Trong DHLS ở trường phổ thông hiện nay, qua tìm hiểu thực tế và lấy phiếu
thăm dò của 9 giáo viên ở ba trường THPT, chúng tôi nhận thấy nhiều GV rất cố gắng đổi mới PPDH lịch sử, sử dụng đa dạng các tài liệu tham khảo với nhiều hình thức DH khác nhau giúp HS hứng thú học tập bộ môn. Cô Nguyễn Thị Nhung - GV
dạy LS ở trường THPT Đoàn Kết – Hà Nội tâm sự: trước tình trạng HS thờ ơ với môn LS hiện nay, việc chọn đội tuyển học sinh giỏi cũng vô cùng khó khăn nên khó có kết quả cao được.Vì trách nhiệm của mình với bộ môn, với HS nên mỗi bài giảng tôi đều cố gắng gây hứng thú học LS cho HS bằng cách sử dụng các loại tài liệu tham khảo… Cụ thể, cô thường xuyên sử dụng các câu chuyện lịch sử, tài liệu Văn
học trong đó có thơ - ca vào bài dạy LS …để giờ học không còn là những ngày tháng, sự kiện khô khan, mà trở nên nhẹ nhàng. Không khí lớp học lúc thì lắng
36
xuống khi HS được nghe một đoạn thơ hoặc câu chuyện LS, lúc thì sôi nổi, rộn ràng khi nghe một ca khúc cách mạng.
Khi chúng tôi đưa ra câu hỏi: Thầy cô quan niệm thế nào về các bài thơ và ca khúc cách mạng? Thì 100% GV đều đồng ý với quan niệm: Thơ cách mạng là một thể loại văn học phản ánh và cổ vũ cuộc sống chiến đấu, lao động của dân tộc Việt Nam từ khi Đảng ra đời đến cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước và sau năm 1975. Ca khúc cách mạng (nhạc đỏ) gồm những bài hát sáng tác để cổ vũ tinh thần chiến đấu, phục vụ kháng chiến, thể hiện tình yêu quê hương đất nước…của nhân dân ta từ cách mạng tháng Tám đến hết cuộc kháng chiến chống Mỹ và sau năm 1975. Kết quả trên cho thấy tất cả GV được hỏi ý kiến đều hiểu về nội dung của thơ
- ca cách mạng, nhưng vai trò của nó trong DHLS thì nhiều GV lúng túng vì không chú ý nhiều đến nguồn tài liệu quan trọng, lý thú này.
Khi điều tra nhận thức của GV chúng tôi đưa ra câu hỏi: Theo thầy cô có cần thiết phải sử dụng các bài thơ và ca khúc cách mạng trong dạy học lịch sử hay không? Kết quả là 75%: cần thiết, 25%: bình thường. Qua kết quả trên chúng
tôi thấy, 2/3 số thầy, cô được hỏi đều nhận thức được tầm quan trọng, sự cần thiết phải sử dụng thơ - ca cách mạng trong DHLS để gây hứng thú học tập bộ môn. Tuy nhiên 1/4 ý kiến được hỏi cho là bình thường, có cũng được mà không có cũng được. Thực tế trên cho thấy, một số GV chưa nhận thức được tầm quan trọng, nội dung, tác dụng của thơ - ca cách mạng, có thể trong quá trình DHLS không sử dụng, có lẽ do vốn kiến thức về thơ ca cách mạng ít ỏi và lúng túng trong cách khai thác nguồn tài liệu này.
Khi hỏi về mức độ sử dụng, chúng tôi đặt câu hỏi: Thầy cô có sử dụng các bài thơ và ca khúc cách mạng trong dạy học lịch sử hay không? Kết quả là: sử
dụng thường xuyên: 13%, thỉnh thoảng: 77%. Có thể nhận thấy, có một số thầy cô có kiến thức, hiểu biết về thơ - ca cách mạng nên sử dụng thường xuyên, còn lại hầu hết GV có sử dụng sử dụng nhưng không đều. Tìm hiểu cụ thể chúng tôi thấy, nếu GV có sử dụng thì chỉ áp dụng vào vài bài giảng quan trọng khi có người dự giờ, hoặc dạy về những sự kiện quan trọng như: cách mạng tháng Tám, Điện Biên Phủ…và chủ yếu là các bài thơ mà không có ca khúc cách mạng.
37
Thăm dò ý kiến GV về vai trò của thơ - ca cách mạng trong DHLS. Chúng tôi
nêu câu hỏi: Theo thầy cô sử dụng các bài thơ và ca khúc cách mạng trong dạy học lịch sử sẽ có tác dụng gì? 63% có quan điểm giống nhau: gây hứng thú học tập
bộ môn, bổ sung và khắc sâu kiến thức giúp HS hiểu bài hơn. Khắc phục tình trạng khô khan trong giờ LS. Góp phần rèn tư duy LS cho HS và giáo dục đạo đức cho học sinh, 25%: Gây hứng thú học tập bộ môn, 12%: Thay đổi không khí giờ học. Như vậy, các thầy cô đều nhận thức được vai trò của thơ - ca cách mạng trong DHLS, nhưng vẫn còn một số GV chưa nhận thức hết được vai trò của nguồn tài liệu này.
Hỏi về nhận biết của GV khi sử dụng thơ - ca cách mạng trong DHLS, phản ứng của HS. Chúng tôi nêu vấn đề: Theo thầy cô, khi sử dụng thơ, bài hát các mạng trong giờ dạy lịch sử, thái độ của học sinh sẽ như thế nào? Kết quả là khoảng 50%: Lắng nghe chăm chú, 25%: Thích thú, 25%: Xúc động. Qua kết quả
trên chúng tôi thấy HS đều có những cung bậc cảm xúc khác nhau, nhưng đều là những xúc cảm LS. Chứng tỏ thơ - ca cách mạng đã tác động trực tiếp đến tình cảm các em, nhưng khi điều tra học sinh thì các em lại nghiêng về xúc động nhiều hơn. Về cách thức sử dụng thơ - ca cách mạng trong DHLS. Chúng tôi đưa ra câu
hỏi: Thầy cô sử dụng thơ, ca khúc cách mạng trong giờ dạy lịch sử như thế nào?
Khoảng 63% GV đều sử dụng để dẫn dắt vào bài mới, kiểm tra bài cũ, củng cố bài. 37% chỉ sử dụng khi nghiên cứu kiến thức mới. Chứng tỏ thầy cô sử dụng nguồn tài liệu này trong tất cả các khâu khi dạy học. Thực tế cho thấy GV nếu sử dụng thì chủ yếu trích dẫn một đoạn thơ khi dạy bài mới, còn ca khúc cách mạng thì chỉ có thầy cô nào biết hát, nhiệt tình mới hát trước học sinh.
Về cách thức sử dụng thơ - ca cách mạng. Chúng tôi nêu câu hỏi: Biện pháp sử dụng thơ ca cách mạng của thầy cô là gì? 11% GV sử dụng để: xây dựng đoạn
tường thuật, 22%: giải thích một sự kiện,11%: cụ thể hóa kiến thức, 56%: minh họa cho kiến thức bài dạy. Kết quả trên cho thấy, mặc dù không sử dụng thường xuyên nhưng khi sử dụng mỗi GV mục đích khác nhau. Tuy nhiên, đa số GV sử dụng để minh họa cho kiến thức bài dạy. Chứng tỏ GV chưa hiểu hết nội dung LS có trong thơ - ca cách mạng, sử dụng không đúng phương pháp, không khắc sâu được kiến thức LS cho HS.
38
Thăm dò ý kiến GV về sử dụng nội dung thơ - ca cách mạng trong một bài cụ
thể. Chúng tôi nêu câu hỏi: Khi dạy bài 23- tiết 2 (lớp 12- chương trình chuẩn): Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973- 1975). Thầy cô có sử dụng ca khúc cách mạng nào sau đây không? Kết quả như sau: chỉ có 25% GV sử dụng ca khúc: “Đất nước trọn niềm vui”. Còn
75% GV không sử dụng ca khúc cách mạng nào để phản ánh không khí tưng bừng của đất nước ngày giải phóng. Điều đó cho thấy, phần lớn GV không thuộc và không hiểu ý nghĩa của các ca khúc cách mạng. Mặc dù bài hát: “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”, thầy cô nào cũng thuộc nhưng ít sử dụng nó trong DHLS
giai đoạn này. Cũng có thể do kiến thức bài dạy nhiều nên không có thời gian. 1.3.2. Về phía học sinh
Trong quá trình DHLS ở trường phổ thông, cùng với sự quan sát, điều tra, trao đổi với HS ngoài giờ học cho thấy: đối với những giờ dạy LS mà GV sử dụng thơ - ca cách mạng liên quan đến nội dung bài học, thấy rõ sự hào hứng của HS, tập trung nghe giảng, không làm việc riêng, ít thấy tình trạng uể oải hay buồn ngủ.Trên khuôn mặt, ánh mắt của các em bộc lộ xúc cảm LS. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát HS bằng 250 phiếu thăm dò về thực tiễn sự dụng thơ ca cách mạng trong DHLS ở trường ba trường THPT: THPT Đoàn Kết – Hà Nội, THPT Văn Lâm – Hưng Yên, THPT Hoàng Văn Thụ - Hải Dương. Kết quả như sau:
Trước tiên, chúng tôi đưa ra câu hỏi để thăm dò tâm lý của các em: Trong các giờ học lịch sử em có hứng thú khi nghe các bài thơ và ca khúc cách mạng phản ánh nội dung lịch sử không? Kết quả cho thấy: 79%: hứng thú, 16%: bình
thường, 5%: không thích. Em Hoàng Thị Thảo lớp 12A2 THPT Văn Lâm - Hưng
Yên (do tôi dạy môn Lịch sử) tâm sự:“Em theo học ban khoa học tự nhiên nên từ trước đến này em không quan tâm, không thích học môn lịch sử. Nhưng bây giờ em lại thấy rất hứng thú với môn học này, thậm chí em tự tìm hiểu về lịch sử qua sách báo và mạng Internet, em cảm thấy học lịch sử không đáng sợ như trước đây nữa. Vì trong giờ giảng chúng em được nghe những ca khúc cách mạng, những đoạn thơ thật xúc động giúp chúng em dễ nhớ kiến thức và giờ học thật thú vị”
39
Như vậy, qua việc quan sát, điều tra và trực tiếp dạy LS ở trường phổ thông cho thấy: khi GV sử dụng thơ - ca cách mạng trong DHLS thì đa số HS thấy hứng thú, số ít các em thấy bình thường và không hứng thú. Sở dĩ có điều đó là vì các thầy cô ít khi sử dụng thơ - ca cách mạng trong giờ LS. Một số GV không thuộc thơ và đặc biệt là các ca khúc cách mạng, hoặc sử dụng một cách qua loa, không phân tích nên không gây được ấn tượng với HS. Thậm chí có HS trả lời rằng em chưa được nghe thơ - ca cách mạng trong giờ học LS bao giờ.
Khi hỏi HS về: Cảm xúc của em như thế nào khi nghe các bài thơ và ca khúc cách mạng? Các em lựa chọn nhiều cung bậc cảm xúc giống nhau: có 62 %
HS chăm chú lắng nghe, 54% HS tỏ ra thích thú và đặc biệt 73% HS cảm thấy xúc động. Sở dĩ xuất hiện cảm xúc bồi hồi xúc động, chăm chú theo dõi bài giảng và cảm thấy thích thú vì trong nội dung của đoạn thơ và ca khúc cách mạng chứa đựng nội dung LS liên quan đến bài giảng, như ca ngợi gương hi sinh anh dũng của các chiến sĩ, tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc, niềm vui ngày toàn thắng hoặc tố cáo tội ác của kẻ thù. Tuy nhiên, một số HS không bộc lộ xúc cảm LS do không có hứng thú học tập bộ môn và chưa tích cực học tập. Thăm dò ý kiến HS về mức độ sử dụng thơ - ca cách mạng của GV trong
DHLS để lấy thông tin hai chiều. Chúng tôi đưa câu hỏi: Thầy cô có thường xuyên sử dụng các bài thơ và ca khúc cách mạng trong giờ học lịch sử không?
Kết quả như sau: có 14% HS cho rằng GV thường xuyên sử dụng, 63%: thỉnh thoảng, còn 23%: không bao giờ. Từ kết quả thăm dò phía HS, chúng tôi nhận thấy rằng GV có sử dụng nguồn tài liệu này trong DHLS. Tuy nhiên, mức độ sự dụng chưa thường xuyên, thậm chí có một số ý kiến HS cho rằng em chưa bao giờ được nghe cô giáo đọc thơ hay hát trong giờ học LS.
Về nội dung của thơ - ca cách mạng, chúng tôi thăm dò HS bằng câu hỏi: Em cảm nhận được những gì khi nghe nội dung các bài thơ và ca khúc cách mạng? có 90% số HS được hỏi cho rằng nội dung thơ - ca cách mạng phản ánh tinh thần
đoàn kết, chiến đấu hi sinh, lao động gian khổ của quân dân ta vì độc lập tự do của Tổ quốc. 91% : thể hiện niềm tự hào, tự tin dân tộc, thái độ căm ghét áp bức bóc lột và tinh thần quyết chiến, quyết thắng bảo vệ và giữ vững độc lập của dân tộc và 62%: cổ vũ, khích lệ tinh thần chiến đấu của bộ đội, thanh niên xung phong…tình
40
yêu quê hương đất nước và niềm tin vào chiến thắng. Như vậy, chúng tôi có thể nhận thấy, hầu hết HS, nhận thức được nội dung, tầm quan trọng, tác dụng của thơ - ca cách mạng trong học tập LS. Thơ ca phản ánh nội dung, không khí LS, ca ngợi chiến công, ý chí quyết tâm bảo vệ bảo vệ độc lập dân tộc. Thiết nghĩ trong DHLS, GV nên sử dụng nguồn tài liệu này để gây hứng thú học LS cho HS.
Để kiểm tra kiến thức của HS về giai đoạn kháng chiến chống Mĩ, chúng tôi đưa ra câu hỏi: Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của quân dân ta diễn ra trong khoảng thời gian nào? Có 1%: 1930 – 1945, 5%: 1945 – 1954, 7%:1945 –
1975 và 87%: 1954 – 1975. Qua kết quả thăm dò trên chúng tôi nhận thấy, đa số HS nhận biết được thời gian bắt đầu và kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ, chứng tỏ các em nhớ mốc lịch sử và có ấn tượng về cuộc kháng chiến này. Đây là một câu hỏi không khó mang tính nhận biết nhưng một số HS vẫn nhầm lẫn với Cách mạng tháng Tám, kháng chiến chống Pháp và cho rằng cuộc kháng chiến chống Mĩ kéo dài từ năm 1945 đến năm 1975. Đó là sự nhầm lẫn rất cơ bản, nói nên sự mơ hồ về kiến thức LS của HS. Vì vậy, để khắc sâu sự kiện, giai đoạn LS thì việc sử dụng thơ - ca cách mạng trong DHLS là cần thiết.
Trả lời câu hỏi: Đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của quân dân ta là chiến dịch nào? Có đến 22% ý kiến HS cho rằng đó là: Tổng tiến
công tết Mậu Thân năm 1968, 6%: chiến dịch Tây Nguyên, 1%: chiến dịch Huế - Đà Nẵng, 71%: chiến dịch Hồ Chí Minh. Từ kết quả trên cho thấy 2/3 số HS trả lời đúng: chiến dịch Hồ Chí Minh. Chứng tỏ đa số HS nhận thức được ý nghĩa của chiến dịch này. Nhưng một số HS nhầm lẫn sang chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Huế - Đà Nẵng, đặc biệt hơn 20% ý kiến trả lời là Tổng tiến công Mậu Thân năm 1968, đánh dấu bước ngoặt của cách mạng MN chứ không phải là đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống Mĩ.
Trong quá trình điều tra hiểu biết của HS về ca khúc cách mạng gắn với một
sự kiện LS cụ thể, chúng tôi hỏi: “Lời Bác nay đã thành chiến thắng huy hoàng, 30 năm đấu tranh giành toàn vẹn non sông…” Em có biết ca khúc này không? Ca khúc này nói về sự kiện lịch sử nào? Kết quả cho thấy khoảng 93% số HS được hỏi trả lời “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”, phản ánh khí thế tưng bừng khi giải phóng Miền nam 30/4/1975, 3% “Đất nước trọn niềm vui”, phản ánh
41
niềm hân hoan tột cùng của cả một dân tộc mừng vui chiến thắng trong chiến dịch Hồ Chí Minh, khoảng 4%: Em không biết.
Qua số liệu điều tra cho thấy, trong DHLS, GV chỉ cần trích dẫn một đoạn trong bài thơ hay ca khúc cách mạng quen thuộc cũng giúp HS nhận biết, phán đoán sự kiện LS. Trong câu hỏi này có tới hơn 90% HS trả lời đúng. Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu rằng đây là câu trắc nghiệm nên HS mới dễ phán đoán, còn thực tế nếu hỏi HS bài hát này phản ánh sự kiện LS nào thì chưa chắc có kết quả như trên. Vì vậy, trong quá trình DHLS ở trường phổ thông GV cần nhận thức được tầm quan trọng của nguồn tài liệu này và có biện pháp sử dụng phù hợp. Vì thơ - ca cách mạng không chỉ phản ánh nội dung, cụ thể hóa sự kiện LS, phát triển kĩ năng… mà nó còn là mảnh đất màu mỡ cho tâm hồn, nhân cách người học phát triển theo chiều hướng tiến bộ.