1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN MÔN HỌC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI Quản lý chất thải nguy hại ngành Dệt nhuộm

88 2,2K 38

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 2,5 MB

Nội dung

Loại thuốc nhuộm sử dụng phụ thuộc vào loại vải, sợi vải và các đặc tính cần có của sản phẩm như: độ bền màu, độ bền với ánh sáng, bền nhiệt… Quá trình nàycũng sử dụng chất phân tán, sun

Trang 1

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGÀNH DỆT NHUỘM 3

1.1 Tổng quan 3

1.2 Quy trình sản xuất 4

1.2.1 Sản xuất sợi 6

1.2.2 Dệt vải 7

1.2.3 Xử lý vải 8

1.2.4 Làm bóng vải 9

1.2.5 Nhuộm, in hoa 9

1.2.6 Hoàn thiện sản phẩm 13

1.3 Thuốc nhuộm 13

1.3.1 Phân loại thuốc nhuộm theo Cấu tạo hóa học 14

1.3.2 Phân loại thuốc nhuộm theo Phân lớp kỹ thuật 15

CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA NGÀNH DỆT NHUỘM ĐẾN MÔI TRƯỜNG 21

2.1 Các vấn đề môi trường phát sinh từ ngành dệt nhuộm 22

2.1.1 Nước thải 22

2.1.2 Khí thải 25

2.1.3 Nhiệt và tiếng ồn 27

Ô nhiễm nhiệt 27

Ô nhiễm tiếng ồn 28

2.1.4 Chất thải rắn 28

2.2 Chất thải nguy hại ngành dệt nhuộm 29

2.2.1 Chất thải nguy hại là gì? 29

2.2.2 Phân loại chất thải nguy hại 29

CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI 34

3.1 Hệ thống quản lý chất thải nguy hại 34

3.1.1 Hệ thống quản lý hành chính chất thải nguy hại 35

3.1.2 Hệ thống quản lý kỹ thuật chất thải nguy hại 35

3.2 Những vấn đề còn tồn tại trong quản lý chất thải nguy hại ngành dệt nhuộm 37

3.3 Một số giải pháp quản lý hệ thống chất thải nguy hại ngành dệt nhuộm 38

3.4 Biện pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa ô nhiễm môi trường ngành dệt nhuộm 39

3.4.1 Khống chế ô nhiễm do chất thải rắn và chất thải nguy hại 39

Chất thải rắn sinh hoạt 39

Chất thải nguy hại 39

3.4.2 Giảm thiểu tác động gây ô nhiễm môi trường không khí 40

Khống chế bụi bông trong công đoạn dệt 40

Đối với bụi từ việc vận chuyển và xúc bốc, lưu trữ nguyên liệu, sản phẩm 40

Giảm thiểu khí thải phát sinh từ dây chuyền sản xuất 40

Giảm thiểu bụi, khí thải do đốt nhiên liệu vận hành lò hơi 41

3.4.3 Giảm thiểu tác động gây ô nhiễm môi trường nước 42

Các thông số khảo sát và phương pháp lấy mẫu 42

Trang 2

3.5 Chi tiết quá trình loại bỏ độ màu trong nước thải 42

Các quá trình như quá trình sinh học, hoá học hoặc quang hoá học khử các hợp chất thuốc nhuộm, kết quả của các quá trình này là thuốc nhuộm mất màu 43

CHƯƠNG 4: CASE STUDY 62

4.1 Thông tin nhà máy: 62

4.2 Công nghệ sản xuất: 62

Quy trình quấn sợi từ bông vải 63

4.3 Thuyết minh quy trình: 63

Quy trình dệt vải (có nhuộm) từ sợi vải 65

4.4 Nguồn gốc phát sinh khí thải nguy hại và hướng khắc phục 69

4.4.1 Khí thải phát sinh từ dây chuyền công nghệ sản xuất 69

4.4.2 Khí thải từ dây chuyền công nghệ 69

4.4.3 Tác động của các chất ô nhiễm không khí 70

4.4.4 Hướng giải quyết 70

Khống chế bụi bông trong công đoạn dệt 70

Đối với bụi từ việc vận chuyển và xúc bốc, lưu trữ nguyên liệu, sản phẩm 72

Giảm thiểu khí thải phát sinh từ dây chuyền sản xuất 72

4.5 Nguồn gốc phát sinh Nước thải nguy hại và hướng khắc phục 73

4.5.1 Nước thải sinh hoạt 73

4.5.2 Nước thải sản xuất 74

4.5.3 Tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải 75

4.5.4 Hướng giải quyết, khắc phục 76

Nước thải sinh hoạt 76

Nước thải sản xuất 78

4.6 Nguồn gốc phát sinh Chất thải rắn, chất thải nguy hại và hướng khắc phục. 83

4.6.1 Chất thải rắn sinh hoạt 83

4.6.2 Chất thải rắn sản xuất 84

4.6.3 Chất thải nguy hại 85

4.6.4 Hướng giải quyết, khắc phục 87

Chất thải rắn sinh hoạt 87

Chất thải rắn sản xuất 87

Chất thải nguy hại 87

TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

Trang 3

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGÀNH DỆT NHUỘM 1.1 Tổng quan

Ngành dệt nhuộm ở Việt Nam đã phát triển và tồn tại lâu đời Từ thời phongkiến, Việt Nam đã có nhiều làng nghệ dệt nhuộm nổi tiếng: Vạn Phúc (Hà Tây), TriềuKhúc (Hà Nội), làng Mẹo (Thái Bình)… Tuy nhiên dệt nhuộm chính thức được coi làmột ngành công nghiệp từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2 với sự phát triển nhanhchóng về hình thức và quy mô Các doanh nghiệp dệt may được thành lập với máymóc sản xuất hiện đại của châu Âu: nhà máy dệt Nam Định, dệt Vĩnh Phú, công tymay Thăng Long, công ty may Nhà Bè, Hòa Bình, Việt Tiến, nhà máy dệt Phong Phú,Việt Thắng, Thành Công… Từ năm 1976, ngành dệt may bắt đầu xuất khẩu sang thịtrường các nước Đông Âu: Liên Xô, Hungari, Tiệp Khắc, Đông Đức… Ngành côngnghiệp dệt may Việt Nam đã phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây và trởthành một hoạt động sản xuất công nghiệp quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.Năm 2004, toàn ngành sử dụng 2,1 triệu lao động, chiếm 4,7% trong tổng số lao động

cả nước Trong những năm gần đây ngành dệt may Việt Nam là ngành có tốc độ tăngtrưởng cao Năm 2001 giá trị kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm dệt may chỉ đạt 1,97

tỉ USD thì năm 2009 đã tăng lên 9,1 tỉ USD, dự kiến năm 2010 vượt trên 10 tỷ USD

(Nguồn: Hiệp hội dệt may Việt Nam)

Bảng 1.1: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam

Kim ngạch xuất khẩu

Trang 4

thành các nhà máy độc lập, mà nằm chung trong một công ty Khi nói đến nền côngnghiệp Dệt tức là nói đến tất cả các ngành kéo sợi, dệt và nhuộm Vì thế chất thải rắn,nước thải từ các nhà máy Dệt nhuộm nhiều và thành phần phức tạp Những năm gầnđây, ô nhiễm môi trường phát sinh từ ngành Dệt nhuộm đang ở mức báo động, đòi hỏicác cơ quan quản lý có những biện pháp quản lý hiệu quả.

1.2 Quy trình sản xuất

Dệt nhuộm là ngành công nghiệp bao gồm nhiều công đoạn sản xuất Tuỳ từngloại sản phẩm vải mà quy trình sản xuất được áp dụng khác nhau Thông thường côngnghệ dệt nhuộm gồm 4 quá trình cơ bản:

- Sản xuất sợi

- Dệt vải

- Xử lý hoá học vải

- Nhuộm, in hoa

Trang 5

Làm bóng

Nhuộm,

in hoa

Hoàn thiện sản phẩm

G iặt

Trang 6

1.2.1 Sản xuất sợi

Nguyên liệu thường được đóng dưới dạng các kiện bông, len thô (xơ) chứa cácsợi có kích thước khác nhau cùng với các tạp chất tự nhiên như bụi, đất, hạt… Nguyênliệu thô được đánh tung, làm sạch, sạch nhằm loại bỏ các tạp chất như cát, bụi và vỏcây Tùy theo yêu cầu sản phẩm, xơ được pha trộn theo tỷ lệ và kéo dài dưới dạng cúisợi để các xơ gần như là song song mà không xoắn vào nhau Quá trình pha trộn đượctiếp tục bằng cách kết hợp các cuộn cúi và xe mảnh, được gọi là kéo duỗi Việc loại

bỏ các xơ sợi quá ngắn và đảm bảo chắc chắn rằng xơ sợi trong con cúi đều nằm tronggiới hạn chiều dài nhất định được gọi là chải thô Công đoạn chải kỹ sẽ tiếp tục làmcác sợi song song với nhau và lặp lại cho đến khi không có hoặc còn rất ít sợi bị quấnvào nhau Lúc này, xơ sợi có đủ độ bền được xe lại tạo ra sợi thành phẩm

Hình 1.2: Sơ đồ quá trình sản xuất sợi

Trang 7

Các sợi thành phẩm được chuyển qua quá trình Hồ sợi Đây là quá trình sử

dụng hồ tinh bột và tinh bột biến tính để tạo màng hồ bao quanh sợi, tăng độ bền, độ trơn và độ bóng của sợi để tiến hành dệt vải Ngoài ra còn sử dụng các loại hồ nhân tạo như polyvinylalcol PVA, polyacrylat…

1.2.2 Dệt vải

Dệt vải là sự kết hợp sợi ngang với sợi dọc để thành tấm vải Hiện nay quá trìnhdệt vải được tiến hành bằng máy móc là chủ yếu Các loại vải được sản xuất gồm: vảidệt thoi, vải dệt kim và vải không dệt Mỗi loại vải khác nhau thì quá trình sản xuấtcũng khác nhau

a) Vải dệt thoi

Vải dệt thoi được tạo thành từ sợi dọc và sợi ngang Sợi được căng theo chiềudài của vải được gọi là sợi dọc, và các sợi vắt theo khổ vải được gọi là sợi ngang.Các sợi dọc phải đủ bền để chịu được sức căng đáng kể trong quá trình dệt Nếusợi dọc đủ bền, có thể dùng các loại sợi kém hơn để làm sợi ngang vì chúng sẽ đanxen kết hợp với nhau nhờ các sợi dọc trên vải

Để tránh sợi dọc bị đứt gãy trong quá trình dệt, người ta tăng cường độ bềnbằng cách phủ một lớp hồ mỏng và sau đó sấy khô Hồ tinh bột chủ yếu được dùngcho loại vải cotton, còn loại hồ có chứa polymer tổng hợp được dùng cho sợi tổnghợp Để đảm bảo độ bền và chắc của vải, kết hợp với độ co giãn nhất định, cần phải

có sự kết hợp các sợi dọc và ngang một cách phù hợp Việc dệt này được hoàn thànhtrên thiết bị gọi là khung dệt

b) Vải dệt kim

Dệt kim được tiến hành bằng tay hoặc máy Các hàng mũi đan được hình thànhsao mỗi hàng sau lại nối tiếp với hàng trước nó Trong máy dệt kim, có một loạt cáckim được sắp cách đều nhau với khoảng cách tỉ lệ với kích thước mắt sợi cần dệt.Quanh mỗi kim là một vòng sợi để hình thành mắt sợi trong quá trình dệt Sợiđược dẫn theo từng kim (hoặc ngược lại) và sự di chuyển của cả kim và sợi diễn ratheo cách thức một mắt sợi sẽ được tạo thành từ vòng sợi và để lại một vòng sợimới quanh mũi kim Quá trình này cứ thế lặp đi lặp lại Các mũi kim đặt cạnh nhau

và thao tác như trên sẽ diễn ra lần lượt với từng mũi kim Sau mỗi lượt dệt, mộthàng mắt sợi được hình thành

c) Vải không dệt

Vải không dệt có thể dễ dàng sản xuất, nhanh và rẻ, và mang lại sự hài lòng củangười tiêu dùng Vải không dệt là sự pha trộn của nhiều loại xơ Một trong các loại xơđược phân bố đồng đều trong hỗn hợp đó là một loại xơ đặc biệt, có khả năng trởthành xơ dính tại bất kỳ công đoạn gia công phù hợp nào, từ đó đóng vai trò như một

Trang 8

chất kết dính Lúc đó, hỗn hợp xơ sẽ tạo thành một lớp hoặc mạng tương đối dày cóchiều rộng phù hợp với chiều rộng của tấm vải thành phẩm Tại công đoạn cuối cùng,lớp xơ sợi sẽ được ép nóng, để loại xơ đặc biệt chứa trong đó tan chảy từng phần vàdính kết các xơ lại với nhau Khi áp lực không còn nữa, các xơ của vải không dệt sẽgắn chặt với nhau nhờ liên kết này.

Lượng phát thải sinh ra trong giai đoạn sản xuất vải chủ yếu là ở khâu hồ sợi.Dịch hồ đã sử dụng chứa hoá chất hồ dư bị thải ra ngay sau khi sử dụng hoặc sau mộtvài lần tuần hoàn Lượng chất thải sinh ra trong các công đoạn khác của quá trình sảnxuất vải trong thực tế hầu như không đáng kể

1.2.3 Xử lý vải

Vải sau khi dệt đang ở dạng thô được gọi là vải mộc Vải này khi sờ vào cócảm giác thô ráp và còn chứa tạp chất từ xơ tự nhiên hoặc do quá trình sản xuấtvải Quá trình xử lý vải được thực hiện để cải thiện hình thức đáp ứng nhu cầu tiêudùng

a) Giũ hồ

Công đoạn giũ hồ nhằm loại bỏ các chất hồ Tùy theo loại hồ, việc giũ hồ có thểđược thực hiện bằng nước, bằng emzym ở nhiệt độ cao, bằng hóa chất (xút) Quy trìnhgiũ hồ cũng phần nào loại bỏ được các tạp chất lẫn trong vải

b) Nấu vải

Quá trình nấu vải được thực hiện ở áp suất, nhiệt độ cao (2 - 3at, 120 - 1300C)trong dung dịch hỗn hợp gồm NaOH, Na2CO3, chất phụ trợ để tách loại phần hồ cònbám lại trên sợi và các tạp chất thiên nhiên có trong sợi (như pectin, hợp chất chứanitơ, axit hữu cơ, dầu, sáp…) đồng thời làm tăng độ mao dẫn, độ ngấm của vải và tăngkhả năng bắt màu thuốc nhuộm của vải Vì thế, nước thải từ quá trình nấu có độ kiềmcao, chứa dầu mỡ, chất tẩy rửa, và một lượng lớn hồ tinh bột

Trước khi nhuộm, vải cần được làm sạch bề mặt, loại bỏ những chất bẩn Trongquá trình này, một số loại hồ vải và các chất kết dính tự nhiên được sử dụng làm chất

hồ chính trên bề mặt vật liệu Tuy nhiên, sự kéo căng bề mặt vải với tốc độ cao củanhững máy dệt đã tạo ra những loại chất như PVA (polyvinyl alcohol) PVA là mộtchất khó phân huỷ vì là một polymer mạch dài, do vậy rất khó tách ra khỏi nước thải.Trong quá trình này cũng sử dụng các chất hoá học như những tác nhân hoạtđộng bề mặt, tác nhân oxy hoá hồ vải, NaOH, H2O2, NaOCl, axit axetic và những chấtphụ gia khác Vì vậy, quá trình này thường tạo ra các chất hoá học khó phân huỷ vớinồng độ cao trong nước thải

c) Tẩy trắng

Mục đích của công đoạn này là làm cho vải sạch vết dầu, mỡ, làm cho vải có độtrắng theo yêu cầu Các chất tẩy thường là nước Javen (natri hypoclorit NaClO,

Trang 9

natriclorit NaClO2), dung dịch Clo, hydropeoxit (H2O2), cùng với các chất phụ trợ.Nước thải từ quá trình tẩy chứa kiềm dư, chất tẩy rửa Ngoài ra nước thải còn có mộthàm lượng các chất halogen hữu cơ nếu sử dụng các hợp chất tẩy chứa Clo Các chấtnày có khả năng gây ung thư và đang được khuyến cáo hạn chế sử dụng.

1.2.4 Làm bóng vải

Công đoạn này làm cho sợi vải trương nở, tăng khả năng thấm nước, tăng khảnăng bắt màu bắt màu thuốc nhuộm, sợi bóng hơn Thông thường sử dụng dung dịchNaOH có nồng độ từ 280 - 300g/l ở nhiệt độ thấp để làm bóng vải (vải nhân tạo khôngcần làm bóng) Quá trình này tạo ra những sản phẩm có độ bóng cao Thường áp dụngđối với loại vải cotton hoặc vải lụa tơ tằm Quá trình ngâm kiềm sử dụng lượng lớnNaOH, độ kiềm của nước thải có giá trị pH lên tới khoảng 14, do vậy nước thải cầnphải được trung hoà trước khi thải ra môi trường tiếp nhận

1.2.5 Nhuộm, in hoa

a) Nhuộm vải

Đây là quá trình sử dụng các loại thuốc nhuộm tạo màu cho vải Sợi vải được xử

lý bằng thuốc nhuộm, dung dịch các phụ gia hữu cơ để tăng khả năng gắn màu

Thuốc nhuộm có thể là phân tán, hoàn nguyên hoặc những loại khác Để nhuộmvải người ta thường sử dụng các loại thuốc nhuộm tổng hợp cùng nhiều hoá chất trợkhác để tạo điều kiện cho sự bắt màu của của thuốc nhuộm Phần hoá chất và thuốcnhuộm không gắn vào vải đi vào nước thải gây ra độ màu và tải lượng COD cao.Hầu hết các loại thuốc nhuộm đều là dạng anionic và các loại sợi bông cũng làdạng anionic Vì vậy, để cho thuốc nhuộm bắt màu vào sợi vải cần phải sử dụng đếnmột lượng lớn muối (NaCl, Na2SO4), các chất cầm màu syntephix, tinofix… Dư lượngcủa tất cả các chất này đều đổ vào nước thải gây ô nhiễm trầm trọng nước thải dệtnhuộm Loại thuốc nhuộm sử dụng phụ thuộc vào loại vải, sợi vải và các đặc tính cần

có của sản phẩm như: độ bền màu, độ bền với ánh sáng, bền nhiệt… Quá trình nàycũng sử dụng chất phân tán, sunfua, indanthren hay napton theo yêu cầu sản phẩm vànguyên liệu vải Do vậy nước thải có thành phần các chất với nồng độ và độ màu cao.Quá trình nhuộm được thưc hiện để phân bố đều ánh sắc trên mặt vải, trong đóxảy ra sự khuếch tán của phân tử thuốc nhuộm vào bên trong sợi vải để tạo chovải màu sắc mong muốn Mục tiêu của quá trình nhuộm là làm cho các phân tửchất nhuộm gắn chặt vào sợi vải

Có thể thực hiện nhuộm liên tục hoặc theo mẻ Trong cả hai trường hợp, thuốcnhuộm dần khuếch tán vào trong sợi vải Có các phương pháp đưa thuốcnhuộm vào trong hoặc lên trên sợi vải như sau:

- Nhuộm tận trích: khuếch tán thuốc nhuộm đã hoà tan vào sợi vải

- Nhuộm pigment: phủ thuốc nhuộm không hoà tan lên bề mặt sợi vải

Trang 10

- Nhuộm khối và nhuộm gel: thâm nhập thuốc nhuộm trong quá trình sản xuất sợi.Mức độ gắn màu lên vải khi nhuộm thay đổi tuỳ theo loại thuốc nhuộm vàloại vải được nhuộm Nồng độ thuốc nhuộm trong nước thải cũng thay đổi tươngứng Độ tận trích của một số loại thuốc nhuộm được đưa ra trong bảng sau:

Bảng 1.3: Độ tận trích một số loại thuốc nhuộm

Nhóm thuốc nhuộm Loại vải Độ tận trích Lượng có trong

nước thải

Xử lý trước in

Xử lý vải một cách thích hợp trước khi in là một bước rất quan trọng để inthành công Điều cần thiết là phải ổn định khuôn vải Để đạt được điều này cầnloại bỏ độ căng sinh ra trong quá trình dệt, ổn định cấu trúc dệt và làm thẳng cácsợi dọc, sợi ngang theo hướng sợi Việc ổn định kích thước và chống nhăn đòi hỏivải phải được định hình trên thiết bị định hình

Để tăng độ đàn hồi của vải, vải cần được xử lý bằng dung dịch có chứa 2 3% natri cacbonat trong vòng 15 - 20 phút ở nhiệt độ sôi Quá trình này sẽ làm cho

-bề mặt vải sạch nhờ sức nước Sau khi được xử lý kiềm, vải được axit hoá bằngaxit axetic, giặt và sấy khô

Trang 11

In

Vải được in bằng quy trình in lưới phẳng trên bàn in, hoặc in lưới quay Phươngpháp in phổ biến nhất là in lưới Với phương pháp này, vải được đặt phẳng theokhổ rộng trên những bàn dài dọc theo chiều dài của phòng in Lưới in được đặt trênbàn Hồ in có màu phù hợp được ép qua mắt lưới lên vải hoặc dùng bàn chải haysúng phun Sau đó lưới được nâng lên và được đặt vào vị trí có mẫu hoa văn tương

tự tiếp theo và quá trình này được lặp đi lặp lại cho đến cuối tấm vải Bàn in đôi khi

có thể được làm nóng bằng thiết bị gia nhiệt Có hai hình thức in:

- In bằng thuốc nhuộm: sử dụng các loại thuốc nhuộm khác nhau

- In pigment: sử dụng các chất màu pigment

Sự khác biệt chính giữa in bằng thuốc nhuộm và in pigment là các chất màupigment không có ái lực với sợi vải trong khi thuốc nhuộm thì ngược lại Các chất trợcần thiết cho in pigment cần phải có tác dụng giúp cố định các chất màu lên vải; cácchất này sẽ lưu lại trên sợi vải và tạo ra độ bền màu Trong trường hợp in bằng thuốcnhuộm, các chất trợ in sẽ bị loại bỏ khi giặt lần cuối Các chất trợ trong quá trình inbằng thuốc nhuộm gồm:

- Hồ: các hợp chất dạng bột hoặc hạt có đặc tính trương nở đặc biệt trong nước và tạocho dung dịch có độ sệt ổn định và có thể in được Hồ in thường chứa 40 - 70% chấthồ

- Các chất trợ gắn màu (ưa nước): các chất này làm tăng tính tan của thuốc nhuộmtrong quá trình gắn màu Trong một số trường hợp khác, chúng còn có tác dụng làmsợi trương nở Ure là chất có đặc tính rất ưa nước nên được sử dụng rộng rãi khi inbằng thuốc nhuộm

- Chất phân tán: có tác dụng hoà tan thuốc nhuộm khi chuẩn bị hồ in Nhiều dung môihữu cơ phân cực được sử dụng vì mục đích này, ví dụ như ethanol, glycol etylen,diglycol etylen, butyl diglycol, glyxerin và thiodiglycol Các loại thuốc nhuộm phântán thường đã có sẵn các chất phân tán trong thành phần và vì thế không cần thiết phảiđưa thêm vào hồ in

- Chất chống tạo bọt: ngăn ngừa sự tạo bọt trong khi pha chế hồ in và cả trong quátrình in Các chất có thể được sử dụng cho mục đích này bao gồm: dầu silicon, estehữu cơ và vô cơ, và các hydrocacbon béo

- Axit: các axit như axit citric hay sunphat amoni được sử dụng để tạo ra môi trườngaxit nhẹ cho hồ in khi in bằng các thuốc nhuộm cation và thuốc nhuộm phân tán

- Các chất oxy hoá: được bổ sung để ngăn các ảnh hưởng có hại gây ra do phản ứnghoá học của thuốc nhuộm với các chất hồ tự nhiên, và với chính vật liệu vải, qua đóthúc đẩy để quá trình in ổn định và không xảy ra sự cố Sunphat M-nitrobenzene natriđược sử dụng kết hợp các chất hồ tự nhiên khi in trực tiếp bằng thuốc nhuộm phân tán

Trang 12

trên các sợi vải polyester Clorat natri đôi khi được sử dụng để ngăn sự phân huỷthuốc nhuộm bằng phản ứng khử khi in bằng thuốc nhuộm phân tán.

- Chất kết dính trong in: được sử dụng để gắn vải lên chăn in đảm bảo cho vải không

xô lệch trong suốt quá trình in Các chất kết dính tan trong nước được sử dụng phổbiến nhất, bao gồm các chất làm từ các sản phẩm tự nhiên như: tinh bột đã phân huỷ,các dẫn xuất của tinh bột, các chất keo thực vật cũng như các chất có nguồn gốc tổnghợp như polyvinyl alcohol và polyvinyl caprolactum (C5H10CONH) Các chất kết dínhkhông tan bao gồm các chất nhựa dẻo nóng, đây là các chất polyme nền acrilat tantrong nước và có nhiệt độ hoá mềm là 50 - 80oC

- Chất khử: chất khử được sử dụng để làm sạch vải bằng phản ứng khử và tăng cườnghiệu quả của chất giặt Dithionite natri (Na2S2O2) được sử dụng cho hàng polyesterđược in bằng thuốc nhuộm phân tán Đây là một chất khử mạnh có độ bền hạn chế khitiếp xúc với khí oxy trong khí quyển

Các chất trợ cho quy trình in pigment gồm:

- Hồ: các chất hồ được sử dụng phổ biến nhất trong in pigment là các chất lỏng, dễ tạothành polyme tổng hợp trong dầu khoáng Chúng có thể là các dạng nước được trunghoà hoàn toàn bằng amoniac với hàm lượng rắn 25%, hoặc có thể ở dạng khan đượctrung hoà một phần với hàm lượng rắn 60% Các sản phẩm chất rắn dạng hạt khôngchứa dung môi đang ngày càng có tầm quan trọng lớn hơn vì chúng có thể đảm bảocho một quá trình in không sinh ra chất thải

- Chất tạo màng: các chất polyme có tác dụng tạo nên lớp màng không màu và trongsuốt trên chất màu pigment và tạo ra độ dính vật lý cho các chất nền, và nhờ đó bảo

vệ được các chất màu pigment trước sự ăn mòn cơ học Các chất tạo màng hiện có làcác chất phân tán dạng lỏng của các polymer (chủ yếu có gốc este acrylic, butadien,vinyl acetate) với hàm lượng chất rắn 40 - 50%

- Chất gắn màu: sử dụng để nâng cao độ bền ướt, thường không phù hợp với các loại

xơ sợi trơn như polyester Các sản phẩm trùng ngưng của melamine formaldehyde đãete hoá với methanol được xem là một chất gắn màu thích hợp Tuy nhiên, các chấtnày cũng là nguồn phát sinh formaldehyde chính của các loại vải được in pigment

- Hồ mềm: các chất này gồm có 2 loại – silicon và este axit béo Các chất làm mềmnhư dioctyl phthalate và este axit béo làm cho màng kết dính linh động hơn và do vậyvải có cảm giác mềm mại hơn

- Chất nhũ hoá: khi in pigment không có dung môi, nhiệm vụ chính của các chất nhũhoá là ngăn chặn sự kết tụ của chất màu pigment, làm tắc lưới lọc và phân tách cácthành phần của hồ in Các ete aryl và polyglycol alkyl là các chất thích hợp để manglại một quá trình in pigment ổn định

Sấy

Trang 13

Công đoạn sấy được thực hiện nhằm ngăn hiện tượng nhoè màu in khi vải điqua trục dẫn.

Có rất nhiều phương pháp sấy khác nhau, bao gồm cả phương pháp dùng dòngkhông khí nóng hoặc khí thải từ lò đốt cho tiếp xúc trực tiếp với vải (sấy thùng) vàphương pháp sấy bức xạ Hiện nay, phương pháp tốt nhất được sử dụng là sấybằng khí nóng trong buồng sấy mà được ưa dùng hơn cả là có các miệng thổi khí.Cần thận trọng khi sử dụng khí thải lò đốt vì nhiều loại thuốc nhuộm rất nhạy cảmvới lưu huỳnh dioxide và các khí nitơ

xử lý Các thao tác hoàn tất bao gồm:

 Sấy: khử ẩm trên vải bằng máy sấy

 Ổn định kích thước: đây là một trong những thao tác hoàn tất quan trọngnhất Vải trong điều kiện chưa có hình dạng ổn định sẽ được đưa vào máy văng khổ

để đạt được kích thước dài và rộng yêu cầu

 Cán láng: vải ẩm được ép chặt lên bề mặt kim loại láng và nóng cho đếnkhi khô, để mặt vải được láng bóng

 Làm mềm: sau khi cán láng, vải trở nên cứng hơn, nên cần được làmmềm Vải được dẫn vào máy làm mềm sao cho tiếp xúc nhẹ nhàng với trục cuốn vàđược cuốn tròn Qua thao tác này, bề mặt vải được xáo động nhẹ làm chúng mềmhơn

Dựa vào loại vải cần được xử lý và sản phẩm cuối cùng, người ta có thể tiếnhành bất kỳ hoặc tất cả các thao tác xử lý ở trên Mỗi thao tác đều cần sử dụng nhiềunước và hoá chất

1.3 Thuốc nhuộm

Thuốc nhuộm là những hợp chất hữu cơ có màu (gốc thiên nhiên và tổng hợp)rất đa dạng về màu sắc và chủng loạị, chúng có khả năng nhuộm màu, nghĩa là bắtmàu hay gắn màu trực tiếp cho các vật liệu khác

Trang 14

Màu được chia làm hai nhóm lớn:

- Phẩm nhuộm: tan trong môi trường sử dụng

- Bột màu hay pigment: không tan trong môi trường sử dụng, phân tán dưới dạng bộtmịn trong môi trường sử dụng

Thuốc nhuộm dùng trong ngành dệt nhuộm được tạo thành bởi hai phần: nhómmang màu và nhóm làm tăng màu cho nhóm mang màu gọi là nhóm trợ màu

- Nhóm mang màu: CH = CH -, - N = O -, - N = N -, - C = O -, - CH = N –

- Nhóm trợ màu:

+ Nhóm cấp điện tử: - OH, - NH2, - SH, - OCH3, - NHCH3, - N(CH3)2

+ Nhóm hút điện tử: - NO2, - NO, - SH, - OCH3

1.3.1 Phân loại thuốc nhuộm theo Cấu tạo hóa học

- Tri và Polyazobenzen: Ar-N=N-Ar’-N=N-Ar’’-N=N-Ar’’’…

Trong đó Ar, Ar’, Ar’’…là những gốc nhân hương phương có cấu tạo đa hoàn,

-Amino-antraquinon -Hidroxil-antraquinon -Axilamino- antraquinon

Màu antraquinon chiếm vị trí thứ hai sau azobenzen, loại này hầu như có đủ cácmàu, nhưng sử dụng nhiều nhất là tím, xanh lá cây và xanh dương

c) Màu Phtalocianin

Trang 15

Màu Phtalocianin là lớp màu tương đối mới, hệ thống mạng N trong phân tử của màu là một hệ liên hợp khép kín

Ptalocianin

Đăc điểm chung của lớp này là những nguyên tử hidrogen trong nhóm imin dễdàng bị thay thế bởi các ion kim loại, còn các nguyên tử nitrogen thì lại tham gia tạophức với kim loại, làm cho màu sắc của nó thay đổi Sự thay đổi này phụ thuộc vàobản chất của ion kim loại (phần lớn kim loại đồng), chúng có độ bền màu với ánh sángkhá cao

Khoảng 90% màu ptalocianin là loại màu nhuộm pigment nhưng chúng cũngđược bắt gặp trong màu nhuộm hoạt tính, acid, hoàn nguyên và một số azotol Ngoài

ra còn có các lớp màu khác như: indigo, arilmetan, nitro, nitrozo, polimetin, lưuhuỳnh, arilamin, azometin, và hoàn nguyên

1.3.2 Phân loại thuốc nhuộm theo Phân lớp kỹ thuật

Cách phân loại theo cấu tạo hoá học chỉ phổ biến trong những nhà máy tổng hợpmàu và giới chuyên môn công nghệ hoá học, trong khi cách phân loại theo phân lớp

kỹ thuật lại được cả các chuyên gia công nghệ hoá học, chuyên gia công nghệ nhuộmtrong các nhà máy lẫn giới kinh doanh màu sử dụng để giao dịch, sản xuất…

- Thuốc nhuộm trực tiếp (Direct dyes)

- Thuốc nhuộm acid (Acid dyes)

- Thuốc nhuộm hoạt tính (Reactive dyes)

- Thuốc nhuộm bazơ-cation (Base & cationic dyes)

- Thuốc nhuộm hoàn nguyên (Vat dyes)

- Thuốc nhuộm lưu huỳnh (Sulfur dyes)

- Thuốc nhuộm phân tán (Disperse dyes)

- Thuốc nhuộm azobenzen không tan (Azobenzenic dyes)

- Thuốc nhuộm pigment

a) Thuốc nhuộm trực tiếp

Trang 16

Thuốc nhuộm trực tiếp hầu hết là muối Na của các axit sunfonic hay axitcacbonxilic Tất cả các thuốc nhuộm trực tiếp đều có khả năng nhuộm trực tiếp cho xơxenlulozơ, xơ protein (tơ tằm) và xơ polyamit mà không cần phải xử lý gì thêm trướckhi nhuộm Thuốc nhuộm trực tiếp có tên gọi thương mại như : direct, durasol,diphenyl, sirius, chlorantin,…

Theo cấu tạo hóa học thì thuốc nhuộm trực tiếp được chia thành các nhóm:

- Thuốc nhuộm trực tiếp diazo, trong phân tử có nhóm -N=N-, nhóm này có độ bềnmàu cao;

- Thuốc nhuộm trực tiếp dẫn xuất của dioxazin

- Thuốc nhuộm trực tiếp dẫn xuất của ftaloxianin

Phân tử thuốc nhuộm trực tiếp có chứa một hệ thống mối liên kết nối đôi cách,phân tử có cấu tạo thẳng và phẳng do đó chúng dễ tiếp cận với mặt phẳng của phân tửxenlulozơ, và có ái lực với xenlulozơ VD: Cengo đỏ là thuốc nhuộm trực tiếp có cấutạo đơn giản nhất chứa 8 mối liên kết nối đôi cách và 2 nhóm -SO3Na :

Công thức cấu tạo của thuốc nhuộm trực tiếp được biểu diễn ở dạng tổng quát làR-SO3Na (R là gốc hữu cơ phức tạp, -SO3Na là nhóm tạo tính tan) Tất cả thuốcnhuộm trực tiếp đều hoà tan trong nước , khi tan trong nước chúng phân ly thành ion

âm mang màu và ion dương không mang màu

b) Thuốc nhuộm acid

Thuốc nhuộm mang điện cực âm và hòa tan trong nước Các nhóm chromophore(chất mang màu) khác nhau của thuốc nhuộm axít là nitro-, carboxyl-, và axít sulfuric.Thuốc nhuộm acid có dạng phân tử nhỏ, dễ tan trong nước, màu tươi, dùngnhuộm len, tơ tằm, polyamide, cotton và polyester trong môi trường acid

c) Thuốc nhuộm hoạt tính

Đây là lớp màu chứa trong phân tử những nhóm chức, có khả năng thực hiện liênkết hóa học với vật liệu, do vậy độ bền màu khá cao và khá phổ biến ở Việt Nam cũngnhư trên thế giới Lớp màu hoạt tính có công thức phân tử khá phong phú, phạm vi sửdụng khá rộng, hoạt độ cao, nhưng về cơ bản công thức tổng quát được biểu diễn nhưsau: S – R – T – X

Trong đó:

- S là nhóm tạo cho màu khả năng hòa tan trong nước, thường là các nhóm chức –

SO3Na; –COONa; –SO2CH3 Trong mỗi phân tử màu thường có từ một hay nhiềunhóm có tính tan

Trang 17

- R là nhóm mang màu của phân tử MN, nó quyết định màu sắc và độ bền màu của

MN Nhóm R trong màu hoạt tính có thể là các hợp chất mono hay diazobenzen, phứcmàu azobenzen với kim loại, hợp chất antraquinon hay gốc màu của màu hoànnguyên…

- T là nhóm tạo liên kết hóa học với vật liệu, đóng vai trò quan trọng trong việc quyếtđịnh độ bền màu với giặt và cũng là nhóm quyết định hoạt tính của MN Trong quátrình nhuộm cotton, phản ứng giữa MN và sợi theo hai cơ chế phản ứng khác nhau:phản ứng thế thân hạch và phản ứng cộng hợp thân điện tử Tính thân hạch của nhóm

T càng mạnh tốc độ phản ứng càng cao Trên cơ sở này, bằng cách thay đổi các nhómchức trong nhóm T người ta đã tạo ra nhiều loại màu có tính thân hạch khác nhau để

có được nhiều chủng loại màu có hoạt tính mong muốn, phù hợp với nhiều loại vậtliệu

- X là các nhóm thế sẽ tách ra khỏi màu trong quá trình nhuộm tạo điều kiện cho MNthực hiện phản ứng hóa học với vật liệu Chúng không ảnh hưởng tới màu sắc nhưngđôi khi ảnh hưởng tới độ tan của thuốc Thông thường, X là những nguyên tử haynhóm nguyên tử sau: –Cl-, –SO2-, –OSO3H-, –NR3-,…

Liên kết giữa các nhóm là các nối thường là các nhóm –NH–; –NH–CH2– hay –

SO2–NH– Đây là những nhóm có ảnh hưởng đáng kể tới độ bền ánh sáng, hoạt độ vàphần nào ảnh hưởng tới độ sâu màu hay cao màu của MN

VD: Công thức MN hoạt tính họ monoclorotriazin Reactive Red 3, cấu tạo gồm

4 phần như hình

Các loại màu hoạt tính

Tùy vào gốc T, Trên thị trường màu hoạt tính có các họ sau:

-Họ màu triazin: đây là nhóm màu hoạt tính có nhóm T là dẫn xuất của triazin đượcbiết đến với nhiều tên thương mại Màu họ triazin có hoạt tính mạnh gồmdiclorotriazin hay diflorotriazin nhiệt độ nhuộm vào khoảng 60°C và monoclorotriazinhay monofluorotriazin có nhiệt độ nhuộm vào khoảng từ 90 tới 100°C Loại nhuộm ởnhiệt độ thấp thường có chữ M, chữ K hay chữ X trong tên gọi, còn loại nhuộm ởnhiệt độ cao thường có chữ H

Trang 18

Triazin Monoclorotriazin Diclorotriazin

-Họ màu dẫn xuất của pirimidin , họ này là dẫn xuất của di hay trichopirimidin cóhoạt tính kém hơn họ triazine do một nguyên tử N trong vòng triazin đã bị một nguyên

tử C thay thế đã làm giảm tính thân hạch của nhóm T Vì vậy, chúng có nhiệt độnhuộm cao và thời gian phản ứng dài hơn Trong số các nguyên tử Cl trong dẫn suấtcủa pirimidin thì nguyên tử Cl ở C3, giữa hai nguyên tử N là hoạt động hơn cả

-Họ màu vinilsulfon, màu hoạt tính họ vinilsulfon có nhóm phản ứng T là ester củaacid sulfuric Họ này được biết đến qua những tên gọi remazol, primazin, sunzol, haysulmifix Màu nhuộm vinilsulfon có hoạt độ thấp hơn màu nhuộm diclorotriazinnhưng cao hơn monoclorotriazin

Ngoài các loại trên còn có một số họ màu hoạt tính khác như loại chức vòngethilen imin, chức vòng dicloroquinoxalin….nhưng phổ biến nhất vẫn là ba họ trên

Cơ chế phản ứng màu hoạt tính trong quá trình nhuộm

Màu hoạt tính tạo liên kết với sợi vải theo hai cơ chế phản ứng thân hạch vàcộng hợp thân điện tử

Phản ứng thế thân hạch: thường xảy ra ở màu họ triazin, pimirazin.

(Phản ứng gắn màu)

(Phản ứng thủy phân Màu)

Khi nhiệt độ và pH môi trường tăng, tốc độ phản ứng thủy phân sẽ lớn hơn tốc

độ phản ứng gắn màu, nghĩa là màu bị phân hủy nhiều làm giảm khả năng sử dụng củamàu (giảm độ tận trích) Vậy đối với loại màu này nhiệt độ và pH môi trường lànhững yếu tố quan trọng

Phản ứng cộng hợp thân điện tử: xảy ra ở họ màu vinilsulfon

Trang 19

Đối với họ màu vinilsulfon thì pH không ảnh hưởng lớn đến sự thủy phân màu,màu chỉ bị phân hủy khi pH quá lớn.

d) Thuốc nhuộm bazơ-cation

Thuốc nhuộm bazơ là những hợp chất màu có cấu tạo khác nhau, hầu hết chúng

là các muối clorua, oxalate hoặc muối kép của bazơ hữu cơ Thuốc nhuộm bazơ cócác loại diaminotriarylmetan, triaminodiphenylmetan, triaminoarylmetan, và dẫn xuấtcủa xanten

Thuốc nhuộm cation có cấu tạo gần giống thuốc nhuộm bazơ Các loại thuốcnhuộm cation gồm: thuốc nhuộm cation mang điện tích dương ở mạch nhánh, thuốcnhuộm cation mang điện tích dương ở nhóm mang màu và thuốc nhuộm cation tạothành điện tích dương trong quá trình nhuộm

e) Thuốc nhuộm hoàn nguyên

Thuốc nhuộm hoàn nguyên là hợp chất màu không tan trong nước Thuốc nhuộmhoàn nguyên gồm 2 nhóm chính:

- Nhóm đa vòng có chứa nhân antraquinon

- Nhóm indigoit có chứa nhân indigo

Công thức tổng quát là R=C- 0; trong đó, R là các hợp chất hữu cơ nhân thơm,

đa vòng

f) Thuốc nhuộm lưu huỳnh

Thuốc nhuộm lưu huỳnh là những hợp chất màu chứa nguyên tử lưu huỳnh trongphân tử thuốc nhuộm ở các dạng -S-, -SH-, -S-S-, -SO-, -Sn- Trong nhiều trường hợplưu huỳnh nằm trong các dị vòng như: tiazol, tiazin, tiantren và vòng azin

Thuốc nhuộm nhóm này rất phức tạp, đến nay vẫn chưa xác định được chính xáccấu tạo tổng quát của chúng

g) Thuốc nhuộm phân tán

Thuốc nhuộm phân tán có cấu tạo phân tử từ gốc azo và antraquinon và cácnhóm amin (NH2, NHR, NR2, NR-OH) và không mang điện tử, không tan trong nước(do không chứa các nhóm: - SO3Na, - COONa), dùng nhuộm cho xơ không ưa nướcnhư acetate, polyester…

h) Thuốc nhuộm azo không tan

Thuốc nhuộm azo không tan còn có tên gọi khác như thuốc nhuộm lạnh, thuốcnhuộm đá, thuốc nhuộm naptol, chúng là những hợp chất có chứa nhóm azo trongphân tử nhưng không có mặt các nhóm có tính tan như -SO3Na, -COONa nên khônghòa tan trong nước

Phân tử loại này có một hoặc nhiều nhóm azobenzen (-N=N-), dựa vào số nhómazo có trong hệ mang màu của màu người ta chia ra thành các nhóm Màu:

- Monoazobenzen: Ar-N=N-Ar’

Trang 20

- Diazobenzen: Ar-N=N-Ar’-N=N-Ar’’

- Tri và Polyazobenzen: Ar-N=N-Ar’-N=N-Ar’’-N=N-Ar’’’…

đó Ar, Ar’, Ar’’…là những gốc nhân hương phương có cấu tạo đa hoàn, dị hoànrất khác nhau

e) Thuốc nhuộm pigment

Thuốc nhuộm pigment là những hợp chất có màu cấu tạo hóa học khác nhau cóđặc điểm chung: không tan trong nước do phân tử không chứa các nhóm có tính tan (-

SO3H, -COOH), hoặc các nhóm này bị chuyển về dạng muối bari, canxi không tantrong nước

Trang 21

Giũ hồ

Nguyên liệu thô đầu vàoChuẩn bị xơKéo sợi

Hồ sợiDệt vải

Nấu

Xử lý axitTẩy trắngĐốt lôngLàm bóngNhuộm, in hoaGiặtSấy khôĐịnh hình, đóng gói

Khí thảiKhí thải

Nước thài chứa kiềm

Dịch nhuộm thải

Khí thải

Bụi bông, sản phẩm lỗi

Hình 1.3: Quy trình sản xuất dệt nhuộm kèm

Trang 22

CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA NGÀNH DỆT NHUỘM ĐẾN MÔI TRƯỜNG 2.1 Các vấn đề môi trường phát sinh từ ngành dệt nhuộm

Ngành sản xuất công nghiệp dệt nhuộm tạo ra nền kinh tế phát triển cho đấtnước nước song song với hiệu quả tích cực đó là những ảnh hưởng tiêu cực đến môitrường và con người bằng các chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất: nước thải,khí thải, chất thải rằn – chất thải nguy hại,

2.1.1 Nước thải

a) Nhu cầu dùng nước của ngành dệt nhuộm

Nước là nguyên liệu không thể thiếu trong ngành dệt nhuộm, nước được sử dụngrất nhiều trong quá trình xử lý vải ướt Lượng nước sử dụng thay đổi theo từng côngđoạn và mặt hàng xử lý Trong cùng một công đoạn thì việc sử dụng nước cũng khácnhau tuỳ theo loại thiết bị Các số liệu sử dụng nước cho các loại vải khác nhau đượcđưa ra trong bảng:

Bảng 2.1: Nhu cầu dùng nước của ngành dệt nhuộm

Hàng dệt nhuộm Lượng nước tiêu thụ (m 3 /tấn sản phẩm)

Nguồn: Tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn ngành dệt nhuộm; năm 2008

b) Nước thải phát sinh

Nước thải sản xuất

Nước thải dệt nhuộm phát sinh hầu hết qua các hoạt dộng sản xuất từ giặt xơ chođến tẩy trắng, nhuộm và giặt hoàn tất sản phẩm (trung bình cần 200 lít/kg vải) vàlượng nước này đều thải ra môi trường Có khoảng 88% nước sử dụng được thải radưới dạng nước thải và 12% thoát ra do bay hơi

Thành phần ô nhiễm nước thải dệt nhuộm phụ thuộc vào loại hóa chất sử dụngdệt nhuộm của công nghệ chế biến vải và nhuộm vải:

- Các tạp chất tách ra từ vải sợi như dầu, mỡ, các hợp chất chứa Nitơ, pectin, các chấtbụi bẩn dính vào sợi (trung bình chiếm 6% khối lượng xơ sợi) các chất này phân hủyyếm khí phác sinh mùi hôi ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và hủy diệt các độngvật thủy sinh

- Các hóa chất sử dụng trong quy trình công nghệ như: hồ tinh bột, H2SO4,

CH3COOH, NaOH, NaOCl, H2O2, Na2CO3,Na2SO3, , các loại thuốc nhuộm, chấtngấm, các chất trợ, chất cầm màu, chất tẩy giặt Các chất ô nhiễm này gây ảnh hưởnglớn đến quá trình phân hủy của vi sinh vật làm sạch nước, ảnh hưởng đến quá trình

Trang 23

quang hợp của thực vật thủy sinh gây sự thiếu hụt oxy hòa tan trong nước Các ionkim lọai tham gia vào chuỗi thực phẩm gây ảnh hưởng cho sức khỏe con người Đặtbiệt nguy hại hơn là sự có mặt của Cl hoạt tính trong nước thải sẽ kết hợp với các chấthữu cơ vòng thơm tạo thành các hợp chất tiền gây ung thư.

Dòng thải bao gồm nước thải chủ yếu từ các công đoạn sản xuất sợi, dệt vải,nhuộm và hoàn tất Người ta thường đặc biệt quan tâm tới các loại thuốc nhuộm, cácchất hồ, và các chất hoạt động bề mặt Các nguồn gây ô nhiễm nước thải quan trọng

do các xưởng nhuộm được trình bày trong bảng:

Bảng 2.2: Các nguồn gây ô nhiễm nước thải từ nhà máy dệt nhuộm

quan tâm

có BOD, COD, nhiệt

độ cao, kiềm tính

Tác nhân chelat hoá (chất tạo phức) chất ổn định, chất điều chỉnh pH, chất mang

Photpho, kim loại nặng

có màu, BOD, COD,nhiệt độ cao

Nhuộm với các thuốc nhuộm hoạt tính, hoàn nguyên và sunphua, kiềm bóng, nấu, tẩy trắng

AOX

Các thuốc nhuộm phức chất kimloại và pigment

Kim loại nặng

Các chất giặt, tẩy dầu mỡ, chấtmang, tẩy trắng bằng clo

Hydrocarbon chứahalogen

Các thuốc nhuộm hoạt tính và sunphua Màu

đồng, nhiệt độ, pH, thểtích nước

Trang 24

Công đoạn Hóa chất sử dụng Chất ô nhiễm cần

quan tâm

Hoàn tất Dòng thải từ các công đoạn xử lý nhằm tạo ra

các tính năng mong muốn cho thành phẩm

BOD, COD, TSS

Bên cạnh nước thải, xơ sợi chứa các tạp chất và hóa chất sử dụng trong quá trình

xử lý vải cũng góp phần gây ra sự ô nhiễm của dòng thải ngành dệt nhuộm Phần lớncác tạp chất có trong xơ sợi, như các loại kim loại và hydrocarbon, đều đượcđưa vào một cách có chủ đích trong quá trình hoàn tất kéo sợi nhằm tăng cường cácđặc tính vật lý và khả năng làm việc của sợi vải Các chất hoàn tất này thường đượctách ra khỏi vải trước khâu xử lý cuối cùng, và do đó gây ra sự ô nhiễm trong nướcthải Thành phần của nước thải phụ thuộc nhiều vào đặc tính của vật liệu được nhuộm,thuốc nhuộm, phụ gia và các hoá chất khác được sử dụng

Nhìn chung, nước thải ngành dệt có pH kiềm tính, nhiệt độ cao, độ dẫn điện lớn

và tỷ lệ BOD:COD thấp (có nghĩa là khả năng phân huỷ sinh học thấp) Giá trị đặc thùcủa tỉ lệ BOD:COD nằm trong khoảng 1:25 tới 1:5 Ô nhiễm hữu cơ của nước thải chủyếu được sinh ra từ quá trình tiền xử lý bằng hoá chất; trong trường hợp nấu vảipolyester bằng kiềm thì giá trị BOD có thể lên tới 210 kg/tấn

Trong đó, các công đoạn tạo ra nước thải của công nghiệp dệt nhuộm bao gồm:

hồ sợi, giũ hồ, nấu vải, tẩy, nhuộm, làm bền màu và giặt vải Tùy theo công đoạn vàphương pháp công nghệ sử dụng, nước thải có chứa các chất ô nhiễm khác nhau Đángchú ý nhất là công đoạn tẩy trắng và nhuộm màu

Trong đó, các công đoạn tạo ra nước thải của công nghiệp dệt nhuộm bao gồm:

hồ sợi, giũ hồ, nấu vải, tẩy, nhuộm, làm bền màu và giặt vải Tùy theo công đoạn vàphương pháp công nghệ sử dụng, nước thải có chứa các chất ô nhiễm khác nhau Đángchú ý nhất là công đoạn tẩy trắng và nhuộm màu

- Công nghiệp tẩy trắng, nước thải có chứa chất mỡ của sợi, một phần nhỏ các hợpchất lingin và hydrat cacbon trong trường hợp tẩy trắng bằng hợp chất hypoclorit,giống như tẩy xenluloza trong công nghiệp giấy, trong chất thải có chứa các hợp chấtclo hữu cơ có dạng cấu tạo tương tự các hợp chất dioxin, chất độc rất nguy hiểm đốivới đời sống con người

- Còn trong công đoạn nhuộm, tùy thuộc vào công nghệ sử dụng (nhuộm gián đoạn,nhuộm liên tục) và các loại thuốc nhuộm màu, loại vải cần nhuộm trong nước thải cócác loại chất gây ô nhiễm khác nhau Ngoài ra, trong nước thải dệt nhuộm còn chứamột số lượng lớn các hóa chất như sô đa (Na2CO3), kiềm (KOH, NAOH), các muốithiosulphit, thiosulphat, axit axetic, các hóa chất khác sử dụng làm ổn định màu…Một đặc điểm chung là tất cả các loại thuốc nhuộm đều là hóa chất độc và rất độc…

Trang 25

Nước thải sinh hoạt và nước mưa chảy tràn

- Nước thải sinh hoạt: phát sinh từ các nhà vệ sinh và nhà ăn của công ty dệt may cóthành phần giống nước nước thải sinh hoạt bình thường và lưu lượng ít, thường có hệthống thu gom và xử lý riêng

- Nước mưa chảy tràn: là nguồn phát sinh không thường xuyên, và có hệ thống thugom riêng cho đối thượng này

c) Ảnh hưởng của nước thải

- pH của nước thải có giá trị 9-12 sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tồn tại và pháttriển của các loài thuỷ sinh

- Tổng lượng chất rắn lơ lửng và hòa tan đều cao hơn quy định Trong đó có nhiềuchất độc hại: thuốc nhuộm khó phân giải, các chất hoạt động bề mặt, đặc biệt là cácloại muối hòa tan với nồng độ cao đủ khả năng tiêu diệt các loại vi sinh vật

- Các ion kim loại nặng ở dạng tự do và dạng phức cũng gây ra những ảnh hưởng rấtbất lợi

- Các chất khử có trong nước thải làm giảm đáng kể DO trong nước

- Màu nước thải với nồng độ cao làm giảm tính thẩm mỹ và ngăn cản các quá trìnhquang hợp của các sinh vật trong nước Nước thải có màu đậm thì cộng đồng khôngchấp nhận, trước hết thuộc phạm trù ngoại quan hay thẩm mỹ Nhưng điều đáng chú ý

là nước thải có màu đậm cản trở hấp thụ oxy và bức xạ mặt trời, bất lợi cho hô hấp vàsinh trưởng của quần thể vi sinh và các loài thủy sinh khác Và như thế ảnh hưởng xấuđến khả năng phân giải vi sinh các hợp chất hữu cơ trong nước thải

- Khả năng tích tụ sinh học của sinh vật trong nước

- Ảnh hưởng đến nước ngầm, gây hậu quả lâu dài

- Đặc điểm, tính chất nêu trên của nước thải Nhà máy Dệt - Nhuộm sẽ không chỉ làm

ô nhiễm nước mặt ở những ao, hồ, sông, nước ngầm trong khu vực mà còn có thể làmgia tăng dòng chảy mặt của nguồn tiếp nhận gây nên hiện tượng xói lở, tích tụ

- Hơi kiềm, hơi axit (H2SO4, CH3COOH) và các dung môi hữu cơ, khí ClO(Cl2) bốc

ra từ khâu tẩy trắng vỉa sợi bằng nước Javen;

- Khí NO2 bốc ra từ công đoạn hiện mầu trong quá trình nhuộm màu với thuốc nhuộmhoàn nguyên tan loại "Indigosol";

- Hợp chất hữu cơ bay hơi trong in Pigment

Trang 26

- Formandehyde: Trong in hoa pigment phải sử dụng các chất tạo màng kết dính(binder) hoặc chất gắn màu (fixer) do vậy một lượng formandehyde sẽ thoát ra môitrường;

- Khu vực lò hơi (đốt dầu, than) có chứa nhiều chất ô nhiễm đặc biệt là khí SO2 (phụthuộc vào hàm lượng lưu huỳnh trong dầu), CO, NOx và bụi than Lượng khí thải này

là rất lớn lên tới hàng nghìn m3/phút và lưu lượng vài trăm m3 /giây

- Ngoài ra, ở một số khâu như giặt, nấu vải cũng thải ra một vài loại khí thải gây ônhiễm (khí clo, hơi H2SO4, CH3COOH…)

a) Nguồn phát sinh khí thải

Các nguồn không khí chính trong nhà máy dệt nhuộm được thể hiện trong bảngsau:

Bảng 2.3: Nguồn gây ô nhiễm không khí từ nhà máy dệt nhuộm

Sản xuất năng lượng Phát thải từ lò hơi Các hạt, oxit nitơ (NOx), khí

sunphua (SO2) Tạo lớp phủ, sấy khô

và cắt

Phát tán từ lò ở nhiệt độ cao Các hợp chất hữu cơ dễ bay

hơi Hoạt động sản xuất

vải cotton nhân tạo

Phát thải từ khâu chuẩn bị, chải thô,chải kĩ và sản xuất vải

Bụi bông

vải (keo hồ, PVA)

Oxit nitơ, oxit lưu huỳnh,

CO

clo

Clo, oxit c

làm chất mang thuốc nhuộm sunphua

và anilin

H2S, hơi anilin

Nhiệt do khâu sản xuất sợi tổng hợp

Fomaldehit , Hợp chất hữu

cơ dễ bay hơi

Lưu giữ các hoá chất Phát thải ra từ các tanh chứa hàng

hoá và hoá chất

Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi

Xử lý nước thải Phát thải ra từ quá trình xử lý tanh

chứa và các thùng chứa

Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi

b) Ảnh hưởng của khí thải tới môi trường

Khí Cl thoát ra từ khâu giặt, có tác dụng kích thích niêm mạc, ở nồng độ 0,005–0,075 mg/l cơ thể không chịu được Các hợp chất hữu cơ gây độc cấp tính như suy

Trang 27

nhược, chónh mặt, say, co giật, ngạc, viêm phổi, epxe phổi Khi hít thở hyđrocacbon

ở nồng độ 40 mg/l dẫn đến tức ngực, chóng mặt, rối loạn giác quan, buồn nôn, KhíNO2 kích thích mạnh đường hô hấp, gây nhức đầu, rối loạn tiêu hóa Một số trườnghợp gây ra thay đổi máu, tổn thương hệ thần kinh, biến đổi cơ tim Tiếp xúc dài có thểgây viêm phế quản, phá hủy răng gây kích thích niêm mạc Ở nổng độ cao 100 ppm cóthể gây tử vong

Do ngành tẩy nhuộm sử dụng một lượng lớn dầu FO để cung cấp nhiệt cho cáccông đoạn sản xuất, một số trường hợp sử dụng dầu DO dể chạy máy phát điện dựphòng nên ngoài các tác nhân gây ô nhiễm phát sinh từ các công đoạn sản xuất còn cómột lượng lớn khí SO2, SO3, CO, CO2, NO2, ồn, bụi gây ô nhiễm môi trường Tácđộng của các chất này đến môi trường được thể hiện như sau:

- Khí SO2: tác động vào cơ quan hô hấp Những triệu chứng của hiện tượng nhiễmđộc là sự co hẹp của dây thanh quản kèm theo sự tăng tương ứng độ cảm đối vớikhông khí khi thở

- Khí CO: ở nồng độ thấp CO có thể gây đau đầu, chóng mặt Với nồng độ 10 ppm cóthể gây ra bệnh tim Nồng độ 250 ppm có thể gây tử vong Công nhân làm việc tại khuvực có khí thải CO thường xanh xao gầy yếu

- Khí CO2: gây nguy hiểm cho sức khỏe con người ví dụ như rối loạn hô hấp Nồng

độ CO2 trong môi trường làm việc không đươc quá 1 %

- Sự rò rỉ hệ thống đường ống dẫn hơi, các van, mối nối trên hệ thống đường ốngSựtoả nhiệt và bốc hơi nước của các máy sấy khô vải

Tổng các nhiệt lượng này toả vào không gian nhà xưởng rất lớn làm nhiệt độ bêntrong nhà xưởng tăng cao có thể chênh với nhiệt độ môi trường bên ngoài từ 2 đến 5

độ C (chưa kể đến ảnh hưởng của điều kiện khí hậu trong khu vực) ảnh hưởng tới quátrình hô hấp của cơ thể con người tác động xấu tới sức khoẻ và năng suất lao động.Nhiệt độ cao gây nên những biến đổi về sinh lý cơ thể như đổ mồ hôi kèm theo mấtmột số loại muối khoáng như các iôn K, Na, Ca, I, Fe và một số chất dinh dưỡng khác.Nhiệt độ cao làm cho cơ tim phải làm việc nhiều, hoạt động của các cơ quan tăng, gâychứng say nóng, co giật và nặng hơn là choáng Ngoài ra nhiệt độ cao còn có tiềm

Trang 28

năng gây ra các sự cố cháy, nổ, vì vậy cần phải đánh giá tác động của ô nhiễm để cóbiện pháp xử lý, giảm thiểu thích hợp.

Ô nhiễm tiếng ồn

Tiếng ồn đặc trưng của ngành dệt - nhuộm phụ thuộc vào thế hệ máy móc và chủyếu phát ra từ các máy dệt, máy cắt ngang vải (hoạt động theo nguyên tắc dập), cụmmáy nhuộm – giặt tẩy - ly tâm vắt nước vải, lò hơi và đặc biệt là tiếng ồn khí động docác dòng khí, hơi vận chuyển liên tục trong đường ống

2.1.4 Chất thải rắn

Chất thải dư thừa sơ cấp sinh ra trong sản xuất dệt may là chất không độc hại.Chúng bao gồm các mảnh nhỏ, phần dư thừa, phần thải bỏ của sợi và vải Cũng có cácchất thải liên quan đến phần lưu trữ và sản xuất sợi và vải may mặc, ví dụ như hoáchất lưu trữ trong thùng, các ống cuộn chỉ bằng cát tông và các ống sợi côn quấn sợi

để nhuộm hoặc để đan Các phòng cắt xén các phần thải dư thừa sinh ra một lượng lớncác mẩu vải, phần này có thể được tái sử dụng bằng cách tăng hiệu suất sử dụng vảitrong khâu cắt và may

Ngoài ra trong nhà máy còn phát sinh các loại chất thải rắn khác trong các khuvực và phân đoạn sản xuất: đèn neon, giẻ lau dầu mở, bao bì chứa thuốc nhuộm, bùnthải, bao bì giấy

Bảng 2.4: Thành phần chất thải rắn trong nhà máy dệt nhuộm

Công đoạn sản xuất sợi, dệt Sợi, bụi bông,vải vụn

Nấu, tẩy, làm bóng, nhuộm, in hoa,

hoàn thiện

Bao bì hóa chất, thuốc nhuộm

Công đoạn hoàn thiện, đóng gói Giấy, bìa catông, các tấm plastic, dây

buộc

chung

Trong bảng bao gồm tất cả chất thải rắn phát sinh trong ngành dệt nhuộm baogồm cả chất thải nguy hại và không nguy hại vì vậy việc phân loại khi thu gom là việchết sức cần thiết để đảm bảo trong khâu xử lý tránh ô nhiễm môi trường

2.2 Chất thải nguy hại ngành dệt nhuộm

Trang 29

2.2.1 Chất thải nguy hại là gì?

Chất thải nguy hại là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các

đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm

và các đặc tính nguy hại khác), hoặc tương tác chất với chất khác gây nguy hại đếnmôi trường và sức khỏe con người

2.2.2 Phân loại chất thải nguy hại

Có nhiều cách phân loại chất thải nguy hại nhưng nhìn chung đều theo 2 cáchsau:

- Là chất thải (lỏng hoặc không phải chất lỏng) có thể cháy qua việc ma sát, hấp phụ

độ ẩm, hay tự biến đổi hóa học, khi bắt lửa, cháy rất mãnh liệt và liên tục (dai dẳng)tạo ra hay có thể tạo ra chất thải nguy hại, trong các điều kiện nhiệt độ và áp suất tiêuchuẩn

- Là chất lỏng có ph nhỏ hơn hoặc bằng 2 hay lớn hơn hoặc bằng 12,5

- Là chất lỏng có tốc độ ăn mòn thép lớn hơn 6,35mm một năm ở nhiệt độ thí nghiệm

là 550C (1300F)

Tính phản ứng

Chất thải được xem là chất thải nguy hại có tính phản ứng nếu mẫu đại diện củachất thải có một tính chất bất kỳ trong các tính chất sau:

- Thường không ổn định và dễ thay đổi một cách mãnh liệt mà không gây nổ

- Phản ứng mãnh liệt với nước

- Ở dạng khi trộn với nước có khả năng nổ

- Khi trộn với nước, chất thải sinh ra khí độc, bay hơi, hoặc khói với lượng có thể gâynguy hại cho sức khỏe con người hoặc môi trường

Trang 30

- Là chất thải chứa xyanit hay sulfite ở điều kiện ph giữa 2 và 11,5 có thể tạo ra khíđộc, hơi, hoặc khói với lượng có thể gây nguy hại cho sức khỏe con người hoặc môitrường.

- Chất thải có thể nổ hoặc phản ứng gây nổ nếu tiếp xúc với nguồn kích nổ mạnh hoặcnếu được gia nhiệt trong thùng kín

- Chất thải có thể dễ dàng nổ hoặc phân hủy (phân ly) nổ, hay phản ứng ở nhiệt độ và

b) Theo danh sách liệt kê ban hành theo luật

Hiện tại, chất thải nguy hại được phân loại chủ yếu dựa trên danh mục chất thảinguy hại ban hành kèm theo Quyết định số 12/2011/TT - BTNMT ngày 14 tháng 04năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

Dưới đây là thống kê các chất thải nguy hại của ngành dệt nhuộm:

Trang 31

Bảng 2.5: Chất thải nguy hại chính phát sinh trong quá trình sản xuất dệt nhuộm

Tính chất nguy hại chính

Trạng thái (thể) tồn tại thông thường

Ngưỡng Nguy hại

02 08 01 Chất thải có chứa silicon hữu cơ nguy hại Công đoạn washing (hoàn thiện

10 02 02 Phẩm màu và chất nhuộm thải có chứa các thành phần

Ngoài ra còn có các chất thải nguy hại phát sinh không thường xuyên từ các nguồn phát sinh trong nhà máy dệt nhuộm theo

bảng

Trang 32

Bảng 2.6: Chất thải nguy hại phát sinh không thường xuyên trong nhà máy dệt nhuộm

Tính chất nguy hại chính

Trạng thái (thể) tồn tại thông thường

Ngưỡng Nguy hại

08 01 01 Cặn sơn, sơn có dung môi hữu cơ hoặc các thành phần

nguy hại khác

Sữa chữa, quét sơn nhà xưởng

18 02 01 Giẻ lau, vải bảo vệ thải bị nhiễm các thành phần nguy

Các thiết bị, bộ phận linh kiện điện tử thải hoặc Thiết

bị thải có các bộ phận, linh kiện điện tử

Từ sửa chữa phương tiện gia;

sửa chữa, thải bỏ thiết bị điềukhiển, mấy vi tính…

Hoá chất vô cơ thải bao gồm hoặc có các thành phần

nguy hại (trừ các loại nêu tại nhóm mã 02, 13, 14 và

15)

Hóa chất chưa sử dụng thải

19 05 04

Hoá chất hữu cơ thải bao gồm hoặc có các thành phần

nguy hại (trừ các loại nêu tại nhóm mã 03, 13, 14 và

Trang 33

19 12 03 Các loại chất thải khác có các thành phần nguy hại vô

cơ và hữu cơ

Sự cố khu kho chứa hóa chất

Trang 34

CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI 3.1 Hệ thống quản lý chất thải nguy hại

Hệ thống quản lý chất thải nguy hại cho ngành dệt nhuộm cũng tương tự như hệthống quản lý CTNH cho các ngành khác, bao gồm 4 thành phần cơ bản như đượctrình bày trong Hình … Dĩ nhiên, đối với từng loại CTNH phát sinh của ngành dệtnhuộm sẽ lựa chọn những kỹ thuật xử lý phù hợp

Hình 3.1: Các thành phần cơ bản của hệ thống quản lý chất thải nguy hại

Luật pháp (pháp lý): đây là thành phần cơ bản quan trọng, là nền tảng quan trọngchi phối các thành phần còn lại

Triển khai và cưỡng chế: nếu chỉ có bộ khung pháp lý cho việc quản lý chất thảinguy hại không thì chưa đủ mà còn cần phải có các quy chế, hướng dẫn và quy địnhthực hiện ban hành kèm Trong khi triển khai cần phải có các giải pháp cưỡng chế thihành luật trước khi có các biện pháp kiểm soát cụ thể nào đó

Thiết bị (phương tiện): là các phương tiện, thiết bị cần thiết, phù hợp để có thểquản lý thích hợp chất thải nguy hại

Dịch vụ trợ giúp: muốn kiểm soát chất thải nguy hại hiệu quả cần phải có một cơ

sở hạ tầng về mặt kỹ thuật tốt Cần phải có một năng lực nhất định về phòng thínghiệm, các thông tin kỹ thuật và tư vấn, các kế hoạch đào tạo để cung cấp,

Qua sơ đồ trên và ý nghĩa của các thành phần một cách tổng quát có thể thấyrằng hệ thống quản lý chất thải nguy hại là sự tổ hợp của các nhân tố với nhau và hìnhthành nên một hệ thống bao gồm hai phần chính: hệ thống quản lý hành chính phápluật và một hệ thống kỹ thuật bổ trợ Nhìn chung, tương tự như quản lý chất thải rắn,

có thể phân chia hệ thống quản lý chất thải nguy hại thành một hệ thống quản lý hànhchính và một hệ thống quản lý kỹ thuật Hai hệ thống này luôn bổ sung và hỗ trợ nhautrong việc quản lý chất thải nguy hại Tùy thuộc vào khoa học kỹ thuật, kinh tế và xãhội mà hệ thống quản lý hành chính là tiền đề cho sự phát triển của hệ thống quản lý

Thiết bị

Dịch vụ trợ giúp

Luật pháp

Cưỡng chế

Trang 35

kỹ thuật hay ngược lại Nhìn chung, mối quan hệ của hai hệ thống này là quan hệ hỗtương và liên kết chặt chẽ với nhau.

3.1.1 Hệ thống quản lý hành chính chất thải nguy hại

Hệ thống quản lý hành chính chất thải nguy hại bao gồm các công tác về hoạchđịnh chính sách, kế hoạch chiến lược trong công tác quản lý, hoạch định các chươngtrình giáo dục, giảm thiểu chất thải nguy hại, quản lý các văn bản giấy tờ liên quan đếnloại hình thải, chủ thải, vận chuyển, lưu trữ và xử lý… Tóm lại, một yêu cầu quantrọng đối với hệ thống này là quản lý chặt chẽ được lượng chất thải nguy hại từ nơiphát sinh đến công đoạn xử lý sau cùng và phải đảm bảo phù hợp với cơ chế quản lýchung của nhà nước và các văn bản quy chế pháp luật

Ngoài ra, trong một phạm vi nhỏ (áp dụng cho chủ nguồn thải), thì việc quản lýcũng bao gồm các công tác triển khai những chương trình giảm thiểu, kê khai các vănbản giấy tờ liên quan đến chất thải nguy hại theo qui định, phân loại, dán nhãn chấtthải như qui định và xây dựng các chương trình ứng cứu khi có sự cố xảy ra

3.1.2 Hệ thống quản lý kỹ thuật chất thải nguy hại

Trong một hệ thống quản lý kỹ thuật chất thải nguy hại cũng bao gồm các khâuliên quan từ nguồn phát sinh đến các kỹ thuật xử lý sau cùng Về cơ bản, có thể chia hệthống quản lý thành 5 giai đoạn (GĐ) như được biểu diễn như sau:

Trang 36

Hình 3.2: Sơ đồ hệ thống quản lý và xử lý chất thải nguy hại

- GĐ1 là giai đoạn phát sinh chất thải từ các nguồn, trong phần này để giảm lượng thảidoanh nghiệp có thể áp dụng các biện pháp giảm thiểu tại nguồn khác nhau

- GĐ2 là giai đoạn bao gồm các công tác thu gom và vận chuyển trong nội vi công ty

và vận chuyển ra ngoài

- GĐ3 là giai đoạn gồm các công tác xử lý thu hồi

- GĐ4 là giai đoạn vận chuyển cặn, tro sau xử lý

- GĐ5 là giai đoạn chôn lấp chất thải

Trong sơ đồ nêu trên mỗi công đoạn có một chức năng, nhiệm vụ và các vấn đềliên quan khác nhau nhìn chung có các khâu chính cần quan tâm là: giảm thiểu tạinguồn, lưu trữ, vận chuyển và xử lý, thu hồi

Trang 37

Giảm thiểu tại nguồn Đây là khâu hết sức quan trọng nó ảnh hưởng đến lượngchất thải và nồng độ chất ô nhiễm sinh ra cũng như quyết định đến hiệu quả kinh tếcủa một qui trình sản xuất

Phân loại, thu gom và lưu trữ tại nguồn Đây là khâu có ý nghĩa rất lớn ảnhhưởng đến công nghệ xử lý sau này, cũng như an toàn trong vận chuyển và lưu trữ.Việc phân loại, ghi chú thông tin về chất thải và dán nhãn hợp lý chất thải là hết sứccần thiết cho khâu thu gom và lưu trữ Việc thu gom và lưu trữ nên đảm bảo việc táchloại chất thải tránh trường hợp các chất thải có thể tương thích với nhau gây cháy nổ,phản ứng và sinh khí độc hại Thiết bị lưu trữ chất thải cũng nên chọn lựa các vật liệu

để tránh sự rò rỉ của chất thải nguy hại vào môi trường Một vấn đề cũng cần quan tâmtrong thu gom và lưu trữ là thời gian lưu trữ do sự thay đổi của chất thải và các vấn đề

an toàn

Vận chuyển Để đảm bảo vấn đề an toàn và tránh những sự cố có thể xảy ra trongquá trình chuyên chở, các công tác trong công đoạn này cũng cần hết sức chú ý Cáccông tác trong giai đoạn này chủ yếu bao gồm như sau: kiểm tra các ghi chú về chấtthải trên nhãn và dán nhãn hợp lý cho chất thải, sử dụng đúng loại thùng để chuyênchở, điền vào các biên bản quản lý chất tải nguy hại,.v.v Ngoài ra, còn phải xây dựng

và thực hiện các chương trình ứng cứu khi có sự cố xảy ra Trong đó, các công tác dánnhãn chất thải và kiểm tra các thông tin cần thiết trên nhãn là công tác hết sức quantrọng Công tác này góp phần cho việc truy cứu và lựa chọn phương án ứng cứu thíchhợp khi có sự cố xảy ra, cũng như cung cấp thông tin cần thiết cho việc lựa chọnphương án xử lý thích hợp

Xử lý Công đoạn xử lý có thể bao gồm tất cả các kỹ thuật hóa học, hóa lý, sinhhọc, chôn lấp…v.v Công đoạn này có ảnh hưởng gián tiếp đến tính kinh tế kỹ thuậtcủa nhà máy phát sinh chất thải nguy hại, cũng như có thể gây ra các tác động xấu đếnsức khỏe cộng đồng, cũng như môi trường nếu biện pháp xử lý lựa chọn là không hợplý

3.2 Những vấn đề còn tồn tại trong quản lý chất thải nguy hại ngành dệt nhuộm

Quá trình triển khai áp dụng quy định pháp luật về quản lý CTNH trên thực tế đãbộc lộ không ít hạn chế mà chúng ta không thể không nhìn nhận

- Hệ thống pháp luật quản lý CTNH tuy đã có một số lượng không nhỏ nhưng chưađáp ứng được hết nhu cầu thực tiễn do chưa thực sự hoàn thiện và thiếu đồng bộ;

- Năng lực quản lý của bộ phận quản lý CTNH còn yếu và sự phân công, phân nhiệmcủa các ngành trong lĩnh vực này chưa rõ ràng, không nhất quán, chưa quy về mộtmối;

- Các chế tài xử phạt vi phạm trong quản lý CTNH còn quá nhẹ;

Trang 38

- Tình trạng thiếu vốn đầu tư cho hệ thống quản lý CTNH vẫn đang là bài toán khógiải quyết;

- Nhận thức của đa số người dân về mức độ nguy hiểm của CTNH còn rất thấp, phầnlớn vì lợi ích trước mắt mà không chú ý đến hậu quả để lại cho môi trường;

- Công cụ kinh tế chưa được áp dụng triệt để;

3.3 Một số giải pháp quản lý hệ thống chất thải nguy hại ngành dệt nhuộm Đối với các Cơ quan chức năng:

- Tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp luật về quản lý CTNH theo hướng quy định cụthể, rõ ràng, đơn giản hóa các thủ tục đảm bảo tính đồng bộ giữa các văn bản pháp luậthiện hành;

- Thực hiện tốt việc phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương trong việc kiểm tra, đônđốc và giám sát việc thực hiện pháp luật quản lý CTNH ở các cơ sở dệt nhuộm; tiếnhành thanh tra, phát hiện và xử lý kịp thời nhiều hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnhvực này trước khi hành vi đó để lại hậu quả cho môi trường và sức khỏe con người;

- Tổ chức quy hoạch, bố trí cho các nhà máy xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại hoạtđộng trong cùng một khu vực và chịu sự giám sát của cơ quan quản lý nhà nước nhằmtạo điều kiện thuận lợi trong việc quy hoạch mạng lưới thu gom, vận chuyển chất thảinguy hại đảm bảo an toàn;

- Đẩy mạnh xã hội hóa công tác quản lý CTNH;

- Phát huy tối đa tính ưu việt của các công cụ kinh tế trong quản lý CTNH;

- Tăng cường hợp tác quốc tế trong quản lý;

- Xây dựng hệ thống thông tin đảm bảo thông tin được liên thông giữa các cơ quanquản lý nhà nước nhằm theo dõi và cập nhật thông tin về quá trình hoạt động của các

cơ sở một cách nhanh chóng và kịp thời;

- Xác định rõ trình tự ưu tiên trong hoạt động quản lý CTNH;

- Tranh thủ nhiều nguồn vốn trong và ngoài nước để đầu tư xây dựng cơ sở vật chấtcho công tác quản lý CTNH;

- Tổ chức các hội thảo về quản lý CTNH nói chung và cho ngành dệt nhuộm nói riêng;

- Hỗ trợ thực hiện các nghiên cứu, dự án liên quan đến quản lý CTNH như thống kêđầy đủ nguồn thải, phương pháp lưu trữ, phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lýCTNH;

- Kiểm soát và phát triển thị trường cho các đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển

Trang 39

- Phải tiến hành lập Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại.

- Phổ biến và huấn luyện cho công nhân viên quy trình thực hiện;

- Trang bị đầy đủ thiết bị lưu trữ, phân loại CTNH tại CSSX;

- Các CSSX cần nhận thức được những mặt tích cực của SXSH và có những giải phápSXSH thích hợp cho cơ sở của mình

- Đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ chuyên trách

3.4 Biện pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa ô nhiễm môi trường ngành dệt nhuộm

3.4.1 Khống chế ô nhiễm do chất thải rắn và chất thải nguy hại

Chất thải rắn sinh hoạt

- Lượng rác thải sinh hoạt sẽ đuợc thu gom và chứa trong những thùng bằng nhựa cónắp đậy được đặt đúng nơi quy định Rác từ các thùng chứa sẽ được vận chuyển vềkhu chứa rác thải sinh hoạt tập trung vào cuối ngày làm việc

- Cơ sở sản xuất sẽ ký hợp đồng với đơn vị chức năng để vận chuyển, xử lý rác thảisinh hoạt của Nhà máy

Chất thải rắn sản xuất

- Chất thải rắn công nghiệp chủ yếu là sợi dệt vụn, bao bì Chất thải này sẽ được phânloại, thu gom vào các bao chứa vào cuối ngày và đưa về khu chứa chất thải rắn sảnxuất tập trung, có mái che

- Cơ sở sản xuất ký hợp đồng bán phế liệu với Đơn vị có chức năng để vận chuyển, xử

lý chất thải rắn sản xuất

Chất thải nguy hại

- Các loại chất thải như: Chất thải rắn từ quá trình xử lý khí thải lò hơi (bùn thải lắngđược từ thiết bị xử lý khí thải lò hơi), Bóng đèn huỳnh quang và các loại thuỷ tinh hoạttính thải; Chất hấp thụ, vật liệu lọc (bao gồm cả vật liệu lọc dầu chưa nêu tại các mãkhác), giẻ lau, vải bảo vệ thải bị nhiễm các thành phần nguy hại, bao bì cứng thải; Hộpmực in thải có các thành phần nguy hại; Pin ắc quy, chì thải được phân loại, thu gomvào các thùng chứa có dán nhãn cho từng loại chất thải

- Các loại dầu động cơ, hộp số và bôi trơn thải khác; Dầu nhiên liệu và dầu diesel thải:được thu gom vào thùng chứa có nắp đậy, dán nhãn

- Dung dịch thải chứa thành phần nguy hại từ quá trình nhuộm được xử lý qua hệthống xử lý nước thải tập trung của nhà máy

- Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải thuộc ngưỡng *, vì vậy cơ sở sản xuất tiến hànhlấy mẫu kiểm định bùn thải có thuộc danh mục chất thải nguy hại hay không Bùn thảisau khi ép khô được thu gom vào bao chứa (ni-lông), cột kín miệng bao đưa về khuchứa chất thải tập trung Có thể xử lý bằng các biện pháp: sấy khô – thiêu đốt, ổn địnhhóa rắn, chôn lấp hợp vệ sinh

Trang 40

- Các cơ sở sản xuất sẽ thu gom tập trung và hợp đồng Đơn vị chức năng vận chuyểnđến nơi xử lý đúng quy định theo Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/04/2011của Bộ Tài nguyên & Môi trường về việc “quy định quản lý chất thải nguy hại”

- Các cơ sở sản xuất sẽ đăng ký sổ quản lý chủ nguồn thải chất thải nguy hại với sở tàinguyên và môi trường tỉnh

3.4.2 Giảm thiểu tác động gây ô nhiễm môi trường không khí

Khống chế bụi bông trong công đoạn dệt

Để đảm bảo hiệu suất sản xuất cao cũng như hạn chế tối đa các tác động xấu đếnsức khỏe công nhân và môi trường tại Nhà máy và khu vực lân cận, các công ty dệtnhuộm đã lựa chọn dây chuyền và thiết bị sản xuất hiện đại và hoàn toàn mới

Khu vực sản xuất sợi vải được bố trí riêng biệt, khép kín, không để bụi bông lantruyền sang khu vực khác

Ngoài biện pháp trên:

- Sử dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ mới 100%, dây chuyền sản xuất khép kín

- Các khu sản xuất được bố trí riêng biệt

- Thực hiện nghiêm túc chế độ vận hành, sản xuất chế biến nguyên liệu và thànhphẩm, chấp hành đúng quy trình công nghệ nhằm bảo đảm an toàn sản xuất, giảmthiểu chất thải và ô nhiễm tại khu vực nhà xưởng

- Trang bị bảo hộ lao động nhằm ngăn bụi cho người lao động Kiểm tra sức khỏe định

kỳ cho người lao động

Đối với bụi từ việc vận chuyển và xúc bốc, lưu trữ nguyên liệu, sản phẩm

- Vệ sinh sân bãi thường xuyên

- Khu vực xúc bốc, lưu trữ nguyên liệu được bố trí khu vực riêng biệt và thường xuyênđược vệ sinh

- Trang bị thiết bị bảo hộ cho công nhân viên làm việc tại xưởng (khẩu trang)

- Trong quá trình vận chuyển, lưu trữ bông được cho vào bao kín, xe cần phải đượcche phủ kín bằng bạt nhằm hạn chế rơi vương vãi trên đường vận chuyển cũng như sựphát tán bụi đất vào môi trường

Giảm thiểu khí thải phát sinh từ dây chuyền sản xuất

- Trang bị hệ thống hút thu hồi khí thải, lắp đặt tại máy đốt lông, máy sấy Khói thảichứa các chất khí SO2, NO2, VOC dẫn qua hệ thống hấp thụ bằng than hoạt tính đượclắp đặt ngay trên ống khói Lượng than hoạt tính sẽ được tái sử dụng và thải bỏ hàngnăm cùng với lượng chất thải nguy hại

Hình 3.3: Sơ đồ xử lý khí thải từ máy đốt lông và máy sấy

Ống khói

Hấp phụ bằng than hoạt tính

Ngày đăng: 16/06/2015, 22:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w