- Thứ tư, công tác theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA được quy định cụ thể và toàn diện, tiệm cận với tập quán quốc tế.
2.2 Thực trạng quản lý nguồn vốn ODA tại SGD III BIDV.
2.2.1 Đàm phán tiếp nhận nguồn vốn và xây dựng cơ chế triển khai nguồn vốn.
Tại bước này, NHNN kết hợp cùng SGD III BIDV đàm phán và trao đổi với các tổ chức tài chính quốc tế về việc nhận tài trợ, việc có được nhận tài trợ hay không, số tiền được tài trợ, thời hạn vay, lãi suất vay cùng với các điều kiện đi kèm để triển khai dự án (điều kiện là những điều mà nước tiếp nhận bắt buộc phải thực hiện khi triển khai dự án). Không chỉ nước được nhận tài trợ mà ngay cả các tổ chức tài trợ đều mong muốn vốn tài trợ được sử dụng một cách có hiệu quả, nên việc đàm phán là rất cần thiết. Quá trình đàm phán chính là quá trình xem xét liệu các dự án có hợp lý hay không, có thực hiện được không để sau này thuận tiện cho việc giám sát và đánh giá dự án cũng như những mục tiêu, kết quả mà dự án đề ra.
Sau khi đàm phán ký kết, Bộ tài chính sẽ thay mặt Chính phủ tiếp nhận nguồn vốn từ nhà tài trợ. Sau đó, Bộ tài chính giao và ký Hợp đồng uỷ quyền cho BIDV làm Ngân hàng phục vụ chương trình, dự án (thông qua SGD III). Tuỳ theo đặc thù của từng nguồn mà BIDV sẽ được uỷ quyền từng nghiệp vụ khác nhau:
- Đối với một số dự án nguồn Pháp, Đức, Italia, Thụy Sĩ, Nga, Hà Lan, Đài Loan…: BIDV được uỷ quyền phục vụ từ khâu rút vốn giải ngân đến thu trả nợ dự án.
- Đối với một số dự án nguồn JBIC, ADB, NIB: BIDV phục vụ việc nhận vốn, cho vay và thu nợ dự án.
- Đối với một số dự án nguồn WB, ADB, Quỹ OPEC, Thuỵ Sĩ, Pháp, Nhật (JICA): BIDV phục vụ phần rút vốn và/hoặc thanh toán chi tiêu dự án, phục vụ tài khoản.
- Đối với một số dự án nguồn NIB ngoài điện: BIDV phục vụ rút vốn, cho vay lại và thu trả nợ.
Trên cơ sở nghiên cứu Hiệp định tài trợ của các tổ chức tín dụng quốc tế, Chính phủ nước ngoài; Cơ chế cho vay lại, cơ chế quản lý sử dụng nguồn vốn nước ngoài của các Cơ quan chức năng trong nước; Các mô hình dự án; Các thông tư hướng dẫn của các Bộ, Ngành liên quan và nội dung được uỷ quyền trong Hợp đồng Uỷ quyền ký với Bộ Tài chính; Ngân hàng sẽ xây dựng cơ chế triển khai nguồn vốn phù hợp bao gồm: Quy trình phục vụ dự án; Hướng dẫn cơ chế tiếp nhận, quản lý và sử dụng vốn vay cho khách hàng, chi nhánh thực hiện.
Số dự án BIDV tiếp nhận qua các năm, được thể hiện qua bảng và đồ thị sau đây:
Bảng 2.1: Số dự án và tổng giá trị mà SGD III tiếp nhận qua các năm.
STT Năm Dự án cho vay lại Dự án phục vụ tài khoản
Tổng giá trị (triệu USD)
2 2008 172 18 3.100
3 2009 193 23 3.700
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Hình 2.1: Số dự án mà SGD III cho vay lại và phục vụ tài khoản.
150 15 172 18 193 23 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200
Dự án cho vay lại 150 172 193
Dự án phục vụ tài khoản 15 18 23
2007 2008 2009
2900 3100 3700 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 2007 2008 2009 Tổng giá trị
(Đơn vị: triệu USD) Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Như chúng ta đã thấy, các chỉ tiêu đều tăng dần qua các năm. Số dự án SGD III cho vay lại tăng từ 150 dự án vào năm 2007 lên 172 dự án vào năm 2008 và 193 dự án vào năm 2009. Số dự án phục vụ tài khoản cũng tăng qua các năm theo thứ tự 2007, 2008, 2009 là 15, 18 và 23 dự án. Tổng giá trị của những dự án này là vô cùng lớn, năm 2007 là 2.900 triệu USD, đến năm 2008 là 3.100 triệu USD và năm 2009 lên đến 3.700 triệu USD. Như đã nói ở trên, với mỗi dự án nguồn khác nhau thì SGD III được uỷ thác từng nghiệp vụ khác nhau, vì thế ta có thể thấy số dự án mà SGD III được uỷ thác cho vay lại là khá nhiều (gần 200 dự án trong năm 2009) trong khi đó số dự án SGD III được uỷ thác phục vụ tài khoản là tương đối ít (chỉ có 23 dự án vào năm 2009).
2.2.2 Rút vốn và giải ngân nguồn vốn.
Với vai trò đầu mối quản lý hoạt động dịch vụ đại lý và uỷ thác của toàn ngành, SGD III tiếp nhận uỷ quyền của các Bộ, Ngành, NHNN phục vụ dự án. Tuỳ vào địa điểm và đặc thù của dự án, SGD III sẽ trực tiếp thực hiện phục vụ tài khoản hoặc trình Ban lãnh đạo giao cho 1 Chi nhánh trong hệ thống thực hiện.
Tài khoản sẽ được mở khi dự án có nhu cầu xin vay vốn. Khách hàng là người trực tiếp lập hồ sơ xin mở tài khoản. SGD III/Chi nhánh được giao phục vụ sẽ mở TKĐB để tiếp nhận nguồn vốn của nhà tài trợ (1 dự án có thể mở nhiều TKĐB, ví dụ như Dự án nâng cấp đô thị được thực hiện ở 4 tỉnh, thành: SGD III mở 1 TKĐB tại Hà Nội, Chi nhánh tại Đà Nẵng, Cần Thơ và Hải Phòng mỗi nơi mở 1 TKĐB để thực hiện dự án nâng cấp đô thị tại từng thành phố). Khi nguồn vốn được nhà tài trợ chuyển vào TKĐB, ngân hàng sẽ thông báo cho khách hàng (chủ dự án). Căn cứ trên chi tiêu, các dự án sẽ rút vốn từ TKĐB này. Thủ tục rút vốn được thực hiện qua từng bước đã được quy định: SGD III/Chi nhánh là chủ TKĐB tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng, sau đó hồ sơ sẽ được xác nhận và chủ tài khoản chuyển tiền cho dự án. Chủ TKĐB lưu giữ chứng từ để phục vụ quá trình rút vốn bổ sung TKĐB. Hàng kỳ, Chi nhánh và SGD III sẽ lập sao kê chi tiêu của TKĐB mở tại đơn vị để báo cáo cho Bộ Tài chính, sau đó Bộ Tài chính sẽ gửi sang cho nhà tài trợ. Số dự án phục vụ tài khoản mà SGD III tiếp nhận đã tăng dần qua từng năm như sau:
- Năm 2007, có 15 dự án phục vụ tài khoản, SGD III mở 11 TKĐB, các Chi nhánh mở 17 TKĐB.
- Năm 2008, có 18 dự án phục vụ tài khoản, SGD III mở 13 TKĐB, các Chi nhánh mở 19 TKĐB.
- Năm 2009, có 23 dự án phục vụ tài khoản, SGD III mở 17 TKĐB, các Chi nhánh mở 22 TKĐB.
Bảng 2.2: Số dự án phục vụ tài khoản và số TKĐB được mở. Năm Số dự án phục vụ tài khoản Số TKĐB mà SGD III mở Số TKĐB mà Chi nhánh mở 2007 15 11 17 2008 18 13 19 2009 23 17 22 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Số dự án phục vụ tài khoản tăng dần qua các năm kèm theo đó là số TKĐB mà SGD III cũng như các Chi nhánh mở ra cũng tăng. Việc có khá nhiều TKĐB được SGD III mở ra cho thấy các nguồn vốn được tập trung khá lớn tại thủ đô Hà Nội, là nơi có tình hình kinh tế - xã hội phát triển cao. Tuy nhiên, số lượng TKĐB mà các Chi nhánh mở tại các tỉnh, thành phố khác cũng rất nhiều, điều này cho chúng ta thấy hiện nay nguồn vốn được phân bổ một cách đồng đều hơn, các dự án tại các tỉnh thành phố đã được quan tâm hơn, tạo điều kiện cho việc phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế xã hội tại các tỉnh, thành phố đó, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của cả đất nước.
2.2.2.2 Đối với các nguồn vốn/dự án cho vay lại.
* SGD III trực tiếp cho vay lại: thực hiện việc giải ngân và thu trả nợ.
Căn cứ vào thông báo giải ngân của nhà tài trợ, SGD III thực hiện giải ngân cho khách hàng, khách hàng sẽ làm thủ tục nhận nợ với SGD III, trong khi đó SGD III sẽ làm thủ tục nhận nợ với Ngân sách Nhà nước.
Trong trường hợp SGD III được uỷ quyền làm thủ tục rút vốn, SGD III thực hiện tập hợp hồ sơ dự án từ khách hàng, sau đó SGD III làm công văn trình Bộ Tài chính để Bộ Tài chính gửi hồ sơ đến nhà tài trợ chờ nhà tài trợ phê duyệt. Sau khi nhà tài trợ phê duyệt hồ sơ sẽ có thông báo về việc giải ngân và SGD III sẽ thực hiện các bước nhận nợ ở trên. Ngay sau khi nhận được thông báo kết thúc thời hạn rút vốn,
Bộ Tài chính thông báo cho SGD III về tổng số vốn nhận nợ cuối cùng của khách hàng (chủ dự án). (Ví dụ về 1 quy trình cho vay và 1 dự án sử dụng vốn vay sẽ được cung cấp ở Phụ lục 1)
Số dự án mà SGD III trực tiếp cho vay lại cũng tăng dần qua từng năm: Năm 2007 SGD III thực hiện 27 dự án, đến năm 2008 đã tăng lên 30 dự án và là 32 dự án trong năm 2009.
* Dự án cho vay qua chi nhánh.
Căn cứ vào thông báo giải ngân của nhà tài trợ, SGD III giải ngân cho Chi nhánh, sau đó Chi nhánh sẽ giải ngân lại cho khách hàng. Khách hàng sẽ làm thủ tục nhận nợ với Chi nhánh, căn cứ trên bảng nhận nợ đó của khách hàng SGD III sẽ làm thủ tục nhận nợ với Ngân sách Nhà nước.
Trường hợp được uỷ quyền làm thủ tục rút vốn, SGD III thực hiện việc tập hợp hồ sơ dự án từ Chi nhánh (Chi nhánh tập hợp hồ sơ từ khách hàng), sau đó SGD III sẽ gửi công văn trình Bộ Tài chính để Bộ tài chính gửi hồ sơ đến nhà tài trợ chờ nhà tài trợ phê duyệt. Sau khi nhà tài trợ phê duyệt hồ sơ sẽ có thông báo về việc giải ngân và SGD III sẽ thực hiện các bước giải ngân và nhận nợ như trên.
Cũng như số dự án mà SGD III trực tiếp cho vay lại, số dự án cho vay qua Chi nhánh cũng tăng dần qua các năm, số dự án tăng dần trong các năm 2007, 2008, 2009 lần lượt là 123, 142, 161 dự án.
* Tổng số dự án và doanh số SGD III và Chi nhánh cho vay và dư nợ qua các năm được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.3: Số dự án SGD III và Chi nhánh cho vay và dư nợ qua các năm.
Năm 2007 2008 2009
Số dự án cho vay qua Chi nhánh 123 142 161
Tổng doanh số cho vay (tỷ VNĐ) 812 1.314 2.782
Dư nợ (tỷ VNĐ) 5.121 6.222 8.588
Dư nợ cho vay trực tiếp (tỷ VNĐ) 4.000 4.612 6.779
Dư nợ cho vay qua Chi nhánh (tỷ VNĐ) 1.121 1.610 1.809
Dư nợ quá hạn (tỷ VNĐ) 254 403 319
Dư nợ quá hạn (%) 4,96 6,48 3,71
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Như chúng ta thấy ở bảng trên, các chỉ số đều tăng qua các năm. Số dự án mà SGD III và Chi nhánh cho vay khá lớn, vì vậy nên tổng doanh số cho vay và dư nợ cũng rất lớn. Tổng doanh số cho vay tăng rất mạnh qua các năm, năm 2007 chỉ là 812 tỷ VNĐ nhưng đến năm 2008 đã là 1.314 tỷ VNĐ và năm 2009 đã tăng gấp đôi, lên đến 2.782 tỷ VNĐ. Tổng dư nợ cũng rất lớn và tăng nhiều mỗi năm, lần lượt là 5.121, 6.222, 8.588 tỷ VNĐ vào năm 2007, 2008, 2009. Ta có thể thấy, tuy số dự án mà SGD III trực tiếp cho vay lại nhỏ hơn nhiều số dự án cho vay qua Chi nhánh nhưng số dư nợ cho vay trực tiếp lại lớn hơn nhiều lần số dư nợ cho vay qua Chi nhánh. Số dự án SGD III trực tiếp cho vay trong năm 2007, 2008, 2009 chỉ là 27, 30 và 32 dự án, ít hơn rất nhiều số dự án cho vay qua Chi nhánh là 123, 142, 161 dự án. Tuy nhiên, dư nợ cho vay trực tiếp qua các năm lại rất lớn, đó là 4.000, 4612, 6779 tỷ VNĐ tại năm 2007, 2008, 2009, chiếm tỉ trọng lần lượt là 78,1%, 74,12%, 78,93% so với tổng dư nợ các năm đó. Điều đó cho thấy, các dự án mà SGD III trực tiếp cho vay lại đều là các dự án lớn với số vốn được uỷ thác cho vay rất lớn. Ngoài ra, ta còn có thể thấy, số dự án cho vay lại tăng lên nhưng tổng doanh số cho vay và dư nợ còn tăng lên hơn nhiều lần, điều này chứng tỏ quy mô của mỗi dự án cũng tăng dần lên. Điều này càng chứng tỏ được sự tín nhiệm của các Bộ, ngành cấp trên và các Tổ chức tín dụng quốc tế đối với SGD III trong việc quản lý nguồn vốn ODA. Tuy nhiên, SGD III vẫn còn một số dự án không thể thu trả nợ đúng hạn, dù chỉ chiếm một phần rất nhỏ, đó là 4,96% năm 2007, 6,48% năm 2008 và 3,71% năm 2009.
* SGD III trực tiếp cho vay lại: thực hiện giải ngân và thu trả nợ.
Trong trường hợp SGD III trực tiếp cho vay lai, đến kì hạn, theo thông báo của nhà tài trợ, SGD III lập giấy báo nợ đến hạn thông báo về số tiền phải trả cho khách hàng. SGD III sẽ trực tiếp thực hiện việc thu nợ và trả nợ nước ngoài hoặc trả nợ quỹ tích luỹ trả nợ nước ngoài của Ban tổ chức (tuỳ từng dự án mà thực hiện việc trả nợ trực tiếp nước ngoài hoặc trả nợ thông qua quỹ tích luỹ trả nợ nước ngoài của Ban tổ chức).
Thông thường với những dự án trực tiếp cho vay lại, SGD III được hưởng phí 0,15%/dư nợ gốc, có một số dự án SGD III phục vụ mà không hưởng phí.
* Dự án cho vay qua Chi nhánh.
Trong trường hợp cho vay qua chi nhánh, đến kì hạn, nhà tài trợ sẽ thông báo nợ đến hạn cho SGD III, từ đó SGD III thông báo số tiền nợ phải trả cho Chi nhánh để Chi nhánh thu từ khách hàng. Sau đó, SGD III sẽ thực hiện việc thu nợ từ Chi nhánh và trả nợ nước ngoài hoặc trả nợ quỹ tích luỹ trả nợ nước ngoài của Ban tổ chức (tuỳ từng dự án mà thực hiện việc trả nợ trực tiếp nước ngoài hoặc trả nợ thông qua quỹ tích luỹ trả nợ nước ngoài của Ban tổ chức).
Bảng 2.4: Tổng số tiền thu trả nợ và phí mà SGD III được hưởng.
Năm 2007 2008 2009
Tổng số tiền thu trả nợ (tỷ VNĐ) 173 213 416
Tổng số phí được hưởng (tỷ VNĐ) 6,1 7,8 13,6
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp SGD III đã thực hiện khá tốt việc thu trả nợ qua các năm, qua đó phí mà SGD III được hưởng khi thực hiện việc thu trả nợ này qua các năm cũng rất cao, đóng góp
2008 và 13,6 tỷ VNĐ năm 2009. Tổng số tiền thu trả nợ cũng khá lớn, 173 tỷ VNĐ năm 2007, 213 tỷ VNĐ năm 2008 và lên đến 416 tỷ VNĐ năm 2009. Tuy nhiên, như đã nêu ở bảng 2.3 ở trên, dù SGD III đã thực hiện khá tốt việc thu trả nợ nhưng vẫn còn một số dự án không thể thu trả nợ đúng hạn, tỷ lệ dư nợ quá hạn tại các năm 2007, 2008, 2009 lần lượt là 4,96%, 6,48% và 3,71%.
2.2.4 Kiểm tra giám sát các dự án và công tác báo cáo.
Nguồn vốn sau khi đã được giải ngân đến dự án phải được giám sát để xem chúng có được sử dụng đúng mục đích hay không, có đáp ứng được nhu cầu của người vay, có đem lại lợi ích cho người sử dụng chúng hay không. Công tác giám sát dự án là công tác cuối cùng nhưng cũng hết sức quan trọng trong quy trình quản lý ODA, việc giám sát chặt chẽ sẽ hạn chế bớt tình trạng tham nhũng, tình trạng vốn ODA bị sử dụng sai mục đích… Chi nhánh phải có báo cáo định kỳ tháng, quý, năm theo những quy định trong Hiệp định, Hợp đồng cho vay lại…cho SGD III về tình hình sử dụng vốn, tình hình triển khai dự án để SGD III báo cáo lại cho Bộ Tài