4.6.4Hướng giải quyết, khắc phục Chất thải rắn sinh hoạt Chất thải rắn sản xuất Chất thải nguy hại

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN HỌC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI Quản lý chất thải nguy hại ngành Dệt nhuộm (Trang 87)

có nắp đậy được đặt đúng nơi quy định. Các thùng rác 100L sẽ được đặt tại xưởng sản xuất, xung quanh khuôn viên Nhà máy. Trong văn phòng, sử dụng thùng rác 20L. Rác từ các thùng chứa sẽ được vận chuyển về khu chứa rác thải sinh hoạt tập trung vào cuối ngày làm việc.

- Chủ dự án sẽ ký hợp đồng với đơn vị chức năng để vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt của Nhà máy.

- Nhằm tăng cường công quản lý và xử lý chất thải rắn theo yêu cầu trong việc kiểm tra, giám sát công tác quản lý chất thải rắn tại khu vực dự án.

Chất thải rắn sản xuất

- Chất thải rắn công nghiệp như đã trình bày ở chương III chủ yếu là sợi dệt vụn, bao bì. Chất thải này sẽ được phân loại, thu gom vào các bao chứa vào cuối ngày và đưa về khu chứa chất thải rắn sản xuất tập trung, có mái che.

- Công ty sẽ ký hợp đồng bán phế liệu với Đơn vị có chức năng để vận chuyển, xử lý chất thải rắn sản xuất.

Chất thải nguy hại

Chất thải nguy hại với tổng khối lượng là 363.280 kg/năm được thu gom, phân loại và lưu trữ như sau:

- Các loại chất thải như: Chất thải rắn từ quá trình xử lý khí thải lò hơi (bùn thải lắng được từ thiết bị xử lý khí thải lò hơi), Bóng đèn huỳnh quang và các loại thuỷ tinh hoạt tính thải; Chất hấp thụ, vật liệu lọc (bao gồm cả vật liệu lọc dầu chưa nêu tại các mã khác), giẻ lau, vải bảo vệ thải bị nhiễm các thành phần nguy hại, bao bì cứng thải; Hộp mực in thải có các thành phần nguy hại; Pin ắc quy, chì thải được phân loại, thu gom vào các thùng chứa 100L có dán nhãn cho từng loại chất thải. - Các loại dầu động cơ, hộp số và bôi trơn thải khác; Dầu nhiên liệu và dầu diesel thải: được thu gom vào thùng chứa 200L, có nắp đậy, dán nhãn.

- Dung dịch thải chứa thành phần nguy hại từ quá trình nhuộm được xử lý qua hệ thống xử lý nước thải tập trung của nhà máy.

- Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải thuộc ngưỡng *, vì vậy Chủ dự án sẽ tiến hành lấy mẫu kiểm định bùn thải có thuộc danh mục chất thải nguy hại hay không khi nhà máy đi vào vận hành. Bùn thải sau khi ép khô được thu gom vào bao chứa (ni-lông), cột kín miệng bao đưa về khu chứa chất thải tập trung.

- Khu chứa chất thải nguy hại của nhà máy được xây dựng có mái che, nền bê tông láng phẳng, có diện tích 4 x 5 x 3 m.

nơi xử lý đúng quy định theo Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/04/2011 của Bộ Tài nguyên & Môi trường về việc “quy định quản lý chất thải nguy hại”.

1. Lâm Minh Triết, Lê Thanh Hải, Giáo trình Quản lý chất thải Nguy hại, NXB Xây dựng Hà Nội, 2006.

2. Tổng cục môi trường, Hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án dệt nhuộm, Cục thẩm định và đánh giá tác động môi trường, Hà Nội, 2009.

3. Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam, Tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn ngành dệt nhuộm, 2008.

4. Đặng Trấn Phòng. Sổ tay tra cứu thuốc nhuộm, Viện Công nghiệp Dệt sợi, 1993.

5. Viện kinh tế kỹ thuật dệt may. Kỹ thuật nhuộm, in hoa và hoàn tất vật liệu, NXB Khoa học và kỹ thuật, 2004

6. Đặng Trấn Phòng. Sổ tay sử dụng thuốc nhuộm, tập 1, NXB Bách Khoa Hà Nội, 2008

7. Bộ tài nguyên và môi trường, Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT, Quy định về Quản lý Chất thải nguy hại.

8. Bộ tài nguyên và môi trường, QCVN 07/2009/TT-BTNMT, Qui chuẩn kỹ thuật quốc qia về ngưỡng chất thải nguy hại.

9. Tổng công ty dệt may Việt Nam, Viện Kinh tế - Kỹ thuật dệt may, Nhuộm in hoa hoàn tất vật liệu dệt, NXB Khoa học và kỹ thuật

10.http://www.vinausen.com/vi/linh-vuc-hoat-dong/xu-ly-chat-thai-nguy-hai- 11.html

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN HỌC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI Quản lý chất thải nguy hại ngành Dệt nhuộm (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w