Khi chúng tôi thăm dò ý kiến HS về sử dụng thơ - ca cách mạng vào DHLS,
phần lớn các em thấy rất thích và hứng thú. HS thấy được nội dung LS được phản ánh trong thơ ca, kích thích trí tò mò khám phá tri thức LS của HS. Các em tích cực hơn trong giờ học, làm cho bài giảng bớt căng thẳng. Đa số GV thấy được tác dụng khi đưa thơ - ca vào DHLS để làm cho bài giảng sinh động, hấp dẫn. Như vậy, việc sử dụng thơ - ca cách mạng vào DHLS là cần thiết. Tuy nhiên, am hiểu và sử dụng nguồn tài liệu này vào DHLS còn nhiều hạn chế.
Nguyên nhân chủ yếu là do GV không nhận thức được tầm quan trọng của nguồn tài liệu này nên vốn kiến thức về thơ ca rất ít ỏi. Mặt khác, do thiếu thời gian vì khối lượng kiến thức nhiều trong khi mỗi tiết học chỉ có 45 phút, thiếu nguồn tư liệu…thì làm sao GV có thể hướng HS hiểu về nguồn tài liệu này. HS chưa nhận thức được vai trò của môn LS, các em không thuộc những bài thơ và ca khúc cách mạng. Các em có thể hát say sưa bài hát nhạc trẻ, còn những bài hát cách mạng thì các em không thuộc. Từ đó HS không thấy được mối liên hệ giữa thơ ca cách mạng và LS do GV không sử dụng thường xuyên trong DHLS.
Xuất phát từ lí luận và thực tiễn, chúng tôi có thể khẳng định, sử dụng thơ - ca cách mạng vào DHLS sẽ làm cho bài giảng phong phú, sinh động, hấp dẫn, gây hứng thú học tập cho HS. HS lĩnh hội kiến thức một các nhẹ nhàng, khơi dậy trí
42
thông minh, tính tích cực trong tư duy HS, khơi dậy tình yêu môn học của các em. HS thuộc các bài thơ và ca khúc cách mạng – đó là những giai điệu tự hào của Tổ quốc, những bài ca đi cùng năm tháng gắn với LS dân tộc. Hiểu được LS đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta không chỉ có chiến công mà bao hy sinh... Đó cũng là điều cần thiết trong giáo dục tư tưởng, đạo đức cho HS.
Như vậy, qua tất cả những nội dung trình bày ở trên cho thấy để nâng cao hiệu quả bài học cần tiếp tục đổi mới nội dung và PPDH LS. Sự cần thiết phải sử dụng thơ - ca cách mạng vào DHLS. Để khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tài liệu này đòi hỏi sự nỗ lực của cả thầy và trò trong quá trình dạy học.
Tiểu kết Chương 1
Tóm lại, chiến tranh đã lùi xa, những trận đánh, những chiến công đã đi vào sử sách, những đau thương mất mát đã nguôi ngoai nhưng thơ - ca kháng chiến không hề mất đi những giá trị bền vững của nó. Thơ - ca cách mạng vẫn vẹn nguyên sức sống. Nó chỉ sống trong tiềm thức và kỉ niệm của những lớp người đã đi qua cuộc chiến tranh, mà cho thế hệ hôm nay nhìn lại quá khứ, trở về với những năm tháng hào hùng của dân tộc. Nó mãi là “giai điệu tự hào”, góp phần tạo dựng nền tảng tinh thần cho những thế hệ hôm nay và mai sau. Vì vậy, sử dụng thơ - ca cách mạng, đặc biệt là thơ - ca chống Mỹ trong DHLS là cần thiết, giúp HS cụ thể hóa, khắc sâu kiến thức bài học, là cơ sở để hình thành khái niệm, biểu tượng, quy luật và bài học LS. Trên cơ sở đó phát triển tư duy và giáo dục tư tưởng, tình cảm cho HS. Điều quan trọng hơn cả là tăng hứng thú học tập bộ môn, góp phần nâng cao hiệu quả bài học.
Tuy nhiên, việc sử dụng thơ - ca cách mạng trong DHLS hiện này còn nhiều bất cập. Nhiều GV không nhận thức được tầm quan trọng của thơ - ca cách mạng, vốn kiến thức về thơ - ca kháng chiến không nhiều, còn lúng túng trong cách vận dụng. Việc sử dụng thơ - ca trong DHLS chỉ dừng lại ở một số câu thơ mang tính minh họa cho nội dung kiến thức, còn các ca khúc cách mạng thì hầu như không có. Từ thực tế trên, chúng tôi mạnh dạn đề xuất các biện pháp sử dụng thơ - ca cách mạng vào dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 ở chương 2.
43 CHƯƠNG 2
MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG THƠ - CA CÁCH MẠNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM (1954 – 1975) LỚP 12
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG - CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN ĐỂ GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP LỊCH SỬ CHO HỌC SINH