệp định hỗ trợ vay vốn ưu đãi với ngân hàng thế giới (WB) thông qua các dự án tài chính nông thôn.
Năm 1996 hiệp định của dự án TCNT được ký kết giữa chính phủ Việt Nam và ngân hàng Thế Giới (WB) do bộ tài chính đứng ra nhận vốn. Sau đó bộ tài chính chuyển nhượng nguồn vốn này cho ngân hàng đầu tư thực hiện. Trong 6 năm thực hiện, do yêu cầu của công việc khá lớn vì thế mà Ngân hàng đầu tư đã quyết định thành lập sở giao dịch III để chuyên biệt mảng ngân hàng bán buôn, thực hiện cho vay lại vốn ODA tới các định chế tài chính được lựa chọn.
Cả ba dự án TCNT đều được tổ chức dưới mô hình hoạt động ngân hàng bán buôn (Wholesale Banking Operations) với ba chủ thể chính là ngân hàng bán buôn, các ngân hàng bán lẻ và người vay cuối cùng.
Biểu 2.2: Mô hình tài trợ dự án TCNT
Mô hình tài trợ: Bộ tài chính là cơ quan tiếp nhận vốn ODA tại một tài khoản đặc biệt tại một ngân hàng do WB chỉ định. Số tiền tối đa cho mỗi lần rút vốn là 20 triệu USD, sau đó khoản tín dụng này được chuyển về sở giao dịch III – Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam dưới sự giám sát của ngân hàng nhà nước. Từ đó, nguồn vốn này sẽ được cho vay lại đối với các ngân hàng được lựa chọn (gọi là các định chế tài chính - PFI). Ngân hàng bán buôn chịu rủi ro ở cấp PFI, các PFI chịu toàn bộ rủi ro cho vay tới người sử dụng cuối cùng. Hiện nay, đã có 25 định chế tài chính được lựa chọn tham gia giải ngân cho ba dự án tài chính nông thôn I, II, III. Trong đó, dự án tài chính nông thôn I, II đang trong quá trình thực hiện quay vòng vốn sau khi kết thúc 5 năm đầu tiên thực hiện dự án. Dự án tài chính nông thôn III mới được thực
Nhà tài trợ (WB) Bộ tài chính
Ngân hàng bán buôn
PFI PFI PFI
Người hưởng lợi
hiện vào tháng 3/2009. Dưới đây là kết quả thực hiện ba dự án từ năm 2006 - 2009. Bảng 2.2: Tổng hợp dư nợ 3 DA TCNT 2006 - 2009 (Đơn vị: tỷ VNĐ) Năm Dự án 2006 2007 2008 2009 1. DA TCNT I 1.121,02 1.109,02 1.028,25 1.059,22 2. DA TCNT II 2.892,23 2.884,57 2.483,63 2.823,70 3. DA TCNT III - - - 324,75 Tổng 4.013,25 3.993,59 3.511,88 4.207,67
(Nguồn: SGD III – BIDV) Qua bảng tổng hợp 3 dự án tài chính nông thôn đang được triển khai tại sở giao dịch III thì ta thấy một nhận xét chung là trong năm 2009 là năm mà dư nợ cho vay đạt hiệu quả cao nhất 4.207,67 tỷ VNĐ do Ngân hàng đầu tư và phát triển tiếp quản thêm dự án TCNT III và nền kinh tế Việt Nam phục hồi sau giai đoạn suy giảm kinh tế. Thấy rõ dư nợ của hai năm 2007 và 2008 tổng dư nợ của ba dự án giảm đi đáng kể so với năm 2009 và 2006 do ảnh hưởng của lạm phát và khung kinh tế toàn cầu.