Dự án tài chính nông thôn II

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn vốn ODA cho vay lại tại sở giao dịch III – ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. Thực trạng và giải pháp (Trang 37 - 50)

Dự án Tài chính Nông thôn II (TCNT II) được xây dựng trên cơ sở kết quả và kinh nghiệm thành công của Dự án TCNT I. Tại Quyết định số 285/QĐ - TTg, ngày 18/4/2002; hiệp định Tín dụng vay vốn cho Dự án

(Khoản Tín dụng số 3648 - VN) được ký kết ngày 9/9/2002 và có hiệu lực từ ngày 14/4/2003. Giai đoạn thực hiện Dự án dự kiến kết thúc vào tháng 3/2008. Tuy nhiên, quĩ quay vòng của Dự án sẽ tiếp tục tồn tại đến năm 2027.

Phạm vi cho vay của Dự án được thực hiện trên toàn quốc, trừ khu vực nội thành của 4 thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và Tp, Hồ Chí Minh.

* Mục tiêu của dự án:

- Khuyến khích phát triển kinh tế cho khu vực nông thôn, đặc biệt là các hộ gia đình nông nghiệp và các doanh nghiệp tư nhân nông thôn.

- Tăng cường năng lực của hệ thống ngân hàng để phục vụ tốt hơn cho kinh tế nông thôn.

- Tăng cường khả năng tiếp cận của người nghèo nông thôn tới các dịch vụ tài chính.

* Yêu cầu đối với PFIs:

Nguồn vốn sẽ được cho vay theo từng hạn mức tín dụng theo sự đánh giá dựa trên các tiêu chí của WB như tính hợp pháp, khả năng thanh toán, khả năng thanh khoản, khả năng sinh lời và tính hiệu quả, chất lượng của đội ngũ quản lý và nhân viên.

Các Tổ chức Tín dụng muốn tham gia Dự án TCNT III và sử dụng vốn của Dự án để cho vay theo các mục tiêu của Dự án cần gửi cho Sở Giao dịch III - NHĐT một bộ hồ sơ theo qui định để làm căn cứ đánh giá lựa chọn. Sau khi nhận đầy đủ các tài liệu trên, NHĐT sẽ tiến hành tính toán các chỉ số tài chính theo qui định của WB, cụ thể các Chỉ số theo qui định của WB:

Tiêu chí tài chính

Yêu cầu của Quỹ RDF

Yêu cầu của Quỹ

MLF A Khả năng thanh toán

Nợ qúa hạn – Dự phòng - Tỷ lệ nợ quá hạn ròng = --- Tổng dư nợ - Dựphòng Nợ quá hạn – Dự phòng - Tỷ lệ NQH so với VTC = --- Vốn tự có VTC-(Góp vốn, mua cổ phần) - Tỷ lệ an toàn vốn = --- TSC rủi ro nội, ngoại bảng

10% 25% 8% 10% 20% 8% B Tài sản có động Khả năng thanh khoản = --- Tài sản nợ ngắn hạn

30% 30%

C Khả năng sinh lời và tính hiệu quả

- Lợi nhuận thực = LN sau thuế - (VTCđầu năm – TSCĐ còn lại đầu năm)x Tỷ lệ lạm phát năm

Lợi nhuận sau thuế - Tỷ suất LN/TSC sinh lời bq = --- (TSCSLđk+TSCSLck)/2

0%

1%

0%

1%

(Nguồn: Sở giao dịch III – BIDV)

Theo Hiệp định, WB tài trợ cho Dự án nguồn vốn tương đương 200 triệu USD và được phân bổ thành 2 Cấu phần:

- Cấu phần Tín dụng với số vốn tương đương 189,7 triệu USD được chia thành 2 tiểu cấu phần:

(i) Quĩ Phát triển Nông thôn II (RDF II) có số vốn 165,7 triệu USD. Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam cho vay lại trên cơ sở các khoản vay ngắn, trung - dài hạn để tài trợ cho các hoạt động đầu tư tư nhân của cá hộ nông nghiệp và doanh nhân nông thôn với các dự án đầu tư vền vững về mặt kinh tế và khả thi về mặt kỹ thuật. Điều này đáp ứng nhu cầu về vốn lưu động, thực hiện kế hoạch mở rộng và triển khai các dự án mới từ đó làm tăng năng lực sản xuất, cung cấp việc làm, nâng cao mức sống và góp phần phát triển kinh tế. Về nguyên tắc, tổng giá trị các khoản vay của Quỹ RDF II cho một Người vay cuối cùng không được phép vượt quá 5% vốn tự có của NHĐT.

(ii) Quĩ Cho vay Tài chính Vi mô (MLF), 24 triệu USD. Quỹ MLF sẽ được sử dụng để cung cấp chủ yếu những khoản vay ngắn hạn, nếu cấp cho những khoản vay trung hạn thì thời hạn không quá 3 năm. Với định mức cho vay là 24 triệu USD, quỹ đã cung cấp nguồn vốn cho vay bổ sung và hỗ trợ kỹ thuật phục vụ người nghèo, cải thiện khả năng phục vụ của các định chế tài chính về nhu cầu tiết kiệm của người nghèo và trực tiếp hỗ trợ tín dụng cho các hoạt động phát triển kinh tế bền vững. Giá trị một khoản vay MLF cho một tiểu dự án không được vượt quá số tiền tương đương 400 USD đối với người vay là cá nhân/hộ gia đình; không vượt quá số tiền tương đương 1.000 USD đối với bên vay là doanh nghiệp hộ gia đình có thuê ít nhất 3 nhân công không phải là thành viên trực tiếp của gia đình.

- Cấu phần Tăng cường Năng lực Thể chế cho các ngân hàng tham gia Dự án có số vốn tương đương 10,3 triệu USD:

(i) Tăng cường năng lực cho Ngân hàng đầu tư và phát triển: Với định mức vay là 2,2 triệu USD, ngân hàng đầu tư và phát triển xây dựng một khung pháp lý tập trung vào việc tăng cường hoạt động tài chính của ngân hàng, bao gồm: nâng cao chất lượng danh mục các khoản vay, đa dạng hóa các nguồn thu nhập và mở rộng chênh lệch lãi suất; tăng cường tính hiệu quả của hoạt động để tăng khả năng sinh lời, huy động nguồn vốn trung dài hạn bằng VNĐ, đào tạo nhân viên, cải thiện hệ thống thông tin quản lý và kiểm soát nội bộ.

(ii) Tăng cường năng lực của các định chế tài chính (PFIs và MFIs): hoạt động được vay với định mức 8,1 triệu USD bao gồm việc tăng cường vốn tự có, cải thiện khả năng thanh toán, khả năng sinh lời, huy động và đào tạo, Trong đó hoạt động ngân hàng lưu động cũng được tài trợ.

* Các định chế tài chính được lựa chọn:

Sở giao dịch III đã hoàn thành tốt công tác lựa chọn các định chế nhằm đưa dự án phát triển một cách bền vững, Theo đó, 25 định chế được lựa chọn bao gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam; Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long; Ngân hàng TMCP Á Châu; Ngân hàng TMCP Đông Á; Ngân hàng TMCP Phương Nam; Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín; Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương; Ngân hàng TMCP Quốc Tế; Ngân hàng TMCP Phương Đông; Ngân hàng TMCP Kỹ Thương; Ngân hàng TMCP Nam Á; Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội; Ngân hàng TMCP Quân đội; Ngân hàng TMCPNT Đại Á; Ngân hàng TMCP Sài gòn - Hà Nội; Ngân hàng TMCPNT Mỹ Xuyên (NH phát triển Mê Kong); Ngân hàng TMCPNT Kiên Long Ngân hàng TMCPNT Rạch Kiến (NH Đại

Tín); Quỹ Tín dụng Nhân dân Trung ương Ngân hàng TMCP An Bình; Ngân hàng TMCP Bắc Á; Ngân hàng TMCP các DN ngoài Quốc doanh; Ngân hàng TMCPNT Miền Tây.

* Lãi suất cho vay lại:

Lãi suất Bán buôn:

- Cho vay bằng VNĐ: Lãi suất cho vay lại từ NHĐT tới các Tổ chức Tín dụng được tính bằng Lãi suất Cơ bản hiện hành trừ đi một 'biên độ'. 'Biên độ' này sẽ được cố định trong 3 tháng và sẽ được xác định bằng cách lấy Lãi suất Cơ bản hiện hành trừ đi Lãi suất Trung bình Trọng số của các khoản tiền gửi 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng trong Hệ thống Ngân hàng Việt Nam được điều chỉnh theo các yêu cầu về dự trữ bắt buộc do Ngân hàng Nhà nước quy định” (không thấp hơn 5%/năm).

- Cho vay bằng USD: Trong từng trường hợp cụ thể, NHĐT có thể cho các Tổ chức Tín dụng vay lại bằng USD với lãi suất bằng Lãi suất LIBOR cộng một khoản chênh lệch, song không thấp hơn 2,75%/năm.

Lãi suất Bán lẻ: Các Tổ chức Tín dụng được tự do xác định lãi suất cho vay đến người vay cuối cùng, phù hợp với chính sách lãi suất của từng Tổ chức Tín dụng.

* Kết quả giải ngân tín dụng (31/3/2009)

Bảng 2.7: Kết quả giải ngân dự án TCNT II (234,8 triệu USD)

Khoản mục Triệu USD Tỷ VNĐ

(a) Cấu phần tín dụng

1. Quỹ phát triển nông thôn (RDF) 2. Quỹ cho vay người nghèo (FRP)

221,02 195,68 25,34 3.180,3 2.935,2 380,1 (b) Cấu phần nâng cao năng lực thể chế 12,58 188,7

Tổng 233,6 3504

(Theo tỷ giá USD/ VNĐ = 15000) Theo báo cáo của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (đơn vị quản lý Dự án), số vốn của Dự án Tài chính nông thôn II đã tăng từ mức 200 triệu USD lên khoảng 234,8 triệu USD. Tính đến ngày 31/3/2009, số vốn đã giải ngân đạt 233,6 triệu USD, bằng 99,5% tổng vốn, giải ngân trên 60 tỉnh thành trong cả nước. Dự án tài chính nông thôn II được đánh giá là dự án tiến độ giải ngân nhanh nhất hiện nay.

* Kết quả dự án TCNT II tính đến thời điểm 31/12/2009

Đánh giá kết quả của dự án tài chính nông thôn II, ta đánh giá trên 2 góc độ: Theo cấu phần tín dụng và theo tổng dư nợ.

A. Theo cấu phần tín dụng: - Quỹ phát triển nông thôn RDF II

Sau khi nhanh chóng thực hiện việc giải ngân thì đã có hàng trăm nghìn hộ gia đình, doanh nghiệp nông thôn được tiếp cận với nguồn vốn này để thực hiện và mở rộng việc kinh doanh của mình. Lũy kế tổng số tiền tiểu dự án được tài trợ từ dự án lên tới 154.107 tiểu dự án với chi phí đầu tư là 8.562 tỷ VNĐ (khoảng 535 triệu USD). Trong đó, vốn từ quỹ RDF II khoảng 4.631 tỷ chiếm 51,1%. Phần đóng góp của người vay cuối cùng đạt 2.891 tỷ chiếm 31,8%, đối với PFI đạt 1.041 tỷ và chiếm 12,1% tổng chi phí tiểu dự án.

Cơ cấu cho vay của dự án đang được thay đổi dần dần. Vào năm 2003 cơ cấu và tỷ lệ cho vay trung - dài hạn còn ở mức thấp, chiếm 54% nhưng WB đã khuyến nghị tỷ lệ này cần phải cao hơn 60%. Với nỗ lực của sở giao

dịch III thì tỷ trọng cho vay trung - dài hạn trong khuân khổ RDF II đã có những thay đổi rõ rệt: 91% năm 2007; 83% năm 2008; 99% năm 2009, cao hơn rất nhiều so với cho vay trung - dài hạn của các ngân hàng khác trong hệ thống ngân hàng Việt Nam chỉ vào khoảng 40% - 55%.

Nguồn vốn dự án cũng được xem xét theo tỷ trọng các ngành nghề: 20,7% trong hoạt động chăn nuôi, 28,7% trong hoạt động thương mại dịch vụ, 17,2% tài trợ cho ngành trồng trọt, 7,5% cho hoạt động chế biến, thủy hải sản 7,6%, sản xuất công nghiệp là 3,4% và khoảng 14,9% cho hoạt động kinh doanh, dịch vụ khác hợp lệ.

Dự án TCNT II đã góp phần làm dịch chuyển cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn theo hướng hiện đại hóa, áp dụng các tiến bộ khoa học. Thu nhập người dân ở vùng nông thôn ngày càng cao do có vốn để đầu tư. Ngoài ra, dự án cũng góp phần tạo ra sự bình đẳng cho người phụ nữ Việt Nam, có quyền chủ động hơn trong kinh tế và khẳng định được vị thế xã hội. Tỷ lệ phụ nữ tham gia dự án TCNT II đã tăng từ 45% lên 58%.

(Nguồn: Sở giao dịch III - BIDV) - Quỹ cho vay tài chính vi mô (MLF)

Giá trị một khoản vay MLF cho một tiểu dự án không được vượt quá số tiền tương đương 400 USD đối với người vay là cá nhân/ hộ gia đình; không vượt quá số tiền tương đương 1.000 USD đối với bên vay là doanh nghiệp, hộ gia đình có thuê ít nhất 3 nhân công không phải là thành viên trực tiếp của hộ gia đình.

Đến 31/12/2009 đã có tổng cộng 10 định chế tài chính tham gia quỹ này. Lũy kế giải ngân từ tài khoản đặc biệt đạt 476,5 tỷ đồng. Nguồn vốn quỹ đã tài trợ cho 197.227 dự án với tổng chi phí dự án lên đến 1.911 tỷ đồng. Trong đó, phần vốn từ quỹ chiếm 57,8% tổng chi phí tiểu dự án, phần đóng góp của người đi vay cuối cùng khoảng 22,4% và các MFI khoảng 19,8%.

(Nguồn: Sở giao dịch III - BIDV) - Tăng cường năng lực thể chế cho các PFI

Dự án không chỉ dành vốn cho phát triển nông thôn mà đã trích ra một khoản không nhỏ để hỗ trợ cho sự phát triển của hệ thống tài chính ngân hàng. Nguồn vốn được phân bổ làm 3 phần chính cho: mua sắm hàng hóa, hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo. Kế hoạch mua sắm hàng hóa và đào tạo được WB và ngân hàng nhà nước thông qua làm cơ sở để thực hiện. Việc WB chấp nhận danh sách các đơn vị đủ tiêu chuẩn cung cấp dịch vụ đào tạo cho dự án TCNT II, tạo điều kiện thuận lợi cho sở giao dịch III và các định chế tài chính đẩy mạnh nhanh quá trình chuẩn bị và triển khai các hoạt động đào tạo. Ngân hàng đầu tư và ngân hàng nông nghiệp mua được 248 xe ngân hàng lưu động. Trong đó BIDV có 76 xe, Agribank có 172 xe. Triển khai việc đào tạo cũng đã tổ chức được khoảng 40 khóa đào tạo với chi phí lên tới 176.000 USD. Tuy nhiên, có sự chậm trễ trong thực hiện các khóa đào tạo về bảo vệ môi trường, quản lý tài chính và hoạt động ngân hàng.

B. Theo Tổng dư nợ:

(Đơn vị: Tỷ VNĐ)

Năm Dư nợ quỹ RDF Dư nợ Quỹ FRP Tổng cộng

2007 2.500,00 384,57 2.884,57

2002008 2.179,01 297,62 2.483,63

2002009 2.555,65 268,05 2.823,70

(Nguồn: Sở giao dịch III - BIDV)

Trong giai đoạn 2007 - 2009 dư nợ 2 quỹ luôn đạt trên 2.000 tỷ VNĐ tương đương hơn 90% tổng nguồn vốn. Có thể nhận thấy trong bảng thống kê trên, trong năm 2007 tổng dư nợ là cao hơn các năm triển khai dự án tiếp theo, đạt 2.884,57 tỷ VNĐ. Bước vào năm 2008 do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu nền kinh tế Việt Nam suy thoái nên mức dư nợ giảm là 400,94 tỷ. Trong năm 2009, mức dư nợ tăng lên là 340,07 tỷ đồng do nền kinh tế đang có dấu hiệu phục hồi dẫn đến việc cho vay của các ngân hàng mở rộng và tổng mức dư nợ tăng lên.

Bảng 2.9: Dư nợ cho các PFIs vay, thời điểm 31/12/2009

(Đơn vị: tỷ VNĐ)

PFIs Dư nợ cho vay (Tỷ VNĐ)

Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn Quỹ RDF III 19,44 2.506,95 29,26 2.555,65 1. NH Đông Á 5,03 120,25 2,32 127,6 2. NH SG T.Tín 11,8 255,75 0 267,55 3. NH Kỹ Thương 0 94,52 0 94,52 4. NH Phương Đông 2,61 43,88 0 46,49 5. NH Nông Nghiệp 0 763 0 763 6. NH Á Châu 0 33,22 8,52 41,74 7. NH Đại Tín 0 26,25 0 26,25 8. NH Bắc Á 0 16,05 0 16,05 9. NH Phương Nam 0 3,15 0 3,15

10. NH Nam Á 0 9,85 0 9,85 11. NH Quốc Tế 0 25,01 0,31 25,32 12. NH Nhà ĐBSCL 0 447,6 0 447,6 13. NH SG C.Thg 0 88,65 5,01 93,66 14. NH Nhà Hà Nội 0 43,01 4,78 47,79 15. NH Kiên Long 0 17,21 0 17,21 16. NH SGon HNoi 0 31,01 0 31,01 17. NH Đại Á 0 73,02 0 73,02 18. NH Mỹ Xuyên 0 43,65 0 43,65 19. NH Quân Đội 0 46,04 0 46,04 20. Quỹ TDNDTW 0 94 7,53 101,53 21. NH Miền Tây 0 27,22 0 27,22 22. NH An Bình 0 14,56 0 14,56 23. NH VP Bank 0 159,39 0,79 160,18 24. NH Sài Gòn 0 10,81 0 10,81 25. NH Việt Á 0 19,85 0 19,85 Quỹ MLF III 268,05 0 0 268,05 1. NH Nông nghiệp 229,02 0 0 229,02 2. NH Đại Tín 14,15 0 0 14,15 3. NH Kiên Long 23,03 0 0 23,03 4. NH Sgon - Hnoi 0 0 0 0 5. NH Đại Á 0 0 0 0 6. NH Mỹ Xuyên 1,85 0 0 1,85 Tổng dự án 287,49 2.506,95 29,26 2.823,7

(Nguồn: Sở giao dịch III – BIDV) Nhìn vào bảng ta thấy, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn vốn ODA cho vay lại tại sở giao dịch III – ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. Thực trạng và giải pháp (Trang 37 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w