- Bài mới (1’): Giới thiệu bà
Trang trí lọ hoa
TÀI AN TOÀN GIAO THÔNG I Mục tiêu:
I. Mục tiêu:
- HS hiểu được đề tài và tìm chọn được hình ảnh phù hợp với nội dung. - HS biết cách vẽ và vẽ được tranh về đề tài an toàn giao thông theo cảm nhận riêng.
- HS có ý thức chấp hành những quy định về an toàn giao thông.
-HS Khá giỏi:Sắp xếp hình vẽ cân đối , biết chọn màu , vẽ màu phù hợp. II. Chuẩn bị:
* Giáo viên:
- Sưu tầm hình ảnh về giao thông đường bộ, đường thuỷ… và cả những hình ảnh về vi phạm an toàn giao thông.
- Hình gợi ý cách vẽ.
- Bài vẽ đẹp của học sinh các lớp trước.
* Học sinh:
- Vở tập vẽ.
- Bút chì, màu và tẩy.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Ổn định lớp : Kiểm tra dụng cụ học vẽ.
- Bài mới : Giới thiệu bài
* Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài
- GV treo tranh và hỏi:
(?) Bức tranh này vẽ đề tài gì?
(?) Trong tranh có những hình ảnh nào?
(?)Đâu là hình ảnh chính, đâu là hình ảnh phụ? - GV tóm tắt: Tranh vẽ về đề tài giao thông thường có các hình ảnh:
. Giao thông đường bộ: xe ô tô, xe máy, xe đạp đi trên đường; người đi bộ trên vỉa hè, có cây và nhà ở hai bên đường.
. Giao thông đường thuỷ: tàu, thuyền, ca nô… đi trên sông, có cầu bắt qua sông,…
- Đi trên đường bộ hay đường thuỷ cần phải chấp hành những quy định về an toàn giao
- Quan sát tranh. - An toàn giao thông.
- Người đang tham gia giao thông.
- Người là hình ảnh chính, cây cối và nhà cửa ở phía sau là hình ảnh phụ.
thông.
. Thuyền, xe không được chở quá tải.
. Người và xe phải đi đúng phần đường quy định.
. Người đi bộ phải đi trên vỉa hè.
. Khi có đèn đỏ, xe và người phải dừng lại, đèn xanh mới được đi tiếp,…
- Mọi người đều phải chấp hành luật an toàn giao thông.
* Hoạt động 2: Cách vẽ tranh
- GV gợi ý để học sinh tìm, chọn được nội dung đề tài.
(?) Em có thể chọn hình ảnh gì để vẽ vào tranh của mình?
- Có thể vẽ: Cảnh tham gia giao thông trên đường phố như: ngưòi lái xe, có nhà, cây cối. Vẽ cảnh có tín hiệu đèn đỏ. Cảnh tàu thuyền trên sông,…
- GV gợi ý học sinh cách vẽ:
+ Vẽ hình ảnh chính trước, hình ảnh phụ sau. + Vẽ màu theo ý thích. Màu phải rõ đậm, nhạt.
* Hoạt động 3: Thực hành
- Cho HS xem một số bài vẽ đẹp của HS các lớp trước.
- Trong khi HS làm bài, GV đến từng bàn hướng dẫn thêm cho những em còn lúng túng, gợi ý các em vẽ ô tô, ô tô khách, xe máy,…vẽ hình ảnh phụ như cây, nhà, biển báo, đèn hiệu, …
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- GV gợi ý HS nhận xét và xếp loại một số bài. + Nội dung rõ chưa;
+ Các hình ảnh chính, phụ có sinh động; + Màu sắc đã rõ nội dung chưa;
- GV nhận xét chung và tuyên dương các em vẽ đẹp trước lớp và liên hệ giáo dục:
- Các em phải thực hiện an toàn giao thông: Đi xe bên phải đường, đi bộ phải đi trên vỉa hè, dừng lại khi có đèn đỏ.
* Dặn dò : Chuẩn bị đất nặn để tập nặn tiết sau.
- Xung phong trả lời.
- Học sinh nhắc lại cách vẽ.
- Xem bài của học sinh các lớp trước.
- Học sinh thực hành.
- Cùng nhau nhận xét bài.
- Lắng nghe.
Ngày Soạn : Tuân : 30
Ngày Giảng: Tiết : 30
Tập nặn tạo dáng ĐỀ TÀI TỰ DO I. Mục tiêu:
- HS biết chọn đề tài và những hình ảnh phù hợp để nặn.
- HS biết cách nặn và nặn được một hay hai hình người hoặc con vật, tạo dáng theo ý thích.
- Biết quan tâm đến cuộc sống xung quanh.
-HS Khá giỏi:Hình nặn cân đối , thể hiện rõ hành động. II. Chuẩn bị:
* Giáo viên:
- Một số tượng nhỏ; người, con vật bằng thạch cao, sứ,… - Ảnh về người hoặc con vật và ảnh các hình nặn.
- Bài tập nặn của học sinh các lớp trước. * Học sinh:
- Vở tập vẽ.
- Bút chì, màu và tẩy.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Ổn định lớp: Kiểm tra dụng cụ học vẽ.
- Bài mới: Giới thiệu bài
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
- GV giới thiệu những hình hình ảnh đã chuẩn bị và gợi ý học sinh nhận xét:
+ Về các bộ phận chính của người hoặc con vật. (?) Em có nhận xét gì về các thế dáng của người hoặc của các con vật này?
(?) Hãy kể tên các bộ phận chính của người hoặc của con vật?
- Cho học sinh xem một số hình nặn dáng người, dáng các con vật để các em tham khảo.
* Hoạt động 2: Cách nặn
- GV gọi học sinh nhắc lại cách nặn mà các em đã được học ở bài 23.
- GV thao tác cách nặn con vật hoặc người:
+ Nặn từng bộ phận: Đầu, thân, chân,…rồi dính ghép lại thành hình;
+ Nặn từ một thỏi đất bằng cách vê, vuốt thành các bộ phận;
+ Nặn thêm các chi tiết phụ cho hình đúng và sinh động hơn.
- Quan sát.
- Xung phong trả lời. - Trả lời. - Quan sát hình nặn dáng người và con vật. - Một em nhắc lại cách nặn. - Quan sát GV hướng dẫn cách nặn.
- Cho các em xem một số bài tập nặn của học sinh các lớp trước để các em tham khảo.
* Hoạt động 3: Thực hành
- Gợi ý để học sinh nặn:
+ Tìm nội dung (Nặn người hay con vật? Trong họat động nào?);
+ Cách nặn, cách ghép hình, nặn các chi tiết và tào dáng;
+ Sắp xếp các hình nặn để tạo thành đề tài: Vui chơi, kéo co, chọi gà, đấu vật, đi học,…
- Trong khi học sinh nặn, giáo viên đến từng bàn hướng dẫn thêm những em còn lúng túng.
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- GV cùng học sinh nhận xét và xếp loại một số bài tập nặn:
+ Hình (rõ đặc điểm);
+ Dáng (sinh động, phù hợp với các hoạt động); + Sắp xếp (rõ nội dung).
- GV bổ sung, động viên HS có bài nặn đẹp. Tuyên dương các em trước lớp.
* Dặn dò:
+ Về nhà tập nặn các dáng khác với ở lớp.
+ Quan sát đồ vật có dạng hình trụ và hình cầu để chuẩn bị cho bài sau. Vẽ theo mẫu: Mẫu có dạng hình trụ và hình cầu.
- Mang đầy đủ dụng cụ học vẽ.
- Quan sát bài tập nặn của học sinh các lớp trước. - Chú ý lắng nghe.
- Học sinh thực hành. - Nhận xét bài.
Ngày Soạn : Tuân : 31 Ngày Giảng: Tiết : 31
Vẽ theo mẫu