Nhiễm tiếng ồn 2.1.4Chất thải rắn

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN HỌC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI Quản lý chất thải nguy hại ngành Dệt nhuộm (Trang 28)

yếu phát ra từ các máy dệt, máy cắt ngang vải (hoạt động theo nguyên tắc dập), cụm máy nhuộm – giặt tẩy - ly tâm vắt nước vải, lò hơi và đặc biệt là tiếng ồn khí động do các dòng khí, hơi vận chuyển liên tục trong đường ống.

2.1.4 Chất thải rắn

Chất thải dư thừa sơ cấp sinh ra trong sản xuất dệt may là chất không độc hại. Chúng bao gồm các mảnh nhỏ, phần dư thừa, phần thải bỏ của sợi và vải. Cũng có các chất thải liên quan đến phần lưu trữ và sản xuất sợi và vải may mặc, ví dụ như hoá chất lưu trữ trong thùng, các ống cuộn chỉ bằng cát tông và các ống sợi côn quấn sợi để nhuộm hoặc để đan. Các phòng cắt xén các phần thải dư thừa sinh ra một lượng lớn các mẩu vải, phần này có thể được tái sử dụng bằng cách tăng hiệu suất sử dụng vải trong khâu cắt và may.

Ngoài ra trong nhà máy còn phát sinh các loại chất thải rắn khác trong các khu vực và phân đoạn sản xuất: đèn neon, giẻ lau dầu mở, bao bì chứa thuốc nhuộm, bùn thải, bao bì giấy..

Bảng 2.4: Thành phần chất thải rắn trong nhà máy dệt nhuộm

Nguồn phát sinh Chất thải

Công đoạn sản xuất sợi, dệt Sợi, bụi bông,vải vụn Nấu, tẩy, làm bóng, nhuộm, in hoa,

hoàn thiện

Bao bì hóa chất, thuốc nhuộm

Công đoạn hoàn thiện, đóng gói Giấy, bìa catông, các tấm plastic, dây buộc

Các phân xưởng Dẻ lau, bóng đèn huỳnh quang thải Văn phòng, sinh hoạt Giấy, bìa, các chất thải sinh hoạt nói

chung Hệ thống xử lý nước thải Bùn thải

Trong bảng bao gồm tất cả chất thải rắn phát sinh trong ngành dệt nhuộm bao gồm cả chất thải nguy hại và không nguy hại vì vậy việc phân loại khi thu gom là việc hết sức cần thiết để đảm bảo trong khâu xử lý tránh ô nhiễm môi trường.

2.2.1 Chất thải nguy hại là gì?

Chất thải nguy hại là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính nguy hại khác), hoặc tương tác chất với chất khác gây nguy hại đến môi trường và sức khỏe con người.

2.2.2 Phân loại chất thải nguy hại

Có nhiều cách phân loại chất thải nguy hại nhưng nhìn chung đều theo 2 cách sau:

- Theo đặc tính;

- Theo danh sách liệt kê được ban hành kèm theo luật.

Theo đặc tính, Có 4 đặc tính cơ bản:

Tính cháy

Một chất thải được xem là chất thải nguy hại thể hiện tính dễ cháy nếu mẫu đại diện của chất thải có những tính chất sau:

- Là chất lỏng hay dung dịch chứa lượng alcohol < 24% (theo thể tích) hay có điểm chớp cháy nhỏ hơn 600C (1400F).

- Là chất thải (lỏng hoặc không phải chất lỏng) có thể cháy qua việc ma sát, hấp phụ độ ẩm, hay tự biến đổi hóa học, khi bắt lửa, cháy rất mãnh liệt và liên tục (dai dẳng) tạo ra hay có thể tạo ra chất thải nguy hại, trong các điều kiện nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn.

- Là khí nén. - Là chất oxy hóa.

Tính ăn mòn

Một chất thải được xem là chất thải nguy hại có tính ăn mòn nếu mẫu đại diện của chất thải có những tính chất sau:

- Là chất lỏng có ph nhỏ hơn hoặc bằng 2 hay lớn hơn hoặc bằng 12,5.

- Là chất lỏng có tốc độ ăn mòn thép lớn hơn 6,35mm một năm ở nhiệt độ thí nghiệm là 550C (1300F)

Tính phản ứng

Chất thải được xem là chất thải nguy hại có tính phản ứng nếu mẫu đại diện của chất thải có một tính chất bất kỳ trong các tính chất sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thường không ổn định và dễ thay đổi một cách mãnh liệt mà không gây nổ. - Phản ứng mãnh liệt với nước.

- Ở dạng khi trộn với nước có khả năng nổ.

- Khi trộn với nước, chất thải sinh ra khí độc, bay hơi, hoặc khói với lượng có thể gây nguy hại cho sức khỏe con người hoặc môi trường.

- Là chất thải chứa xyanit hay sulfite ở điều kiện ph giữa 2 và 11,5 có thể tạo ra khí độc, hơi, hoặc khói với lượng có thể gây nguy hại cho sức khỏe con người hoặc môi trường.

- Chất thải có thể nổ hoặc phản ứng gây nổ nếu tiếp xúc với nguồn kích nổ mạnh hoặc nếu được gia nhiệt trong thùng kín.

- Chất thải có thể dễ dàng nổ hoặc phân hủy (phân ly) nổ, hay phản ứng ở nhiệt độ và áp suất chuẩn.

- Là chất nổ bị cấm theo Luật định.

Tính độc

Để xác định đặc tính độc hại của chất thải ngoài biện pháp sử dụng bảng liệt kê danh sách các chất độc hại được ban hành kèm theo luật của mỗi nước, hiện nay còn phổ biến việc sử dụng phương pháp xác định đặc tính độc hại bằng phương thức rò rỉ.

b) Theo danh sách liệt kê ban hành theo luật

Hiện tại, chất thải nguy hại được phân loại chủ yếu dựa trên danh mục chất thải nguy hại ban hành kèm theo Quyết định số 12/2011/TT - BTNMT ngày 14 tháng 04 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Bảng 2.5: Chất thải nguy hại chính phát sinh trong quá trình sản xuất dệt nhuộm

CTNH Tên chất thải Nguồn phát sinh

Tính chất nguy hại chính Trạng thái (thể) tồn tại thông thường Ngưỡng Nguy hại

02 08 01 Chất thải có chứa silicon hữu cơ nguy hại Công đoạn washing (hoàn thiện

vải) Đ, C Rắn/lỏng *

10 02 01 Chất thải từ quá trình hồ vải có chứa dung môi hữu cơ Công đoạn hồ sợi, hồ vải Đ,C Lỏng * 10 02 02 Phẩm màu và chất nhuộm thải có chứa các thành phần

nguy hại

Công đoạn nhuộm, in hoa/hóa

chất nhuộm hết hạn Đ,ĐS Rắn/lỏng *

10 02 03 Bùn thải có các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý nước thải

Hệ thống xử lý nước thải của nhà máy

Đ, ĐS Bùn *

10 02 04 Dung dịch thải có các thành phần nguy hại từ quá trình nhuộm

Công đoạn nhuộm phát sinh nước thải

Đ, ĐS Lỏng *

17 06 01 Dầu nhiên liệu và dầu diesel thải Đốt cấp nhiệt nồi hơi, Sữa chữa

thiết bị, máy móc C, Đ, ĐS Lỏng **

18 01 01 18 01 02 18 01 03 18 01 04

Bao bì thải Từ các công đoạn có sử dụng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hóa chất, thuốc nhuộm Đ, ĐS Rắn *

Ngoài ra còn có các chất thải nguy hại phát sinh không thường xuyên từ các nguồn phát sinh trong nhà máy dệt nhuộm theo bảng

Bảng 2.6: Chất thải nguy hại phát sinh không thường xuyên trong nhà máy dệt nhuộm

CTNH Tên chất thải Nguồn phát sinh

Tính chất nguy hại chính Trạng thái (thể) tồn tại thông thường Ngưỡng Nguy hại

08 01 01 Cặn sơn, sơn có dung môi hữu cơ hoặc các thành phần nguy hại khác

Sữa chữa, quét sơn nhà xưởng

C, Đ, ĐS Rắn/lỏng *

08 02 04 Hộp mực in thải có các thành phần nguy hại Hoạt động Văn phòng Đ, ĐS Rắn * 13 01 01 Chất thải lây nhiễm (bao gồm cả chất thải sắc nhọn) Từ phòng y tế (nếu có) LN Rắn/lỏng **

16 01 06 Bóng đèn huỳnh quang thải Chiếu sáng Đ, ĐS Rắn **

18 02 01 Giẻ lau, vải bảo vệ thải bị nhiễm các thành phần nguy hại

Sữa chữa, bảo dưỡng thiết bị,

máy móc Đ, ĐS Rắn *

15 01 09 19 02 05 19 02 06

Các thiết bị, bộ phận linh kiện điện tử thải hoặc Thiết bị thải có các bộ phận, linh kiện điện tử

Từ sửa chữa phương tiện gia; sửa chữa, thải bỏ thiết bị điều khiển, mấy vi tính…

Đ, ĐS Rắn **

19 05 02 Hoá chất và hỗn hợp hoá chất phòng thí nghiệm thải có các thành phần nguy hại

Từ phòng thí nghiệm (nếu nhà

máy có phòng thí nghiệm Đ, ĐS Rắn/lỏng * 19 05 03

Hoá chất vô cơ thải bao gồm hoặc có các thành phần nguy hại (trừ các loại nêu tại nhóm mã 02, 13, 14 và 15)

Hóa chất chưa sử dụng thải

Đ, ĐS Rắn/lỏng *

19 05 04

Hoá chất hữu cơ thải bao gồm hoặc có các thành phần nguy hại (trừ các loại nêu tại nhóm mã 03, 13, 14 và 15)

Hóa chất chưa sử dụng thải

Đ, ĐS Rắn *

19 12 02 Các loại chất thải khác có các thành phần nguy hại hữu cơ

Sự cố khu kho chứa hóa chất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đ, ĐS Rắn *

19 12 03 Các loại chất thải khác có các thành phần nguy hại vô cơ và hữu cơ

Sự cố khu kho chứa hóa chất

3.1 Hệ thống quản lý chất thải nguy hại

Hệ thống quản lý chất thải nguy hại cho ngành dệt nhuộm cũng tương tự như hệ thống quản lý CTNH cho các ngành khác, bao gồm 4 thành phần cơ bản như được trình bày trong Hình … Dĩ nhiên, đối với từng loại CTNH phát sinh của ngành dệt nhuộm sẽ lựa chọn những kỹ thuật xử lý phù hợp.

Hình 3.1: Các thành phần cơ bản của hệ thống quản lý chất thải nguy hại

Luật pháp (pháp lý): đây là thành phần cơ bản quan trọng, là nền tảng quan trọng chi phối các thành phần còn lại.

Triển khai và cưỡng chế: nếu chỉ có bộ khung pháp lý cho việc quản lý chất thải nguy hại không thì chưa đủ mà còn cần phải có các quy chế, hướng dẫn và quy định thực hiện ban hành kèm. Trong khi triển khai cần phải có các giải pháp cưỡng chế thi hành luật trước khi có các biện pháp kiểm soát cụ thể nào đó.

Thiết bị (phương tiện): là các phương tiện, thiết bị cần thiết, phù hợp để có thể quản lý thích hợp chất thải nguy hại.

Dịch vụ trợ giúp: muốn kiểm soát chất thải nguy hại hiệu quả cần phải có một cơ sở hạ tầng về mặt kỹ thuật tốt. Cần phải có một năng lực nhất định về phòng thí nghiệm, các thông tin kỹ thuật và tư vấn, các kế hoạch đào tạo để cung cấp,...

Qua sơ đồ trên và ý nghĩa của các thành phần một cách tổng quát có thể thấy rằng hệ thống quản lý chất thải nguy hại là sự tổ hợp của các nhân tố với nhau và hình thành nên một hệ thống bao gồm hai phần chính: hệ thống quản lý hành chính pháp luật và một hệ thống kỹ thuật bổ trợ. Nhìn chung, tương tự như quản lý chất thải rắn, có thể phân chia hệ thống quản lý chất thải nguy hại thành một hệ thống quản lý hành chính và một hệ thống quản lý kỹ thuật. Hai hệ thống này luôn bổ sung và hỗ trợ nhau trong việc quản lý chất thải nguy hại. Tùy thuộc vào khoa học kỹ thuật, kinh tế và xã hội mà hệ thống quản lý hành chính là tiền đề cho sự phát triển của hệ thống quản lý

Hệ thống quản lý hành chính Hệ thống quản lý kỹ thuật

Thiết bị

Dịch vụ trợ giúp Luật pháp

tương và liên kết chặt chẽ với nhau.

3.1.1 Hệ thống quản lý hành chính chất thải nguy hại

Hệ thống quản lý hành chính chất thải nguy hại bao gồm các công tác về hoạch định chính sách, kế hoạch chiến lược trong công tác quản lý, hoạch định các chương trình giáo dục, giảm thiểu chất thải nguy hại, quản lý các văn bản giấy tờ liên quan đến loại hình thải, chủ thải, vận chuyển, lưu trữ và xử lý… Tóm lại, một yêu cầu quan trọng đối với hệ thống này là quản lý chặt chẽ được lượng chất thải nguy hại từ nơi phát sinh đến công đoạn xử lý sau cùng và phải đảm bảo phù hợp với cơ chế quản lý chung của nhà nước và các văn bản quy chế pháp luật.

Ngoài ra, trong một phạm vi nhỏ (áp dụng cho chủ nguồn thải), thì việc quản lý cũng bao gồm các công tác triển khai những chương trình giảm thiểu, kê khai các văn bản giấy tờ liên quan đến chất thải nguy hại theo qui định, phân loại, dán nhãn chất thải như qui định và xây dựng các chương trình ứng cứu khi có sự cố xảy ra.

3.1.2 Hệ thống quản lý kỹ thuật chất thải nguy hại

Trong một hệ thống quản lý kỹ thuật chất thải nguy hại cũng bao gồm các khâu liên quan từ nguồn phát sinh đến các kỹ thuật xử lý sau cùng. Về cơ bản, có thể chia hệ thống quản lý thành 5 giai đoạn (GĐ) như được biểu diễn như sau:

Hình 3.2: Sơ đồ hệ thống quản lý và xử lý chất thải nguy hại

- GĐ1 là giai đoạn phát sinh chất thải từ các nguồn, trong phần này để giảm lượng thải doanh nghiệp có thể áp dụng các biện pháp giảm thiểu tại nguồn khác nhau.

- GĐ2 là giai đoạn bao gồm các công tác thu gom và vận chuyển trong nội vi công ty và vận chuyển ra ngoài.

- GĐ3 là giai đoạn gồm các công tác xử lý thu hồi. - GĐ4 là giai đoạn vận chuyển cặn, tro sau xử lý. - GĐ5 là giai đoạn chôn lấp chất thải.

Trong sơ đồ nêu trên mỗi công đoạn có một chức năng, nhiệm vụ và các vấn đề liên quan khác nhau nhìn chung có các khâu chính cần quan tâm là: giảm thiểu tại nguồn, lưu trữ, vận chuyển và xử lý, thu hồi.

chất thải và nồng độ chất ô nhiễm sinh ra cũng như quyết định đến hiệu quả kinh tế của một qui trình sản xuất.

Phân loại, thu gom và lưu trữ tại nguồn. Đây là khâu có ý nghĩa rất lớn ảnh hưởng đến công nghệ xử lý sau này, cũng như an toàn trong vận chuyển và lưu trữ. Việc phân loại, ghi chú thông tin về chất thải và dán nhãn hợp lý chất thải là hết sức cần thiết cho khâu thu gom và lưu trữ. Việc thu gom và lưu trữ nên đảm bảo việc tách loại chất thải tránh trường hợp các chất thải có thể tương thích với nhau gây cháy nổ, phản ứng và sinh khí độc hại. Thiết bị lưu trữ chất thải cũng nên chọn lựa các vật liệu để tránh sự rò rỉ của chất thải nguy hại vào môi trường. Một vấn đề cũng cần quan tâm trong thu gom và lưu trữ là thời gian lưu trữ do sự thay đổi của chất thải và các vấn đề an toàn.

Vận chuyển. Để đảm bảo vấn đề an toàn và tránh những sự cố có thể xảy ra trong quá trình chuyên chở, các công tác trong công đoạn này cũng cần hết sức chú ý. Các công tác trong giai đoạn này chủ yếu bao gồm như sau: kiểm tra các ghi chú về chất thải trên nhãn và dán nhãn hợp lý cho chất thải, sử dụng đúng loại thùng để chuyên chở, điền vào các biên bản quản lý chất tải nguy hại,.v.v. Ngoài ra, còn phải xây dựng và thực hiện các chương trình ứng cứu khi có sự cố xảy ra. Trong đó, các công tác dán nhãn chất thải và kiểm tra các thông tin cần thiết trên nhãn là công tác hết sức quan trọng. Công tác này góp phần cho việc truy cứu và lựa chọn phương án ứng cứu thích hợp khi có sự cố xảy ra, cũng như cung cấp thông tin cần thiết cho việc lựa chọn phương án xử lý thích hợp.

Xử lý. Công đoạn xử lý có thể bao gồm tất cả các kỹ thuật hóa học, hóa lý, sinh học, chôn lấp…v.v. Công đoạn này có ảnh hưởng gián tiếp đến tính kinh tế kỹ thuật của nhà máy phát sinh chất thải nguy hại, cũng như có thể gây ra các tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng, cũng như môi trường nếu biện pháp xử lý lựa chọn là không hợp lý.

3.2 Những vấn đề còn tồn tại trong quản lý chất thải nguy hại ngành dệt nhuộm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quá trình triển khai áp dụng quy định pháp luật về quản lý CTNH trên thực tế đã bộc lộ không ít hạn chế mà chúng ta không thể không nhìn nhận

- Hệ thống pháp luật quản lý CTNH tuy đã có một số lượng không nhỏ nhưng chưa đáp ứng được hết nhu cầu thực tiễn do chưa thực sự hoàn thiện và thiếu đồng bộ;

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN HỌC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI Quản lý chất thải nguy hại ngành Dệt nhuộm (Trang 28)