Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng thơ ca cách mạng để gây

Một phần của tài liệu Sử dụng thơ - ca cách mạng để gây hứng thú cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam (1954-1975) lớp 12 trung học phổ thông chương trình chuẩn (Trang 38)

học sinh trong giờ học lịch sử

Có ý kiến cho rằng, thơ cách mạng chính là con thuyền chuyên trở tri thức lịch sử. Ca khúc cách mạng là một pho sử bằng âm thanh phản ánh những diễn biến trong cuộc đấu tranh cách mạng và hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ của

dân tộc ta ở thế kỉ XX. Vì vậy, sử dụng thơ - ca cách mạng để gây hứng thú cho HS

trong DHLS có vai trò và ý nghĩa lớn: giúp HS cụ thể hóa, khắc sâu sự kiện LS, rèn kĩ năng tư duy LS và giáo dục tư tưởng đạo đức, kĩ năng sống cho HS. Từ đó góp

phần nâng cao hiệu quả bài học, đáp ứng yêu cầu đào tạo. 1.2.4.1. Vai trò

Thơ ca - cách mạng nói chung, thơ - ca cách mạng thời kì 1954 – 1975 nói riêng đậm đà tính thời sự và tính chiến đấu. Nó gắn chặt với cuộc sống của dân tộc, phản ánh kịp thời, chân thật, sinh động hiện thực cuộc kháng chiến chống Mĩ và khí thế sôi nổi hào hùng của đời sống xây dựng CNXH ở MB. Những vần thơ như là vũ khí sắc bén góp phần vạch trần bản chất xấu xa của kẻ thù, ngợi ca sự cao đẹp của quần chúng yêu nước và cách mạng, cũng như tinh thần quyết tâm chiến đấu và niềm tin mãnh liệt vào chiến thắng của dân tộc Việt Nam.

Bên cạnh đó điều dễ nhận thấy thơ - ca cách mạng giàu chất trữ tình và chất anh hùng ca. Thơ - ca cách mạng bộc lộ những cảm nhận chân thành, giản dị mà rất sâu lắng, đó là tình yêu, niềm tự hào về quê hương đất nước, về cuộc sống quá khứ, hiện tại và hướng về tương lai. Thơ - ca chính là tiếng hát tâm tình của con người Việt Nam trước hiện thực cuộc sống với những cảm xúc đằm thắm về tình mẹ con, vợ chồng, tình yêu, tình đồng chí…nên nó là con đường ngắn nhất đi vào tâm hồn con người, dễ làm lung lay tâm hồn người đọc. Vì vậy, thơ - ca cách mạng nguồn

31

tài liệu quan trọng, cần thiết trong DHLS Việt Nam nói chung và giai đoạn kháng chiến chống Mĩ 1954 – 1975 nói riêng. Vì nó giúp HS có thêm cơ sở để nắm vững bản chất các sự kiện, hình thành khái niệm, hiểu rõ những quy luật, bài học LS, rèn luyện cho HS say mê tìm hiểu và phát triển tư duy LS cho các em. Đặc biệt, thơ - ca cách mạng góp phần quan trọng làm cho bài giảng LS mềm mại, hấp dẫn, sinh động gây hứng thú học tập cho HS. Điều này có vai trò quan trọng trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm cho HS.

1.2.4.2. Ý nghĩa

Trong hành trình cuộc kháng chiến của dân tộc, thế hệ nhà thơ, nhạc sĩ đã bám sát những cuộc hành quân, những chiến dịch, những trận đánh lớn của bộ đội. Không phải ngẫu nhiên mà những sáng tác của học phản ánh thực tế cuộc sống chiến đấu của quân dân ta.Vì vậy, sử dụng thơ - ca cách mạng trong DHLS có ý nghĩa cả về ba mặt: cung cấp kiến thức, phát triển kĩ năng và giáo dục tư tưởng cho HS.

* Về kiến thức

Quan niệm thơ - ca là sản phẩm của LS. Do đó thơ - ca phản ánh LS. Vì vậy việc sử dụng thơ - ca cách mạng trong DHLS sẽ giúp HS nhận biết, tái hiện, khắc sâu kiến thức, tạo biểu tượng LS một cách nhẹ nhàng, khơi dậy hứng thú học tập. HS sẽ nhớ và hiểu sự kiện LS hơn nhờ nội dung LS đó được chuyển tải thông qua thơ - ca cách mạng.

Ví dụ, khi dạy bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 – 1954), mục II.1. Chiến dịch Điện Biên Phủ, phần diễn biến, GV

có thể cho HS đọc đoạn thơ trong bài Hoan hô chiến sĩ Điện Biên của Tố Hữu: 56 ngày đêm, khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt

Máu trộn bùn non…

Những đồng chí thân chôn làm giá súng Đầu bịt lỗ châu mai

Băng mình qua núi thép gai Áo ào vũ bão

Những đồng chí chèn lưng kéo pháo Nát thân, nhắm mắt, còn ôm…

32

Sau đó GV đặt câu hỏi: Trong chiến dịch Điện Biên quân ta đã chiến đấu trong điều kiện như thế nào? Em hãy kể những chiến công, địa danh lịch sử trong chiến dịch Điện Biên? Sau đó GV tiếp tục gợi mở giúp HS tạo biểu tượng về không gian lịch sử: Dốc Pha Đin, Đèo Lũng Lô, chiến dịch kéo dài 56 ngày đêm; sự gian khổ, chiến đấu hi sinh của quân dân ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ: khoét núi, ngủ hầm, máu trộn bùn non…, sự thất bại thảm hại của thực dân Pháp: lũy hầm sụt đổ, lố nhố cờ hàng… Như vậy, đoạn trích trên vừa giúp HS khắc sâu kiến thức, cụ

thể hóa sự kiện, tạo biểu tượng LS một cách chân thực, vừa dựng lại bức chân dung ca ngợi chiến sĩ Điện Biên trong cách nhìn toàn cảnh, đặc tả gương mặt, chiến công anh hùng Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Diện. HS có thể học LS qua thơ và

cảm nhận được hào khí Điện Biên qua thơ Tố Hữu.

Lịch sử có những anh hùng với chiến công cụ thể. Để tạo biểu tượng anh hùng liệt sĩ Bế văn Đàn, địa danh lịch sử Mường Phồn (trận đánh bảo vệ cho chiến dịch Điện Biên Phủ), Mường Thanh, ý nghĩa chiến dịch Điện Biên… GV có thể cho

HS nghe một đoạn trong bài hát “Bế Văn Đàn sống mãi” của nhạc sĩ Huy Du, do

ca sĩ Anh Thơ trình bày. Qua đó giúp HS khắc nhớ một tấm gương hy sinh anh

dũng của người anh hùng “lấy thân mình làm giá súng” “Bế Văn Đàn ơi !

10 năm qua anh vẫn còn vẫn còn sống mãi Đất nước quê anh lá thắm rừng xanh Cam Mường Phồn quanh mồ anh xây đỏ Lúa chín vàng chiến địa cũ Mường Thanh

Đàn em thơ đang hát ca đời anh Từ chiến thắng Điện Biên lẫy lừng thế giới…”

Để HS khắc sâu hình ảnh anh hùng liệt sĩ Bế văn Đàn, GV cũng có thể cung cấp thêm thông tin: Tại Hà Nội có phố và trường phổ thông mang tên Bế Văn Đàn. Tại thành phố Hồ Chí Minh có con đường mang tên Bế Văn Đàn.

Có thể nói, thơ - ca cách mạng góp phần cụ thể hóa và nổi bật các sự kiện cơ bản của SGK, giúp khôi phục bức tranh quá khứ một cách chân thực, đầy đủ với thời gian, không gian cụ thể. Thơ - ca cách mạng dễ đi vào lòng người sẽ tạo sự (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

33

lôi cuốn, hấp dẫn cho bài giảng, góp phần làm tăng hứng thú học tập, khắc sâu kiến thức bài học.

* Về kĩ năng

Thông qua các đoạn thơ và ca khúc cách mạng có chọn lọc, HS phải huy động tri giác, trí tưởng tượng hình dung ra các sự kiện mà thơ - ca nói tới. Sau đó, HS phải vận dụng tư duy để phân tích, rút ra mối liên hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử mà thơ - ca cách mạng đã phản ánh. Như vậy, thơ - ca cách mạng góp phần rèn luyện các thao tác tư duy: phân tích, tổng hợp, so sánh...

Ví dụ, khi dạy về Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược

Nam Bộ, ngay từ ngày 23 – 9 – 1945. GV cho HS đọc một đoạn trong bài thơ Gió nội thở dài của nhà thơ Xuân Miễn:

“ Nhà cửa ra tro, vườn cháy chụi Chồng già giặc bắt chửa tha về

No đói bữa thường khoai ít củ Đốt cháy đồng hoang cỏ cháy vàng…

Một tối hành quân qua xóm nhỏ Mẹ già lách cửa níu bàn tay Con ơi ! Giặc ác hơn lang sói Mẹ dẫn con đi diệt bốt này…”[14, tr.40]

GV nêu câu hỏi: Tội ác của thực dân Pháp với nhân dân Nam Bộ được miêu tả như thế nào qua đoạn thơ trên? Đời sống của nhân dân Nam Bộ ra sao? Qua

đoạn thơ trên cùng với câu hỏi có tác động trực tiếp đến tư duy của HS, các em hình dung được tội ác của thực dân Pháp, đời sống nghèo khổ của nhân dân, cảnh hoang tàn xơ xác do bom đạn kẻ thù, sự đau khổ như nén xuống chỉ chờ cơ hội vùng lên. Dã tâm cướp nước ta một lần nữa của thực dân Pháp đã lộ rõ. GV tiếp tục nêu câu

hỏi: Nhân dân ta có tiếp tục cuộc sống nô lệ, lầm than được hay không? Với cách

dẫn dắt trên, GV không chỉ khắc sâu trong HS tội ác của thực dân Pháp, thông cảm với cuộc sống đau khổ của nhân dân, quan trọng hơn HS được trình bày ý kiến của mình trước tập thể, rèn khả năng đọc diễn cảm, trên cơ sở đó rút ra quy luật LS: có

áp bức, có đấu tranh. Dân tộc ta không còn con đường nào khác là phải vùng lên

34

Sử dụng thơ - ca cách mạng trong DHLS không chỉ giúp HS phát triển kĩ năng phân tích, phát hiện những nội dung, sự kiện LS được phản ánh trong các bài thơ và ca khúc cách mạng, mà còn tạo khả năng cảm thụ thơ - ca cách mạng dưới góc độ LS. Các em có thể tham gia các hoạt động có ý nghĩa bằng cách sưu tầm và lưu trữ, tuyên truyền thơ - ca cách mạng, mạnh dạn tự tin ngâm thơ hoặc hát một ca khúc cách mạng trước tập thể.

* Về thái độ

Sử dụng thơ - ca cách mạng trong DHLS sẽ góp phần giáo dục tư tưởng, tình cảm và thái độ cho HS. Thơ - ca cách mạng có ưu thế trong việc giáo dục tình cảm

cho HS vì thơ - ca là loại hình nghệ thuật sáng tác trên cơ sở những ngôn ngữ trau chuốt, biểu tượng sinh động, dễ nhớ, dễ thuộc, những bài ca đi cùng năm tháng được phát sóng thường xuyên trên các chương trinh truyền thanh, truyền hình... là con đường ngắn nhất đi vào tâm hồn con người. Do vậy, sự kiện, hiện tượng LS được thể hiện thông qua ngôn ngữ thơ và các ca khúc cách mạng dễ gây xúc cảm LS cho HS. Nếu như GV thể hiện nội dung thơ - ca cách mạng ngôn ngữ giọng điệu, cử chỉ biểu cảm sinh động, tiếng hát cất lên giữa một giờ học căng thẳng...tác động trực tiếp đến tư tưởng HS, tạo xúc cảm LS cho các em.

Có thể nói, những tấm gương anh hùng bất khuất quyết đem xương máu để bảo vệ độc lập dân tộc; tấm gương sáng ngời của lãnh tụ Hồ Chí Minh và biết bao nhiêu hình ảnh đẹp đẽ khác được khắc họa thơ - ca cách mạng chính là chất liệu hình thành trong các em tình yêu Tổ quốc, lòng tự hào dân tộc, niềm yêu kính lãnh tụ, lòng biết ơn các anh hùng liệt sĩ... Đồng thời, nó còn là mảnh đất màu mỡ cho tâm hồn, nhân cách HS phát triển theo chiều hướng tiến bộ.

Ví dụ, khi dạy bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 – 1973), mục II.1. Mĩ tiến hành chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc. GV có thể sử dụng một đoạn thơ để tố cáo tội ác của đế quốc Mĩ:

Hỡi tất cả chúng bay, một bầy ma qủy Bay mang những B52

Những na- pan, hơi độc Đến Việt Nam

35

Để ám sát hòa bình và tự do dân tộc Để đốt những nhà thương, trường học Giết những con người chỉ biết yêu thương

Giết những trẻ con chỉ biết đi trường Giết những đồng xanh bốn mùa hoa lá...

( Tố Hữu- Ê mi li, con ơi!)

Qua ví dụ trên có thể thấy, xúc cảm LS được biểu hiện qua nét mặt, thái độ của HS căm phẫn trước tội ác của Mĩ, xót xa trước cảnh làng quê đẹp đẽ bị bom Mĩ thiêu trụi, những đứa trẻ vô tội bị bom Mĩ giết hại. Từ đó, có thể giáo dục HS tình cảm yêu ghét, lòng căm thù quân xâm lược và sự cảm thông sâu sắc với cuộc sống khổ cực của nhân dân, nỗi đau mất mát của do kẻ thù gây nên.

Ngoài ra, sử dụng thơ - ca cách mạng trong DHLS còn có tác dụng giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc, ý thức tự chủ, tinh thần chiến đấu quật cường của quân dân ta, ca ngợi Đảng, Bác Hồ …nên nó có nhiều thuận lợi trong giáo dục đạo đức, rèn luyện kỹ năng sống cho HS. Những xúc cảm LS ấy giúp các em có thái độ, động cơ học tập đúng đắn, điều chỉnh hành vi, hình thành thế giới

quan khoa học, tăng hứng thú học tập LS. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Sử dụng thơ - ca cách mạng để gây hứng thú cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam (1954-1975) lớp 12 trung học phổ thông chương trình chuẩn (Trang 38)