CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP, ĐỀ XUẤT

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG TRONG NGÀNH DƯỢC VÀ ĐỀ RA GIẢI PHÁP (Trang 51)

2. CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ TÁC ĐỘNG ĐẾN NGÀNH DƯỢC TRONG NƯỚC

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP, ĐỀ XUẤT

Ưu điểm:

− Thị trường dược phẩm Việt Nam có mức tăng trưởng cao nhất Đông Nam Á, mối quan tâm đến sức khỏe ngày càng nhiều của 90 triệu dân sẽ là những yếu tố thúc đẩy phát triển ngành dược Việt Nam.

− Các xu hướng vĩ mô chính, như tăng trưởng thu nhập hộ gia đình, chiều hướng gia tăng chi tiêu từ phía Chính phủ cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe, những cải thiện đáng kể về tuổi thọ của dân số và

nhận thức về sức khỏe, đã và đang thúc đẩy nhu cầu dược phẩm trong toàn khu vực.

− Hệ thống phân phối rộng khắp cả nước đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.

Nhược điểm:

− Công nghiệp Dược Việt Nam là ngành công nghiệp bào chế, sản xuất thuốc generic, đa phần có dạng bào chế đơn giản, chi phí cho nghiên cứu và phát triển thấp, cơ cấu sản phẩm trung lắp, tự phát, thiếu định hướng vĩ mô, một phần lớn thị trường thuốc generic của Việt Nam là các loại thuốc chất lượng thấp và chưa được thử

nghiệm tương đương sinh học.

− Thuốc giả: Thuốc giả là một vấn đề nan giải tại Việt Nam do quá trình phần phối sản phẩm dược chủ yếu được thực hiện thông qua các đại lý tư nhân không có một sự định hướng và quản lý rõ ràng cụ thể.

− Cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp, hầu hết đều sản xuất các dòng thuốc phổ biến có giá rẻ nên DN nội địa cạnh tranh quyết liệt trong phân khúc thị trường hạn hẹp, trong khi biệt dược có giá trị cao đều do DN nước ngoài chiếm lĩnh.

− Ngành chưa phát huy được tiềm năng của dược liệu và thuốc từ dược liệu Việt Nam, tình trạng dược liệu không kiểm soát được nguồn gốc, tỷ lệ dược liệu kém chất lượng còn cao; sự kết hợp giữa quy hoạch vùng nuôi trồng, khai thác dược liệu với sản xuất thuốc từ dược liệu còn lỏng lẻo, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thuốc từ dược liệu.

− Hiện nay, hệ thống phân phối thuốc của doanh nghiệp Việt Nam còn yếu về trình độ và công nghệ quản lý, cơ sở vật chất chưa đảm bảo, thiếu liên kết, nhiều tầng nấc trung gian. Ngành dược Việt Nam chưa giữ được thế chủ động để giảm sự phụ thuộc nước

ngoài, đặc biệt trong việc điều tiết thị trường, quản lý giá, bảo đảm nguồn cung thuốc chuyên khoa, đặc trị, vắcxin khi có dịch bệnh. − Vấn đề lạm dụng thuốc, sử dụng thuốc chưa hợp lý, chưa an toàn

do tác động tiêu cực của kinh tế thị trường làm tăng chi phí khám chữa bệnh của người dân và ngân sách Nhà nước, trong khi vai trò của dược sỹ lâm sàng trong việc tư vấn, cung cấp thông tin, hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý cho bác sỹ, bệnh nhân trong cơ sở y tế, công đồng còn rất mờ nhạt, nhiều nơi còn bỏ ngỏ….

− Khó khăn về mặt công nghê, kỹ thuật, trang thiết bị có những hạn chế. Trong lĩnh vực này có hai vấn đề, đó là nghiên cứu sản xuất về nguyên liệu làm thuốc và nghiên cứu từ nguyên liệu thành thuốc. − Ngành công nghệ hoá dược Việt Nam chưa phát triển, phần lớn

nguyên liệu sản xuất dược phẩm phải nhập từ nước ngoài, trong khi nguyên liệu chiếm một tỷ lệ đáng kể trong giá vốn. Bên cạnh đó, các công ty dược trong nước hiện nay ngoài bán sản phẩm do mình sản xuất ra, còn phân phối thuốc nhập khẩu. Do đó, khi bán được nhiều thuốc hơn, thì doanh thu tăng lên, nhưng giá vốn cũng đồng thời tăng lên và ngược lại.

− Mức chi tiêu cho sử dụng thuốc của người dân Việt Nam còn thấp so với các nước trong khu vực.

Các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện chiến lược phát triển ngành dược trong hoạt động bán hàng:

1. Giải pháp về xây dựng pháp luật, cơ chế chính sách: sửa đổi, bổ

sung Luật dược; ban hành chính sách ưu đãi đối với việc sản xuất, cung ứng và sử dụng thuốc generic, thuốc chuyên khoa đặc trị, thuốc có dạng bào chế đặc biệt, vắc xin, sinh phẩm; ban hành chính sách ưu đãi cho việc nghiên cứu, sản xuất thuốc có nguồn gốc từ dược liệu Việt Nam mang thương hiệu quốc gia.

2. Các DN dược trong nước đang có xu hướng nâng cấp nhà máy sản xuất đạt các tiêu chuẩn quốc tế như PIC/S-GMP, EU-GMP để sản

xuất thuốc generic chất lượng cao nhằm tăng khả năng thâm nhập kênh phân phối ETC và xuất khẩu; đồng thời gia công và sản xuất thuốc nhượng quyền là con đường ngắn và hiệu quả để theo kịp trình độ của ngành dược thế giới và tăng năng lực cạnh tranh.

3. Giải pháp về quy hoạch: Quy hoạch nền công nghiệp dược theo

hướng phát triển công nghiệp bào chế, hóa dược, vắc xin, sinh phẩm y tế, ưu tiên thực hiện các biện pháp sáp nhập, mua bán, mở rộng quy mô để nâng cao tính cạnh tranh; quy hoạch hệ thống phân phối thuốc theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại và hiệu quả; quy hoạch phát triển dược liệu theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, phát triển vùng nuôi trồng cây, con làm thuốc, bảo hộ, bảo tồn nguồn gen và phát triển những loài dược liệu quý hiếm, đặc hữu;…

4. Giải pháp về thanh tra, kiểm tra và hoàn thiện tổ chức: cần có sự

phối trong nước nhằm giữ giá thuốc ở mức cao, hạn chế tình trạng bác sĩ được nhận hoa hồng khi kê toa cho một số loại thuốc.

5. Đề phòng và có biện pháp xử lý mạnh các trường hợp thuốc giả thuốc lậu xuất hiện trên thị trường ngày càng nhiều.

6. Cần có cơ chế kiểm soát giá: giá thuốc thay đổi mạnh trong chuỗi

cung ứng do việc tăng giá tùy tiện của các đại lý và hiệu thuốc bán lẻ. Tình trạng này không những ảnh hưởng đến khả năng chi trả thuốc mà còn làm suy giảm niềm tin của người tiêu dùng vào năng lực quản lý và uy tín của CQLD và BYT.

7. Giải pháp về đầu tư: Đẩy mạnh huy động các tổ chức, cá nhân

trong và ngoài nước đầu tư để phát triển ngành dược; Nhà nước đầu tư, hỗ trợ phát triển hệ thống cung ứng thuốc cho các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; khuyến khích đầu tư theo hình thức hỗn hợp công tư (PPP) đối với dự án xây dựng nâng cấp, xây mới cơ sở nghiên cứu dược; đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án có sử dụng đất để xây dựng nhà máy, khu công nghiệp dược.

8. Giải pháp về hợp tác và hội nhập quốc tế: Tranh thủ nguồn lực,

kinh nghiệm, năng lực quản lý của các nước, Tổ chức y tế thế giới (WHO) và các tổ chức quốc tế để phát triển ngành Dược Việt Nam; tăng cường hợp tác với các nước là bạn hàng truyền thống của Việt Nam và các nước có nền công nghiệp dược phát triển.

9. Giải pháp nâng cao trình độ bán hàng của trình dược viên: Hầu

nhưng chưa được đào tạo bài bản về kinh doanh, bán hàng & chăm sóc khách hàng. Trong khi đó, khách hàng của chúng ta cũng rất đặc biệt, không phải là người tiêu dùng mà là người chỉ định hoặc định hướng tiêu dùng. Vì vậy, việc bán hàng của chúng ta không thể bắt đầu từ chất lượng sản phẩm hay giá cả mà là sự thuyết phục & thương lượng tuyệt hảo. Việc bán hàng của trình dược viên

thường được liên tưởng đến các mối quan hệ. Nhiều trình dược viên vẫn đang cố gắng xây dựng các mối quan hệ để bán hàng. Tuy nhiên, đó chưa phải là giải pháp tối ưu. Để bán hàng thành công, mỗi trình được viên cần phải là người bán hàng chuyên nghiệp.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG TRONG NGÀNH DƯỢC VÀ ĐỀ RA GIẢI PHÁP (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w