SKNN – Một vài biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong một tiết dạy học môn sinh học 8

9 413 0
SKNN – Một vài biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong một tiết dạy học môn sinh học 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SKNN – Một vài biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong một tiết dạy- học môn sinh học 8 I.LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ: - Sinh học là môn khoa học thực nghiệm.Các kiến thức sinh học cần được hình thành theo phương pháp quan sát và thí nghiệm. Riêng chương trình sinh học 8, đối tượng nghiên cứu là con người, mang tính chất khái quát và trừu tượng khá cao. Chính vì thế trong một số nội dung bài học, giáo viên phải hướng dẫn học sinh lĩnh hội bằng tư duy trừu tượng theo hướng phân tích, tổng hợp, so sánh, vận dụng lý thuyết và dựa vào các khái niệm để mô phỏng các sơ đồ khái quát. - Mặt khác, muốn nâng cao chất lượng học tập thì giáo viên phải hình thành cho học sinh những kiến thức cơ bản. Cần phát triển phương pháp tích cực như: Hoạt động suy luận độc lập, hoạt động quan sát, thảo luận trong nhóm nhỏ, hoạt động dự đoán. . . Để mở rộng suy nghĩ của học sinh, giáo viên phải huy động hết tính năng động chủ quan về tư duy, khả năng suy nghĩ, tìm tòi nghiên cứu, học hỏi trong việc tiếp thu kiến thức để các em nắm được bài, nâng cao trình độ vận dụng kiểu dạy học đặt và giải quyết vấn đề theo hướng tích cực, vì sự thành công của giáo viên chính là kết quả học tập sau này của học sinh. Cố Thủ Tướng Phạm Văn Đồng đã nói : “ . . . Dạy học không phải là cố nhồi nhét cho học sinh một mớ kiến thức, tuy rằng kiến thức là cần thiết. Điều chủ yếu là giáo dục cho các em phương pháp suy nghĩ, suy luận, diễn tả, nghiên cứu và rèn luyện cho các em tính độc lập suy nghĩ. . .” Đó là lí do tôi chọn chuyên đề: “ Một vài biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong một tiết dạy-học môn sinh học 8”. II.THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHUYÊN ĐỀ: 1.Thuận lợi: - Được sự hỗ trợ,quan tâm của BGH Trường THCS Hiếu liêm, sự hợp tác chặt chẽ của GVBM Và GVCN các lớp - Mỗi khối chỉ gồm 2 lớp, số học sinh trong mỗi lớp phù hợp, tạo điều kiện cho giáo viên dễ dàng quan tâm đến từng học sinh,cũng như thuận lợi trong việc hoạt động nhóm. - Sinh học 8, đối tượng nghiên cứu là con người, thuận lợi trong việc lấy ví dụ minh họa cụ thể. 2.Khó khăn: - Trường nhỏ, ít lớp → mỗi giáo viên phải dạy nhiều khối lớp, vất vả trong công việc soạn giảng bài. - Trường thuộc diện vùng sâu, đời sống kinh tế của người dân còn nhiều khó khăn, học sinh không có điều kiện để tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức. - ĐDDH bộ môn sinh được cấp phát còn thiếu rất nhiều. 1 SKNN – Một vài biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong một tiết dạy- học môn sinh học 8 - Nhiều học sinh còn phân biệt giữa môn chính và môn phụ, học để đối phó →việc phát huy tính tích cực của HS trong môn học còn hạn chế III. NỘI DUNG: 1.Cơ sở lí luận a. Vài nét sơ lược về đổi mới phương pháp dạy học: Vấn đề phát huy tính tích cực học tập của học sinh đã đặt ra trong ngành giáo dục từ những năm 1960 với khẩu hiệu “ Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo”. Phát huy tính tích cực là một trong những hướng cải cách nhằm đào tạo những con người lao động sáng tạo, làm chủ đất nước. Luật giáo dục điều 24.2 đã ghi “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học.Bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.Vì sao phải phát huy tính tích cực cho học sinh? Tính tích cực là một phẩm chất vốn có của con người trong đời sống xã hội. Khác với động vật, con người không những tiêu thụ những gì sẵn có trong thiên nhiên mà còn chủ động sàn xuất ra những của cải vật chất cần thiết cho sự phát triển của xã hội. Hình thành và phát triển tính tích cực là một trong các nhiệm vụ chủ yếu của ngành giáodục, nhằm đào tạo những con người năng động, thích ứng và phát triển cộng đồng. Tích tích cực là điều kiện đồng thời là kết quả của sự phát triển nhân cách trong quá trình giáo dục. Thực hiện dạy và học tích cực không có nghĩa là gạt bỏ các phương pháp dạy học truyền thống mà là kế thừa và phát triển những mặt tích cực trong hệ thống phương pháp dạy học đã quen thuộc,đồng thời phải học hỏi , vận dụng một số phương pháp mới phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện dạy và học ở nước ta để giáo dục từng bước tiến lên vững chắc. b. Các yêu cầu của việc vận dụng dạy và học tích cực trong môn sinh học 8: Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, bản thân nó đã chứa đựng nhiều đặc điểm để giáo viên vận dụng những phương pháp tích cực hóa quá trình học tập của học sinh. Tính tích cực của việc dạy học Sinh học phải được thể hiện rõ nét như sau: - Học sinh được trực tiếp làm việc với các đối tượng học tập như: vật thật, tranh ảnh, mô hình. . . ở trong lớp, phòng thí nghiệm hoặc ngoài thiên nhiên. - Học sinh được đặt câu hỏi, nêu thắc mắc, tìm thông tin để tự giải đáp hoặc được giải đáp thắc mắc.Cùng làm việc hợp tác với các bạn trong nhóm, trong lớp để phát hiện ra những tri thức mới hoặc nhờ sự hỗ trợ của giáo viên để được giải thích cặn kẽ hơn. - Học sinh được trình bày những thông tin mà bản thân em và các bạn trong nhóm đã thu thập được trong quá trình học tập, được tranh luận với các bạn ở nhóm khác 2 SKNN – Một vài biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong một tiết dạy- học môn sinh học 8 về những gì còn bất đồng ý kiến, thảo luận để làm sâu sắc hơn những hiểu biết của mọi người. - Học sinh được tạo điều kiện để thực hành, áp dụng những kiến thức sinh học vào thực tế cuộc sống như : Trong sản xuất để nâng cao năng suất vật nuôi, cây trồng, bảo vệ sức khỏe, giữ gìn vệ sinh môi trường sống . Để thành công trong việc dạy- học tích cực giáo viên cần biết phối hợp các phương pháp dạy học khác nhau như: Quan sát, thí nghiệm, thảo luận nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, sử dụng phiếu học tập . Việc lựa chọn phương pháp dạy học còn phụ thuộcvào nội dung của từng bài, đặc điểm nhận thức của từng đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể của từng trường. 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của chuyên đề: Dựa vào những yếu tố khách quan, kết hợp với việc giảng dạy trục tiếp trên lớp mà bản thân tôi rút ra một số biện pháp giảng dạy, nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh như sau: 2.1. Khâu chuẩn bị của giáo viên: • Lựa chọn phương pháp giảng dạy cho phù hợp: Ví dụ: Bài TIM VÀ MẠCH MÁU - Phương pháp quan sát – tìm tòi - Phương pháp thảo luận nhóm - Vấn đáp tìm tòi. - Phương pháp dự đoán . . . • Chuẩn bị đồ dùng dạy học: Mẫu vật thật, tranh ảnh ,mô hình, phiếu học tập . . phải mang tính khoa học • Sưu tầm thông tin đưa vào bài dạy:  VÍ DỤ: Bài 17 – Tim và mạch máu: - Thành động mạch có nhiều sợi đàn hồi, nhất là phần cung động mạch chủ, nhờ đó máu ở tim đẩy vào động mạch từng đợt nhưng trong động mạch máu chảy thành dòng liên tục - Mao mạch có đường kính hẹp, chỉ mở rộng vừa đủ cho một tế bào hồng cầu đi qua, số lượng nhiều khoảng 4 tỉ mao mạch, tổng diện tích mao mạch đạt 6500 m 2 . Nhờ kích thước nhỏ,máu chảy trong mao mạch chậm lại, tạo điều kiện thuận lợi cho sự TĐC giữa tế bào và máu - Lúc hoạt động gắng sức nhịp tim 150 lần/ phút. ( nhịp tim 150 lần / phút , chu kì tim chỉ còn 0,4 s, thời gian co khoảng 0,25 s , thời gian dãn để phục hồi khoảng 0,15 s.  VÍ DỤ: Bài 12 - Tập sơ cứu băng bó cho người bị gãy xương 3 SKNN – Một vài biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong một tiết dạy- học môn sinh học 8 - Khi gặp người bị tai nạn gãy xương, không được tự ý nắn xương. Vì có thể làm cho đầu xương gãy đụng chạm vào mạch máu và dây thần kinh làm rách cơ và da. - Tuổi càng cao, nguy cơ bị gãy gãy xương càng tăng vì tỉ lệ giữa chất cốt giao và chất vô cơ thay đổi tăng dần chất vô cơ .Tuy vậy ở trẻ em vẫn có thể bị gãy xương nhất là các xương dài như xương tay, xương chân, xương sườn. 2.2. Tiến hành thực hiện trên lớp: • KTBC cần phải kích thích khả năng tư duy của học sinh: - Nội dung kiểm tra bài cũ, tránh tình trạng cho học sinh trả lời theo kiểu học thuộc lòng. - Câu hỏi phải kích thích được khả năng tư duy của học sinh. Trong chương trình sinh lớp 8, các em được tìm hiểu về cơ thể người, để khắc sâu kiến thức cho các em, khi kiểm tra bài cũ giáo viên có thể dựa trên tranh, ảnh hoặc mô hình ( đối với những bài có nội dung phù hợp). Ví dụ: Bài 7 – BỘ XƯƠNG KTBC: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát mô hình bộ xương người Hỏi: Chỉ và nêu tên các loại xương trên cơ thể người và cho biết vai trò của bộ xương? Ví dụ :Bài 6- PHẢN XẠ KTBC: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 6.1 Hỏi: Mô tả cấu tạo của một noron? Cho biết chức năng của noron? Ví dụ: Bài 16- Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết KTBC: Giáo viên treo sơ đồ câm ( hình 16.1) Hỏi: Em hãy mô tả đường đi của máu trong vòng tuần hoàn lớn và nhỏ. • Hướng dẫn Hs cách quan sát, nhận biết kiến thức : - Tuỳ theo mục đích và đối tượng được sử dụng cho học sinh quan sát, giáo viên cần chỉ dẫn cho các em sử dụng nhiều giác quan để tri giác, phán đoán , cảm nhận sự vật và hiện tượng ( mắt nhìn, tai nghe, tay sờ, mũi ngửi…) - Giáo viên có thể hướng dẫn các em trình tự quan sát , bắt đầu bằng sự quan sát tổng thể, sau đó mới đi vào quan sát các bộ phận, các chi tiết, quan sát từ bên ngoài rồi mới đến bên trong, chú ý tập trung quan sát các khía cạnh đã được xác định……. Ví dụ 1 : khi quan sát cơ, giáo viên phải hướng dẫn học sinh quan sát bắp cơ rồi đến các bó cơ sau đó mới quan sát cấu tạo các tế bào sợi cơ ( bài 9 ‘‘ Cấu tạo và tính chất của cơ’’) để học sinh nhận thấy rằng tập hợp các tế bào cơ tạo thành bó cơ, nhiều bó cơ hợp thành bắp cơ. Ví dụ 2 : Khi quan sát cấu tạo tim, giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình dạng bên ngoài, sau đó tiến hành quan sát thành cơ tim, ngăn tim, van tim. •Tổ chức hoạt động nhóm : 4 SKNN – Một vài biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong một tiết dạy- học môn sinh học 8 Đối với kiến thức sinh học 8, các em quan sát tranh,ảnh, mô hình, thảo luận nhóm để rút ra kết luận hoặc thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập. Vì thế khi tổ chức hoạt động nhóm giáo viên cần lưu ý : - Khi học sinh thảo luận, giáo viên nên đi đến từng nhóm, theo dõi hoạt động của học sinh. Giáo viên có thể nhắc nhở hoặc gợi ý thêm nếu thấy các em các còn lúng túng. - Phần báo cáo kết quả thảo luận của nhóm, giáo viên không nên yêu cầu nhóm trưởng đứng lên báo cáo mà có thể chỉ định bất kì thành viên nào của nhóm. ( nên ưu tiên cho những học sinh trung bình, yếu) . Những thành viên khác trong nhóm có quyền nêu ý kiến bổ sung nếu thấy chưa hoàn chỉnh. - Cho nhóm khác nhận xét kết quả . - Giáo viên rút ra nhận xét cho từng nhóm. Lưu ý: Đối với những nhóm trả lời đúng, giáo viên cần phải tuyên dương các em. Những nhóm trả lời sai , nên động viên các em cố gắng hơn, Như vậy, giúp các em tự tin hơn, mạnh dạn hơn, khi phát biểu sai không sợ các bạn chê cười → Giờ học sôi nổi hơn, tiếp thu kiến thức sẽ sâu sắc hơn • Ứng dụng công nghệ thông tin vào bài dạy: - Sinh học là một môn khoa học thực nghiệm, giảng dạy sinh học phải phản ánh được tính đặc thù của bộ môn,do đó trong quá trình giảng dạy phải cần đảm bảo đủ hình ảnh minh họa. Sử dụng CNTT sẽ phát huy được thế mạnh của cá phương pháp như: phân tích, quan sát nhận biết, so sánh qua hình ảnh…Qua đó, học sinh nắm được kiến thức vững vàng,giúp các em tích cực, chủ động hơn trong hoạt động nhận thức. - Sử dụng CNTT, giáo viên có thể vận dụng nó để cụ thể hóa bài học, mở rộng, đào sâu sự hiểu biết, tính hiếu động của học sinh về những hiện tượng khó có thể quan sát được. - CNTT còn hỗ trợ cho giáo viên trong tổ chức hoạt động nhóm của HS - Giờ học có ứng dụng công nghệ thông tin, thu hút HS, lớp học sôi nổi hơn. Tuy nhiên CNTT không phải là một yếu tố quyết định mà CNTT chỉ là một phương tiện hỗ trợ cho hoạt động dạy và học . • Đa dạng hóa hoạt động củng cố: - Củng cố không phải là một vấn đề mới, nhưng nhìn chung trong thực tiễn giảng dạy giáo viên chưa quan tâm, còn hời hợt, không kích thích việc tự học của Hs. Do đó, đổi mới trong phương pháp giảng dạy tức là phải vận dụng nhiều hình thúc củng cố, kiểm tra đánh giá với nhiều câu hỏi khác nhau. - Thời gian củng cố sau mỗi tiết học chỉ khoảng 5 phút, Gv phải lựa chọn hình thức củng cố sao cho phù hợp với nội dung từng bài. - Củng cố phải đối chiếu với mục tiêu của bài, nhằm thu được những tín hiệu phản hồi, giúp đánh giá được kết quả học tập của học sinh xem đã đạt được mục tiêu đề 5 SKNN – Một vài biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong một tiết dạy- học môn sinh học 8 ra hay chưa, đồng thời giúp giáo viên điều chỉnh phương pháp nhằm đạt kết quả tối ưu. VÍ DỤ : Bài 17 – TIM VÀ MẠCH MÁU Giáo viên củng cố bài bằng các câu hỏi sau: - Củng cố bằng tranh câm: Học sinh xác định các thành phần cấu tạo của tim trên mô hình. - Củng cố bằng câu hỏi ghép đôi: Tìm câu trả lời tương ứng trong bảng sau: Các lọai mạch máu Vai trò 1. Động mạch 2. Mao mạch 3. Tĩnh mạch a. Giúp cho sự trao đổi chất ở tế bào b. Dẫn máu về tim với vận tốc nhỏ c. Dẫn máu về tim với vận tốc lớn - Củng cố bằng dạng bài tập trắc nghiệm: Các bác sĩ thường dùng ống nghe, nghe tiếng động của tim để chẩn đoán bệnh. Tiếng động của tim do đâu sinh ra? a. Do co cơ tâm thất và đóng các van nhĩ-thất. b. Do sự đóng các van tổ chim ở động mạch chủ và động mạch phổi. c. Do sự va chạm các mỏm tim vào lồng ngực d. a, b đúng - Củng cố dạng bài tập điền từ: Tìm các từ , cụm từ thích hợp để điền vào các chỗ trống sau đây cho phù hợp. Tim được cấu tạo bởi các . . ( 1). . và . .(2) . . . ,tạo thành các ngăn tim và các van tim. Mạch máu trong mỗi vòng tuần hoàn đều gồm : . .(3) ., . (4) .và mao mạch. Tim co dãn theo chu kì .Mỗi chu kì gồm 3 pha, thời gian là 0,8 giây. Sự phối hợp hoạt động của các thành phần cấu tạo của tim qua 3 pha làm cho máu được bơm theo một chiều từ . . (5) . vào tâm thất và . . (6) . vào động mạch - Củng cố bằng bản đồ tư duy: VD: Bài 13 Máu và môi trường trong cơ thể: Máu Huyết tương (55%) Các tế bào máu(45%) Hồng cầu Bạch cầu Tiểu cầu 6 SKNN – Một vài biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong một tiết dạy- học môn sinh học 8 2.3.Đổi mới phương pháp trong tiết dạy bài ôn tập: - Đối với những tiết ôn tập, nếu chúng ta không đổi mới về phương pháp sẽ gây nhàm chán với học sinh, tiết học trở nên đơn điệu. Để phát huy tính tích cực học tập ở học sinh, giáo viên có thể tổ chức cho các em tham gia một số trò chơi, vừa gây hứng thú học tâp đối với học sinh, tiết học thên sinh động, kiến thức sẽ được khắc sâu hơn - Gợi ý về cách tổ chức trò chơi: giáo viên có thể thiết kế theo nội dung sau: VÒNG 1: VÒNG KHỞI ĐỘNG - Giáo viên chia lớp thành 4 đội thi tài với nhau( các đội chuẩn bị một bảng đen nhỏ , phấn) . - Giáo viên dẫn chương trình, lớp trưởng làm thư kí ghi kết quả. - Các đội tham gia trò chơi bằng cách ghi câu trả lời vào bảng phụ, khi có tín hiệu hết giờ thì giơ bảng lên. Mỗi câu trả lời đúng được 2 điểm. VÒNG 2: VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT Mỗi đội lần lượt chọn ô số, mỗi ô trả lời đúng được 5 điểm VÒNG 3: VỀ ĐÍCH - Giáo viên có thể đưa ra một số chủ đề để các nhóm lựa chọn. - Thời gian suy nghĩ là 10 giây. - Mỗi chủ đề trả lời đúng được 2 điểm, trả lời sai trừ 1 điểm Lưu ý: Kết thúc trò chơi, thư kí tổng kết điểm của mỗi đội. Giáo viên nên tuyên dương những đội đạt điểm cao, đồng thời động viên các đội có điểm chưa cao để các em cố gắng hơn. IV. KẾT QUẢ : - Năm học 2009-2010: ở học kì 1, khi chưa áp các biện pháp nêu trên, tôi thống kê được kết quả của học sinh qua 2 lớp 8A,8B như sau: Lớp SS Giỏi Khá Trung bình Yếu 8A 35 20 % 22.9 % 42.9 % 14.2% 8B 36 16.6 % 25 % 47.2 % 11.2% - Năm học 2009 – 2010 : ở học kì 2, khi áp các biện pháp nêu trên, tôi thống kê được kết quả của học sinh qua 2 lớp 8A,8B như sau : Lớ p SS Giỏi Khá Trung bình Yếu 8 A 35 28.5 % 34.3% 31.5% 5.7% 8 B 36 22.2% 30.5 % 41.7 % 5.6% 7 SKNN – Một vài biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong một tiết dạy- học môn sinh học 8 V. KẾT LUẬN: - Dạy học là một quá trình thống nhất giữa hai mặt hoạt động của thầy và trò. Hoạt động dạy của thầy đóng vai trò hướng dẫn tạo ra những điều kiện và những cơ sở ban đầu cho hoạt động học tập của trò . Hoạt động của trò đóng vai trò trong việc chủ động, tiếp thu kiến thức. Học sinh nếu không tự học mà chỉ nghe lời giảng của thầy sẽ dẫn đến việc học tập của các em như một cái máy, vì vậy các em cần phải có thái độ, động cơ học tập đúng đắn đúng , phải biết đầu tư suy nghĩ, vận lý thuyết vào thực tiễn, cónhư vậy chất lượng học tập mới nâng cao. - Bản thân giáo viên phải cố gắng tìm tòi, lựa chọn những phương pháp dạy mới để phát huy tính tích cực ở học sinh nhiều hơn nữa,đưa chất lượng giảng dạy bộ môn ngày càng tốt hơn. VII.KIẾN NGHỊ: - Cung cấp thêm ĐDDH đủ cho các bài học - Cấp băng hình phục vụ cho những tiết dạy có nội dung xem băng hình Trên đây là một số nhận thức của bản thân về chuyên đề: “ Một vài biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong giảng dạy môn sinh học 8”. Có thể nhận thức chưa đầy đủ, các biện pháp còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý đồng nghiệp, để xây dựng chuyên đề tốt hơn. Hiếu liêm, ngày 01 tháng 10 năm 2011 Người viết Lê Thị Hồng phượng 8 SKNN – Một vài biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong một tiết dạy- học môn sinh học 8 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Sách giáo viên sinh học 8 -NXB GD 2. Sách Phương pháp DHSH ở bậc THCS – NXB ĐHSP 3 Sách lí luận dạy học sinh học –NXB GD 4.Sách thiết kế bài giảng sinh học 8 – NXB Hà Nội 9 . động vật, con người không những tiêu thụ những gì sẵn có trong thi n nhiên mà còn chủ động sàn xuất ra những của cải vật chất cần thi t cho sự phát triển của xã hội. Hình thành và phát triển. hơn - Gợi ý về cách tổ chức trò chơi: giáo viên có thể thi t kế theo nội dung sau: VÒNG 1: VÒNG KHỞI ĐỘNG - Giáo viên chia lớp thành 4 đội thi tài với nhau( các đội chuẩn bị một bảng đen nhỏ ,. . Dạy học không phải là cố nhồi nhét cho học sinh một mớ kiến thức, tuy rằng kiến thức là cần thi t. Điều chủ yếu là giáo dục cho các em phương pháp suy nghĩ, suy luận, diễn tả, nghiên cứu

Ngày đăng: 11/06/2015, 14:46

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan