0
Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

Kênh phân phối của ngành

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG TRONG NGÀNH DƯỢC VÀ ĐỀ RA GIẢI PHÁP (Trang 38 -38 )

2. CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ TÁC ĐỘNG ĐẾN NGÀNH DƯỢC TRONG NƯỚC

1.6. Kênh phân phối của ngành

Khác với thị trường dược phẩm thế giới, nơi nhà sản xuất và nhà phân phối thường là các đơn vị độc lập nhằm tập trung hóa chuyên môn, hệ thống phân phối dược phẩm tại Việt Nam lại khá đặc thù với cấu trúc phức tạp và sự tham gia của nhiều bên liên quan.

Cụ thể, hệ thống phân phối tại Việt Nam bao gồm các thành phần tham gia chính như sau:

1.6.1 Các doanh nghiệp phân phối dược phẩm chuyên nghiệp. a. Doanh nghiệp phân phối dược phẩm nhà nước.

b. Doanh nghiệp phân phối dược phẩm tư nhân. c. Doanh nghiệp phân phối dược phẩm nước ngoài.

1.6.2 Các công ty dược phẩm vừa sản xuất vừa phân phối. 1.6.3 Hệ thống chợ sỉ

1.6.4 Hệ thống bệnh viện công lập và bệnh viện tư nhân 1.6.5 Hệ thống nhà thuốc

1.6.6 Hệ thống phòng mạch (phòng khám bệnh) tư nhân

Trong đó, có 3 nhà phân phối sỉ lớn lớn nhất tại Việt Nam là Zuellig Pharma (Thụy Sĩ), Diethelm Vietnam (Singapore), Mega Products (Thái Lan) đã nắm giữ đến khoảng 40% thị phần. Ngoài ra, còn có hơn 304 nhà phân phối nước ngoài sỉ khác đang hiện diện tại Việt Nam cùng với khoảng 897 nhà phân phối trong nước đang chiếm thị phần còn lại.

Tuy nhiên, trên thực tế, nắm quyền lực chi phối lớn nhất trong mạng lưới phân phối dược phẩm tại Việt Nam là hệ thống chợ sỉ tại Tp.HCM và Hà Nội. Đây là một mô hình tổ chức độc đáo nhất trên thế giới và chỉ có thể tìm thấy tại Việt Nam

Thuốc sản xuất

Thuốc nhập khẩu chính ngạch

- Thuốc sản xuất tại Việt Nam: Nhóm thuốc này đến được tay bệnh nhân thông qua 4 con đường sau:

Thuốc sản xuất  Đấu thầu  Bệnh viện  Bệnh nhân Thuốc sản xuất  Nhà thuốc/Phòng mạch  Bệnh nhân

Thuốc sản suất  Nhà phân phối sỉ nước ngoài/nội địa  (Chợ sỉ) 

Nhà thuốc/Phòng mạch  Bệnh nhân

Thuốc sản xuất  Chợ sỉ  Nhà thuốc/Phòng mạch  Bệnh nhân

- Thuốc nhập khẩu chính ngạch: Nhóm thuốc này đến tay bệnh nhân qua 3 con đường:

Thuốc nhập khẩu  Nhà phân phối hoặc nhập khẩu nước ngoài/nội địa

 Đấu thầu  Bệnh viện  Bệnh nhân

Thuốc nhập khẩu  Nhà phân phối hoặc nhập khẩu nước ngoài/nội địa

 Nhà thuốc/phòng mạch  Bệnh nhân

Thuốc nhập khẩu  Nhà phân phối hoặc nhập khẩu nước ngoài/nội địa

 Chợ sỉ  Nhà thuốc/phòng mạch  Bệnh nhân

- Thuốc kém chất lượng, thuốc nhái, thuốc lậu: Nhóm thuốc này chủ yếu đi qua kênh chợ sỉ rồi phân phối cho các nhà thuốc/phòng mạch hoặc bán trực tiếp cho người tiêu dùng có nhu cầu.

Kênh bệnh viện (ETC)

Đây là kênh chủ lực mà tất cả các nhà sản xuất dược phẩm cũng như nhà phân phối nhắm đến. Nguyên nhân chủ yếu do:

- Số lượng tiêu thụ lớn nhất trong tất cả các kênh.

- Bệnh nhân không có quyền và không đủ kiến thức để mặc cả giá thuốc, chủng loại và hoàn toàn phụ thuộc cũng như chấp nhận phác đồ điều trị và toa thuốc của bác sĩ.

- Là kênh quảng bá hiệu quả, nhanh chóng và mức độ lan tỏa nhanh nhất nếu được các bác sĩ tin tưởng kê toa.

- Đối với các bệnh viện trung ương tuyến cuối tập trung tại Hà Nội và Tp.HCM, đây là hi vọng cuối cùng của đa số các bệnh nhân khi mắc các bệnh hiểm nghèo và nghiêm trọng như ung thư, máu huyết, nhi, đa chấn thương, tim mạch, thần kinh… và đòi hỏi sử dụng một lượng lớn các thuốc đặc trị có giá thành rất cao.

Thống kê số lượng bệnh viện và các cơ sở y tế giai đoạn 2003 – 2012

Kênh nhà thuốc

Đây là kênh phân phối phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay do tính thuận tiện trong mua bán và do thói quen sử dụng các loại thuốc phổ thông của đại bộ phận người dân Việt Nam nên hiệu thuốc tây là lựa chọn đầu tiên của đa phần người dân khi mắc bệnh. Tại các vùng nông thôn hoặc vùng xa xôi hẻo lánh tại Việt Nam, đây gần như là sự lựa chọn duy nhất của họ.

Theo số liệu của tổng cục thống kê năm 2012, cả nước có tổng cộng 42.302 dược sĩ (dược sĩ cao cấp/trung cấp/dược tá). Theo quy định hiện hành, chủ một cơ sở buôn bán thuốc tân dược tối thiểu phải có trình độ dược tá, nên có thể suy ra tại Việt Nam đang có ít nhất khoảng 42.302

hiệu thuốc, phục vụ hơn 90 triệu dân Việt Nam, bình quân khoảng 2.128 người/1 nhà thuốc.

Nhận thấy tầm quan trọng của việc xây dựng chuỗi nhà thuốc theo chuẩn thế giới trước khi thị trường phân phối thuốc sắp mở cửa cho khối ngoại, nhiều đơn vị doanh nghiệp trong nước đã đầu tư xây dựng các chuỗi nhà thuốc theo tiêu chuẩn GPP với các ưu điểm như sau:

- Đảm bảo về chất lượng do dược phẩm có xuất xứ nguồn gốc và hóa đơn rõ ràng.

- Giá cả dược phẩm thống nhất và cạnh tranh do không phải thông qua nhiều tầng nấc phân phối và có thể được mua với số lượng lớn từ các nhà phân phối sỉ hoặc trực tiếp mua từ nhà sản xuất dược phẩm.

- Người tiêu dùng (người bệnh) được tư vấn dùng thuốc có hiệu quả nhờ trình độ của các dược sĩ thống nhất theo chuẩn GPP chung của chuỗi nhà thuốc.

- Chuẩn GPP cũng quy định về phòng ốc và khu vực tư vấn riêng cho bệnh nhân (các nhà thuốc hiện nay không hề có), kho bảo quản thuốc riêng, có nhiệt kế và ẩm kế để kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm.

Một số chuỗi nhà thuốc đạt GPP đáng chú ý:

- Hệ thống chuỗi nhà thuốc Mỹ Châu: 18 cửa hàng tại Tp.HCM. - Hệ thống chuỗi nhà thuốc ECO: 10 cửa hàng tại Tp.HCM - Hệ thống chuỗi nhà thuốc PHANO: 14 cửa hàng tại Tp.HCM

- Một số chuỗi khác của các đơn vị như: SPG Pharmacy (Cty TNHH MTV Dược Sài Gòn – 13 nhà thuốc), Vimedimex, IC Pharmacy (CTCP Nhà thuốc Đông Dương – 6 nhà thuốc tại Tp.HCM)

Các phòng khám bệnh tư nhân:

Theo nhiều nguồn thống kê, cả nước đang có hơn 30.000 phòng khám tư nhân và số lượng các phòng khám đang có xu hướng tăng dần qua các

năm, tập trung chủ yếu tại 02 thành phố lớn là Tp.HCM và Hà Nội. Theo Bộ Y tế, số người hành nghề y tư nhân hiện khoảng 250.000 người. Song song với kênh bệnh viện và kênh nhà thuốc, kênh phòng khám tư nhân cũng là một mắt xích quan trọng trong chuỗi phân phối thuốc đến tay bệnh nhân tại Việt Nam vì các nguyên nhân sau:

Đa số các bác sĩ làm việc tại bệnh viện đều có phòng khám riêng để tiếp tục hoạt động sau giờ làm việc để tăng thêm thu nhập, trong bối cảnh mức thu nhập bình quân hàng tháng của bác sĩ tại Việt Nam chỉ khoảng 3 triệu VND/tháng.

Nhu cầu khám chữa bệnh của người dân là rất lớn trong khi khả năng đáp ứng và chất lượng dịch vụ tại các bệnh viện công chưa thể đáp ứng đầy đủ, trong khi các bệnh viện tư nhân vẫn chưa tạo được lòng tin từ người bệnh.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG TRONG NGÀNH DƯỢC VÀ ĐỀ RA GIẢI PHÁP (Trang 38 -38 )

×