I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngày nay, khi đất nước ngày càng phát triển, nhu cầu của con người ngày càng cao cả về vật chất lẫn tinh thần. Trong đó, nhu cầu về việc học tập là một nhu cầu mang tính cần thiết và cấp bách “Trẻ em là mầm non, là tương lai của đất nước”. Hiểu được tầm quan trọng của thế hệ trẻ, nhà nước ta đã có sự đầu tư không nhỏ cho công cuộc giáo dục. Tuy nhiên, đất nước ta đang còn gặp nhiều khó khăn nên công tác giáo dục vẫn còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân thì rất nhiều. Trong đó việc tiếp thu kiến thức của học sinh là hết sức quan trọng. Tuy nhiên, để học sinh tiếp thu tốt kiến thức thì người giáo viên phải có sự đầu tư, sáng tạo trong giảng dạy. Để làm được điều đó, người giáo viên phải thu hút được học sinh và tạo cho học sinh tính tích cực, chủ động trong tiết học đó. Làm được như vậy, việc tiếp thu kiến thức của học sinh vừa dễ dàng, vừa dễ nhớ và nhớ lâu. Nói đến Mĩ thuật là nói đến cái đẹp. Môn Mĩ thuật sẽ giúp các em nhận thức được cái đẹp và vận dụng được vào trong cuộc sống, giúp các em thư giãn sau các tiết học mệt mỏi, đồng thời hướng các em thực sự có năng khiếu tìm đến với nghề nghiệp trong tương lai. Chính vì vậy, môn học Mĩ thuật được đưa vào trường Trung học cơ sở mang một sắc thái tích cực. Nếu như ngày trước, một trường nào đó không có giáo viên chuyên thì có thể cử giáo viên khác kiêm nhiệm dạy môn Mĩ thuật. Do không chuyên nên họ chỉ dạy những kiến thức có sẵn trong tài liệu, dẫn đến hiệu quả không cao. Còn hiện nay, theo thông tư của bộ giáo dục và đào tạo thì trường nào không có giáo viên chuyên thì có thể miễn môn học đó, và từ đó yêu cầu chất lượng bộ môn sẽ được nâng lên. Với đặc thù của môn Mĩ thuật thì việc thu hút được sự chú ý của học sinh, tạo cho các em tính tích cực, chủ động trong học tập rất quan trọng, vì học sinh còn mơ hồ trong việc chiếm lĩnh tri thức và kĩ năng và đa số các em xem thường môn học này. Các em thường học theo kiểu đối phó, dẫn đến kết quả học tập chưa cao. Các em thường học theo kiểu “sao chép” từ những cái có sẵn nên chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập. Chính vì những lí do nêu trên, tôi đã chọn đề tài “Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh lớp 7 trong giờ học Mĩ thuật” để nghiên cứu. II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI
Sáng kiến kinh nghiệm Vũ Thanh Thùy SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG CỦA HỌC SINH LỚP 7 TRONG GIỜ HỌC MĨ THUẬT I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngày nay, khi đất nước ngày càng phát triển, nhu cầu của con người ngày càng cao cả về vật chất lẫn tinh thần. Trong đó, nhu cầu về việc học tập là một nhu cầu mang tính cần thiết và cấp bách “Trẻ em là mầm non, là tương lai của đất nước”. Hiểu được tầm quan trọng của thế hệ trẻ, nhà nước ta đã có sự đầu tư không nhỏ cho công cuộc giáo dục. Tuy nhiên, đất nước ta đang còn gặp nhiều khó khăn nên công tác giáo dục vẫn còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân thì rất nhiều. Trong đó việc tiếp thu kiến thức của học sinh là hết sức quan trọng. Tuy nhiên, để học sinh tiếp thu tốt kiến thức thì người giáo viên phải có sự đầu tư, sáng tạo trong giảng dạy. Để làm được điều đó, người giáo viên phải thu hút được học sinh và tạo cho học sinh tính tích cực, chủ động trong tiết học đó. Làm được như vậy, việc tiếp thu kiến thức của học sinh vừa dễ dàng, vừa dễ nhớ và nhớ lâu. Nói đến Mĩ thuật là nói đến cái đẹp. Môn Mĩ thuật sẽ giúp các em nhận thức được cái đẹp và vận dụng được vào trong cuộc sống, giúp các em thư giãn sau các tiết học mệt mỏi, đồng thời hướng các em thực sự có năng khiếu tìm đến với nghề nghiệp trong tương lai. Chính vì vậy, môn học Mĩ thuật được đưa vào trường Trung học cơ sở mang một sắc thái tích cực. Nếu như ngày trước, một trường nào đó không có giáo viên chuyên thì có thể cử giáo viên khác kiêm nhiệm dạy môn Mĩ thuật. Do không chuyên nên họ chỉ dạy những kiến thức có sẵn trong tài liệu, dẫn đến hiệu quả không cao. Còn hiện nay, theo thông tư của bộ giáo dục và đào tạo thì trường nào không có giáo viên chuyên thì có thể miễn môn học đó, và từ đó yêu cầu chất lượng bộ môn sẽ được nâng lên. Với đặc thù của môn Mĩ thuật thì việc thu hút được sự chú ý của học sinh, tạo cho các em tính tích cực, chủ động trong học tập rất quan trọng, vì học sinh còn mơ hồ trong việc chiếm lĩnh tri thức và kĩ năng và đa số các em xem thường môn học này. Các em thường học theo kiểu đối phó, dẫn đến kết quả học tập chưa cao. Các em thường học theo kiểu “sao chép” từ những cái có sẵn nên chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập. Chính vì những lí do nêu trên, tôi đã chọn đề tài “Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh lớp 7 trong giờ học Mĩ thuật” để nghiên cứu. II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI 1. Thuận lợi Đa số học sinh là dân địa phương nên thuận tiện trong việc liên lạc giữa gia đình và nhà trường - 1 - Sáng kiến kinh nghiệm Vũ Thanh Thùy Đa số phụ huynh học sinh đều quan tâm đến tình hình học tập của con em mình nên việc giáo dục học sinh thuận lợi hơn. Phòng học đầy đủ, mỗi lớp có 18 bộ bàn ghế, đủ cho hơn 36 học sinh ngồi học. Có điện quạt phục vụ cho các buổi học 2. Khó khăn Phần lớn học sinh xem thường môn học này, các em thường học theo kiểu “đối phó” nên chưa có sự đầu tư cho môn học dẫn đến chất lượng học tập và giảng dạy chưa cao. Đồ dùng dạy học trong nhà trường còn thiếu rất nhiều, đặc biệt là đồ dùng trực quan. Điều này gây khó khăn cho giáo viên trong việc chuẩn bị đồ dùng lên lớp, ảnh hưởng đến chất luợng học tập của học sinh Chưa có phòng học chuyên dùng cho môn Mĩ thuật 3. Số liệu thống kê Tôi đã tiến hành khảo sát học sinh khối 7 trong trường THCS Vĩnh Tân về sự hứng thú của học sinh trong giờ học Mĩ thuật bằng cách phát phiếu câu hỏi xuống học sinh. Hệ thống câu hỏi như sau: Câu 1: Môn học Mĩ thuật là một môn học: a. Mang tính giáo dục thẩm mĩ. b. Mang tính giải trí. c. Như các môn học khác. d. Không có ý kiến. Câu 2: Học Mĩ thuật, em cảm thấy như thế nào? a. Rất thích, vì có thêm kiến thức và kĩ năng mới. b. Thích thú vì không phải học bài nhiều. c. Bình thường . d. Chán nản, buồn ngủ. Câu 3: Qua việc học môn Mĩ thuật, em vận dụng được những gì? a. Vận dụng được kiến thức và kĩ năng để làm đẹp hơn bản thân, gia đình,… b. Vận dụng được kiến thức và kĩ năng để vẽ bài. c. Không vận dụng được gì. d. Không có ý kiến . Câu 4: Trong tiết học Mĩ thuật, em thích nhất là gì? a. Được tiếp thu kiến thức và thực hành theo sự hướng dẫn của thầy cô. b. Lời thầy cô giảng bài. c. Nhiều tranh ảnh đẹp. d. Không thích. Câu 5: Em có thích học môn Mĩ thuật không? Vì sao? a. Có. Vì môn học này giáo dục tính thẩm mĩ cho con người. b. Có. Vì có nhiều tranh ảnh đẹp. c. Có. Vì đỡ phải học thuộc bài. - 2 - Sáng kiến kinh nghiệm Vũ Thanh Thùy d. Không. Vì rất nhàm chán. Sau khi phát phiếu câu hỏi, tôi tiến hành thu thập lại và thống kê được các số liệu sau: Câu Tổng số HS a (Rất tích cực) b (Tích cực) c (Bình thường) d (Không tích cực) SL TL(% ) SL TL(% ) SL TL(% ) SL TL(%) 1 355 36 10.2 104 29.3 37 10.4 178 50.1 2 355 51 14.4 163 45.9 71 20 70 19.7 3 355 18 5.1 73 20.6 142 40 122 34.3 4 355 36 10.2 36 10.1 143 40.3 140 39.4 5 355 21 5.9 124 34.9 121 34.1 89 25.1 III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lí luận 1.1. Khái niệm tích cực Tích cực là một phẩm chất vốn có của con người trong đời sống xã hội, không chỉ tiêu thụ những gì sẵn có trong tự nhiên mà còn chủ động sản xuất ra những của cải cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội Hình thành và phát triển tích cực xã hội là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục, nhằm tạo ra những con người năng động, thích ứng và phát triển cộng đồng. Có thể xem tích cực như là một điều kiện, đồng thời là một kết quả của sự phát triển nhân cách trong quá trình giáo dục. 1.2. Tính tích cực trong học tập Học tập là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi đi học, tính tích cực trong hoạt động học tập thực chất là tính tích cực nhận thức đặc trưng ở khát vọng hiểu biết và nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Tính tích cực nhận thức trong quá trình hoạt động, học tập liên quan trước hết với động cơ học tập. Động cơ tạo ra hứng thú là tiền đề của tự giác. Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tâm lí tạo nên tính tích cực. Tính tích cực sản sinh tư duy độc lập 1.3. Vai trò của tích cực Tính tích cực giúp cho học sinh có ý chí nghị lực vươn lên một cách hăng hái nhiệt tình, phát huy được tính tìm tòi sáng tạo, tiếp thu bài nhanh chóng. 1.3. Khái niệm tìm tòi Tìm tòi là độc lập giải quyết vấn đề nêu ra, tìm kiếm cách giải quyết khác nhau - 3 - Sáng kiến kinh nghiệm Vũ Thanh Thùy về một vấn đề 1.5. Khái niệm sáng tạo Sáng tạo là tìm ra cách giải quyết mới, đơn giản, hữu hiệu. 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài Qua thực tế giảng dạy và qua việc nghiên cứu tài liệu, tôi nhận thấy học sinh học môn Mĩ thuật có phát huy được tính tích cực, chủ động của mình hay không phụ thuộc rất nhiều ở khâu tổ chức, phương pháp dạy học ở người giáo viên. Tuy nhiên muốn tổ chức được các tiết học đạt hiệu quả như thế, đòi hỏi rất nhiều yếu tố, điều kiện khách quan và chủ quan. Người giáo viên cần phải có sự chuẩn bị tốt về kiến thức, kĩ năng và đồ dùng dạy học. Nhưng cơ sở vật chất của trường chưa thể đáp ứng được đầy đủ để có thể xây dựng cho bộ môn một phòng học chuyên dùng, gây nên hạn chế trong khâu tổ chức lớp, và thiết bị còn hạn chế trong việc cung cấp đồ dùng trực quan cho môn học này, dẫn đến việc truyền đạt kiến thức và kĩ năng của giáo viên bị hạn chế. Từ đó tính tích cực, chủ động của học sinh chưa phát huy hết khả năng. Với những khó khăn như vậy, người giáo viên cần có sự khắc phục để tạo ra tính tích cực, chủ động của học sinh để học sinh có thể lĩnh hội kiến thức và kĩ năng một cách tốt nhất. Sau đây là một số giải pháp mà tôi đưa ra: 2.1. Phương pháp vấn đáp a. Phạm vi sử dụng Vấn đáp là phương pháp dạy học được sử dụng thường xuyên trong dạy Mĩ thuật. Giáo viên đặt câu hỏi để học sinh suy nghĩ, trả lời, nhằm củng cố kiến thức cũ, kiểm tra kiến thức mới, liên hệ kiến thức với thực tế. Thông qua hệ thống câu hỏi và trả lời của học sinh giúp học sinh lĩnh hội được nội dung của bài học. Phương pháp này áp dụng cho tất cả các phân môn và các hoạt động của tiết dạy. b. Cách thức Giáo viên đặt câu hỏi theo các cấp độ nhận thức,câu hỏi cấp thấp và cấp cao: + Câu hỏi cấp thấp là: Biết, hiểu, áp dụng + Câu hỏi cấp cao là: Phân tích, tổng hợp, đánh giá. Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh tập trung vào trọng tâm nhằm tìm ra lỗi sai hoặc lấp kiến thức hổng cho học sinh. Kèm theo câu hỏi là những gợi ý nhỏ cho các câu trả lời. Có thể giải thích, gợi ý để học sinh làm rõ thêm câu trả lời. Sau đó cho học sinh liên hệ nội dung bài học với thực tế hoặc kiến thức đã học. Khi học sinh trả lời sai, giáo viên không nên tỏ thái độ bực tức, phê phán mà cần tạo ra sự tương tác cởi mở, khuyến khích sự trao đổi, có thể hỏi lại bằng các câu hỏi khác hoặc giải thích bằng câu hỏi gợi mở để tạo cho học sinh trả lời đúng hoặc có thể nhờ các học sinh khác trả lời hộ bạn, Cách khuyến khích này làm cho học sinh cảm thấy được tôn trọng và tích cực trong câu trả lời sau. - 4 - Sáng kiến kinh nghiệm Vũ Thanh Thùy c. Ví dụ Khi dạy bài 5 Vẽ theo mẫu “đề tài tranh phong cảnh” trong chương trình lớp 7 , trong hoạt động I (hướng dẫn học sinh tìm và chọn nội dung đề tài) giáo viên đặt câu hỏi kèm với việc cho học sinh quan sát một số bức tranh của hoạ sĩ - 5 - Sáng kiến kinh nghiệm Vũ Thanh Thùy ? Nội dung tranh phản ánh điều gì? ? Em đã bao giờ nhìn thấy phong cảnh như thế này trong thực tế? ? Em hãy phân tích vẻ đẹp trong tranh? ? Em hãy nêu khái quát nội dung và hình thức của tác phẩm? ? Theo em bức tranh này có giá trị nghệ thuật như thế nào? Học sinh sẽ trả lời theo sự hiểu biết và nhận thức của mình. Trong quá trình hỏi và trả lời, giáo viên sẽ gợi ý để học sinh chủ động tìm câu trả lời. Sau đó giáo viên nhận xét và bổ sung. 2.2. Phương pháp thảo luận a. Phạm vi sử dụng Phương pháp thảo luận là tổ chức cho học sinh làm việc theo cặp, theo nhóm hoặc thảo luận chung toàn lớp về một vấn đề trong nội dung của bài học nhằm tăng cường tính tích cực của bài học: tự tìm tòi, khám phá, lĩnh hội tri thức một cách chủ động dưới sự điều khiển, hướng dẫn của giáo viên. Thảo luận trong nhóm nhỏ còn được gọi là phương pháp hợp tác nhóm. Phương pháp này áp dụng chủ yếu trong phân môn “thường thức mĩ thuật” b. Cách thức Giáo viên có thể tổ chức thảo luận theo cặp hoặc theo nhóm nhỏ hoặc nhóm đông tuỳ theo nội dung và yêu cầu của bài học. Giáo viên giao nhiệm vụ cụ thể đọc phần nào và suy nghĩ trước vấn đề gì,… Yêu cầu mỗi nhóm cử ra nhóm trưởng để đại diện trình bày nội dung thảo luận và thư kí để ghi chép ý kiến của nhóm. Trước khi thảo luận giáo viên phải quy định rõ thời gian. Trong khi các nhóm thảo luận, giáo viên đến từng nhóm theo dõi, gợi ý để học sinh thảo luận vào trọng tâm vấn đề Sau khi thảo luận xong, giáo viên yêu cầu nhóm trưởng báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình, các nhóm khác bổ sung, giáo viên kết luận. c. Ví dụ Khi dạy bài 22 thường thức mĩ thuật “Một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu của mĩ thuật Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954” trong chương trình lớp 7. - 6 - Sáng kiến kinh nghiệm Vũ Thanh Thùy Giáo viên sẽ chia lớp thành 4 nhóm ứng theo 4 tổ. Mỗi tổ sẽ cùng làm việc theo mỗi nội dung riêng. Nhóm 1: Tìm hiểu về hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh (1892 – 1984) Chân dung họa sĩ Nguyễn Phan Chánh - 7 - Sáng kiến kinh nghiệm Vũ Thanh Thùy Bức tranh “Chơi ô ăn quan” – Tranh lụa Bức tranh “lên đồng” – Tranh lụa Nhóm 2: Tìm hiểu về hoạ sĩ Tô Ngọc Vân (1906 – 1954) - 8 - Sáng kiến kinh nghiệm Vũ Thanh Thùy Chân dung họa sĩ Tô Ngọc Vân - 9 - Sáng kiến kinh nghiệm Vũ Thanh Thùy Bức tranh “Thiếu nữ bên hoa huệ” Bức tranh “Hai thiếu nữ và em bé” Nhóm 3: Tìm hiểu về hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung (1912 – 1977) Chân dung họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung - 10 - [...]... số học sinh thích học môn học Mĩ thuật và tiếp thu kiến thức và kĩ năng một cách tổng quát hơn, đồng thời phát huy được tính tích cực, chủ động trong học tập của học sinh Rõ ràng, khâu chuẩn bị của giáo viên là hết sức quan trọng, đặc biệt là việc sử dụng đồ dùng dạy học trực quan trong hoạt động dạy và học V BÀI HỌC KINH NGHIỆM Qua việc nghiên cứu đề tài này tôi nhận thấy: + Trong quá trình dạy học, ... viên là truyền đạt những kiến thức đến cho học sinh, nhưng nếu ta không chú ý đến cách tổ chức tiết học như thế nào để học sinh tiếp thu tốt thì việc giảng dạy đó không đạt kết quả Muốn học sinh tiếp thu tốt thì giáo viên phải làm cho học sinh chú ý đến bài học, đồng thời học sinh phải chủ động tìm tòi bài học đó.Từ đó rèn luyện cho học sinh tính tự giác học tập và phát huy tính sáng tạo Sau khi thực... học, tích cực; phải trang bị đồ dùng dạy học trực quan phong phú, đa dạng và phải biết linh hoạt kết hợp sử dụng các phương pháp dạy học khác nhau và phải biết “dừng” đúng lúc, để học sinh là chủ thể trong việc tiếp thu kiến thức VI KẾT LUẬN Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy việc tạo ra tính tích cực, chủ động trong - 17 - Sáng kiến kinh nghiệm Vũ Thanh Thùy học sinh là hết sức quan trọng Tuy nhiên,... tạo ra được tính tích cực, chủ động trong học tập của học sinh là hết sức quan trọng và cần thiết Nếu làm được như vậy, người giáo viên đã thành công được một nửa trong việc truyền thụ kiến thức và kĩ năng thực hành cho học sinh + Để làm được điều đó, người giáo viên phải có sự đầu tư Phải xây dựng hệ thống câu hỏi mang tính logic, thiết thực, rõ ràng; tổ chức lớp học một cách khoa học, tích cực; phải... ý của học sinh c Ví dụ Ví dụ 1: Khi dạy bài 15 vẽ trang trí “ Chữ trang trí” trong chương trình lớp 7 Khi dạy hoạt động 1 (hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét) để giới thiệu bài học, giáo viên có thể cho học sinh quan sát một số ứng dụng của chữ trang trí như thiệp, tựa một cuốn sách, đầu báo tường,… - 14 - Sáng kiến kinh nghiệm Vũ Thanh Thùy Sau đó giáo viên đặt ra những câu hỏi để hướng học sinh. .. đoạn phát triển của Mĩ thuật, mẫu vật,… + Xây dựng phòng học chuyên dùng cho môn mĩ thuật + Mở các lớp bồi dưỡng thường xuyên - 18 - Sáng kiến kinh nghiệm Vũ Thanh Thùy VII TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học ở trường Trung học cơ sở môn Mĩ thuật, Âm nhạc, Thể dục – Đàm Luyện, Nguyễn Lăng Bình – NXB Hà Nội2004 2 Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học cơ sở môn Mĩ. .. cũng như tác dụng của chữ trang trí trong - 15 - Sáng kiến kinh nghiệm Vũ Thanh Thùy đời sống con người Đến hoạt động 2 (hướng dẫn học sinh cách sử dụng chữ trang trí), giáo viên sẽ cất những đồ dùng ở hoạt động 1 đi Giáo viên sẽ kết hợp việc phân tích, hướng dẫn học sinh thực hiện với việc đưa đồ dùng ra Như vậy học sinh vừa chú ý lắng nghe vừa quan sát Từ đó học sinh có thể nắm được kiến thức và kĩ... Khi cho học sinh làm bài, giáo viên sẽ cất đồ dùng đi, gợi ý cho học sinh tự tìm tòi để làm được một bài vẽ theo ý định của chính mình Trong tiết học nếu giáo viên vận dụng đúng và hợp lý những điều nêu trên thì tiết học sẽ trở nên sinh động , gây được sự chú ý của học sinh từ đó các em có hứng thú học tập hơn và nhớ bài ngay tại lớp Ví dụ 2: Khi dạy bài 13 vẽ theo mẫu “Ấm tích và cái bát” trong chương... trên để thăm dò ý kiến - 16 - Sáng kiến kinh nghiệm của học sinh và thu được kết quả như sau: Câu 1 2 3 4 5 Tổng số HS 355 355 355 355 355 a (Rất tích cực) TL(% SL ) 142 40 124 34.9 142 40 124 34.9 142 40 Vũ Thanh Thùy b (Tích cực) SL 106 1 17 89 142 124 TL(% ) 29.9 33 25.1 40 34.9 c (Bình thường) TL(% SL ) 71 20 89 25.1 71 20 71 20 71 20 d (Không tích cực) SL TL(%) 36 25 53 18 18 10.1 7 14.9 5.1 5.1 Từ... của mẫu và hướng dẫn học sinh tìm ra độ đậm nhạt của từng vật mẫu, từng bộ phận của mẫu Trong quá trình làm việc giáo viên yêu cầu học sinh phải luôn luôn nhìn mẫu vật IV KẾT QUẢ Nội dung nghiên cứu đề tài trên đây là những kinh nghiệm được rút ra từ quá trình giảng dạy, dự giờ, thăm dò ý kiến và nghiên cứu tài liệu về các phương pháp dạy học môn Mĩ Thuật ở trường THCS Trách nhiệm của một người giáo . (2004 – 2007) môn Mĩ thuật - Quyển 2 - Nguyễn Thị Nhung, Nguyễn Quốc Toản – NXB Giáo Dục – 2007 NGƯỜI THỰC HIỆN Vũ Thanh Thuỳ - 19 - Sáng kiến kinh nghiệm Vũ Thanh Thùy - 20 - . Đỗ Cung - 10 - Sáng kiến kinh nghiệm Vũ Thanh Thùy Bức tranh “Bộ đội Nam tiến” Bức tranh “Công nhân cơ khí” Nhóm 4: tìm hiểu về nhà điêu khắc - hoạ sĩ Diệp Minh Châu (1919 – 2002) - 11 - Sáng. Chánh - 7 - Sáng kiến kinh nghiệm Vũ Thanh Thùy Bức tranh “Chơi ô ăn quan” – Tranh lụa Bức tranh “lên đồng” – Tranh lụa Nhóm 2: Tìm hiểu về hoạ sĩ Tô Ngọc Vân (1906 – 1954) - 8 - Sáng kiến kinh