0
Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Đánh giá thực trạng quản lý nguồn vốn ODA tại SGD III BIDV.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ VỐN ODA TẠI SỞ GIAO DỊCH III NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (Trang 34 -40 )

- Thứ tư, công tác theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA được quy định cụ thể và toàn diện, tiệm cận với tập quán quốc tế.

2.3 Đánh giá thực trạng quản lý nguồn vốn ODA tại SGD III BIDV.

2.3.1 Những kết quả đạt được.

Hiện nay, SGD III đang thực hiện khá tốt việc quản lý nguồn vốn ODA, việc quản lý ODA được thực hiện thông qua các văn bản qui định quy trình nghiệp vụ do

Sở ban hành đồng thời cũng căn cứ theo những quy chế, Nghị định do Chính phủ ban hành. SGD III đã đạt được những thành công cơ bản sau:

- Các bước trong quy trình quản lý ODA được SGD III thực hiện chặt chẽ từ khâu đàm phán tiếp nhận nguồn vốn cho đến khâu kiểm tra giám sát các dự án. Mỗi công đoạn đều được thực hiện theo quy trình quản lý do Ngân hàng ban hành.

- Thực hiện chức năng quản lý các dự án tín dụng quốc tế.

SGD III đã quản lý tốt Dự án TCNT I và II do WB tài trợ cho Chính phủ Việt Nam với tổng vốn vay tương đương 350 triệu USD. Từ đầu năm 2006, WB đã bắt đầu xây dựng cho Việt Nam Dự án TCNT III, tiếp tục lựa chọn BIDV làm ngân hàng mũi nhọn, thông qua SGD III, thực hiện chức năng ngân hàng bán buôn cho Dự án TCNT III. Tổngsố vốn tài trợ của dự án này là rất lớn, lên đến hơn 150 triệu USD.

- Nguồn vốn dự án được sử dụng hiệu quả, đúng mục đích.

BIDV hay trực tiếp là SGD III là đơn vị duy nhất được Chính phủ và WB giao thực hiện nghiệp vụ “Ngân hàng bán buôn” (chủ dự án) tại Việt Nam. Dự án TCNT I,II đã được triển khai đúng tiến độ, nguồn vốn Dự án được sử dụng hiệu quả và đúng mục đích, vì vậy BIDV (hay trực tiếp là SGD III) tiếp tục được lựa chọn để quản lý Dự án TCNT III.

- Thực hiện tốt nghiệp vụ ngân hàng, quản lý tốt nguồn vốn ODA, sử dụng đúng mục đích, góp phần phát triển cơ sở hạ tầng của đất nước cũng như kinh tế xã hội. Đối với nhà nước, nguồn vay nợ nước ngoài trong đó có ODA là nguồn tài chính quan trọng bổ sung cho ngân sách nhà nước, đảm bảo cho đầu tư phát triển, tăng trưởng kinh tế, đầu tư cơ sở hạ tầng, giải quyết các vấn đề về an sinh xã hội, đặc

biệt là vấn đề xóa đói giảm nghèo, tăng cường và củng cố thể chế pháp lý, pháp triển quan hệ đối tác chặt chẽ với nước ngoài.

Hoạt động của Dự án TCNT đã góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, xóa đói giảm nghèo, góp phần kích cầu phát triển sản xuất kinh doanh tại khu vực kinh tế nông thôn.

Trên phương diện thực hiện vai trò của ngân hàng đại lý, tiếp nhận các dự án ODA do các bộ ngành ủy thác, SGD III đã phát huy vai trò là đầu mối về vận động các dự án, nguồn vốn và nghiệp vụ đại lý ủy thác của toàn hệ thống. Qua đó BIDV được các bộ ngành và Chính phủ tin tưởng tiếp tục giao làm đại lý và tiếp nhận thêm nhiều dự án mới. Thông qua hoạt động ngân hàng đại lý các nguồn vốn của Chính phủ, BIDV trước hết được tiếp cận tới các tổ chức tài chính quốc tế có uy tín trên thế giới; sau nữa, có thể tìm kiếm các cơ hội hợp tác kinh doanh, tạo lập vị thế của BIDV trong cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế lớn như WB, ADB, JBIC, NIB... SGD III thực hiện rất tốt nghiệp vụ đại lý uỷ thác, quản lý tốt nguồn vốn ODA, điều này giúp cho việc sử dụng ODA đúng mục đích, góp phần phát triển cơ sở hạ tầng đất nước, đồng thời cũng đem lại những khoản lợi không nhỏ cho Ngân hàng và cũng góp phần tăng uy tín của Ngân hàng cũng như tăng uy tín của đất nước đối với các nhà tài trợ nước ngoài.

2.3.2 Những vấn đề tồn tại.

Tuy nhiên, SGD III hiện nay có một số vấn đề tồn tại sau: - Số vốn ủy thác ngày càng giảm.

Trong danh mục ODA cam kết tài trợ, các nguồn vốn/dự án lớn thường được chuyển về Ngân sách Nhà nước nên số vốn ủy thác qua kênh ngân hàng ngày càng giảm.

- Công tác rút vốn và giải ngân nguồn vốn phải trải qua nhiều công đoạn, thủ tục còn tương đối phức tạp, gây khó khăn cho người xin vay vốn. Ngoài ra vấn đề thủ tục phức tạp còn gây ra việc chậm trễ về thời gian, làm cho các dự án bị triển khai không đúng tiến độ.

- Việc thu nợ và trả nợ nước ngoài cũng gặp không ít khó khăn, tình trạng chậm chễ trong việc thu nợ, không thể trả nợ cho nhà tài trợ đúng hạn.

Đối với một số dự án SGD III được uỷ thác cho vay lại và hưởng phí theo quy định, SGD III không phải chịu trách nhiệm về việc chủ dự án không trả nợ đủ số vốn vay mà chỉ có trách nhiệm thu nợ và báo cáo lại cho cấp trên do đó không phải dự án nào cũng có thể thu và trả nợ đủ số vốn vay và đúng thời hạn. Ngoài ra, các dự án cho vay lại qua Chi nhánh, SGD III không trực tiếp thu nợ mà chỉ nhận lại số tiền mà Chi nhánh đã thu nợ được, vì vậy có tình trạng chậm chễ trong việc thu nợ tại một số Chi nhánh làm cho SGD III không thể trả nợ cho nhà tài trợ đúng hạn. Vấn đề dư nợ quá hạn đã được đề cập ở bảng 2.3.

- Vẫn còn một vài dự án mà nguồn vốn được sử dụng không thực sự hiệu quả, tốc độ giải ngân còn chậm. Một số dự án có những vấn đề phát sinh nhưng không được phát hiện kịp thời để báo cáo lại với Bộ Tài chính và nhà tài trợ, dẫn đến việc xử lý những phát sinh còn chậm chễ.

2.3.3 Nguyên nhân.

Những tồn tại trên là vì những nguyên nhân sau: * Nguyên nhân khách quan:

- Một số giới lãnh đạo của Chính phủ, của chính quyền địa phương và chủ đầu tư có quan điểm nhìn nhận chưa đúng về nguồn vốn tài trợ ODA. Do thời hạn vay dài, thời hạn ân hạn dài, lãi suất thấp, áp lực trả nợ chỉ phát sinh sau thời gian dài sau

này nên dễ tạo nên sự chủ quan trong quyết định, lựa chọn nguồn tài trợ ODA. Ngoài ra, cơ quan đàm phán trực tiếp với nhà tài trợ thường là các bộ, ngành trong Chính phủ nên chủ đầu tư chưa thấy hết tác động của những điều kiện khó khăn mà nhà tài trợ ràng buộc. Điều này thường dẫn đến vấn đề kh ông thể trả nợ đúng hạn của nhà đầu tư.

- Cơ chế vận động và sử dụng nguồn ODA quá phức tạp liên quan đến nhiều cấp bộ ngành, địa phương. Hơn nữa, điều này còn phụ thuộc vào cách thức của từng nhà tài trợ. Do vậy, một dự án đầu tư bằng nguồn vốn ODA không thành công (không tìm kiếm và vận động được nhà tài trợ, thủ tục chậm, vốn bị thất thoát, công trình vận hành và khai thác không hiệu quả) thường liên quan đến trách nhiệm nhiều cấp, nhiều bộ phận khác nhau. Do vậy, chúng ta gặp khó khăn khi muốn xác định nguyên nhân đích thực để có biện pháp tháo gỡ kịp thời.

- Các ngân hàng thương mại ngày càng nhận thức rõ về lợi ích mà các nguồn vốn đại lý ủy thác mang lại nên hiện nay không chỉ có các Ngân hàng quốc doanh mà còn có cả các Ngân hàng thương mại Chính phủ cũng tham gia cạnh tranh thị phần. - Mặc dù khung pháp lý dù đã thay đổi theo hướng đồng bộ hóa, phân cấp mạnh hơn nhưng vẫn chưa đồng bộ, nội dung phân cấp quản lý ODA thể hiện trong rất nhiều văn bản khác nhau. Việc hài hòa chính sách, thủ tục và quy trình với nhà tài trợ cũng còn chậm, khoảng cách của sự cách biệt còn lớn. Hiện tại, dù SGD III đã có những văn bản rõ ràng về những quy trình quản lý khác nhau đối với các dự án khác nhau tuy nhiên việc thực hiện quản lý vẫn phải tuân theo những quy định do Chính phủ ban hành, do đó công tác quản lý còn nhiều bất cập. Chính việc có quá nhiều văn bản hướng dẫn liên quan đến việc quản lý nguồn vốn ODA làm cho việc thực hiện quản lý gặp không ít khó khăn.

- Ngoài ra, quy định mới của Chính phủ và các Bộ ngành có sự thay đổi liên quan đến việc lựa chọn Ngân hàng phục vụ, ký đơn rút vốn và thay đổi mức phí dịch vụ cho vay lại ngân hàng được hưởng… nên Ngân hàng phải lựa chọn và cân nhắc rất kỹ khi tiếp nhận dự án/nguồn vốn mới trên tổng thể các lợi ích mà các dự án/nguồn vốn mới mang lại, đảm bảo việc BIDV phục vụ dự án hiệu quả, thu được nhiều lãi, phí về cho toàn Ngân hàng.

- Mặc dù SGD III đã thực hiện đầy đủ các quy trình quản lý dự án ODA từ khâu đàm phán tiếp nhận, rút vốn giải ngân, thu nợ trả nợ đến thanh tra giám sát các dự án nhưng không phải lúc nào cũng đạt hiệu quả cao.

- Thực hiện việc quản lý ODA là một mục tiêu chính của SGD III, và đó cũng là lí do mà SGD III được thành lập. Tuy nhiên, SGD III mới thành lập từ năm 2002 và hiện nay mới chỉ có 127 nhân viên nên quy mô hoạt động của SGD III còn chưa được như kì vọng, số dự án ODA do Sở quản lý còn chưa lớn. Hơn nữa, dù nhân viên tại SGD III đều có năng lực khá tốt nhưng do trình độ còn chưa đồng đều nên việc thực hiện quản lý các dự án còn gặp nhiều khó khăn.

CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ ĐỂ TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NGUỒN VỐNODA TẠI SGD III BIDV.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ VỐN ODA TẠI SỞ GIAO DỊCH III NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (Trang 34 -40 )

×