Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 73 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
73
Dung lượng
266,93 KB
Nội dung
TÓM LƯỢC 1. Tên đề tài: Tạo động lực cho người lao động tại công ty TNHH La Thành 2. Sinh viên thực hiện: Ngô Kim Thùy Lớp: K47U4 3. Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Liên 4. Thời gian nghiên cứu đề tài: 26/02/2013 - 29/04/2013 5. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty TNHH La Thành. Để thực hiện được mục tiêu nêu trên, những nhiệm vụ cụ thể được triển khai bao gồm: Một là, đưa ra một số vấn đề lý luận cơ bản về tạo động lực trong doanh nghiệp. Hai là, đánh giá thực trạng tạo động lực cho người lao động tại công ty để từ đó tìm ra ưu điểm, nhược điểm và nguyên nhân của công tác tạo động lực ở công ty. Ba là, trên cơ sở định hướng phát triển của công ty, đề xuất giải pháp để hoàn thiện tạo động lực cho người lao động. 6. Nội dung chính Ngoài phần mục lục, lời mở đầu, danh mục bảng biểu, sơ đồ hình vẽ, danh mục từ viết tắt, tài liệu tham khảo, kết luận và phụ lục, khóa luận được chia thành bốn chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu để tài Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về tạo động lực trong doanh nghiệp Chương 3: Phân tích thực trạng tạo động lực cho người lao động tại công ty TNHH La Thành Chương 4: Đề xuất giải pháp hoàn thiện tạo động lực cho người lao động tại công ty TNHH La Thành 7. Kết quả đạt được - Khóa luận: 2 quyển - Tập hợp phiếu điều tra tạo động lực cho người lao động tại công ty TNHH La Thành LỜI CẢM ƠN Khóa luận này được hoàn thành không chỉ xuất phát từ sự nỗ lực và cố gắng hết mình của bản thân em trong quá trình học tập, mà còn dựa vào sự giúp đỡ rất nhiều của Nhà trường, của các thầy, các cô, cùng ban lãnh đạo cũng như công nhân viên của công ty TNHH La Thành. Trước hết em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô Khoa Quản trị nhân lực, các thầy cô giáo thuộc bộ môn Quản trị nhân lực cùng toàn thể các thầy cô giáo trong trường Đại học Thương Mại đã tận tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em trong suốt thời gian học tập tại trường. Em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Liên đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận tình cho em trong suốt thời gian em thực hiện khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Giám đốc - Ông Mạc Kim Long cùng toàn thể người lao động, các phòng ban của công ty TNHH La Thành nói chung và Phòng hành chính nhân sự nói riêng đã cung cấp đầy đủ thông tin và tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong suốt thời gian em thực tập tại công ty, để em có thể nắm bắt được những kiến thức thực tế và hoàn thành khóa luận này. Hà Nội, ngày 29 tháng 04 năm 2015 Sinh viên Ngô Kim Thùy MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG, HÌNH Trang Bảng 3.1 : Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây 26 Bảng 3.2 : Cơ cấu lao động của công ty 27 Bảng 3.3 : Số lượng và trình độ nhân sự phòng hành chính nhân sự 28 Bảng 3.4 : Đánh giá về công tác tạo động lực của người lao động 31 Bảng 3.5 : Mức lương khoán theo ngày công 35 Hình 3.6 : Tiền lương của một số lao động 36 Hình 3.7 : Tổng kết tiền thưởng cho người lao động tại công ty năm 2013 37 Bảng 3.8 : Tỷ lệ đóng bảo hiểm tại công ty từ 2012 - 2014 39 Bảng 3.9 : Kết quả chi trả ốm đau, thai sản cho người lao động tại công ty TNHH La Thành giai đoạn 2012 – 2014 39 Bảng 3.10 : Đánh giá về tạo động lực cho NLĐ thông qua công việc 40 Bảng 3.11 : Tình hình đào tạo của công ty TNHH La Thành giai đoạn 2012 - 2014 42 Bảng 3.11 : Các nguồn thu ngân sách tạo động lực của công ty giai đoạn 2012 - 2014 45 Hình 3.1 : Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty TNHH La Thành 26 Hình 3.2 : Tổ chức phòng hành chính nhân sự 29 Hình 3.3 : Phương pháp xác định nhu cầu của người lao động 32 Hình 3.4 : Khảo sát về nhu cầu làm việc của người lao động 32 Hình 3.5 : Đánh giá về xác định nhu cầu tạo động lực 33 Hình 3.6 : Đánh giá việc tuân thủ các yêu cầu khi XD kế hoạch tạo động lực 34 Hình 3.7 : Đánh giá về các biện pháp tạo động lực bằng các công cụ tài chính 34 Hình 3.8 : Đánh giá về tạo động lực cho NLĐ thông qua môi trường làm việc 41 Hình 3.9 : Đánh giá về cơ hội đào tạo của công ty 43 Hình 3.10 : Thực trạng công tác triển khai kế hoạch và đánh giá tạo động lực 45 Hình 3.11 : Thực trạng công tác triển khai kế hoạch và đánh giá tạo động lực 46 Hộp 3.1 : Quy định về thi đua, khen thưởng lao động cuối năm 44 Hộp 3.2 : Tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc 47 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TNHH : Trách nhiệm hữu hạn NLĐ : Người lao động QTNL : Quản trị nhân lực NSDLĐ : Người sử dụng lao động CV : Công việc HCNS : Hành chính nhân sự DN : Doanh nghiệp LN : Lợi nhuận ĐGTHCV : Đánh giá thực hiện công việc BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài Mọi quản trị suy cho cùng là quản trị con người. Con người là chủ thể của mọi hoạt động và là nguồn nhân lực quyết định năng lực cạnh tranh và sự phát triển của doanh nghiệp. Con người có vai trò quan trọng quyết định đến sự thành bại của một tổ chức. Bên trong mỗi con người đều tồn tại những tiềm năng nhất định mà không phải ai cũng biết cách phát huy hết tối đa nội lực của mình. Chính vì vậy ngành quản trị nhân lực đã ra đời nhằm giúp các nhà lãnh đạo và nhà quản lý hiểu biết hơn về những mong muốn cũng như tâm lý của người lao động để từ đó giúp họ phát triển hết khả năng bản thân. Trong doanh nghiệp, nếu người lao động có động lực, được thúc đẩy và khuyến khích trong công việc sẽ giúp họ phát huy hết được khả năng của bản thân, tích cực, sáng tạo, năng cao năng suất hiệu quả trong công việc từ đó giúp doanh nghiệp phát triển, đạt được các mục tiêu đã đề ra đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Vì vậy công tác tạo động lực có vai trò vô cùng quan trọng, nhận thấy được tầm quan trọng này mà các nhà nghiên cứu, nhà quản lý đã đưa ra những học thuyết về tạo động lực cho người lao động nhằm kích thích về mặt vật chất, tinh thần cho người lao động giúp họ phát huy hết tiềm năng của bản thân và mang lại lợi ích cao nhất cho doanh nghiệp. Ở Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, quản trị nhân lực nói chung và công tác tạo động lực nói riêng đã được quan tâm nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Chưa có nhiều doanh nghiệp nhận thấy được tầm quan trọng của tạo động lực cũng như hiệu quả mà nó mang lại do vậy chưa phát huy hết được năng lực của người lao động, hiệu suất chưa cao, lợi nhuận chưa nhiều. Công ty TNHH La Thành được thành lập từ năm 1998 trong lĩnh vực thiết bị và xây dựng. Trong giai đoạn nền kinh tế khó khăn, sự cạnh trạnh gay gắt trên thị trường xây dựng thì tạo động lực để thu hút và giữ chân người lao động là vấn đề mà các doanh nghiệp nói chung và công ty TNHH La Thành nói riêng đều quan tâm. Trong quá trình thực tập tại công ty TNHH La Thành em nhận thấy công ty đã quan tâm đến tạo động lực cho người lao động nhưng công tác tạo động lực vẫn còn một số hạn chế. Cụ thể: các biện pháp tạo động lực còn chưa đa dạng, đánh giá tạo động lực chưa thực sự được chú trọng Do vậy đề tài "Tạo động lực cho người lao động tại công ty TNHH La Thành" mang tính cấp thiết, cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn. 1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài Xuất phát từ tính cấp thiết của đề tài, các dữ liệu thu thập được cũng như thực trạng tạo động lực cho người lao động tại công ty TNHH La Thành có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Việc khắc phục những hạn chế trong công tác tạo động lực cho người lao động là quan trọng và cấp bách đối với công ty. Vì vậy em lựa chọn nghiên cứu đề tài: "Tạo động lực cho người lao động tại công ty TNHH La Thành" làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng tạo động lực tại công ty TNHH La Thành, đưa ra những ưu điểm và hạn chế trong công tác tạo động lực và nguyên nhân, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác tạo động lực tại công ty. 1.3. Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình năm trước 1.3.1. Các công trình nghiên cứu đã được thực hiện về tạo động lực cho người lao động Trong thời gian qua đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến tạo động lực cho người lao động trong doanh nghiệp. Cụ thể các công trình như sau: Đề tài nghiên cứu cấp Bộ, "Tạo động lực cho các nhà quản trị trong các doanh nghiệp thương mại nhà nước" (2009) do ThS Bùi Minh Lý - Trường Đại học Thương Mại thực hiện. Trong đề tài nghiên cứu này, ThS Bùi Minh Lý đã đi sâu nghiên cứu về tạo động lực cho nhà quản trị trong doanh nghiệp thương mại nhà nước. Từ việc nghiên cứu thực trạng, đề tài đã đưa ra ra các biện pháp rất cụ thể, có tính khả thi cao về tạo động lực cho các nhà quản trị trong các doanh nghiệp thương mại nhà nước. Tuy nhiên việc tạo động lực cho các cấp nhà quản trị trong các doanh nghiệp thương mại nhà nước khác với tạo động lực cho người lao động trong các doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn. Luận văn tốt nghiệp, “Các giải pháp tạo động lực cho lực lượng bán hàng của công ty TNHH thương mại Đào Dương” (2011) của Nguyễn Thị Thanh Tâm - Trường Đại học Thương Mại. Đề tài đi sâu nghiên cứu về công tác tạo động lực cho lực lượng bán hàng tại công ty TNHH thương mại Đào Dương theo hướng bằng các biện pháp tài chính và phi tài chính. Tuy nhiên phần thực trạng và giải pháp còn mang tính lý thuyết, chưa làm bật nội dung được nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, “Các giải pháp tạo động lực cho nhân viên bán hàng tại chuỗi siêu thị Hapro trên địa bàn Hà Nội” (2010) của Nguyễn Thị Thanh Tâm - Trường Đại học Thương Mại. Đề tài đi sâu nghiên cứu về tạo động lực cho nhân viên bán hàng của chuỗi siêu thị Hapro trên địa bàn Hà Nội. Đề tài đã nêu chi tiết thực trạng của công tác tạo động lực cho nhân viên bán hàng. Tuy nhiên nhân viên bán hàng có nhiều điểm khác biệt với người lao động trong doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn. 1.3.2. Các công trình nghiên cứu về tạo động lực cho người lao động tại công ty TNHH La Thành Tại công ty TNHH La Thành chưa có công trình nghiên cứu nào về quản trị nhân lực nói chung và tạo động lực nói riêng. Như vậy đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu về vấn đề tạo động lực cho người lao động tại công ty TNHH La Thành. Hy vọng đề tài này có thể trở thành một tài liệu hữu ích cho công tác tạo động lực cho người lao động trong công ty Vì vậy, dựa trên thực tế tại công ty và tình hình các công trình nghiên cứu trong những năm gần đây về tạo động lực cho người lao động trong doanh nghiệp, em nhận thấy đề [...]... cũng như định hướng về tạo động lực ở công ty từ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty TNHH La Thành 1.5 Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Khóa luận nghiên cứu về tạo động lực cho người lao động tại công ty TNHH La Thành Về thời gian: Khóa luận tập trung nghiên cứu các dữ liệu về tạo động lực cho người lao động tại công ty TNHH La Thành trong khoảng thời... lực cho người lao động trong doanh nghiệp Chương 3: Phân tích thực trạng tạo động lực lực cho người lao động tại công ty TNHH La Thành Chương 4: Đề xuất giải pháp tạo động lực lực cho người lao động tại công ty TNHH La Thành CHƯƠNG 2: TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 2.1 Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản liên quan trực tiếp đến tạo động lực. .. vấn đề lý luận cơ bản về tạo động lực cho người lao động như một số khái niệm, định nghĩa liên quan đến tạo động lực; nội dung tạo động lực cho người lao động và các nhân tố ảnh hưởng đến tạo động lực cho người lao động trong doanh nghiệp Thứ hai, nghiên cứu thực trạng về đề tài để làm rõ ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân về tạo động lực cho người lao động tại công ty TNHH La Thành Thứ ba, xuất phát từ... Thúy Hương 2.1.3.2 Tạo động lực cho người lao động Một số khái niệm về tạo động lực cho người lao động: Theo Bùi Anh Tuấn, Phạm Thúy Hương (2011): "Tạo động lực được hiểu là hệ thống các chính sách, biện pháp, thủ thuật quản lý tác động đến người lao động nhằm làm cho người lao động có động lực trong công việc." [10, tr87] Từ khái niệm này, có thể thấy tạo động lực cho người lao động vừa là mục tiêu,... của người lao động Nếu nhận thức và năng lực của người lao động cao thì quá trình tạo động lực phải làm cho người lao động cảm thấy hứng thú, kích thích khả năng sáng tạo của người lao động, không những thỏa mãn những nhu cầu cơ bản mà còn phải thỏa mãn những nhu cầu cấp cao của người lao động Ngược lại nếu nhận thức và năng lực của người lao động thấp thì quá trình tạo động lực phải giúp người lao động. .. kế hoạch tạo động lực cho người lao động 2.3.2.1 Xác định mục tiêu tạo động lực Kế hoạch tạo động lực cho người lao động trong doanh nghiệp hướng tới các mục tiêu sau: • Thúc đẩy, khuyến khích người lao động làm việc tự giác, chủ động thông qua việc tạo ra một môi trường làm việc có quy định trách nhiệm quyền hạn rõ ràng và công khai • Thu hút và giữ chân người lao động, làm cho người lao động gắn...tài Tạo động lực cho người lao động tạo công ty TNHH La Thành là mới, cần thiết và không bị trùng lặp 1.4 Các mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu chung của đề tài là nghiên cứu thực trạng về tạo động lực cho người lao động tại công ty TNHH La Thành từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác tạo động lực tại công ty Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, những... cấp cao hơn từ đó kích thích quá trình lao động của họ CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH LA THÀNH 3.1 Đánh giá tổng quan tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH La Thành 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Tên công ty: Công ty TNHH thiết bị và xây dựng La Thành Địa chỉ: Lô 49, Khu Công nghiệp Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội... sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Nói cách khác, người lao động có vai trò vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp "Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động. " Khái niệm người lao động này được quy định rõ ràng tại Điều 6, Bộ Luật lao động 2013 Theo khái niệm này, có thể thấy người lao động là người nằm trong độ tuổi lao động, có... lương, tiền công về bản thân nó chưa phải là động lực Tiền lương, tiền công quá thấp không đủ để người lao động tái sản xuất sức lao động, không đủ để họ lo toan cho con cái họ thì tiền công, tiền lương không thể trở thành động lực cho người lao động đựơc, thậm trí nó còn có tác dụng phản nghịch Tiền công, tiền lương chỉ trở thành động lực khi nó đáp ứng đủ nhu cầu vật chất cho người lao động, tạo cho họ . Phân tích thực trạng tạo động lực lực cho người lao động tại công ty TNHH La Thành Chương 4: Đề xuất giải pháp tạo động lực lực cho người lao động tại công ty TNHH La Thành CHƯƠNG 2: TÓM LƯỢC. tạo động lực cho người lao động như một số khái niệm, định nghĩa liên quan đến tạo động lực; nội dung tạo động lực cho người lao động và các nhân tố ảnh hưởng đến tạo động lực cho người lao động. về vấn đề tạo động lực cho người lao động tại công ty TNHH La Thành. Hy vọng đề tài này có thể trở thành một tài liệu hữu ích cho công tác tạo động lực cho người lao động trong công ty Vì vậy,