hòa tan
- Tiêu diệt các loại thủy sinh
5
Chất rắn lơ lửng
- Giảm khả năng hấp thụ ánh sáng, hòa tan oxy trong nước - Ảnh hưởng đến chất lượng nước, tài nguyên thủy sinh.
6
Các chất dinh
dưỡng (N, P)
- Gây hiện tượng phú dưỡng, ảnh hưởng tới chất lượng nước, sự sống thủy sinh.
7
Dầu mỡ
- Ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống thuỷ sinh, giảm oxy khuếch tán từ không khí vào trong nước;
- Ảnh hưởng đến mục đích cung cấp nước và nuôi trồng thuỷ sản. Gây chết các động vật nuôi dưới nước
- Chuyển hoá thành các hợp chất độc hại khác như Phenol, các dẫn xuất Clo của Phenol.
8
Các vi khuẩn gây bệnh
- Nước có lẫn vi khuẩn gây bệnh là nguyên nhân của các dịch bệnh thương hàn, phó thương hàn, lỵ, tả;
- Coliform là nhóm vi khuẩn gây bệnh đường ruột; E.coli (Escherichia Coli) là vi khuẩn thuộc nhóm Coliform, có nhiều trong phân người.
4.5.4 Hướng giải quyết, khắc phục Nước thải sinh hoạt
Tổng lượng nước thải từ sinh hoạt trung bình là 56m3/ngày, gồm nước thải từ nhà vệ sinh được thu gom và xử lý. Nước nước thải sinh hoạt được xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn sau đó đưa về hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Bể tự hoại có 3 ngăn có hình khối chữ nhật là công trình đồng thời làm hai chức năng: lắng và phân hủy cặn lắng. Bể còn có ống thông hơi để giải phóng khí từ quá trình phân hủy. Bể có chức năng lắng và phân hủy cặn với hiệu suất xử lý 80 – 85%. Tại đây chất rắn được giữ lại trong bể 90%, dưới tác dụng của vi sinh vật kỵ khí các chất hữu cơ bị phân hủy, một phần tạo
thành các chất khí và một phần tạo thành các chất vô cơ hòa tan. Sau khi qua bể tự hoại nồng độ các chất hữu cơ còn lại trong nước thải khoảng 20 - 30% riêng các chất lơ lửng hầu như được giữ lại hoàn toàn. Lượng bùn sau thời gian lưu trong bể sẽ được Đơn vị hút hầm cầu đến hút và vận chuyển đến nơi xử lý đúng quy định.
Nhà máy có 4 bể tự hoại, hệ thống được xây dựng chìm dưới đất bên dưới các nhà vệ sinh. Thể tích mỗi bể tự hoại xây dựng là 192m3 đảm bảo xử lý nước thải sinh hoạt, không bị quá tải. Kích thước từng ngăn của 1 bể tự hoại như sau:
- Bể chứa và phân huỷ: 96m3 - Bể lắng: 60 m3
- Bể rút: 36 m3
Kích thước bể tự hoại cần thiết:
Kích thước bể tự hoại cần thiết đươc tính toán như sau: xác định thể tích phần lắng nước và phần chứa bùn.
Thể tích phần nước: Wn = K x Q = 1,3 x 70 = 91 m3 K: hệ số lưu lượng, K = 1,1 – 1,3
Q: lưu lượng nước thải trung bình ngày đêm, Q = 70 m3/ngày Thể tích phần bùn:
Wb = a x N x t x (100 – P1) x 0,7 x 1,2 : [1000 (100 – P2)]
= 0,4 x 1565 x 300 x (100 – 95) x 0,7 x 1,2 : [1000 x (100 – 90)] = 79 m3 Trong đó:
a: Tiêu chuẩn cặn lắng cho một người, a = 0,4 – 0,5lít/ngày.đêm N: Số công nhân viên của công ty, N = 1565
t: Thời gian tích lũy cặn trong bể tự hoại, t = 180 – 360 ngày 0,7: Hệ số tính đến 30% cặn đã phân hủy
1,2: Hệ số tính đến 20% cặn được giữ trong bể tự hoại đã bị nhiễm vi khuẩn cho cặn tươi.
P1: Độ ẩm của cặn tươi, P1 = 95%
P2: Độ ẩm trung bình của cặn trong bể tự hoại, P2 = 90% Thời gian lưu nước của bể tự hoại: T = 5 ngày.đêm
Tổng thể tích bể tự hoại cần thiết là: W = Wn T + Wb = 91 x 5 + 79 = 534 m3 Như vậy, theo số liệu tính toán trên, nhà máy có 4 bể tự hoại, tổng thể tích bể tự hoại là 768 m3 (thể tích 1 bể tự hoại xây dựng là 192 m3), đảm bảo xử lý nước thải sinh hoạt, không bị quá tải.
Hình 4.6: Hệ thống bể tự họai xử lý nước thải sinh hoạt
Trong giai đoạn 1: nước thải sinh hoạt sau bể tự hoại 3 ngăn được xử lý bằng hồ sinh học thể tích 240 m3 (diện tích 60m2, chiều cao 4,5m), với thời gian lưu hơn 12 ngày đảm bảo xử lý nước thải sinh hoạt đạt tiêu chuẩn xả thải của KCN Phước Đông.
Trong giai đoạn 2: nước thải sinh hoạt sau bể tự hoại 3 ngăn được dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 2.000m3/ngày để xử lý. Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải của KCN Phước Đông.