Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Quản lý vốn ODA tại Sở giao dịch III Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂNKHOA THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ QUỐC TẾ**********************
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Đề tài: Quản lý vốn ODA tại Sở giao dịch III Ngân hàng Đầu
tư và Phát triển Việt Nam
Giáo viên hướng dẫn: TS NGÔ THỊ TUYẾT MAISinh viên thực hiện: Nghiêm Xuân Đức
Hà Nội, 05/2010
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Trang 3Em là Nghiêm Xuân Đức, sinh viên lớp Kinh tế quốc tế 48B, khoa Thương mạivà Kinh tế quốc tế
Em xin cam đoan bài báo cáo thực tập: “Quản lý vốn ODA tại Sở giao dịch III
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” là do em nghiên cứu, hoàn thành dưới
sự hướng dẫn của cô giáo TS Ngô Thị Tuyết Mai và sự hỗ trợ của của Sở Giaodịch III Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, đồng thời qua tham khảo cáctài liệu sách báo khác Em xin cam đoan những số liệu trong bài báo cáo này lànhững số liệu trung thực, được cung cấp từ Sở giao dịch III Ngân hàng Đầu Tư vàPhát triển Việt Nam Nếu trong bài viết có gì không trung thực, em xin hoàn toànchịu trách nhiêm
Trang 42 ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á3 BIDV Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam4 CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
8 JBIC Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản9 JICA Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản10 KH&ĐT Kế hoạch và đầu tư
11 NĐ-CP Nghị định - Chính phủ12 NIB Ngân hàng đầu tư Bắc Âu
14 NHNN&PTNT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn15 ODA Hỗ trợ phát triển chính thức
16 OPEC Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ
21 TT-BKH Thông tư - Bộ Kế hoạch
qua các năm
Tr 30Bảng 2.4: Tổng số tiền thu trả nợ và phí mà SGD III được Tr 32
Trang 5Hình 2.1: Số dự án mà SGD III cho vay lại và phục vụ tài khoản
Tr 26Hình 2.2: Tổng giá trị mà SGD III tiếp nhận qua các năm Tr 26
LỜI MỞ ĐẦU
Nguồn vốn ODA đã và vẫn là đang là một nguồn tài chính quan trọng, là nguồnvốn không thể thiếu hiện nay tại Việt Nam ODA đã bổ sung một nguồn vốn quantrọng góp phần cân đối nguồn vốn đầu tư phát triển trong các kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước ODA đã hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã
hội, góp phần tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng côngnghiệp hóa và hiện đại hóa, cải thiện các dịch vụ kinh tế - xã hội, góp phần xoáđói, giảm nghèo tại nhiều địa phương
Do đó việc quản lý các dự án ODA có hiệu quả là nhiệm vụ vô cùng quan trọng
Trang 6Việt Nam, là cơ quan trực tiếp quản lý các dự án tín dụng quốc tế cũng như đi đầutrong nghiệp vụ ngân hàng đại lý uỷ thác Trong những năm gần đây, chúng ta đãphát hiện ra một số nguồn vốn ODA bị tham nhũng, đó là điều khó chấp nhậnnhưng chúng ta cần nhìn nhận ra nguyên nhân của nó là do vấn đề quản lý ODAhiện nay còn nhiều bất hợp lý Vì vậy, sau quá trình thực tập tại Ngân hàng Đầu tư
và Phát triển Việt Nam, em đã quyết định chọn đề tài “Quản lý vốn ODA tại Sở
giao dịch III Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” Mục đích nghiên cứu
của đề tài nhằm giúp chúng ta hiểu thêm về tình hình quản lý ODA tại Việt Namnói chung và tại Sở giao dịch III Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nóiriêng để có thể có phương hướng quản lý nguồn vốn ODA hiệu quả hơn trongtương lai.
Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu: Nguồn vốn ODA và tình hình
quản lý nguồn vốn ODA hiện nay tại Việt Nam cũng như tại Sở giao dịch III Ngânhàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu: Báo cáo này được hoàn thành kết hợp nhiều
phương pháp nghiên cứu khác nhau Các phương pháp đó bao gồm: phương phápđiều tra, phương pháp thống kê, tổng hợp, phương pháp phân tích, đánh giá
Kết cấu của đề tài: Đề tài gồm 3 chương:
- Chương 1: Giới thiệu về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Sở giaodịch III của Ngân hàng.
- Chương 2: Thực trạng quản lý nguồn vốn ODA tại Sở giao dịch III Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
- Chương 3: Những giải pháp, kiến nghị tăng cường hiệu quả quản lý ODA tạiSở giao dịch III Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Trang 7CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂNVIỆT NAM VÀ SỞ GIAO DỊCH III CỦA NGÂN HÀNG.
1.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam.
- Tên đầy đủ: Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam.
- Tên giao dịch quốc tế: Bank for Investment and Development of Vietnam - Tên gọi tắt: BIDV.
- Địa chỉ: Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, Hoàn Kiếm, Hà Nội - Điện thoại: 04 22205544
Trang 8- Fax: 04 22200399
- Website: www.bidv.com.vn - Email: bidv@hn.vnn.vn
1.1.1 Quá trình ra đời và phát triển:
Lịch sử xây dựng, trưởng thành của BIDV là một chặng đường đầy gian nanthử thách nhưng cũng rất đỗi tự hào gắn với từng thời kỳ lịch sử đấu tranh chốngkẻ thù xâm lược và xây dựng đất nước của dân tộc Việt Nam Hoà mình trongdòng chảy của dân tộc, BIDV đã góp phần vào việc khôi phục, phục hồi kinh tếsau chiến tranh, thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ nhất (1957 – 1965); Thựchiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng CNXH, chống chiến tranh phá hoại củagiặc Mỹ ở miền Bắc, chi viện cho miền Nam, đấu tranh thống nhất đất nước(1965- 1975); Xây dựng và phát triển kinh tế đất nước (1975-1989) và Thực hiệncông cuộc đổi mới hoạt động ngân hàng phục vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá đấtnước (1990 – nay).
1.1.1.1 Thời kỳ Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (1957 – 1981).a Giai đoạn 1957-1960
Ra đời trong hoàn cảnh cả nước đang tích cực hoàn thành thời kỳ khôi phục vàphục hồi kinh tế để chuyển sang giai đoạn phát triển kinh tế có kế hoạch, xây dựngnhững tiền đề ban đầu của chủ nghĩa xã hội, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam đã cónhững đóng góp quan trọng trong việc quản lý vốn cấp phát kiến thiết cơ bản, hạthấp giá thành công trình, thực hiện tiết kiệm, tích luỹ vốn cho nhà nước… Nhiềucông trình lớn, có ý nghĩa đặc biệt đối với đời sống sản xuất của nhân dân miềnBắc khi đó đã được xây dựng nên từ những đồng vốn cấp phát của Ngân hàngKiến Thiết.
Trang 9b Giai đoạn 1960-1965
Trong giai đoạn này, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam đã cung ứng vốn cấpphát để kiến thiết những cơ sở công nghiệp, những công trình xây dựng cơ bảnphục vụ quốc kế, dân sinh và góp phần làm thay đổi diện mạo nền kinh tế miềnBắc
c Giai đoạn 1965-1975.
Thời kỳ này, Ngân hàng Kiến thiết đã cùng với nhân dân cả nước thực hiệnnhiệm vụ xây dựng cơ bản thời chiến, cung ứng vốn kịp thời cho các công trìnhphòng không, sơ tán, di chuyển các xí nghiệp công nghiệp quan trọng, cấp vốn kịpthời cho công tác cứu chữa, phục hồi và đảm bảo giao thông thời chiến, xây dựngcông nghiệp địa phương
d Giai đoạn 1975- 1981
Ngân hàng Kiến thiết đã cùng nhân dân cả nước khôi phục và hàn gắn vếtthương chiến tranh, tiếp quản, cải tạo và xây dựng các cơ sở kinh tế ở miền Nam,xây dựng các công trình quốc kế dân sinh mới trên nền đổ nát của chiến tranh.Ngân hàng Kiến thiết đã cung ứng vốn cho các công trình công nghiệp, nôngnghiệp, giao thông vận tải, công trình phúc lợi và đặc biệt ưu tiên vốn cho nhữngcông trình trọng điểm, then chốt của nền kinh tế quốc dân, góp phần đưa vào sửdụng 358 công trình lớn trên hạn ngạch
1.1.1.2 Thời kỳ Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam (1981 – 1990).
Việc ra đời Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam có ý nghĩa quan trọngtrong việc cải tiến các phương pháp cung ứng và quản lý vốn đầu tư cơ bản, nângcao vai trò tín dụng phù hợp với khối lượng vốn đầu tư cơ bản tăng lên và nhu cầuxây dựng phát triển rộng rãi Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng đảm bảo cung ứng
Trang 10vốn lưu động cho các tổ chức xây lắp, khuyến khích các đơn vị xây lắp đẩy nhanhtiến độ xây dựng, cải tiến kỹ thuật, mở rộng năng lực sản xuất, tăng cường chế độhạch toán kinh tế.
Trong khoảng từ 1981- 1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam đãtừng bước vượt qua khó khăn, hoàn thiện các cơ chế nghiệp vụ, tiếp tục khẳngđịnh để đứng vững và phát triển Những đóng góp của Ngân hàng Đầu tư và Xâydựng Việt Nam thời kỳ này lớn hơn trước gấp bội cả về tổng nguồn vốn cấp phát,tổng nguồn vốn cho vay và tổng số tài sản cố định đã hình thành trong nền kinh tế.
1.1.1.3 Thời kỳ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (1990 – nay)a Mười năm thực hiện đường lối đổi mới (1990 - 2000):
Nhờ việc triển khai đồng bộ các giải pháp nên kết quả hoạt động giai đoạn 10năm đổi mới của BIDV rất khả quan, được thể hiện trên các mặt sau:
- BIDV đã tự lo vốn để phục vụ đầu tư phát triển.
- Phục vụ đầu tư phát triển theo đường lối Công nghiệp hóa- hiện đại hóa
- Hoàn thành các nhiệm vụ đặc biệt do Chính phủ đề ra
- Thực hiện kinh doanh đa năng, tổng hợp theo chức năng của Ngân hàng thươngmại.
- Hình thành và nâng cao năng lực quản trị điều hành hệ thống - Xây dựng ngành vững mạnh:
- Đổi mới công nghệ ngân hàng để nâng cao sức cạnh tranh
b Giai đoạn hội nhập (2000 đến nay)
Trang 11Sau những năm thực hiện đường lối đổi mới kinh tế, BIDV đã đạt được nhữngkết quả quan trọng thể hiện trên một số bình diện sau đây:
- Quy mô tăng trưởng và năng lực tài chính được nâng cao: Đến 31/12/2009,tổng tài sản của BIDV đạt 300.000 tỷ đồng; Dư nợ tín dụng 194.157 tỷ đồng, lợinhuận trước thuế đạt 3.451 tỷ đồng, các chỉ tiêu an toàn chất lượng đều đạt và vượtchuẩn quốc tế.
- Cơ cấu lại hoạt động theo hướng hợp lý hơn: BIDV đã tích cực chuyển dịch cơcấu khách hàng và cũng tích chuyển dịch cơ cấu tín dụng, đồng thời chú trọngphát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại, nhằm tăng thu dịch vụ trên tổng nguồnthu của ngân hàng
- Đầu tư phát triển công nghệ thông tin
- Hoàn thành tái cấu trúc mô hình tổ chức - quản lý, hoạt động, điều hành theotiêu thức Ngân hàng hiện đại Cùng với quá trình cơ cấu lại mô hình tổ chức, côngtác quản lý hệ thống cũng đã liên tục được củng cố, tăng cường, phù hợp với môhình tổ chức và yêu cầu phát triển mới
- Đầu tư, tạo dựng tiềm lực cơ sở vật chất và mở rộng kênh phân phối sản phẩm:Trong năm 2009, BIDV đã đưa vào sử dụng tháp văn phòng hạng A theo tiêuchuẩn quốc tế - BIDV Tower - tại 35 Hàng Vôi, Hoàn Kiếm, Hà nội Đến nayBIDV đã có 108 chi nhánh và hơn 500 phòng giao dịch, hàng nghìn ATM và POStại 63 tỉnh thành trên toàn quốc.
- Không ngừng đầu tư cho chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Bêncạnh việc tiếp tục bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nòng cốt cho ngành, đào tạo và đàotạo lại cán bộ, BIDV đã liên tục tuyển dụng nguồn nhân lực trẻ có tri thức và kỹnăng đáp ứng các yêu cầu của hội nhập.
Trang 12- Tiếp tục mở rộng và nâng tầm quan hệ đối ngoại lên tầm cao mới: BIDV hiệnđang có quan hệ đại lý, thanh toán với 1551 định chế tài chính trong nước và quốctế, là Ngân hàng đại lý cho các tổ chức đơn phương và đa phương như WB, ADB,JBIC, NIB… BIDV đã thiết lập các liên doanh với các nước như đầu tư vào thịtrường Lào, Campuchia.
- Doanh nghiệp Vì cộng đồng: BIDV đã có nhiều đóng góp tích cực hiệu quả vớisự phát triển tiến bộ chung của cộng đồng Năm 2009, BIDV có bước đột phátrong thực hiện công tác An sinh xã hội, hỗ trợ giảm nghèo, tập trung vào các lĩnhvực: Y tế, giáo dục, Xóa nhà tạm cho người nghèo, khắc phục hậu quả thiên tai… - Chuẩn bị tốt các tiền đề cho Cổ phần hóa và các điều kiện cần thiết để pháttriển theo mô hình Tập đoàn.
* Ngân hàng thương mại:
- 103 chi nhánh cấp 1 với gần 400 điểm giao dịch, hơn 700 máy ATM và hàngchục ngàn điểm POS trên toàn phạm vi lãnh thổ, sẵn sàng phục vụ mọi nhu cầukhách hàng
- Trong đó có 2 đơn vị chuyên biệt là:
Trang 13+ Ngân hàng chỉ định thanh toán phục vụ thị trường chứng khoán (Nam KìKhởi Nghĩa)
+ Ngân hàng bán buôn phục vụ làm đại lý ủy thác giải ngân nguồn vốn ODA(Sở Giao dịch 3)
* Chứng khoán: Công ty chứng khoán BIDV (BSC)
* Bảo hiểm: Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC): Gồm Hội sở chính và 10 chinhánh
* Đầu tư – Tài chính:
- Công ty Cho thuê Tài chính I, II; Công ty Đầu tư Tài chính (BFC), Công tyQuản lý Quỹ Công nghiệp và Năng lượng,
- Các Liên doanh: Công ty Quản lý Đầu tư BVIM, Ngân hàng Liên doanh VIDPublic (VID Public Bank), Ngân hàng Liên doanh Lào Việt (LVB); Ngân hàngLiên doanh Việt Nga (VRB), Công ty liên doanh Tháp BIDV.
1.1.2.2 Khối sự nghiệp:
- Trung tâm đào tạo (BTC)
- Trung tâm công nghệ thông tin (BITC)
1.1.3 Chức năng, nhiệm vụ:
Kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực về tài chính, tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngânhàng và phi ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật, không ngừng nâng cao
Trang 14lợi nhuận của ngân hàng, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phục vụphát triển kinh tế Đất nước.
1.1.4 Cơ cấu tổ chức quản lý:
* Ban tổng giám đốc:
- Là cơ quan điều hành mọi hoạt động của BIDV + Tổng giám đốc: Ông Trần Anh Tuấn
+ 7 Phó Tổng giám đốc * Cán bộ công nhân viên:
Hơn 12000 người làm việc chuyên nghiệp, nghiêm túc và hiệu quả, đặc biệt có
kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư phát triển, là thế mạnh cạnh tranh của BIDV
1.1.5 Các hoạt động chính:
- Ngân hàng: Cung cấp đầy đủ, trọn gói các dịch vụ ngân hàng truyền thống và
hiện đại
Trang 15- Bảo hiểm: Bảo hiểm, tái bảo hiểm tất cả các loại hình nghiệp vụ bảo hiểm phi
nhân thọ
- Chứng khoán: Môi giới chứng khoán; Lưu ký chứng khoán; Tư vấn đầu tư
(doanh nghiệp, cá nhân); Bảo lãnh, phát hành; Quản lý danh mục đầu tư
- Đầu tư Tài chính: + Chứng khoán (trái phiếu, cổ phiếu…).
+ Góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự án
1.2 Giới thiệu về Sở giao dịch III BIDV.
Sở giao dịch III (SGD III):
- Địa chỉ: Tầng 1,10,11, Toà nhà VIT, 519 Kim Mã, Ba đình, Hà Nội - Điện thoại: 04.22208222.
- Fax: 04.22209222.
- Email: sgd3@hn.vnn.vn
1.2.1 Quá trình ra đời và phát triển.
Ra đời trên cơ sở Quyết định số 285/QĐ-TTG - ngày 18/4/2002 của Thủ tướngChính phủ; Quyết định số 617/QĐ-NHNN ngày 14/6/2002 của Thống đốc NHNNViệt Nam về việc tiếp nhận chuyển giao nguồn vốn Dự án Tài chính nông thôn(TCNT) từ NHNN, và Quyết định số 39/QĐ-HĐQT ngày 2/7/2002 của HĐQTBIDV, Sở giao dịch III (SGD III) được thành lập để làm chủ dự án (ngân hàng bánbuôn), quản lý và cho vay tiếp toàn bộ số vốn vay từ Ngân hàng Thế giới (WB),các đối tác nước ngoài tới các định chế tài chính
Trang 161.2.2 Chức năng, nhiệm vụ.
Như đã nói ở trên, SGD III đã được thành lập với nhiệm vụ chủ yếu là thựchiện chức năng Ngân hàng bán buôn, quản lý và cho vay tiếp toàn bộ số vốn vaytừ WB, các đối tác nước ngoài tới các định chế tài chính Bên cạnh đó, SGD IIIcòn được giao thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng theo Luật Các tổ chức tín dụngtheo điều lệ và quy định của BIDV và thực hiện dịch vụ ngân hàng đại lý, quản lývốn đầu tư cho các dự án theo yêu cầu của khách hàng; dịch vụ thanh toán giữacác khách hàng và các nghiệp vụ khác theo uỷ nhiệm của Tổng giám đốc BIDV.Ngoài ra, SGD III còn thực hiện nghiệp vụ ngân hàng đại lý uỷ thác nguồn vốnODA.
1.2.3 Cơ cấu tổ chức.
Kể từ ngày thành lập, hoạt động của SGD III luôn có những bước phát triểnnhanh và vững chắc Về mặt tổ chức, SGD III được thành lập trên cơ sở ban đầu làsố cán bộ điều động từ Ban Quản lý các dự án tín dụng quốc tế của NHNN và mộtsố phòng chức năng như Đại lý ủy thác, Kinh doanh dịch vụ của BIDV Từ 35cán bộ ban đầu, đến nay, nguồn nhân lực của SGD III đã được bổ sung và kiệntoàn cả về số lượng và chất lượng với quân số 127 cán bộ tính đến hết năm 2009để đáp ứng nhu cầu phát triển và vươn lên trong điều kiện mới SGD III hiện naygồm 127 cán bộ và gồm 16 phòng, tổ chia thành 5 khối.
Trong đó mỗi khối gồm các phòng sau:
- Khối quản lý dự án: Phòng Quản lý dự án, Phòng Lựa chọn định chế, PhòngThẩm định dự án, Phòng Môi trường, Tổ Đào tạo và Quản lý tiểu cấu phần cấpphát
- Khối quan hệ khách hàng: Phòng Quan hệ khách hàng, Phòng Ngân hàng Đạilý và ủy thác.
Trang 17- Khối quản lý rủi ro: Phòng Quản lý rủi ro.
- Khối tác nghiệp: Phòng Quản trị tín dụng; Phòng Dịch vụ khách hàng, PhòngThanh toán quốc tế, Phòng Quản lý và dịch vụ kho quỹ.
- Khối quản lý nội bộ: Phòng Kế hoạch Tổng hợp, Phòng Tài chính kế toán,Phòng Điện toán, Phòng Tổ chức Hành chính.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN VỐN ODA TẠI SGD IIIBIDV.
2.1 Giới thiệu chung về ODA và thực trạng quản lý vốn ODA tại Việt Nam.
2.1.1 Giới thiệu chung về ODA.
Hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là ODA, là viết tắt của cụm từ OfficialDevelopment Assistance) là hoạt động hợp tác phát triển giữa Nhà nước hoặcChính phủ nước CHXHCN Việt Nam với Nhà tài trợ là Chính phủ nước ngoài, cáctổ chức tài trợ song phương và các tổ chức liên chính phủ hoặc liên quốc gia.
Trang 18(Nguồn: Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức, ban hànhkèm theo Nghị định số 131/2006/NĐ-CP)
ODA bao gồm: ODA không hoàn lại, và ODA vay ưu đãi có yếu tố không hoànlại (còn gọi là “thành tố hỗ trợ”) đạt ít nhất là 25% trở lên so với tổng giá trị khoảnvay ưu đãi đó.
Một số hình thức cung cấp ODA mà các nhà tài trợ dành cho Việt Nam:
- Một là: Hình thức ODA không hoàn lại, là hình thức cung cấp ODA khôngphải hoàn trả lại cho nhà tài trợ.
- Hai là: Hình thức ODA cho vay ưu đãi (hay còn gọi là tín dụng ưu đãi), làkhoản vay với các điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ,bảo đảm “yếu tố không hoàn lại” đạt ít nhất 35% đối với các khoản vay có ràngbuộc và 25% đối với các khoản vay không ràng buộc
- Ba là: Hình thức ODA hỗn hợp gồm ODA không hoàn lại kết hợp với cáckhoản ODA cho vay ưu đãi và ODA cho vay thương mại, là các khoản viện trợkhông hoàn lại hoặc các khoản vay ưu đãi được cung cấp đồng thời với các khoảntín dụng thương mại, nhưng tính chung lại có “yếu tố không hoàn lại” đạt ít nhất35% đối với các khoản vay có ràng buộc và 25% đối với các khoản vay khôngràng buộc.
Trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam luôn ưu tiên sử dụng toàn bộnguồn vốn ODA đã cam kết và giải ngân cho các mục đích phát triển các cơ sở hạtầng kinh tế, xoá đói giảm nghèo; nông nghiệp và phát triển nông thôn; Giao thôngvận tải, thông tin liên lạc; Năng lượng; các cơ sở hạ tầng xã hội như: các côngtrình phúc lợi công cộng, y tế, giáo dục và đào tạo, cấp thoát nước, bảo vệ môitrường… Theo Văn kiện Đại hội X của Đảng về chính sách phát huy các nguồnlực tiếp tục khẳng định: “tiếp tục tranh thủ nguồn vốn ODA, đẩy nhanh tiến độ
Trang 19giải ngân vốn các công trình, dự án đã được ký kết; xây dựng chiến lược thu hútvà sử dụng vốn ODA cho thời kỳ mới, tập trung vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng kỹthuật ở các trung tâm kinh tế và các vùng có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn”.
2.1.2 Các quy định chung về quản lý nguồn vốn ODA.
Khung thể chế quản lý và sử dụng ODA ở Việt Nam bao gồm các văn bản phápquy của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước vềODA liên quan đến chính sách và pháp luật về quản lý và sử dụng nguồn vốn này Trước năm 1994, quản lý viện trợ dựa trên quyết định của Thủ tướng Chínhphủ đối với từng khoản viện trợ hoặc từng chương trình, dự án cụ thể Nhìn chungcông tác quản lý ODA tập trung ở cấp Trung ương
Trong quá trình đổi mới, công tác quản lý mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội củađất nước đã chuyển dần sang dựa trên nền tảng pháp luật Việc quản lý nguồn vốnODA không là ngoại lệ và chính vì vậy, ngay sau khi Việt Nam nối lại quan hệ vớicộng đồng tài trợ quốc tế vào tháng 11 năm 1993, Chính phủ đã nhận thức đượctrách nhiệm của mình đối với việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA cũng nhưtầm quan trọng của nguồn vốn này đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội củađất nước và đặt ra yêu cầu phải quản lý chặt chẽ nguồn vốn này như một nguồnlực công của quốc gia Theo tinh thần đó, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ thị cho Ủyban Kế hoạch Nhà nước lúc đó (nay là Bộ KH&ĐT) và các cơ quan hữu quan ViệtNam bắt tay nghiên cứu và xây dựng Nghị định của Chính phủ về quản lý và sửdụng ODA và ngày 15 tháng 3 năm 1994, Chính phủ đã ban hành Nghị định đầutiên về quản lý và sử dụng ODA (Nghị định 20/CP)
Tiếp theo Nghị định 20/CP, căn cứ vào tình hình thực tế và thực tiễn của việntrợ phát triển, Chính phủ đã ban hành Nghị định 87/CP (ngày 05/8/1997), Nghịđịnh 17/2001/NĐ-CP (ngày 04/5/2001) và Nghị định 131/2006/NĐ-CP (ngày
Trang 20thiện hơn Nghị định trước Nếu như trong Nghị định 20/CP quy trình quản lý vàsử dụng ODA còn đơn giản và tập trung chủ yếu ở cấp Trung ương thì trong Nghịđịnh 131/2006/NĐ-CP quy trình ODA đã bao quát toàn diện và phân cấp mạnh mẽcho các Bộ, ngành và địa phương
Căn cứ vào các Nghị định trên của Chính phủ, các cơ quan quản lý nhà nước vềODA như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài Chính, Bộ Ngoại giao đã ban hành cácthông tư, quyết định hướng dẫn thi hành
Có thể nói, quá trình hoàn thiện không ngừng khung thể chế về quản lý và sửdụng ODA của Chính phủ đã thể hiện sự cam kết mạnh mẽ của Việt Nam đối vớiviệc sử dụng hiệu quả nguồn vốn này Quá trình này cũng phù hợp với tiến trìnhcải cách luật pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền trong quá trình chuyển đổisang nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế sâu rộng
Trong Nghị định 131/2006/NĐ-CP hiện hành có những bước đột phá quantrọng sau đây:
- Thứ nhất, tính đồng bộ cao của Nghị định về quản lý và sử dụng ODA với các
văn bản pháp luật chi phối khác trong các lĩnh vực như đầu tư, xây dựng côngtrình, thuế, đền bù di dân, giải phóng mặt bằng, ký kết và tham gia các điều ướcquốc tế khung và cụ thể về ODA Sự hài hòa với các quy định của nhà tài trợ cũngđược thể hiện rõ trong Nghị định này, đặc biệt là khâu theo dõi và đánh giá cácchương trình và dự án ODA
- Thứ hai, Nghị định đã thể hiện sự phân cấp mạnh mẽ trong quản lý và sử dụngvốn ODA tương tự như đối với đầu tư công Theo Nghị định, Thủ tướng Chínhphủ chỉ phê duyệt Danh mục yêu cầu tài trợ; các chương trình, dự án ODA quantrọng quốc gia; các chương trình, dự án kèm theo khung chính sách và trong lĩnhvực an ninh, quốc phòng Việc quyết định đầu tư và phê duyệt các chương trình vàdự án ODA khác đều phân cấp cho Thủ trưởng các cơ quan chủ quản Sự phân cấp
Trang 21mạnh mẽ này một mặt tạo ra sự chủ động và nâng cao vai trò làm chủ, trách nhiệmcủa các ngành, các cấp, song mặt khác cũng đặt ra thách thức về năng lực quản lývà tổ chức thực hiện đối với các bộ, ngành và địa phương
- Thứ ba, công khai, minh bạch trong quản lý và sử dụng ODA thông qua việcBộ Kế hoạch và Đầu tư và các nhà tài trợ công bố rộng rãi thông tin về nguồnODA, các chính sách và điều kiện tài trợ để các đơn vị đề xuất có điều kiện đểchuẩn bị và đề xuất các chương trình, dự án ODA
- Thứ tư, công tác theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA được quy
định cụ thể và toàn diện, tiệm cận với tập quán quốc tế
Nhìn tổng thể, Nghị định 131/2006/NĐ-CP đã thể hiện khá thành công ý tưởngChính phủ thống nhất quản lý ODA (phê duyệt Danh mục yêu cầu tài trợ), traoquyền cho các đơn vị thụ hưởng và cơ quan chủ quản trong quá trình thực hiện đểđề cao trách nhiệm, phát huy sáng kiến và huy động sự tham gia, đồng thời tăngcường hậu kiểm theo tinh thần hài hoà quy trình và thủ tục ODA với nhà tài trợ Căn cứ vào Nghị định 131/2006/NĐ-CP, các cơ quan quản lý nhà nước vềODA đã ban hành các thông tư, quyết định hướng dẫn việc thực hiện, bao gồmThông tư 04/2007/TT-BKH hướng dẫn thực hiện Nghị định 131/2006/NĐ-CP vàThông tư 03/2007/TT-BKH hướng dẫn về cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụcủa Ban Quản lý các chương trình, dự án ODA của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;Thông tư 108/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý tài chính trongnước vốn ODA; Thông tư 01/2008/TT-BNG của Bộ Ngoại giao hướng dẫn việcký kết các điều ước quốc tế về ODA,
Trong thời kỳ sau năm 2010 nguồn vốn ODA sẽ có những thay đổi về lượng vàcơ cấu vốn ODA Trong bối cảnh đó, vấn đề đặt ra là cần phải có chính sách mớivề thu hút và sử dụng ODA cũng như các văn bản quy phạm pháp luật mới phù
Trang 222.1.3 Vấn đề quản lý nguồn vốn ODA.
2.1.3.1 Các cơ quan quản lí Nhà nước về vốn ODA.
- Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về ODA: bao gồm quyết định chiếnlược, qui hoạch, kế hoạch thu hút và sử dụng ODA cho từng thời kỳ, phê duyệtdanh mục và nội dung chương trình, dự án ODA yêu cầu tài trợ và chương trình,dự án ODA thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, điều hành vĩmô việc quản lý, thực hiện các chương trình, dự án ODA, ban hành các văn bảnquy phạm pháp luật về việc quản lý và sử dụng ODA.
- Các cơ quan Quản lý Nhà nước về ODA, gồm có:
+ Bộ KH&ĐT: Chịu trách nhiệm chính trong việc thu hút, điều phối, quản lýODA Đàm phán, ký kết các văn kiện khung về ODA với các nhà tài trợ….;
+ Bộ tài chính: Đại diện cho “người vay” là Nhà nước hoặc Chính phủ nướcCHXHCN Việt Nam trong các điều ước quốc tế cụ thể về ODA Chịu trách nhiệmchính trong việc quản lý tài chính đối với tất cả các chương trình, dự án ODA.Đàm phán, ký kết các văn kiện về ODA với các nhà tài trợ đa phương và songphương theo sự uỷ quyền của Chủ tịch nước hoặc Thủ tướng Chính phủ….;
+ Ngân hàng Nhà nước: Phối hợp với các cơ quan liên quan chuẩn bị, đàmphán, ký kết các văn kiện về ODA với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế nhưWB, ADB, IMF theo sự uỷ quyền của Chủ tịch nước hoặc Thủ tướng Chínhphủ….;
+ Bộ ngoại giao: Chịu trách nhiệm thực hiện các thủ tục đối ngoại trong việc uỷquyền đàm phán, uỷ quyền ký kết, thông báo, phê duyệt, phê chuẩn điều ước quốctế về ODA….;
Trang 23+ Bộ tư pháp: Chịu trách nhiệm cung cấp ý kiến pháp lý đối với các điều ướcquốc tế về ODA hoặc các vấn đề pháp lý khác theo đề nghị của cơ quan được uỷquyền chủ trì đàm phán….;
+ Văn Phòng Chính phủ: Giúp Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo,chỉ đạo, điều hành thống nhất quản lý nhà nước về ODA….;
+ Các Bộ, Ngành, UBND cấp tỉnh: Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước vềODA theo vùng, lãnh thổ đối với tất cả các chưong trình, dự án ODA.
2.1.3.2 Các đơn vị thực hiện dự án.
Tất cả các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, UBND tỉnh, Thành phố trong cả nước đều lànhững đối tượng vừa là những cơ quan hoạch định chính sách về ODA, vừa thamgia trực tiếp vào quá trình quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA thông qua các Banquản lý dự án (PMU) do chính các Bộ, UBND tỉnh, Thành phố lập nên.
Việc thành lập các PMU là một trong những điều kiện tiên quyết mà phía cácnhà tài trợ yêu cầu phía Việt Nam phải thực hiện trước khi hai bên tiến hành đàmphán, ký kết khoản vay dành cho các chương trình, dự án ODA cụ thể Đứng vềphía Việt Nam, việc thành lập PMU cũng là một trong những điều kiện tất yếukhách quan, nhằm giúp cho Bộ chủ quản trực tiếp quản lý vốn, tài sản của dự ánODA.
Vai trò của các Bộ trong việc vừa quản lý Nhà nước về ODA vừa trực tiếp triểnkhai dự án ODA như: NHNN Việt Nam là Cơ quan ngang Bộ, với chức năng vừalà Cơ quan quản lý Nhà nước về ODA, vừa là Cơ quan trực tiếp triển khai một sốdự án của Ngành như: Dự án hiện đại hoá ngân hàng (WB), dự án cho vay doanhnghiệp vừa và nhỏ (JBIC), dự án tài chính nhà ở (ADB)…thông qua Cục tin họcngân hàng và Ban quản lý các dự án tín dụng quốc tế (PMU) do NHNN thành lập.Tương tự như vậy, các Bộ Tài chính, Bộ KH&ĐT, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao…
Trang 24cũng đóng vai trò vừa là Cơ quan quản lý Nhà nước về ODA, vừa là Cơ quan trựctiếp triển khai một số dự án của Ngành thông qua các PMU do chính các Bộ trênthành lập.
Tuy nhiên, do tính chất công việc của từng Bộ, Ngành…khác nhau nên mụctiêu tài trợ cho từng dự án cũng khác nhau dẫn đến chức năng, nhiệm vụ của từngPMU cũng khác nhau, chỉ giống nhau về tên gọi và các bước tiến hành 1 dự ánODA theo quy định của nhà tài trợ.
2.1.3.3 Cơ chế quản lý tài chính nguồn vốn ODA.
Trên cơ sở các hình thức cung cấp ODA như đã đề cập ở mục 2.1.1, sau khi kýHiệp định vay vốn và tiến hành giải ngân, Bộ Tài chính (đại diện Bên vay là nướcCHXHCN Việt Nam) sẽ tiến hành phân bổ nguồn vốn ODA dưới 3 hình thức cơbản sau:
- Một là: Toàn bộ số tiền vay dưới dạng 1 dự án ODA nào đó, sẽ được Ban tổchức tiến hành cấp phát ngân sách lại cho chính Chủ dự án đó thực hiện (chủ dựán là các Bộ, UBND tỉnh), thường là các dự án không có khả năng sinh lời, ví dụnhư các dự án cầu, đường, thuỷ lợi, các công trình phúc lợi…; hình thức cấp phátcó thể qua Kho bạc Nhà nước hoặc qua Quỹ hỗ trợ phát triển (để kiểm soát và giảingân).
- Hai là: Toàn bộ số tiền vay dưới dạng một dự án ODA nào đó, sẽ được Ban tổchức tiến hành cấp phát một phần dưới dạng cấp phát ngân sách và một phần chovay lại nếu dự án đó được thiết kế vừa cấp phát vừa cho vay lại Đây là dạng dự ánvay ODA hỗn hợp trong cùng một dự án Ví dụ như Dự án phát triển chè và cây ănquả của ADB, trong đó một phần để xây hạ tầng cơ sở nông thôn (cấp phát), mộtphần để bà con trồng chè vay thông qua NHNN&PTNT (vay lại) Hình thức cấpphát có thể qua Kho bạc Nhà nước hoặc qua Quỹ hỗ trợ phát triển (để kiểm soát và