Phân loại thơ ca cách mạng

Một phần của tài liệu Sử dụng thơ - ca cách mạng để gây hứng thú cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam (1954-1975) lớp 12 trung học phổ thông chương trình chuẩn (Trang 25)

Nhà thơ Chế Lan Viên viết: “ Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt Mỗi con sông đều muốn hóa Bạch Đằng” (Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng)

Với tinh thần đó “thơ - ca cách mạng 1954 – 1975 tự biến mình thành một thứ vũ khí đánh giặc, là những bài ca, tiếng hát nhưng là “tiếng hát át tiếng bom”. Thậm chí để át được tiếng bom, các nhà thơ phải hô lên, gào lên đến mức “rồ giọng”

18

Thơ - ca cách mạng có vai trò quan trọng trong DHLS ở trường phổ thông.

Với ưu thế dễ đi vào lòng người, thơ - ca cách mạng giàu hình ảnh và cảm xúc có tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm học sinh. Đồng thời nó còn làm cho bài giảng sinh động, hấp dẫn và nâng cao hứng thú học tập LS. Trong DHLS để tăng cường hiệu quả sử dụng thơ - ca cách mạng, chúng tôi phân loại nguồn tài liệu này

thành hai loại: thơ cách mạng và ca khúc cách mạng. 1.2.2.1. Thơ cách mạng

Thơ cách mạng là pho sử đồ sộ, phong phú về thể loại, nội dung và hình thức.

Có nhiều cách phân loại thơ cách mạng, có thể phân loại theo thời gian như: thơ trong thời kỳ tiền khởi nghĩa, thơ trong cuộc kháng chiến chống Pháp hay chống Mĩ. Cũng có thể phân loại theo nội dung thơ phản ánh: Thơ ca ngợi quê hương đất nước, ca ngợi người chiến sĩ… Để hiểu nội dung LS được phản ánh qua thơ, chúng tôi chia thơ cách mạng thành các mảng đề tài lớn như sau:

* Ca ngơi Tổ quốc, quê hương, đất nước

Tổ quốc, dân tộc vốn là đề tài quen thuộc của thơ - ca trong suốt chiều dài LS của dân tộc. Trong thế kỷ XX, dân tộc ta trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Đất nước lúc này là cả một cuộc kháng chiến trường kì đầy máu lửa, khó khăn, thử thách nhưng cũng rất đáng tự hào. Để tạo biểu tượng cho HS về Tổ quốc anh hùng, GV có thể giới thiệu cho HS những trang thơ thời chống Mỹ. Cụ thể:

Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta

( Đất nước - Nguyễn Đình Thi) và…Muôn cánh sao vàng tung mở

Cờ đỏ sông, đồng lúa, bờ tre Cả đất nước tươi màu rực rỡ Giữa mùa thu đón Bác Hồ về… Giáng một trận dập đầu quỷ dữ Sáng nghìn năm lịch sử Điện Biên…

Có mùa xuân 1975. Ôi Việt Nam! Nay mới được ôm Người trọn vẹn, Người ơi!

19

Đoạn thơ trên có tác dụng đưa HS trở lại ký ức hào hùng, là thu rực rỡ cờ đỏ sao vàng của nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà năm 1945. Để từ đó, chúng ta có lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu; có sự đổi thay của miền Bắc trong công cuộc xây dựng CNXH; có hình ảnh Bác trong mùa Xuân đại thắng 1975; đó là niềm

vui trọn vẹn khi đất nước thống nhất. Từ đó, sẽ đã làm trỗi dậy trong HS những cảm

xúc tự hào về Tổ quốc và nhân dân anh hùng, càng thêm mến phục những con người không tiếc xương máu hy sinh thân mình cho Tổ quốc được hồi sinh. Cũng từ đoạn thơ trên giúp HS phát triển kĩ năng tư duy LS: tưởng tượng, phân tích, tổng hợp, khái quát những chiến công của quân dân ta từ mùa thu tháng Tám đến cuộc kháng chiến chống Mĩ 1975.

* Ca ngợi người chiến sĩ quân đội chiến đấu quên mình vì Tổ quốc

Trong thế kỉ XIX, ít có dân tộc nào như dân tộc Việt Nam, trong vòng 30 nam phải đương đầu với hai sen đầm quốc tế hùng mạnh Pháp và Mĩ. Trong hoàn cảnh lịch sử ấy, hình ảnh người lính trở thành một hình ảnh nổi bật nhất, là nguồn cảm hứng vô tận cho thơ - ca cách mạng, biểu tượng cho vẻ đẹp cao cả, là biểu tượng về một dân tộc bền gan vững chí trước thử thách sống còn. Trong DHLS ở trường phổ thông, GV có thể sử dụng các bài thơ cách mạng để xây dựng biểu tượng về người chiến sĩ, người lính…cho các em.

Trong cách mạng tháng Tám đó là hình ảnh anh “Vệ Quốc Quân” với khí thế “Ra đi ra đi bảo tồn sông núi, ra đi ra đi thà chết chớ lùi”. Đến kháng chiến chống Pháp đó là hình tượng đẹp đẽ của "Anh bộ đội Cụ Hồ"

"Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo

Núi không đè nổi vai vươn tới Lá nguỵ trang reo với gió đèo"

(Lên Tây Bắc- Tố Hữu)

Đến kháng chiến chống Mĩ là anh bộ đội cụ Hồ, anh Giải phóng quân. Đại thắng mùa xuân 1975 đã tạo nên tượng đài bất tử về người lính – những chàng trai, cô gái đã dũng cảm dẫn xe tăng vào chiếm Dinh độc lập. Một lần nữa hình ảnh các anh lại hiện lên cao vời vợi, đẹp tuyệt vời trong thơ Tố Hữu:

20

“Không, không phải thiên thần bước chân hài bảy dặm Vẫn là anh – anh giải phóng quân

Vẫn đôi dép cao su đánh giặc suốt 30 năm lội khắp sông sâu rừng thẳm...” ( Toàn thắng về ta – Tố Hữu)

Nhưng niềm vui chưa trọn vẹn thì kẻ thù lại gây chiến tranh biên giới, máu của người lính lại tiếp tục đổ xuống. Biển Đông đang bị kẻ thù quấy nhiễu:

Tổ quốc đang bão giông từ biển Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa… Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất

Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

( Tổ quốc nhìn từ biển – Quỳnh Hợp)

Các em được sinh ra khi đất nước hòa bình nên không thể cảm nhận được sự khốc liệt của chiến tranh. Vì vậy trong DHLS, GV giới thiệu những hình ảnh trên sẽ gây xúc động mạnh mẽ trong tâm trí HS, khơi dậy trong các em sự khâm phục, ngưỡng mộ - người lính,"Anh bộ đội Cụ Hồ" đã "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh". Ngạo nghễ trước cái chết, hiên ngang trước quân thù, “ tạc vào thế kỉ” một “dáng

đứng Việt Nam” để “Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân”. * Ca ngợi hình tượng người phụ nữ trong kháng chiến

Người phụ nữ trong kháng chiến đó là những người mẹ, người chị, nữ thanh niên xung phong… Trong suốt chiều dài LS đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc, họ luôn xứng đáng với truyền thống của Phụ nữ Việt Nam “anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.

Một tay lái chiếc đò ngang Bến sông Nhật Lệ, quân sang đêm ngày

Sợ chi sóng gió tàu bay

Tây kia mình đã thắng, Mỹ này ta chẳng thua!

(Mẹ Suốt – Tố Hữu)

Đó là một người mẹ đã 60 tuổi nhưng vẫn xung phong nhận công việc chèo đò chở cán bộ, thương binh và vũ khí qua sông từ năm 1964 – 1967, mỗi ngày bà đã chèo hàng trăm lượt ngay cả những lúc máy bay Mỹ ném bom oanh tạc ác liệt. Bà

21

được những người cán bộ và bà con gọi với tên quen thuộc Mẹ Suốt. Họ không chỉ lái đò chở cán bộ qua sông, mà còn đào hầm, nuôi dấu cán bộ…

Bên cạnh người mẹ là hình ảnh các chị phụ nữ duyên dáng và kiên nghị. Hàng ngàn cô gái đã đến với Trường Sơn. Họ không tiếc tuổi thanh xuân và sẵn sàng biết hy sinh cuộc sống riêng cho dân tộc. Tháng 7/1968, mười cô gái thanh niên xung phong đã tạc vào đất trời Hà Tĩnh và LS chiến tranh chống Mỹ của dân tộc với một tầm cao bi tráng, những trang sử oai hùng.

Tiểu đội đo về xếp một hàng ngang Cúc ơi ! Em ở đâu không về tập hợp? Chín bạn đã quây quần đủ hết

Nhỏ, Xuân, Hà, Hường, Hợi, Rạng, Xuân, Xanh… (Cúc ơi – Yến Thanh)

Đoạn thơ trên không chỉ giúp HS có biểu tượng về Ngã ba Đồng Lộc, về thanh niên xung phong trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, mà HS còn cảm nhận được sự khốc liệt của chiến tranh, cảm phục gương hi sinh của các chị, điều quan trọng là trong trái tim các em sẽ khắc sâu biểu tượng cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam anh hùng. Họ hy sinh tuổi trẻ của mình vì đất nước nhưng tâm hồn vẫn lạc quan, yêu đời “Nụ cười khi chết vẫn còn tươi” (Vàm Cỏ Đông). Ngoài ra, còn phát triển kĩ năng tư duy LS: sự cảm nhận, đánh giá sự kiện, nhân vật lịch sử, sưu tầm thơ ca… cho HS, từ đó tăng hứng thú học tập bộ môn.

* Ca ngợi Hồ Chủ Tịch

Có thể nói, từ một nhân vật lịch sử mà tên tuổi đã trở thành huyền thoại, Bác Hồ đã đi vào thơ ca và trở thành một hình tượng nghệ thuật có sức rung động và toả sáng mạnh mẽ. Trong Bác là tinh thần thiết tha yêu nước, chí khí cương quyết đi tìm ra hình dáng cho đất nước, dân tộc Việt Nam. Người là linh hồn của dân tộc Việt Nam.Trong bài thơ “Sáng Tháng Năm”, Tố Hữu viết:

“ Người là Cha, là Bác, là Anh Trái tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ

Người ngồi đó, với cây chì đỏ Vạch đường đi, từng bước, từng giờ”

22

Giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta đang bước vào giai đoạn quyết liệt thì ngày 2.9.1969 – Bác Hồ đã về với Lê nin, với tổ tiên, với những chiến sĩ cách mạng đã đã ngã xuống để giải phóng mảnh đất này.

Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa...

Bác đã đi rồi sao, Bác ơi! Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời…

( Bác ơi – Tố Hữu)

HS cảm nhận được tình thương nhớ không nguôi, niềm đau thương vô bờ bến của dân tộc Việt Nam. Bác ra đi nhưng tình người còn lưu luyến “Miền Nam luôn ở trong trái tim tôi”. Từ đó các em cũng hiểu được rằng, nhân dân Việt Nam biến đau thương thành hành động, quyết đánh thắng giặc Mĩ để hoàn thành tâm nguyện của Bác. Trong trái tim các em xuất hiện tình cảm kính yêu Bác Hồ, ý thức học tập làm

theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. * Tố cáo tội ác của kẻ thù

Với quan niệm thơ là vũ khí đấu tranh cách mạng, tác giả Sóng Hồng đã thể hiện quan điểm của mình: “Những bài thơ tôi làm cốt để tuyên truyền và phục vụ

cách mạng”. Quan điểm đó được thể hiện:

“ Lấy cán bút làm đòn xoay chế độ

Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền” [11, tr.7] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tố cáo tội ác của kẻ thù là thế mạnh của thơ cách mạng. Vì vậy, khi DHLS giai đoạn kháng chiến chống Mĩ cứu nước 1954 – 1975, GV cần khắc sâu cho HS

tội ác của Mỹ - ngụy đối với nhân dân Việt Nam. Ví như bài thơ “Thù muôn đời muôn kiếp không tan” của Tố Hữu (1959):

…Hãy nghe tiếng của nghìn xác chết Chết thê thảm, chết một ngày bi thiết Cả nghìn nguời, trong một trại giam

Của một nhà tù lớn: Miền Nam! Hãy nghe tiếng của một nghìn cái xác

23

Đoạn thơ trên giúp HS có biểu tượng chân thực về tội ác của Mĩ – Diệm: chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng”, giết nhầm còn hơn bỏ sót, đặc biệt các em hình dung được vụ thảm sát man rợ tại nhà tù Phú Lợi, từ đó xuất hiện xúc cảm lịch sử đó là thái độ căm thù quân quân cước nước.

Tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân Việt Nam thể hiện qua chính sách bóc

lột tàn bạo của chúng. Trong bài thơ “Ba mươi năm đời ta có Đảng” Tố Hữu viết: Ôi nhớ những năm nào thuở trước

Xóm làng ta xơ xác héo hon Nửa đêm thuế thúc trống dồn Sân đình máu chảy, đường thôn lính đầy

Cha trốn ra Hòn Gay cuốc mỏ Anh chạy vào Đất Đỏ làm phu…

Con đói là ôm lưng mẹ khóc Mẹ đợ con đấu thóc cầm hơi Kiếp người cơm vãi cơm rơi…

Đoạn thơ trên giúp HS hiểu được chính sách bóc lột tàn bạo của kẻ thù làm cho xóm làng xơ xác, nông dân bị bần cùng hóa: sưu cao thuế nặng, cảnh người mẹ đau xé lòng dứt ruột bán con đi ở đợ, cảnh đầu rơi máu chảy, đời sống của giai cấp công nhân Việt Nam điêu đứng…Mặt khác rèn tư duy phân tích, tổng hợp, khái quát tình hình xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX, mâu thuẫn xã hội sẽ dẫn đến cuộc đấu tranh cách mạng, giáo dục HS lòng căm thù quân xâm lược và thông cảm với nhân dân.

Tóm lại, thơ - ca cách mạng là vũ khí sắc bén để làm cách mạng, mà mỗi nhà

thơ, nhạc sĩ là một chiến sĩ. Một trong những nội dung quan trọng của thơ - ca các mạng là tố cáo tội ác của kẻ thù. Vì vậy việc sử dụng các bài thơ với chủ đề tố cáo tội ác của kẻ thù trong DHLS không chỉ góp phần tạo biểu tượng về tội ác của kẻ thù mà còn giáo dục cho HS lòng căm thù giặc sâu sắc, căm ghét chiến tranh. Đồng thời, các em có ý thức noi gương những anh hùng liệt sĩ, thông cảm với những đau thương mất mát của nhân dân và rút ra quy luật lịch sử: có áp bức, có đấu tranh, nhân dân ta không còn con đường nào khác là phải vùng lên đấu tranh cách mạng để tự giải phóng mình. Đặc biệt, làm tăng hứng thú học tập bộ môn cho HS.

24

1.2.2.2. Ca khúc cách mạng

Ca khúc cách mạng với ưu thế của nó dễ đi vào lòng nhiều thế hệ người dân Việt Nam, cổ vũ kháng chiến và có sức lay động lòng người. Có nhiều cách phân loại ca khúc, có thể phân loại theo nội dung ca khúc phản ánh: Bài hát ca ngợi quê hương đất nước, ca ngợi người chiến sĩ, ca ngợi Đảng, Bác Hồ… Để hiểu nội dung lịch sử được phản ánh qua ca khúc cách mạng. Chúng tôi phân loại theo thời gian như: ca khúc trong thời kỳ tiền khởi nghĩa, trong cuộc kháng chiến chống Pháp,

chống Mĩ. …

* Những ca khúc cách mạng trong thời kỳ tiền khởi nghĩa (1930 – 1945)

Từ khi Đảng ra đời, đặc biệt là sau năm 1939, ca khúc cách mạng Việt Nam đã bắt nhịp và đồng hành cùng dân tộc. Từ năm 1930 – 1945 là khoảng thời gian 15 năm Đảng lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc chiến tranh chống đế quốc, phát xít giải phóng dân tộc. Các ca khúc cách mạng ra đời trong thời kỳ này phản ánh khí thế đấu tranh cách mạng, ý chí quyết tâm của toàn dân tộc Việt Nam đứng lên đấu tranh giành chính quyền từ các thế lực đế quốc, phát xít, bám sát những sự kiện LS: thành lập Mặt trận Việt Minh, Nhật đảo chính Pháp, chủ trương của Đảng, không khí cuộc khởi nghĩa từng phần đến ngày tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi 19/8. Những ca khúc cách mạng như những hồi còi xung trận, những khải hoàn

ca bất diệt, tiêu biểu như: Lên đàng (Lưu Hữu Phước), Du kích ca (Đỗ Nhuận), Tiến quân ca (Văn Cao), Diệt phát xít (Nguyễn Đình Thi), Đoàn Vệ quốc quân (Phan Huỳnh Điểu), Mười chín tháng Tám (Xuân Oanh), Cùng nhau đi Hồng binh ( Hoàng Vân)…

Cho đến nay, các ca khúc cách mạng thời kỳ tiền khởi nghĩa không chỉ làm lay động trái tim những khán giả lớn tuổi từng tham gia các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, mà ngay cả lớp khán giả thế hệ trẻ hiện nay cũng phần nào hình

dung được không khí đấu tranh cách mạng của toàn dân tộc. Có thể nói, cách mạng tháng Tám thành công đã mở ra kỷ nguyên mới cho

dân tộc và cho cả nền âm nhạc Việt Nam. Vượt qua thử thách nghiệt ngã của thời gian, đến nay, nhiều ca khúc cách mạng vẫn vẹn nguyên sức sống, sức lan tỏa trong

25

lòng người. Mỗi ca khúc cách mạng là một trang LS bằng âm thanh để cho thế hệ hôm nay nhìn lại quá khứ, trở về với những năm tháng hào hùng của dân tộc.

* Những ca khúc ca ngợi cuộc kháng chiến chống Pháp 1946 – 1954

Từ năm 1946 – 1954, nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mĩ. Với đường lối kháng chiến trường kỳ, quân dân ta giành thắng lợi trong các chiến dịch. Từ chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947 đến chiến dịch LS Điện Biên Phủ 1954. Hiệp định Giơnevơ đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp và can thiệp Mĩ. Các ca khúc cách mạng phản ánh nội dung LS giai đoạn này, từ cuộc chiến đấu bảo vệ thủ đô với tinh

Một phần của tài liệu Sử dụng thơ - ca cách mạng để gây hứng thú cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam (1954-1975) lớp 12 trung học phổ thông chương trình chuẩn (Trang 25)