1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sử dụng thơ - ca cách mạng để gây hứng thú cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam (1954-1975) lớp 12 trung học phổ thông chương trình chuẩn

124 618 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 1,2 MB

Nội dung

i ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC BÙI THỊ DINH SỬ DỤNG THƠ - CA CÁCH MẠNG ĐỂ GÂY HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM (1954 -1975) LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG - CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM LỊCH SỬ HÀ NỘI - 2015 ii ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC BÙI THỊ DINH SỬ DỤNG THƠ - CA CÁCH MẠNG ĐỂ GÂY HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM (1954 -1975) LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG - CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM LỊCH SỬ Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC (BỘ MÔN LỊCH SỬ) Mã số: 60 14 01 11 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thế Bình HÀ NỘI - 2015 iii LỜI CẢM ƠN Luận văn tốt nghiệp Cao học được hoàn thành tại Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội. Có được bản luận văn tốt nghiệp này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới: Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội, Phòng đào tạo sau Đại học, cô giáo chủ nhiệm, đặc biệt là TS. Nguyễn Thị Thế Bình đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt, giúp đỡ tác giả với những chỉ dẫn khoa học quý giá trong suốt quá trình triển khai, nghiên cứu và hoàn thành đề tài: Sử dụng thơ - ca cách mạng để gây hứng thú cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam (1954 – 1975) lớp 12 trung học phổ thông – chương trình chuẩn Xin chân thành cảm ơn các thầy/cô giáo giảng dạy truyền đạt những kiến thức khoa học chuyên ngành Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử cho bản thân tác giả trong 2 năm qua. Xin ghi nhận công sức và những đóng góp quý báu và nhiệt tình của các bạn học viên lớp Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử - K8, bạn bè, đồng nghiệp, gia đình đã đóng góp ý kiến và giúp đỡ cùng tác giả triển khai và hoàn thành đề tài. Do thời gian thực hiện hạn chế và ý kiến chủ quan của tác giả nên đề tài khó tránh khỏi sai sót về mặt nội dung và hình thức. Kính mong được sự cảm thông và đóng góp ý kiến của Quý thầy cô và các bạn. Hà Nội, tháng 12 năm 2014 Tác giả Bùi Thị Dinh iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ CNXH Chủ nghĩa xã hội DHLS Dạy học Lịch sử GV Giáo viên HS Học sinh LS Lịch sử MB Miền Bắc MN Miền Nam PPDH Phương pháp dạy học THPT Trung học phổ thông SGK Sách giáo khoa XHCN Xã hội chủ nghĩa v MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn i Danh mục viết tắt ii Mục lục iii Danh mục các bảng v Danh mục các biểu đồ vi MỞ ĐẦU 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG SỬ DỤNG THƠ - CA CÁCH MẠNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 7 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 7 1.1.1. Tài liệu nước ngoài 7 1.1.2. Tài liệu trong nước 8 1.2. Cơ sở lí luận 12 1.2.1. Một số khái niệm cơ bản 12 1.2.2. Phân loại thơ - ca cách mạng 17 1.2.3. Cơ sở xuất phát của vấn đề 27 1.2.4. Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng thơ - ca cách mạng để gây hứng thú cho học sinh trong giờ học lịch sử 30 1.3. Cơ sở thực tiễn 35 1.3.1. Về phía giáo viên 35 1.3.2.Về phía học sinh 38 1.3.3. Nguyên nhân, thực trạng và định hướng khắc phục 41 Tiểu kết Chương 1 42 Chương 2 : MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG THƠ - CA CÁCH MẠNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM (1954 – 1975) LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG - CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN ĐỂ GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP LỊCH SỬ CHO HỌC SINH 43 2.1. Vị trí, mục tiêu và nội dung cơ bản của lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 -1975 43 2.1.1. Vị trí 43 2.1.2. Mục tiêu 44 2.1.3. Nội dung cơ bản của lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 46 vi 2.2. Xác định nội dung kiến thức có thể và cần sử dụng thơ - ca cách mạng để gây hứng thú cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam 1954 – 1975 48 2.3. Một số yêu cầu khi sử dụng thơ - ca cách mạng trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông 52 2.3.1. Việc sử dụng thơ - ca cách mạng phải đảm bảo tính Đảng, tính khoa học 52 2.3.2. Sử dụng thơ - ca cách mạng phải phù hợp với nội dung môn học, bài học 53 2.3.3. Sử dụng thơ - ca cách mạng phải đảm tuân thủ các nguyên tắc dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh. 54 2.3.4. Đảm bảo tính cụ thể, tính xúc cảm của thơ - ca cách mạng 54 2.3.5. Sử dụng thơ - ca cách mạng trong DHLS phải mang tính điển hình, kết hợp chặt chẽ với các loại tài liệu tham khảo và các biện pháp khác để nâng cao hiệu quả bài học. 55 2.4. Một số biện pháp sử dụng thơ - ca cách mạng để để gây hứng thú cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam (1954 - 1975) lớp 12 trung học phổ thông - chương trình chuẩn 55 2.4.1. Sử dụng thơ - ca để tạo tình huống có vấn đề và định hướng kiến thức cơ bản của bài. 55 2.4.2. Sử dụng thơ - ca để tổ chức học sinh lĩnh hội kiến thức mới 59 2.4.3. Sử dụng thơ - ca cách mạng kết hợp các phương tiện kĩ thuật, phim tư liệu… để nâng cao hiệu quả bài học 71 2.5. Thực nghiệm sư phạm 76 2.5.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm 76 2.5.2. Đối tượng, thời gian, địa bàn thực nghiệm sư phạm 76 2.5.3. Phương pháp và nội dung thực nghiệm sư phạm 77 2.5.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm 78 2.5.5. Kết luận rút ra từ thực nghiệm sư phạm 83 Tiểu kết Chương 2 83 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 85 1. Kết luận 85 2. Khuyến nghị 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO 88 PHỤ LỤC 91 vii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Bảng thống kê mức độ hứng thú ở lớp đối chứng và lớp thực nghiệm 80 Bảng 2.2. Bảng thống kê điểm kiểm tra của học sinh lớp đối chứng và lớp thực nghiệm (theo nhóm điểm và tỉ lệ %) 81 viii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 2.1: So sánh mức độ hứng thú ở lớp đối chứng và lớp thực nghiệm. 80 Biểu đồ 2.2: So sánh kết quả học tập ở lớp đối chứng và lớp thực nghiệm. 81 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đang tiến nhanh trên con đường đổi mới, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật và hội nhập vào xu thế phát triển chung của thế giới. Vấn đề đào tạo con người đáp ứng sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay đặt ra cấp thiết. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó giáo dục và đào tạo giữ vai trò quan trọng. Nghị quyết 29 – NQ/TW ngày 4/11/2013 - Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương khóa II về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ: Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục - đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học. Cụ thể: Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Đây là phương hướng quan trọng chỉ đạo đổi mới giáo dục, tinh thần của Nghị quyết đề ra yêu cầu phải đào tạo những con người có đầy đủ trí, lực, có khả năng lao động sáng tạo, nắm vững khoa học kĩ thuật, tiến kịp sự phát triển của thế giới. Đồng thời biết vận dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta, thấm nhuần bản sắc văn hóa dân tộc và biết tiếp thu những tinh hoa nhân loại. Hòa nhập vào sự phát triển chung của thế giới không có nghĩa là quên đi cội nguồn của mình mà phải “đặc biệt quan tâm, giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hóa dân tộc, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc” [38, tr.3] Môn Lịch sử ở trường phổ thông có vị trí quan trọng trong việc đào tạo, giáo dục học sinh (HS) trở thành một con người toàn diện. Nhưng hiện nay, cơ chế thị trường đã làm xuất hiện lối sống thực dụng, một bộ phận không nhỏ HS ở trường phổ thông không còn coi trọng kiến thức lịch sử (LS), quên mất khí thế hào hùng của dân tộc, không còn thấy được công lao to lớn của cha ông đã ngã xuống để có 2 được nền hòa bình độc lập hôm nay. Thực tiễn dạy học lịch sử (DHLS) ở trường phổ thông hiện nay đặt ra yêu cầu cần phải có nhận thức mới về bộ môn. Một bài học LS mà khơi dậy được đam mê, hứng thú, nhu cầu học tập để các em chủ động lĩnh hội kiến thức, qua đó rèn kĩ năng và giáo dục tư tưởng tình cảm cho HS – đó chính là một bài học hiệu quả. Để nâng cao chất lượng DHLS đòi hỏi người giáo viên (GV) phải sử dụng đa dạng các phương pháp, phương tiện dạy học trong đó sử dụng thơ - ca cách mạng để cụ thể hóa kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa (SGK), giúp HS có biểu tượng chân thực, sinh động về các sự kiện hiện tượng LS. Đó chính là những dữ liệu quan trọng để các em so sánh, phân tích, tổng hợp…để tìm ra bản chất, hình thành khái niệm, rút ra quy luật và bài học LS. Mặt khác, sử dụng thơ - ca cách mạng còn làm cho bài giảng của GV thêm sinh động hấp dẫn, gây hứng thú học tập bộ môn cho HS, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả bài học. Thơ - ca là văn hóa tinh thần. Nó là di sản vô cùng quý giá và là sản phẩm của lịch sử. Thơ - ca dễ đi vào lòng nhiều thế hệ người dân Việt Nam, cổ vũ kháng chiến và có sức lay động lòng người. Từ đó, việc hiểu biết và học tập thơ - ca chính là hiểu biết một phần LS. Một tờ báo Quân đội nhân dân có nhan đề: “Phát huy giá trị của ca khúc cách mạng trong giáo dục lý tưởng cho bộ đội” có đoạn: “Các ca khúc cách mạng, bằng phương thức phản ánh độc đáo của mình đã tái hiện lại lịch sử dân tộc, thể hiện cảm xúc của người nghệ sĩ và của nhân dân đối với quê hương đất nước, thời đại. Nhìn từ phương diện này, không ít các nhà nghiên cứu âm nhạc cho rằng, ca khúc cách mạng là một pho sử bằng âm thanh phản ánh những diễn biến trong cuộc đấu tranh cách mạng và hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ của dân tộc ta ở thế kỉ XX…. Thưởng thức các ca khúc cách mạng những người lính sẽ có cảm nhận về tình yêu quê hương gia đình, tự hào về tinh thần chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt nam anh hùng để không ngại hi sinh gian khổ và thấy cần sống sao cho ý nghĩa…” [8] Tuy nhiên, việc sử dụng thơ - ca cách mạng trong DHLS ở trường phổ thông hiện nay mới chỉ dừng lại ở một số GV có tâm huyết với nghề và có vốn kiến thức thơ - ca. Phần lớn GV dạy LS chưa thấy được tầm quan trọng của thơ - ca cách mạng, có sử dụng nhưng chỉ dừng lại ở việc minh họa, hình thức. [...]... trình bày trong 2 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng thơ - ca cách mạng trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông Chương 2: Một số biện pháp sử dụng thơ - ca cách mạng để gây hứng thú học tập lịch sử cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam (1954 – 1975) lớp 12 trung học phổ thông – chương trình chuẩn 6 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG SỬ DỤNG... dụng thơ - ca cách mạng để gây hứng thú cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam (1954 - 1975) lớp 12 trung học phổ thông – chương trình chuẩn để làm đề tài nghiên cứu trong luận văn của mình 2 Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu vai trò, ý nghĩa việc sử dụng thơ - ca cách mạng trong DHLS, đề tài đi sâu nghiên cứu và đề xuất các biện pháp sử dụng thơ - ca cách mạng trong dạy học lịch sử Việt. .. là quá trình DHLS ở trường THPT 4.2 Đối tượng nghiên cứu là quá trình sử dụng thơ - ca cách mạng để gây hứng thú cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam (1954 - 1975) lớp 12 trung học phổ thông – chương trình chuẩn 5 Vấn đề nghiên cứu Đề tài tập trung vào nghiên cứu hai vấn đề cơ bản sau : - Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn việc sử dụng thơ - ca cách mạng trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ... GV và HS ở một số trường THPT để đánh giá thực trạng việc sử dụng thơ - ca cách mạng trong DHLS Việt Nam 3 - Sưu tầm, phân loại, chọn lựa các bài thơ cách mạng, các ca khúc cách mạng có liên quan để vận dụng vào việc DHLS Việt Nam 1954 - 1975 - Đề xuất các biện sư phạm sử dụng thơ - ca cách mạng để gây hứng thú cho HS khi học LS giai đoạn Lịch sử Việt Nam 1954 - 1975 - Soạn giáo án và tiến hành thực... và dễ dàng tái hiện Vì vậy, trong DHLS giáo viên cần vận dụng đa dạng, hiệu quả các PPDH để gây hứng thú học tập cho học sinh 1.2.1.4 Sử dụng thơ - ca cách mạng để gây hứng thú học tập lịch sử cho học sinh Sử dụng thơ - ca cách mạng trong DHLS là cách thức GV sử dụng những bài thơ, bài hát cách mạng mang nội dung LS vào bài học giúp các em tiếp thu tri thức LS nhẹ nhàng, để cụ thể hóa và khắc sâu kiến... hứng thú, phát huy tính tính tích cực của HS - Luận án Phó tiến sĩ:“ Sử dụng tác phẩm của Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử lớp 12 trung học phổ thông của Hoàng Đình Chiến đã đưa ra một sổ biện pháp sử dụng tác phẩm của Hồ Chí Minh vào dạy học lịch sử nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn 11 - Luận án Tiến sĩ: “Tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông. .. THPT - Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp sử dụng thơ - ca cách mạng để gây hứng thú cho học sinh khi học lịch sử Việt nam giai đoạn 1954 – 1975, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả bài học 6 Giả thuyết khoa học Nếu khai thác và vận dụng một cách hợp lý thơ - ca cách mạng DHLS Việt Nam lớp 12 từ năm 1954 đến năm 1975 theo đề xuất của đề tài sẽ góp phần gây hứng thú học tập bộ môn Từ đó, góp phần nâng cao... hạn và phạm vi nghiên cứu - Giới hạn: Trong một khoảng thời gian nhất định chúng tôi chỉ nghiên cứu sử dụng thơ - ca cách mạng để gây hứng thú cho HS khi học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 lớp 12 – chương trình chuẩn - Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung vào nghiên cứu các bài thơ, ca khúc cách mạng liên quan đến phần lịch sử Việt Nam lớp 12 từ năm 1954 đến năm 1975 - Phạm vi về không gian:... mạng trong dạy học lịch sử Việt Nam (1954 - 1975) nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh 3 Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu các công trình về lý luận dạy học nói chung và lý luận DHLS nói riêng; các công trình về tâm lý học để làm cơ sở lý luận cho đề tài - Nghiên cứu chương trình Lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 trong SGK Lịch sử lớp 12 - chương trình chuẩn - Tiến hành điều tra cơ bản đối... thích hứng thú học tập cho HS… 1.2.1.3 Khái niệm hứng thú và hứng thú học tập lịch sử Thực tế dạy học ở trường phổ thông cho thấy, HS muốn học tốt môn học nào trước hết, phải có hứng thú với môn học đó Hứng thú có vai trò quan trọng trong học tập của HS ở trường phổ thông nói chung, học LS nói riêng Hứng thú càng sâu sắc bao nhiêu, việc thì học tập của HS càng có hiệu quả bấy nhiêu Quan niệm về hứng thú, . SỬ DỤNG THƠ - CA CÁCH MẠNG ĐỂ GÂY HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM (1954 -1 975) LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG - CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM LỊCH SỬ. bài học. 55 2.4. Một số biện pháp sử dụng thơ - ca cách mạng để để gây hứng thú cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam (1954 - 1975) lớp 12 trung học phổ thông - chương trình chuẩn. đề tài: Sử dụng thơ - ca cách mạng để gây hứng thú cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam (1954 - 1975) lớp 12 trung học phổ thông – chương trình chuẩn để làm đề tài nghiên cứu trong luận

Ngày đăng: 12/06/2015, 18:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w