Sức mạnh đàm phán của nhà cung cấp

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG TRONG NGÀNH DƯỢC VÀ ĐỀ RA GIẢI PHÁP (Trang 47)

2. CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ TÁC ĐỘNG ĐẾN NGÀNH DƯỢC TRONG NƯỚC

2.5. Sức mạnh đàm phán của nhà cung cấp

Trước WTO, sức mạnh nhà cung cấp còn cao do hầu hết các loại

nguyên vật liệu để bào chế thuốc trong nước đều phải nhập khẩu từ nước ngoài. Do nước ta mới chú trọng đầu tư vào mảng bào chế thuốc và chủ yếu sản xuất các loại thuốc thông thường, chưa chú trọng đầu tư phát triển nguồn nguyên liệu dược. Khi gia nhập WTO Việt Nam có nhiều sự lựa chọn hơn trong các thị trường nguyên vật liệu với chi phí thấp, điều này làm cho sức mạnh nhà cung cấp giảm.

Nguyên phụ liệu (90%): Có thể thấy tốc độ nhập khẩu nguyên phụ liệu tăng nhiều hơn so với tốc độ của thuốc nhập khẩu, chứng minh khả năng sản xuất nội địa ngày càng cải thiện và dần có khả năng thay thế thuốc nhập ngoại.

Tình hình nhập khẩu thuốc của Việt Nam Nhập khẩu nguyên phụ liệu sản xuất thuốc của Việt Nam

Vì vậy, áp lực từ các nhà cung cấp đến các doanh nghiệp trong ngành giảm.

Do ngành dược phụ thuộc nhiều vào nước ngoài, nên dễ gặp phải

những áp lực từ phía nhà cung cấp, như tăng giá nhập khẩu, hay nạn làm thuốc giả, kém chất lượng.

3. SWOT

3.1. Strengs:

- Tiềm năng tăng trưởng về dân số hơn 90 triệu người/2014 và sẽ tăng lên 100 triệu người vào năm 2019. Thị trường dược phẩm Việt Nam có mức tăng trưởng cao nhất Đông Nam Á, khoảng 16% hàng năm. Năm 2013 tổng giá trị tiêu thụ thuốc là 3,3 tỷ USD, dự báo sẽ tăng lên khoảng 10 tỷ USD vào năm 2020

- Chính phủ có các cam kết và đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ về y tế

- Thị trường thuốc Generic đang được chính phủ khuyến khích phát triển tối đa.

- Tập trung đẩy mạnh phát triển công nghệ mới,phát triển mạnh các loại thuốc có tiềm năng đạt thị phần lớn trong nước đi theo hướng thuốc OTC (không kê toa) để đẩy mạnh khả năng sử dụng sản phẩm rộng rãi hơn.

3.2. Weakness:

- Mức chi tiêu cho sử dụng thuốc của người dân Việt Nam còn thấp, 36 USD/người/năm (so với Thái Lan: 64 USD, Malaysia: 54 USD,

Singapore:138 USD)

- Thuốc giả chiếm số lượng khá lớn đang lưu hành trong thị trường.

- Sự lẫn lộn và bối rối trong chính sách phân biệt rõ ràng giữa thuốc kê toa (ETC) và không kê toa (OTC) cho một loại thuốc riêng biệt.

- Chính sách giá thuốc bất cập và có sự chênh lệch với các nhà sản xuất trong nước.

- Nguyên phụ liệu đa số nhập khẩu và các công ty thường gia công sản phẩm,thiếu một quy trình cung ứng và sản xuất dược phẩm liên tục.Điều này dễ ảnh hưởng đến giá thuốc khi có biến động về tỉ giá hối đoái từ nước ngoài.

- Kém phát triển trong việc đào tạo nguồn nhân lực chăm sóc sức khoẻ về đào đạo dược sĩ theo hướng chuyên môn nhất định để tăng khả năng tiếp xúc với các phương tiện sản xuất và cải tiến sản phẩm để tạo lợi thế khi tham gia vào thị trường.

- Dân số chủ yếu rải rác ở khu vực nông thôn hơn khu vực đô thị nên ngăn cản sự xâm nhập hỗ trợ của các loại thuốc mới và phụ thuộc khá nhiều vào các thuốc truyền thống.

- Hệ thống phân phối thuốc của doanh nghiệp Việt Nam còn yếu về trình độ và công nghệ quản lý, cơ sở vật chất chưa đảm bảo, thiếu liên kết, nhiều tầng nấc trung gian. Ngành dược Việt Nam chưa giữ được thế chủ động để giảm sự phụ thuộc nước ngoài, đặc biệt trong việc điều tiết thị trường, quản lý giá, bảo đảm nguồn cung thuốc chuyên khoa, đặc trị, vắcxin khi có dịch bệnh.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG TRONG NGÀNH DƯỢC VÀ ĐỀ RA GIẢI PHÁP (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w