Những giải pháp đối với SGD III.

Một phần của tài liệu Quản lý vốn ODA tại Sở giao dịch III Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 40 - 41)

- Thứ tư, công tác theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA được quy định cụ thể và toàn diện, tiệm cận với tập quán quốc tế.

3.1 Những giải pháp đối với SGD III.

- Xây dựng quy trình quản lý ngày càng hoàn thiện, kết hợp với quy trình quản lý do Chính phủ ban hành, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, thực hiện chặt chẽ trong từng khâu quản lý để tránh tình trạng nguồn vốn bị thất thoát, bị sử dụng sai mục đích tại các dự án tiếp nhận.

- Việc quản lý phải được có sự điều hành từ cấp lãnh đạo và phải có sự phối hợp giữa các Phòng, ban trong SGD III, điều này giúp cho hoạt động quản lý được thực hiện có hiệu quả hơn.

Cần tăng cường công tác điều hành, phân công trách nhiệm rõ ràng đối với từng phòng ban, phối kết hợp với nhau giải quyết công việc, chủ động đề xuất những giải pháp tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình hoạt động, nâng cao hiệu quả. Trong quá trình nghiên cứu, triển khai dự luôn phối hợp chặt chẽ với các Ban tại Hội sở chính.

Sự định hướng của Ban lãnh đạo BIDV, có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Ban Giám đốc SGD III, sự hỗ trợ phối hợp chặt chẽ của các Phòng trong Sở giao dịch III

SGD III cần chú trọng xây dựng tập thể vững mạnh, tăng cường tinh thần đoàn kết, phát huy nội lực các phòng, ban của Sở. Cần tăng cường năng lực công tác và khả năng phối hợp, tương trợ của các nhân viên của các phòng, ban để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

- Đào tạo, nâng cao năng lực của cán bộ tại Sở, nâng cao trình độ ngoại ngữ cũng như các kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực quản lý ODA. Tăng cường năng lực góp phần tăng cường khả năng đàm phán tiếp nhận các nguồn vốn, tăng khả năng giải quyết các công việc liên quan như rút vốn giải ngân, thu nợ trả nợ, để các công việc này được thực hiện một cách nhanh chóng, hợp lý, không gây chậm chễ đến tiến độ của dự án cũng như lịch trả nợ của quốc gia.

SGD III cần tập trung vào công tác đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ bằng những cách như: cử cán bộ đi học nước ngoài, cho cán bộ của Sở theo học các khoá đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực quản lý nguồn vốn... để ngày càng nâng cao trình độ của cán bộ nhân viên, giúp cho việc quản lý nguồn vốn ODA tại Sở ngày càng đạt hiệu quả cao.

Việc tuyển dụng được những nhân viên mới, có chất lượng cũng là điều hết sức cần thiết, làm tăng thêm nguồn nhân lực cho Sở, tăng quy mô hoạt động của Sở ngày một lớn mạnh.

- Tăng cường công tác thanh tra, giám sát các dự án tiếp nhận nguồn vốn để phát hiện kịp thời những vấn đề nảy sinh để báo cáo lại với cấp trên có biện pháp giải quyết kịp thời.

Một phần của tài liệu Quản lý vốn ODA tại Sở giao dịch III Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w