Những kiến nghị đối với Nhà nước.

Một phần của tài liệu Quản lý vốn ODA tại Sở giao dịch III Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 41 - 48)

- Thứ tư, công tác theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA được quy định cụ thể và toàn diện, tiệm cận với tập quán quốc tế.

3.2 Những kiến nghị đối với Nhà nước.

- Để giải quyết tình trạng phân tán, chồng chéo giữa các văn bản pháp qui như đã đề cập ở trên, việc nghiên cứu và xây dựng “Pháp lệnh vay nợ viện trợ nước ngoài” của Việt Nam là cần thiết. Pháp lệnh ra đời sẽ góp phần hợp nhất các văn bản, nâng

cao tính pháp lý đối với quá trình huy động, quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA, đặc biệt nâng cao vai trò thanh tra giám sát các chương trình/dự án ODA của các Bộ, Ngành, UBND Tỉnh và các tổ chức có liên quan, qua đó góp phần hạn chế những tiêu cực tại một số PMU.

Để khắc phục tình trạng một dự án phải có hai thủ tục; Chính phủ cần chấp nhận dự án nhà tài trợ nào được phép áp dụng thủ tục và hướng dẫn của nhà tài trợ đó. Mặc dầu đã có những nỗ lực nhất định từ phía các nhà tài trợ trong vấn đề thống nhất thủ tục, nhưng khó có thể hình thành một hệ thống thủ tục chung của các nhà tài trợ trên phạm vi toàn cầu. Do vậy, đối với các dự án ODA, Chính phủ nên hình thành qui định hệ thống thủ tục trong nước theo kiểu “khung“, các vấn đề chi tiết cho phép áp dụng thủ tục và hướng dẫn của nhà tài trợ.

- Mô hình tổ chức quản lý nợ ODA của Chính phủ cũng phải có những thay đổi. Với cơ chế phối kết hợp giữa các Bộ, Ngành như đề cập ở trên đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực quản lý nợ nước ngoài nói chung, ODA nói riêng của Việt Nam. Vì vậy, trong thời gian tới, Chính phủ cần học hỏi kinh nghiệm của các nước trong khu vực như: Thái Lan, Hàn Quốc…để tiến hành thành lập “Cơ quan quản lý nợ nước ngoài” của Việt Nam nhằm tập trung quá trình quản lý nợ nước ngoài vào một đầu mối. Việc cho ra đời một Cơ quan chuyên trách quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam sẽ góp phần giải quyết những hạn chế và tồn tại nói trên.

Chính phủ cần xây dựng hệ thống tiêu chí hợp lý, phân cấp quản lý vốn ODA. Để xây dựng được hệ thống tiêu chí này cần đánh giá lại một cách toàn diện và thống kê đầy đủ các dự án ODA đã và đang được triển khai thực hiện nhằm xác định mối quan hệ giữa mức độ hiệu quả đạt được của dự án với các tiêu chí: qui mô, trách nhiệm trả nợ, năng lực quản lý vốn ODA của địa phương, lĩnh vực đầu tư của dự án, nhà tài trợ….

Cần kêu gọi, nâng cao tính tự chủ và trách nhiệm của chủ đầu tư, thực hiện tốt các khâu của quy trình dự án lựa chọn, nhà đầu tư phải là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả sử dụng vốn. Nhà nước cũng cần thực hiện tốt công tác quản lý tài chính đối với nguồn vốn ODA.

Cần kiện toàn, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của các cơ quan quản lý Nhà nước, đặc biệt là các PMU theo hướng phân định rõ chức năng quản lý của Bộ, Ngành chủ quản với chức năng tổ chức thực hiện dự án; hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng khép kín các khâu trong quy trình thực hiện ở một Bộ, Ngành, địa phương vì tình trạng này dễ dẫn đến phát sinh tiêu cực; gắn trách nhiệm của chủ đầu tư và người đứng đầu cơ quan quản lý trong việc thực hiện dự án và có chế tài đủ mạnh để xử lý.

Phải tăng cường vai trò kiểm tra, thanh tra của Bộ chủ quản, các Bộ có chức năng quản lý và các cơ quan thanh tra, kiểm toán đối với việc thực hiện dự án và đối với hoạt động quản lý của chủ đầu tư, các PMU.

- Giải pháp tốt nhất để quản lý nguồn vốn ODA một cách có hiệu quả và chống tham nhũng là minh bạch hoá thông tin về dự án. Việc thực hiện minh bạch hoá có thể qua báo, đài hoặc internet để mọi người có thể nắm bắt được, góp phần làm cho việc quản lý vốn vay ODA có hiệu quả, tránh tình trạng thất thoát, tham nhũng. Cố gắng khắc phục nhược điểm là công tác kiểm tra giám sát còn kém với công cụ mạnh là Luật Đấu thầu mới và Luật chống tham nhũng, với những quy định giám sát chặt chẽ, chế tài rõ ràng. Thực hiện nguyên tắc gắn trách nhiệm của nhà đầu tư với dự án. Đây là giải pháp tích cực để giám sát các dự án, buộc nhà đầu tư phải cố gắng thực hiện việc quản lý dự án một cách hiệu quả. Bên cạnh Luật chống tham nhũng, Nhà nước vẫn cần phải xây dựng một cơ chế, một thể chế chặt chẽ. Chẳng hạn, để thực hiện cơ chế công khai minh bạch, Chính phủ cần phải quy định rõ thế nào là thông tin mật và không mật, để công khai cho người dân giám sát. Nếu không

có quy định này thì con số nào cũng được cho là mật, sẽ là một ngáng trở lớn cho việc công khai minh bạch.

Nhà nước cần có những quy định rõ ràng, có những khung hình phạt cho những người tham nhũng vốn ODA cũng như có thưởng xứng đáng cho những người tố cáo tình trạng tham nhũng.

- Chính phủ cũng như từng chính quyền địa phương phải hoạch định chiến lược vận động và sử dụng vốn ODA phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Do phụ thuộc khá nhiều vào các yếu tố bất định nên khó có thể dự kiến chuẩn xác (trong dài hạn) vốn ODA vận động được. Vì vậy, các chương trình, dự án dự định sẽ đầu tư bằng vốn ODA phải được sắp xếp thứ tự ưu tiên theo một số phương án với các khả năng khác nhau. Các chương trình dự án có mức ưu tiên cao cần bố trí nguồn vốn thay thế nếu không vận động được vốn ODA. Mặt khác, kinh nghiệm của Malaysia trong vấn đề này cũng rất đáng tham khảo: họ lựa chọn rất kĩ các dự án sử dụng vốn ODA và nguồn vốn vay ODA, chỉ tập trung vào các dự án qui mô lớn và tận dụng tối đa sự hỗ trợ của nhà tài trợ.

- Cần quán triệt nguyên tắc quản lý vốn ODA phải căn cứ vào kết quả và hiệu quả. Xây dựng và thực hiện qui trình kỹ thuật dự án theo hướng chuyên nghiệp hóa: từ khi xác định dự án, chuẩn bị dự án, đánh giá dự án, phê duyệt dự án, đàm phán, kí kết, đấu thầu, thi công, giám định, đánh giá sau dự án và kiểm toán, cố gắng mỗi khâu phải được đảm nhiệm bởi cơ quan chuyên trách. Ban hành hệ thống các hướng dẫn chi tiết trong từng khâu, từ đó phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của các cấp liên quan. Đặc biệt, cần có những hướng dẫn cụ thể thực hiện quá trình đánh giá dự án sau hoàn thành. Các thông tin về quá trình quản lý vốn ODA phải rõ ràng minh bạch, được thông báo đầy đủ cho nhân dân và các nhà tài trợ.

- Các bộ ngành trong Chính phủ và chính quyền các địa phương cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực của cán bộ làm công tác quản lý vốn ODA theo hướng chuyên môn hóa.

Cần tiếp tục nâng cao trình độ, năng lực của cơ quan và cán bộ thẩm định dự án ở các bộ ngành, đặc biệt là chuyên môn nghiệp vụ, pháp luật và ngoại ngữ cũng như kinh nghiệm quản lý.

KẾT LUẬN

Trên đây là những vấn đề mà em đã nghiên cứu được trong quá trình thực tập tại SGD III Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. ODA là nguồn vốn vô cùng quan trọng nên vấn đề quản lý ODA cũng rất cần thiết. Như chúng ta đã biết, trong giai đoạn gần đây đã xảy ra những vấn đề tiêu cực trong quản lý ODA vì tình hình quản lý ODA hiện nay vẫn chưa được hợp lý. Trong báo cáo này, em đã nêu lên những điều tổng quan nhất về ODA, vấn đề quản lý ODA, hoạt động của SGD III Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong lĩnh vực quản lý ODA, thực trạng quản lý ODA hiện nay cũng như những giải pháp để vấn đề quản lý ODA được hiệu quả hơn. Tình hình quản lý ODA tại SGD III Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam hiện nay là khá tốt, được các Tổ chức Tín dụng quốc tế tin cậy, tiếp tục giao quản lý nhiều dự án khác, đó là tín hiệu đáng mừng đối với việc tiếp nhận ODA Việt Nam và cũng là tấm gương về quản lý ODA đối với các cơ quan quản lý khác.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Ví dụ về một quy trình cho vay và một dự án sử dụng vốn vay. Dự án NIB đa ngành II: Tổng giá trị 30 triệu USD.

- Căn cứ vào công văn số 1259/CP-QHQT ngày 3/9/2004 của Chính phủ, thông báo phê duyệt nội dung Hiệp định và cơ chế cho vay lại Hạn mức tín dụng 30 triệu USD của NIB.

- Căn cứ vào Hiệp định vay số PIL 4/11 ký ngày 21/9/2004 giữa Bộ Tài chính thay mặt Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và NIB về việc cung cấp hạn mức tín dụng 30 triệu USD.

- Ban tổ chức uỷ quyền cho BIDV thực hiện cho vay lại. Hợp đồng uỷ quyền ký ngày 21/9/2004.

Tổng công ty Giấy Việt Nam vay lại 3.900.000 USD cho dự án “Xưởng sản xuất bột khử mực Sông Đuống”.

31/1/2007 – Kí hiệp định cho vay lại (Hiệp định Tín dụng dài hạn 01/2007/HĐTDDH).

- Thời hạn vay: 17 năm kể từ ngày giải ngân đầu tiên, có 5 năm ân hạn kể từ ngày giải ngân đầu tiên.

- Lãi suất cho vay lại trong hạn: LIBOR kỳ hạn 6 tháng + 0,85%/năm (chư bao gồm phí cho vay lại) do NIB thông báo trước kỳ tính lãi. Lãi vay được tính trên dư nợ gốc.

- Mức phí cho vay lại của Ngân hàng là 0,15%/năm trên số dư nợ. Phí thu xếp NIB là 1000 USD, Ban tổ chức trả ngay sau khi kí Hợp đồng.

Quá trình Tổng công ty Giấy Việt Nam nhận nợ: - 20/2/2007: Nhận nợ 806.500 USD.

- 5/3/2008: Nhận nợ 1.658.444 USD. - 9/4/2008: Nhận nợ 204.252 USD. - 22/12/2008: Nhận nợ 636.337 USD. Quá trình thu trả nợ:

- 20/6/2007: Số tiền lãi và phí cam kết trả cho NIB là 20.409 USD. - 20/12/2007: Số tiền lãi và phí cam kết trả cho NIB là 29.447 USD. - 20/6/2008: Số tiền lãi và phí cam kết trả cho NIB là 46.476 USD. - 19/12/2008: Số tiền lãi và phí cam kết trả cho NIB là 57.048 USD. - 19/6/2009: Số tiền lãi và phí cam kết trả cho NIB là 46.101 USD. - 21/12/2009: Số tiền lãi và phí cam kết trả cho NIB là 34.366 USD.

Một phần của tài liệu Quản lý vốn ODA tại Sở giao dịch III Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 41 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w