2. CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ TÁC ĐỘNG ĐẾN NGÀNH DƯỢC TRONG NƯỚC
2.1. Cạnh tranh trong nội bộ ngành
Ngành dược là một ngành có sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nội bộ ngành cao. Cuối năm 2013, Việt Nam có 197 công ty sản xuất thuốc, trong đó có 105 công ty sản xuất thuốc tân dược, 87 công ty sản xuất đông dược và 5 công ty sản xuất vacxin. Hệ thống phân phối thuốc rộng khắp cả nước với trên 2.200 đơn vị và 43.000 cơ sở bán lẻ. Tuy có số lượng các doanh nghiệp nhiều nhưng quy mô và kinh phí đầu tư cho nghiên cứu và nâng cấp còn hạn hẹp. chất lượng sản phẩm chưa được chu trọng gây mất thị phần cho sản phẩm dược trong nước khi cạnh tranh với các sản phẩm chất lượng của nước ngoài. Vì vậy, khi
Việt Nam có sự hội nhập với các nước trên thế giới thì sự cạnh tranh của ngành dược giữa các công ty dược phẩm trong nước và các công ty dược phẩm nước ngoài ngày càng gay gắt hơn.
Theo số liệu của BMI, doanh thu ba công ty đại chúng lớn nhất trong ngành gồm Dược Hậu Giang, Traphaco và Domesco chiếm 10.4% tổng doanh thu toàn thị trường năm 2013. Điều này chứng tỏ, thị trường dược phẩm Việt Nam vẫn chưa bị thâu tóm và chi phối mạnh mẽ bởi một công ty dược phẩm nào, mà thị phần được chia đều cho nhiều doanh nghiệp.
Trước đây, các công ty dược phẩm nước ngoài không được phép thành lập các công ty con với 100% vốn sở hữu tại Việt Nam. Thay vào đó họ phải liên doanh với các công ty dược phẩm trong nước. Nhưng ngày nay các công ty con với 100% vốn sở hữu nước ngoài đã được cho phép. Kể từ năm 2009, các công ty dược phẩm nước ngoài cũng đã được phép mở chi nhánh tại Việt Nam. Vì vậy, sự cạnh tranh giữa nội bộ ngành dược lại gia tăng.